Quy Trình Phân Tích Tình Hình Tài Chính Theo Hướng Hoàn Thiện


tình hình tài chính là nhân sự phân tích, hiệu quả của tổ chức phân tích được quyết định bởi yếu tố con người. Nhân tố con người được coi là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc phân tích tình hình tài chính, trong đó trình độ giáo dục có vai trò quan trọng, nhân sự có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo bài bản thì hiệu quả phân tích càng cao vì những kiến thức trong quá trình đào tạo sẽ giúp những người này có nhận thức tốt hơn về khoa học kế toán và khoa học phân tích tài chính.

Năng lực của nhân sự phân tích thể hiện qua các thuộc tính như: Sử dụng kiến thức đào tạo bổ sung sau khi tốt nghiệp, sử dụng kiến thức đã học trong thời gian học đại học, sau đại học, cao đẳng và kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhân sự phân tích phải thường xuyên được đào tạo, cập nhật các kiến thức về kế toán, tài chính và ngành nghề kinh doanh chứng khoán. Như vậy, các CTCK cần xây dựng được đội ngũ những người phân tích tình hình tài chính và cả những người hành nghề kế toán có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Điều này là vô cùng cần thiết vì sản phẩm mà họ cung cấp có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của bản thân các CTCK, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, đến sự phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội.

Nhân sự phân tích tình hình tài chính của các CTCK cần có chứng chỉ về phân tích báo cáo tài chính, chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, bởi lẽ ngành chứng khoán mang tính chất đặc thù nên đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc thực tế. Nếu làm như vậy thì trong tương lai gần các CTCK sẽ có được đội ngũ những nhà phân tích tình hình tài chính chuyên nghiệp hơn và có đạo đức nghề nghiệp.

Công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính của các CTCK thời gian tới phải được tổ chức khoa học, hợp lý và chuyên nghiệp hơn, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, đặc thù hoạt động của CTCK, phù hợp với các đối tượng quan tâm của từng đối tượng sử dung thông tin. Khi phân tích tình hình tài chính, CTCK cần phải tiến hành theo trình tự 3 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị phân tích

Ở bước này cần xác định mục tiêu phân tích, xây dựng chương trình phân


tích tình hình tài chính và thu thập, xử lý số liệu. Việc xác định mục tiêu phân tích tình hình tài chính hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích phân tích của từng đối tượng. Mục tiêu phân tích của nhà quản trị sẽ khác với mục tiêu phân tích của nhà cho vay, nhà đầu tư, nhà cung cấp, người lao động. Tuy mục tiêu cụ thể là khác nhau nhưng phân tích tình hình tài chính có mục tiêu chung là giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được thực trạng tài chính và tiềm năng của CTCK, từ đó có các quyết định lựa chọn phương án kinh tế tối ưu. Các chỉ tiêu tài chính thường có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ, do vậy phải nghiên cứu, xem xét đầy đủ các mặt trong mối quan hệ tác động hữu cơ của các chỉ tiêu, đồng thời kết hợp phân tích tổng hợp với phân tích trọng điểm, cụ thể. Sau khi đã xác định mục tiêu phân tích, cần xây dựng chương trình phân tích với các nội dung như: nội dung phân tích, phạm vi phân tích, lựa chọn phương pháp phân tích, tổ chức nhân sự phân tích,…Đồng thời, việc thu thập và xử lý số liệu cần đảm bảo tính chính xác, toàn diện.

Bước 2: Tiến hành phân tích

Khi tiến hành phân tích, nhà phân tích cần có quan điểm phân tích động, xuất phát từ sự phát triển của các hoạt động kinh doanh là một tất yếu khách quan, tức là phải đặt hoạt động kinh doanh của CTCK trong sự phát triển tất yếu của quá trình đó. Khi phân tích, tùy theo yêu cầu của nhà quản lý, mà tiến hành phân tích số liệu gắn với môi trường hoạt động. Để có những kết luận đúng đắn về bản chất tình hình tài chính, cần nghiên cứu trong mối quan hệ hữu cơ của quá trình kinh doanh, gắn với sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, khi tiến hành phân tích còn phải nắm vững tình hình cụ thể của hoạt động kinh doanh.

Phân tích tài chính là chức năng quản lý trong việc hình thành những giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện hoạt động của các cấp quản lý khác nhau trong toàn nền kinh tế quốc dân. Nhà quản lý các CTCK luôn đứng trước nhiều quyết định đối với sự phát triển của chính công ty mình, do vậy, thông tin từ phân tích tình hình tài chính là một công cụ hỗ trợ cho việc lựa chọn quyết định đúng đắn nhất. Trước tình hình kinh doanh chứng khoán như hiện nay, các quyết định quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát


triển của mỗi CTCK, việc nâng cao chất lượng của các quyết định ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, ở giai đoạn tiến hành phân tích, cần thực hiện tốt các nội dung như: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích nhân tố ảnh hưởng, tổng hợp kết quả phân tích và rút ra kết luận về chất lượng hoạt động của CTCK, những ưu điểm, những hạn chế và những tồn tại cần phải được khắc phục để “bức tranh tài chính” ngày càng đẹp hơn, “sức khỏe tài chính” ngày một tốt lên.

Bước 3: Kết thúc phân tích

Ở bước này cần thực hiện việc nêu kết luận phân tích, lập báo cáo phân tích, công bố thông tin phân tích và hoàn thiện hồ sơ phân tích. Báo cáo phân tích sẽ tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa, đề xuất những kiến nghị có liên quan đến việc phân tích, báo cáo phân tích cần trình bày trong hội nghị phân tích để thu ý kiến đóng góp và thảo luận các phương hướng, biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích toàn CTCK.

Sau khi lập báo cáo phân tích, CTCK cử người đại diện để chịu trách nhiệm công bố thông tin theo quy định. Thông tin có thể được công bố trên Website của CTCK, trên Website của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Website của các Sở giao dịch chứng khoán hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo in, báo điện tử…Lựa chọn thời gian công bố thông tin và mức độ thông tin được công bố phải phù hợp với điều kiện từng CTCK và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về công bố thông tin.

Tất cả những tài liệu phân tích, những thông tin liên quan đến phân tích và thông tin đã công bố của CTCK cần phải được lưu trữ cẩn thận dưới dạng hồ sơ.

Quy trình phân tích tình hình tài chính có thể được khái quát qua sơ đồ:


Xác định mục tiêu

phân tích

Xây dựng chương

trình phân tích

Thu thập, xử lý tài

liệu phân tích

Đánh giá khái quát

tình hình tài chính

Phân tích nhân tố

ảnh hưởng

Tổng hợp kết quả

phân tích

Bước 1

Chuẩn bị phân tích

Bước 2

Tiến hành phân tích


Nêu kết luận

phân tích

Lập báo cáo

phân tích

Công bố thông tin

phân tích

Hoàn thiện hồ sơ

phân tích

Bước 3Kết thúc phân tích

Sơ đồ 4.1: Quy trình phân tích tình hình tài chính theo hướng hoàn thiện


4.3.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích tình hình tài chính

Phương pháp phân tích là yếu tố quan trọng để phân tích tình hình tài chính có chất lượng. Có nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm, nội dung và điều kiện áp dụng khác nhau nhưng nhà phân tích có thể kết hợp chúng với nhau.

Vận dụng các phương pháp phân tích khác nhau sẽ giúp các nhà phân tích làm rõ mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố đến sự biến động của kết quả tài chính. Từ đó, có căn cứ tin cậy để đề ra các giải pháp cần thiết, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Do vậy, ngoài việc hoàn thiện thêm phương pháp hiện dùng như phương pháp so sánh, cần phải bổ sung các phương pháp mới được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển như phương pháp hồi qui, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp Dupont,…Như vậy, nhà phân tích cần đa dạng hóa phương pháp phân tích.

- Hoàn thiện việc vận dụng phương pháp so sánh:

Với hầu hết các CTCK, việc sử dụng phương pháp so sánh hết sức đơn giản. Chẳng hạn, CTCK ACBS sử dụng phương pháp so sánh ở Bảng 3.1, công ty chỉ tính tỷ lệ tăng/giảm. CTCK APSI, CTCK CLS, CTCK APSC… chỉ lập bảng phân tích chỉ tiêu, không so sánh (Bảng 3.2, 3,3, 3.11). Điều này không cho người sử dụng thông tin thấy được tình hình biến động của chỉ tiêu nghiên cứu cả về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó, khó đánh giá được thực trạng tài chính của các CTCK. Chính vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện cách thức vận dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính của các công ty này. Trước hết, khi so sánh phải chỉ ra mức độ biến động về số tuyệt đối (phản ánh quy mô biến động) cũng như tốc độ tăng trưởng (thể hiện bằng số tương đối) của chỉ tiêu nghiên cứu. Ví dụ, CTCK ACBS có thể lập bảng phân tích như sau:


Bảng 4.1: Báo cáo tình hình tài chính của CTCK ACBS


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Năm

2010

Năm

2009

Chênh lệch năm 2010/2009

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng tài sản

Tỷ đồng

4.359

2.571

+1.788

+69,54

Vốn chủ sở hữu

Tỷ đồng

1.627

1.901

-274

-14,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 18

Nguồn: Tính toán của tác giả

Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng tài sản năm 2009 là 2.571 tỷ đồng, năm 2010 là

4.359 tỷ đồng, tổng tài sản đã tăng lên 1.788 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng là 69,54% . Trong khi đó, vốn chủ sở hữu lại biến động giảm, năm 2009 là 1.901 tỷ đồng, năm 2010 chỉ còn là 1.627 tỷ đồng, mức giảm là 274 tỷ đồng, và tốc độ giảm là 14,5%. Như vậy, với việc dùng so sánh tuyệt đối và tương đối sẽ cung cấp thông tin của các chỉ tiêu phân tích được rõ ràng hơn.

CTCK APSC có thể lập bảng phân tích như 4.2 sau đây để biết được xu hướng biến động về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo thời gian.

Bảng 4.2: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của CTCK APSC



Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2009

Chênh lệch

2011/2009

2011/2010

Cơ cấu tài sản


Tài sản dài hạn/Tổng

tài sản

%

12,48

9,61

7,94

+4,54

+2,87

Tài sản ngắn

hạn/Tổng tài sản

%

87,52

90,39

92,06

-4,54

-2,87

Cơ cấu nguồn vốn


Nợ phải trả/Tổng

nguồn vốn

%

29,38

28,62

41,47

-12,09

+0,76

Nguồn vốn chủ sở

hữu/Tổng nguồn vốn

%

70,62

71,38

58,53

+12,09

-0,76

Nguồn: Tính toán của tác giả


Bảng 4.2 không chỉ cho biết cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong từng năm, mà còn cho biết xu hướng biến động của các cơ cấu ngày theo thời gian của CTCK APSC. Chẳng hạn, trong khoảng thời gian 3 năm thì tài sản dài hạn trong tổng tài sản có xu hướng biến động tăng, còn tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản có xu hướng biến động giảm.

- Hoàn thiện cách thức vận dụng phương pháp phân tích nhân tố:

Thông qua phân tích nhân tố ảnh hưởng, các nhà quản lý không chỉ biết được mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả mà quan trọng hơn, nhà quản lý còn có cơ sở tin cậy để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn CTCK. Trên thực tế, hầu như các CTCK khảo sát không dùng phương pháp phân tích nhân tố. Vì vậy, cần vận dụng phương pháp phân tích nhân tố thích hợp (như phương pháp số chênh lệch, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp Dupont). Chẳng hạn, sử dụng mô hình Dupont kết hợp để phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức sau:


Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

=

Vốn chủ sở hữu bình quân

Để sử dụng mô hình Dupont, tiến hành nhân cả tử số và mẫu số vào vế phải của công thức gốc với doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân, sau đó sắp xếp lại ta được:

Sức sinh lợi

Tổng tài sản

bình quân

Doanh thu

thuần

Lợi nhuận

sau thuế

của vốn chủ = x x

sở hữu

Vốn chủ sở hữu bình quân

Tổng tài sản bình quân

Doanh thu thuần

Vì “Tổng tài sản bình quân” = “Tổng nguồn vốn bình quân” nên công thức trên trở thành:


Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn

vốn bình quân

= Vốn chủ sở hữu bình quân

(1)

Doanh thu

thuần x Tổng tài sản

bình quân (2)

Lợi nhuận

sau thuế x Doanh thu

thuần (3)


Trong đó:

- (1): Đòn bẩy tài chính bình quân;

- (2): Số vòng quay của tài sản (hay "Sức sản xuất của tài sản");

- (3): Sức sinh lợi của doanh thu thuần.

Vì thế, công thức trên được viết lại là:

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Đòn bẩy

= tài chính x bình quân

Số vòng quay của tài sản

Sức sinh lợi

x của doanh thu thuần

Qua mô hình Dupont, có thể thấy được: Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: đòn bẩy tài chính bình quân, số vòng quay của tài sản và sức sinh lợi của doanh thu thuần. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, cần có một cấu trúc tài chính phù hợp (vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng nguồn vốn), hiệu năng sử dụng tài sản phải cao (số vòng quay tài sản lớn) và số lợi nhuận sau thuế trên một đơn vị doanh thu thuần lớn.

Sử dụng kết hợp với phương pháp số chênh lệch hoặc thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính

Mức chênh lệch giữa kỳ phân tích

= với kỳ gốc của chỉ tiêu “Đòn bẩy tài chính bình quân”


Số vòng quay x của tài sản

ở kỳ gốc

Sức sinh lợi của

x doanh thu thuần ở kỳ gốc


Mức ảnh hưởng của số

=

vòng quay

tài sản


Đòn bẩy tài chính bình quân kỳ phân tích

Mức chênh lệch giữa kỳ phân tích

x với kỳ gốc của chỉ tiêu “Số vòng quay của tài sản”

Sức sinh lợi của

x doanh thu thuần ở kỳ gốc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2023