Nguyên Tắc Xây Dựng Một Chương Trình Du Lịch Mới

thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hiện chương trình. Loại chương trình này thường thích hợp với các công ty lữ hành lớn, có thị trường khách tương đối ổn định.

- Chương trình du lịch bị động: Là chương trình du lịch do khách tự đến với công ty lữ hành và đưa ra các yêu cầu của họ. Trên cơ sở đó công ty lữ hành thực hiện việc xây dựng các chương trình. Chương trình được thực hiện khi có sự thỏa thuận và nhất trí của cả hai bên. Đối với các chương trình này thường ít tính mạo hiểm nhưng công ty lữ hành thường bị thụ động.

- Chương trình du lịch kết hợp: Là sự kết hợp của hai loại trên. Các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện trước. Thông qua các hoạt động quảng bá mà khách du lịch hoặc công ty gửi khách sẽ tìm đến công ty trên cơ sở các chương trình sẵn có, công ty và khách sẽ tiến hành thỏa thuận và sau đó thực hiện chương trình. Loại chương trình này tương đối phù hợp với các công ty lữ hành du lịch có thị trường khách không ổn định và dung lượng thị trường không lớn. Đa phần các công ty lữ hành du lịch ở Việt Nam đều sử dụng chương trình du lịch này.

* Căn cứ vào mức giá

- Giá trọn gói: Bao gồm hầu hết giá phát sinh trong quá trình du lịch. Đây là hình thức chủ yếu cho các chương trình du lịch do các công ty lữ hành tổ chức.

- Giá bao gồm các dịch vụ cơ bản: Bao gồm các dịch vụ chủ yếu trong chuyến đi

- Giá tự chọn: Khách du lịch có thể tự chọn giá ở các cấp độ chất lượng khác nhau, phạm vi khác nhau phụ thuộc vào giá của khách sạn, của các phương tiện vận chuyển, chất lượng của các hàng hóa cụ thể. Nó ít được sử dụng vì phức tạp trong công tác tổ chức đối với một chương trình du lịch.

* Căn cứ vào nội dung và mục đích chuyến đi: Gồm các chương trình du lịch nghỉ ngơi giải trí, chữa bệnh, chuyên đề, thể thao, mạo hiểm…

* Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi: Cá nhân hoặc theo đoàn, ngắn ngày ( ≤7 ngày) hoặc dài ngày, Weekend tour, City tour.

* Căn cứ vào phương tiện vận chuyển: Du lịch ôtô, du lịch tàu thủy, du lịch tàu hỏa, du lịch xe đạp…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

1.1.6.3. Đặc điểm của chương trình du lịch. [40,tr12]

- Tính vô hình: Được biểu hiện ở chỗ không thể cân đong đo đếm, sờ, nếm và không thể kiểm tra lựa chọn để đánh giá chất lượng trước khi tiêu dùng sản phẩm, phải tiêu dùng sản phẩm chương trình du lịch mới đánh giá được chất lượng của nó, sau khi tiêu dùng có được sự trải nghiệm chứ không phải sở hữu nó. Bản thân chương trình du lịch không tồn tại dưới dạng một sự vật mang tính hữu hình mà thường được thể hiện dưới dạng văn bản và các hành động, dịch vụ kèm theo. Chương trình du lịch cũng là một sản phẩm của hoạt động kinh doanh lữ hành, do đó mà sản phẩm này cũng mang đặc trưng chung của hàng hóa dịch vụ như tính không lưu kho, không nhận biết được sản phẩm trước khi tiêu dùng và không chuyển quyền sở hữu…

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 5

- Tính không đồng nhất: Các chương trình du lịch không giống nhau và không lặp lại về chất lượng ở những chuyến du lịch thực hiện khác nhau và cho các đối tượng khác nhau thậm chí cho cùng một đối tượng khách, vì chương trình du lịch một mặt phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp lữ hành không kiểm soát được đó là các nhà cung ứng, các yếu tố trong môi trường vĩ mô, đặc điểm tâm lý cá nhân và xã hội của khách, phụ thuộc vào trình độ quản lý chất lượng của đội ngũ nhân viên, đặc biệt là hướng dẫn viên, do đó khi đánh giá chất lượng chương trình du lịch gặp phải rất nhiều khó khăn.

- Tính phụ thuộc vào uy tín: Thực hiện một chương trình du lịch là thực hiện việc tiêu dùng các dịch vụ của các nhà cung cấp, chất lượng chương trình du lịch phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp, một chương trình du lịch hội tụ nhiều nhà cung cấp nổi tiếng và có uy tín thì chương trình du lịch đó sẽ có sức hấp dẫn khá cao, còn nếu không có các nhà cung cấp có uy tín thì sự hấp dẫn du khách là rất ít. Mặt khác, chất lượng của chương trình du lịch không có sự bảo hành về thời gian, không thể trả lại dịch vụ vì tính vô hình của chúng.

- Tính dễ bị sao chép và bắt chước: Vì kinh doanh chương trình du lịch ít đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp. Do đó việc sao chép rất dễ thực hiện, dẫn đến một thực tế chung hiện nay là các doanh nghiệp thường sao chép sản phẩm của nhau khiến các sản phẩm của doanh nghiệp không có sự khác biệt. Đặc biệt ở Việt Nam các chương trình du lịch chưa được bảo vệ bản quyền tác giả.

- Tính thời vụ: Chương trình du lịch có tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến dạng bởi quá trình sản xuất, tiêu dùng và rất nhạy cảm đối với các yếu tố trong môi trường kinh doanh. Tính thời vụ của chương trình du lịch còn thể hiện ở chỗ, cùng một chương trình du lịch nhưng thực hiện vào những thời điểm khác nhau, sẽ cho những kết quả khác nhau, hiệu quả thực hiện cũng khác nhau. Mỗi loại chương trình du lịch cũng có thời vụ khai thác khác nhau. Các chương trình du lịch rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, ví dụ như các yếu tố khí hậu, “mốt” đi du lịch của người dân hay tài nguyên du lịch tự nhiên tại điểm đến.

- Tính khó bán: Tính khó bán của chương trình du lịch là sự kết hợp của các đặc tính trên. Do tính thực hiện mất nhiều thời gian, chi phí và cảm giác rủi ro cho khách hàng như rủi ro về chức năng của sản phẩm, rủi ro về tài chính, rủi ro về tâm lý, rủi ro về thân thể, về thời gian và xã hội…. Chính vì vậy doanh nghiệp lữ hành gặp rất nhiều khó khăn khi giới thiệu và tổ chức bán chương trình du lịch.

- Chương trình du lịch cũng chính là phương tiện chính nối du khách với điểm du lịch.

1.1.6.4. Vai trò của chương trình du lịch

Chương trình du lịch đóng vai trò quan trọng đối với địa điểm du lịch, khách du lịch và doanh nghiệp lữ hành.

* Đối với địa điểm du lịch

- Tạo ra những cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên trong ngành du lịch tức là nguồn lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch.

- Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

- Khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa ở điểm đến. Khi các di sản và truyền thống văn hóa tại điểm đến có sức hút đối với khách du lịch thì lượng khách du lịch đổ về đây tham quan, nghiên cứu mô hình chung tạo ra thu nhập cho điểm đến và cũng đem đến một nguồn vốn dồn dào để duy trì, tôn tạo và xây dựng các di sản cũng như truyền thống văn hóa địa phương tại điểm đến.

- Tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước và địa phương.

* Đối với du khách

- Mang đến cho du khách những sự lựa chọn thông qua sự kết hợp giữa các tour du lịch địa phương và tour du lịch trọn gói.

- Tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi về văn hóa, di sản lịch sử, các di tích, thắng cảnh….

- Tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với những người dân địa phương, mở rộng sự hiểu biết, tăng cường tinh thần đoàn kết, thân ái giữa con người với con người. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh du lịch, các trang web về du lịch cũng như hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến (e-tourism) được ứng dụng ngày càng sôi động đã và đang rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian giữa các vùng miền trong một quốc gia với nhau, việc khám phá và tìm hiểu các giá trị đặc trưng, tiêu biểu của một quốc gia, lãnh thồ ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện.

* Đối với doanh nghiệp lữ hành

Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của doanh nghiệp lữ hành, nó góp phần khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời với một chương trình doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức nhiều lần trong những khoảng thời gian khác nhau, lợi nhuận từ một chương trình du lịch có tỉ lệ tương đối cao. Nếu khách đi theo đoàn lớn thì lợi nhuận đạt được cho chuyến đi là rất lớn.

1.1.7. Điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch, nó không chỉ bao gồm các tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mà bên cạnh đó nó còn có các hoạt động kinh doanh du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cho cư dân địa phương và quốc gia. Không những thế điểm đến du lịch còn là nơi thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các dịch vụ, hàng hóa của địa phương với mục đích lợi nhuận và tạo công ăn việc làm cho cư dân bản địa.

Theo Trần Đức Thanh thì:“Điểm đến du lịch là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với cư dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên”. [35,tr37]. Ngoài ra cũng cần phải phân biệt rõ điểm hấp dẫn du lịch (Atractive site)

và điểm đến du lịch (Destination). Theo Trần Thị Minh Hòa thì:“Điểm hấp dẫn du lịch ( Atractive site) là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách”. Tuy nhiên cũng theo tác giả Trần Thị Minh Hòa thì điểm khác biệt lớn nhất giữa điểm hấp dẫn du lịch và điểm đến du lịch đó là ngoài những yếu tố đã nêu ở điểm hấp dẫn du lịch thì điểm đến còn cần phải có các“hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”. [36,tr26]

Trên phương diện địa lý có thể thấy, điểm đến du lịch còn được hiểu là phạm vi không gian lãnh thổ của một quốc gia, một vùng, một địa phương mà du khách thực hiện hành trình du lịch của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu mục đích chuyến đi. Điểm đến du lịch có thể phân biệt thành hai loại như sau :

+ Điểm đến trung gian hoặc là điểm thăm quan là địa điểm mà du khách dành thời gian ngắn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc viếng thăm một điểm hấp dẫn.

+ Điểm đến cuối cùng: Thường là điểm xa nhất tính từ nơi cư trú thường xuyên của du khách đến điểm cuối cùng trong chuyến đi du lịch của mình. Đây cũng là điểm mà du khách dự định tiêu dùng phần lớn thời gian của mình trong chuyến đi du lịch.

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốcđã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ( VUFO) phối hợp với hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc tổ chức dưới tên gọi “Du lịch đỏ- Theo dấu chân Bác Hồ”. Đây là một hoạt động thiết thực được tổ chức từ ngày 17 đến 22/5/2015 tại Quảng Tây, Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc. Chương trình này đã góp phần tuyên truyền giáo dục và tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước VIệt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, nhất là nhân dân các tỉnh hai bên biên giới. Trong chương trình này, đoàn đại biểu phía Việt Nam đã được đến những nơi Bác Hồ đã từng đi qua và có nhiều kỷ niệm về Bác thuộc các thành phố như Phòng Thành Cảng, Quế Lâm, Bách Sắc, Sùng Tả và Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây.

Thông qua các hoạt động này sẽ giúp các đại biểu hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất nước Trung Quốc, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị heieur biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt nam với nhân dân Trung Quốc.

Với hoạt động “Du lịch đỏ- Theo dấu chân Bác Hồ” được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc đã phần nào cho chúng ta cái nhìn khái quát về một chương trình du lịch lịch sử- văn hóa có sự kết hợp giữa các di tích lịch sử gắn liền với Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây, Trung Quốc với các điểm tham quan thắng cảnh tại điểm đến. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp tác giả bước đầu hình thành và xây dựng các điểm đến trong “chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc”.

Ngoài ra, ở trong nước nhiều chương trình du lịch gắn liền với các di tích danh nhân lịch sử như Vĩnh Long với khu tưởng niệm cố Thủ tướng Văn Kiệt, khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa…

Ở Hà Nội, Saigontourist đang cho xây dựng tour du lịch về danh nhân văn hóa.

Qua đó, có thể thấy rằng chương trình du lịch gắn liền với danh nhân văn hóa là một chương trình hay và độc đáo. Tuy nhiên để xây dựng được chương trình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng điểm đến và đối tượng khách.

1.3. Nguyên tắc xây dựng một chương trình du lịch mới

1.3.1. Nguyên tắc quy mô môi trường

Khi xây dựng, thiết kế tuyến du lịch, chương trình du lịch mới sẽ tuân theo 6 nguyên tắc cơ bản sau [36,tr33]:

- Phân tích quy mô môi trường (môi trường kinh tế- văn hóa- xã hội, chính trị, công nghệ, sinh thái).

- Phân tích thị trường.

- Phân tích tình hình cạnh tranh.

- Phân tích nguồn lực (nhận dạng những cơ hội).

- Khuyến khích các chiến lược phát triển (tư vấn các định hướng chính).

- Nguyên tắc định giá.

Phân tích quy môi trường bao gồm việc nghiên cứu môi trường hiện tại và môi trường có thể thấy được trong tương lai gần, các xu hướng liên quan cũng như ảnh hưởng của chúng đến ngành du lịch. Phân tích quy mô môi trường bao gồm: phân tích môi trường kinh tế; những yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch là; tỷ giá hối đoái; tình trạng lạm phát; thuế; sự tăng trưởng và phát triển kinh tế; hệ nằm ngoài sự kiểm soát của công ty du lịch. Tuy nhiên những thông tin về tình hình ổn định chính trị, chiến tranh, khủng bố, nội chiến, thủ tục cấp phát visa… tại địa điểm du lịch là rất quan trọng trong chiến lược phân tích môi trường của nhà thiết kế tour và việc ra quyết định đi du lịch của du khách.

Phân tích môi trường công nghệ: Một nhà thiết kế chương trình du lịch phải biết nắm bắt và tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong việc thu hút sự chú ý của khách du lịch và bán sản phẩm tour.

Phân tích môi trường sinh thái: Sự gia tăng nhận thức về vấn đề môi trường toàn cầu dẫn đến việc tăng áp lực lên các nhà phát triển du lịch để làm sao du lịch phải có trách nhiệm và phát triển bền vững. Ngày nay bảo vệ môi trường là một nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn đi du lịch và các hoạt động trong chuyến du lịch.

1.3.2. Phân tích thị trường

Phân tích thị trường bao gồm phân tích thị trường hiện tại, phân tích thị trường tiềm năng và lập kế hoạch cho sản phẩm. Theo các chuyên gia trong ngành du lịch thì phân tích thị trường bao gồm 3 nhiệm vụ chính:

- Đo lường và dự báo thị trường: Là xác định số lượng du khách hiện tại và trong tương lai cho một sản phẩm tour.

- Xác định khúc đoạn thị trường: Là xác định những khúc đoạn chính tạo nên sản phẩm của thị trường tour nhằm lựa chọn được thị trường trọng điểm tốt nhất.

- Phân tích khách hàng: Là xác định đặc điểm của du khách, những nhu cầu, thị hiếu, sự cảm nhận, hành vi của họ nhằm thay đổi sản phẩm tour cho phù hợp.

1.3.3. Phân tích tình hình cạnh tranh

Phân tích tình hình cạnh tranh phải đạt được các mục tiêu sau:

- Xác định được nhóm khách có khả năng sinh lời mà được phục vụ bởi các đối thủ cạnh tranh chứ không phải bởi doanh nghiệp.

- Xác định được những lợi thế cạnh tranh độc quyền của doanh nghiệp mà các đối thủ cạnh tranh không có.

- Những yếu điểm trong chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể khai thác được.

- Những phân tích về môi trường vĩ mô, thị trường, tình hình cạnh tranh sẽ giúp cho nhà thiết kế tour xác định được xu hướng và những thay đổi của ngành du lịch hiện tại cũng như trong việc ra quyết định đi du lịch của khách. Từ đó tìm ra những cơ hội tốt và định hướng được những hiểm họa trong kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023