Bản Đồ Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Vân Long


- Phân tích khả năng của các tổ chức dựa vào cộng đồng để thực hiện một dự án cụ thể và tìm các lựa chọn để các dự án có hiệu quả hơn.

- Đánh giá một tổ chức, một hoạt động hay vùng dự án cụ thể liên quan đến sử dụng những phương thức sau:

- Đánh giá khả năng của một tổ chức để thực hiện các hoạt động.

- Đánh giá các vùng dự án tiềm năng cho các hoạt động.

- Đánh giá những chương trình cụ thể liên quan đến các nhu cầu của cộng đồn


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI


3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

KBTTNĐNN Vân Long có toạ độ địa lý: Từ 20020’55” đến 20025’45” vĩ độ bắc; Từ 105048’00” đến 105054’30” kinh độ đông.

- Ranh giới: Nằm trên địa bàn 07 xã gồm xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và xã Gia Thanh, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình[1, 13].

- Trụ sở văn phòng Ban quản lý đóng trên địa bàn thôn Tập Ninh, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (như Hình 3.1).

Hình 3 1 Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long 3 1 2 Địa 1

Hình 3.1: Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long


3.1.2. Địa hình

Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có kiểu địa hình ô trũng giữa các dòng sông và là một trong những ô trũng lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nằm về phía Đông Nam của Châu thổ Bắc. Các núi đá vôi khá đồ sộ chiếm gần ¾ diện tích khu BTTN, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Trên dãy núi này có đỉnh cao nhất là 428m. Bề mặt bị chia cắt mạnh, với dạng địa hình tiêu biểu là các sườn núi dốc đứng nối tiếp điệp trùng, các đỉnh lởm chởm đá tai mèo sắc, nhọn. ít thấy các thung lũng và các cánh đồng Karst lớn, mà thường thấy các thung dạng lòng chảo nhỏ dưới 10ha như thung Tranh... Dưới chân núi đá vôi thường có nhiều hàm ếch và các hang động ngập nước. Ranh giới giữa chân các dãy núi đá vôi và vùng đất trũng ngập nước còn xen kẽ một số đồi đá phiến thấp nằm rải rác trong khu vực với độ cao không vượt quá 50m.

3.1.3. Khí hậu - thuỷ văn

Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có nhiệt độ bình quân năm biến động từ 23,30C - 23,40C. Mùa lạnh từ cuối tháng 11, kết thúc vào đầu tháng 3, chủ yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ nóng nhất trung bình vào tháng 7 >290C, nhiệt độ thấp nhất là 50C và cao nhất là 390C. Lượng mưa ở mức trung bình, biến động từ 1800mm - 1900mm, phân bố không đều giữa các mùa. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, chiếm tới 88- 90% tổng lượng mưa năm. Mưa nhiều nhất là tháng 8,9 có ngày lượng mưa lên tới 451mm[1].

Hệ thống thuỷ văn: trong vùng có 3 hệ thống sông lớn có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn trong khu BTTN, đó là sông Đáy, sông Bôi và sông Hoàng Long với nhiều nhánh sông suối nhỏ như sông Lãng, sông Canh. Ngoài ra trong khu BTTN còn có một số con suối nhỏ chảy vào đầm Vân Long như suối Tép và một số hang động trong núi đá vôi cung cấp nước cho đầm Cút và đầm Vân Long. Đặc điểm của các sông lớn là có độ dốc nhỏ, uốn


khúc quanh co và có nhiều sông nhỏ nối các sông lớn tạo nên một mạng lưới khá dày đặc.

3.1.4. Cơ cấu đất đai

Theo số liệu tổng hợp của phòng thống kê huyện Gia Viễn[22], tính đến hết năm 2019 tổng diện tích đất nông nghiệp của 7 xã thuộc khu bảo tồn là 6.559,1ha, chiếm 75,17% tổng diện tích tự nhiên của 7 xã (như hình 3.2).

Hình 3 2 Cơ cấu đất đai các xã thuộc KBTTN đất ngập nước Vân Long Có thể 2

Hình 3.2: Cơ cấu đất đai các xã thuộc KBTTN đất ngập nước Vân Long

Có thể thấy hiện nay diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 6559,1ha. Trong đó, xã Gia Hưng có diện tích đất nông nghiệp là 1.373,34ha, chiếm 85,24% diện tích tự nhiên và xã có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là xã Gia Tân với 443,26ha, chiếm 55,83% diện tích tự nhiên. Nhìn chung các xã thuộc KBT đều có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn hơn 55% tổng diện tích đất tự nhiên.


3.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số và lao động:

Khu BTTN đất ngập nước Vân Long được quy hoạch trên diện tích của 7 xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh. Riêng xã Gia Hòa có 3 thôn: Vườn Thị, Gọng Vó và Đồi Ngô; xã Gia Hưng có 2 thôn: Hoa Tiên và Cọt còn nằm trong vùng lõi của KBT với 438 hộ, 2.573 nhân khẩu. Các thôn còn lại của 7 xã trên là vùng đệm của KBT[1].

Số liệu về diện tích, dân số, lao động và hộ nghèo sống tại vùng đệm và vùng lõi KBTTNĐNN Vân Long được biểu hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tổng hợp số liệu diện tích, dân số, lao động và hộ nghèo sống ở vùng lõi và vùng đệm khu BTTN đất ngập nước Vân Long


TT



Diện tích tự nhiên (ha)


Dân số


Mật độ Ng/k m2


Lao động


Hộ nghèo


Tổng số hộ

Tổng nhân khẩu


Số người


Tỷ lệ

(%)


Số hộ


Tỷ lệ

(%)

I

Vùng lõi và vùng đệm

8.727

14.876

54.425

624

25.450

46,76

1.235

8,30

1

Gia Hưng

1.611

1.926

7.679

477

3.876

50,48

210

10,90

2

Liên Sơn

671

1.725

6.599

984

3.425

51,90

146

8,50

3

Gia Hòa

2.783

2.364

9.245

333

4.354

47,10

95

4,02

4

Gia Vân

1.087

1.825

6.582

606

3.215

48,85

181

10,02

5

Gia Lập

898

2.356

8.314

926

3.570

43,04

177

7,51

6

Gia Tân

794

2.562

9.220

1162

4.089

44,34

280

10,93

7

Gia Thanh

883

2.118

6.786

769

2.921

43,04

146

6,89

II

Toàn huyện GV

17.846

39.485

129.868

728

78.860

60,72

3.789

9,60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Viễn năm 2019)


Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số của 7 xã có 14.876 hộ với

54.425 nhân khẩu (dân). Xã ít dân nhất là xã Gia Vân 6.582 và xã nhiều dân nhất là Gia Hòa 9.245. Mật độ bình quân 624 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1.8%. Qua bảng 3.2 cũng cho thấy, diện tích các xã có tuyến du lịch chính khá lớn là xã Gia Hưng, Gia Hòa và xã Gia Vân. Số người trong độ tuổi lao động tương đối cao tạo điều kiện cho phát triển du lịch tại khu vực.

3.2.2. Đặc điểm phát triển y tế, văn hóa, giáo dục

- Y tế: Các cơ sở y tế thôn bản chưa được xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trong 5 thôn vùng lõi khu BTTN đã có 4 thôn có y tá thôn (trừ thôn Cọt) nhưng trình độ chuyên môn chưa cao, trang thiết bị, thuốc men chưa được đầu tư. Trạm y tế cấp xã chưa đáp ứng đầy đủ việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.

- Giáo dục: 100% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường. Tất cả các xã trên địa bàn đều có trường Tiểu học và Trung học cơ sở, cơ sở vật chất trường học của 7 xã đều được xây mới, khang trang hơn với quy mô rộng hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của các em tại địa phương.

3.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Thuỷ lợi: Công trình ngăn lũ đê Đầm Cút là công trình thuỷ lợi lớn nhất trong vùng. Trong một số dự án đã xây dựng được 03 trạm bơm. Các công trình này giúp nhân dân địa phương chống được lũ, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho một bộ phận dân cư.

- Giao thông nông thôn: Đã có 20km đường bê tông trên đê đầm Cút và 15 km đường bê tông bao quanh Khu bảo tồn, hầu hết các con đường liên thôn, liên xã cũng đã có đường bê tông.

- Cơ sở hạ tầng tại khu dịch vụ hành chính của KBT đang trong quá trình hoàn thiện và đưa vào sử dụng các hạng mục như: Nhà trưng bày mẫu vật, khu chuyên gia, nhà giáo dục cộng đồng, vườn thực vật là điều kiện tốt phục vụ cho công tác quản lý, khai thác kinh doanh du lịch. Ngoài ra Ban quản lý KBT đã kêu gọi đầu tư được 08 Trạm bảo vệ rừng tại các địa điểm


xung yếu của KBT. Các xã Gia Hưng, Gia Hòa và Gia Vân đã xây dựng được 3 bến thuyền phục vụ cho các hoạt động khai thác du lịch.

3.2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế trong khu vực

Hiện tại khu vực này, sản xuất thuần nông là chủ yếu, kinh tế du lịch bước đầu phát triển từ năm 2010, song không đồng đều và mới chỉ tập trung ở thôn Tập Ninh, xã Gia Vân. Tiểu thủ công và các ngành nghề khác chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp với 1.200.000đ/ tháng [22], đời sống của nhân dân khu vực lân cận KBT còn nhiều khó khăn.

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Những sản phẩm chủ yếu là lúa, sắn và cây nông nghiệp ngắn ngày như lạc, mía chiếm rất ít. Nhìn chung sản phẩm tính theo đầu người không cao dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân và sức ép tới khu bảo tồn.

+ Chăn nuôi: Nhân dân trong KBT chủ yếu tập trung chăn nuôi Trâu, Bò, Lợn, Gà, Dê. Tuy nhiên số lượng ít, manh mún và không thông qua khâu tuyển chọn giống vì vậy năng suất chưa cao. Đặc biệt, việc chăn thả gia súc ở đây là không có quy hoạch và chiến lược phát triển nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Công nghiệp và xây dựng: Trên địa bàn có một khu công nghiệp tại xã Gia Tân và một số nhà máy, doanh nghiệp nằm trên địa bàn các xã còn lại đã phần nào giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, giảm áp lực vào tài nguyên thiên nhiên.

- Thương mại - dịch vụ: Các hoạt động kinh doanh buôn bán và dịch vụ trên địa bàn chưa thực sự sôi nổi. Các tổ chức, doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư và bước đầu khai thác các tiềm năng từ hoạt động du lịch. Như vậy có thể thấy, tình hình phát triển kinh tế trong khu vực vẫn còn thấp, du lịch mới bước đầu phát triển. Chỉ tập trung tại một số nơi, chưa phát triển rộng rãi. Các dịch vụ buôn bán chưa được đầu tư mạnh.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

4.1.1. Kết quả kinh doanh du lịch qua các năm theo chỉ tiêu ngành

4.1.1.1. Khách du lịch

Khách du lịch đến Vân Long chủ yếu là khách du lịch quốc tế (Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản), đối tượng khách du lịch có khả năng chi trả cao. Thông qua các hoạt động du lịch đã phần nào góp phần nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch theo đúng định hướng của Đảng và nhà nước.

Số liệu thống kê về số lượng khách du khách đến Vân Long từ năm 2017 đến năm 2019 được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1: Lượng khách du lịch đến KBT Vân Long ( 2017 - 2019)

Đơn vị: Lượt khách


TT

Khách du lịch

2017

2018

2019

1

Khách đến KBT Vân Long

42.608

56.200

61.355

1.1

Khách quốc tế

36.120

48.860

51.675

1.2

Khách nội địa

6.488

7.340

9.680

(Nguồn phòng thống kê UBND xã Gia Vân năm 2020)

Qua bảng trên, có thể nhận thấy lượt khách du lịch đến với Vân Long năm 2019 tăng hơn năm 2017 là 18.747 người nhờ quảng bá du lịch đến khách du lịch ngày càng được tốt hơn

4.1.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Trong những năm gần đây tại khu trung tâm đón tiếp tại xã Gia Vân đã kêu gọi, thu hút được 5 dự án đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh du lịch với

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí