Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Của Giáo Viên Đáp Ứng Nhu Cầu Học Nghề


phương tiện và TBDH cho phù hợp với nội dung bài giảng đồng thời phù hợp với khả năng hiện có của trường. GV cũng cần chuẩn bị các học liệu như tài liệu phát tay cho HV, các sơ đồ bảng biểu, các Slide trình chiếu, ... cần thiết cho bài giảng tích hợp.

- Quản lý việc tổ chức quá trình dạy học bài giảng tích hợp:

Để thực hiện bài giảng tích hợp, không thể dạy bài học lý thuyết ở phòng học và bài học thực hành tách biệt tại xưởng mà GV cần chuẩn bị địa điểm phù hợp để có thể dạy học tích hợp lý thuyết với thực hành bài giảng tích hợp. Việc tổ chức quá trình dạy học bài giảng tích hợp cần bố trí các phương tiện kỹ thuật, thiết bị, vật tư,

…cần thiết để dạy học lý thuyết và dạy học thực hành bài giảng tích hợp, tổ chức học tập thực hành theo nhóm,… GV phải bố trí vị trí thực hành cho mỗi nhóm, phân chia dụng cụ, trang thiết bị và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, từng HV cũng như thao tác mẫu và hướng dẫn HV học thực hành.

- Quản lý việc thực hiện bài giảng tích hợp:

Thực hiện bài giảng tích hợp phải đồng bộ gắn kết lý thuyết với thực hành theo từng việc làmcủa nhiệm vụ.

Để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HV đồng thời để nâng cao chất lượng dạy học, GV cần vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong trong quá trình dạy học lý thuyết bài giảng tích hợp.

Để dạy học thực hành bài giảng tích hợp, GV cần vận dụng phương pháp dạy học thực hành, thao tác mẫu chuẩn xác, hướng dẫn HV thực hành đúng quy trình và kịp thời uốn nắn các sai sót của HV trong quá trình thực hành. GV cũng cần có năng lực sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và TBDH cần thiết cho bài giảng tích hợp.


Bài giảng phải được thực hiện một cách khoa học, GV phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và nội dung của bài giảng, không được dạy học tùy tiện theo sở thích, một mặt khác phải đảm bảo thời lượng được phân bố cho từng bài giảng.

- Quản lý việc đánh giá kết quả học tập bài giảng tích hợp:

Tổ chức kiểm tra, công nhân

tốt nghiêp

đối với ngườ i hoc

nghề trình đô ̣sơ cấp

đúng quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiêp

trong day

nghề chính quy, theo

Thông tư số 5830/ VBHN-BLĐTBXH ngày 31/12/2019 của Bô ̣LĐTBXH ban hành quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; cấp chứng chỉ sơ cấp theo quy định. Tổ chức

kiểm tra, công nhận tốt nghiệp đối với ngườ i hoc

nghề dưới ba tháng thưc

hiên

theo

quy điṇ h của chương trình day

nghề; cấp chứng chỉ theo quy định;

Để đánh giá kết quả học tập bài giảng tích hợp của HV, GV cần thực hiện các việc làmnhư: biên soạn bộ công cụ đánh giá,thu thập minh chứng và đánh giá kết quả học tập bài giảng tích hợp của HV. Đánh giá kết quả học tập bài giảng tích hợp của từng HV, đánh giá theo các năng lực đầu ra và theo chuẩn quy định cho từng cong việc. Đánh giá phải đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch và công bằng.

Tác giả đề xuất nội dung, yêu cầu cần đạt và người giám sát nội dung việc làmnhư Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng nhu cầu học nghề


TT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Người giám sát


1

Biên soạn bài giảng thực hành

Đảm bảo cấu trúc nội dung và

năng lực đầu ra của bài giảng thực hành

Trưởng khoa / Tổ trưởng bộ môn


2

Biên soạn giáo án

cho bài giảng thực hành

- Đảm bảo quy định của cơ quan quản lý nhà nước

Trưởng khoa / Tổ trưởng bộ môn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 20





- Đảm bảo mục tiêu, nội dung và quy trình dạy học bài giảng thực

hành



3

Chuẩn bị phương tiện, TBDH và học liệu cho bài

giảng thực hành

Đảm bảo các điều kiện để dạy học bài giảng tích hợp lý thuyết với thực hành


Tổ trưởng bộ môn


4

Tổ chức quá trình dạy học bài giảng

thực hành

Đảm bảo địa điểm và bố trí các TBDH phù hợp để dạy và học bài

giảng thực hành


Tổ trưởng bộ môn


5

Thực hiện bài giảng thực hành

Đảm bảo mục tiêu, nội dung, thời

gian và tiến trình dạy học bài giảng thực hành


Tổ trưởng bộ môn


6

Đánh giá kết quả

học tập bài giảng thực hành

Đánh giá từng HV theo mục tiêu,

đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch và công bằng

Trưởng khoa / Tổ trưởng bộ môn


3.3.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- CBQL và GV cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học của GV trong việc hình thành năng lực để đáp ứng nhu cầu học nghề cho HV.

- Đội ngũ GV của cơ sở GDNN cần có năng lực để dạy học tích hợp lý thuyết với thực hành.

- Cơ sở GDNNcần có đủ CSVC, phương tiện kỹ thuật và TBDH cần thiết để có thể tổ chức dạy và học các bài giảng thực hành.

- Cơ sở GDNNcần ban hành quy định về quản lý hoạt động dạy học của GV như ở Bảng 3.1.


3.3.6. Thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển sản xuất – kinh doanh cho học viên tốt nghiệp

3.3.6.1. Mục đích của giải pháp

- Giúp HV có thông tin về việc làmvà TTLĐ để tăng cơ hội tìm kiếm việc làmvà

tự tạo việc làmsau khi tốt nghiệp hoăc

ngay trong quá trình hoc;

- Nâng cao tỉ lệ HV tốt nghiệp tìm được việc làm và tự tạo việc làm, do vậy nâng cao được hiệu quả đào tạo của cơ sở GDNN.

- Nâng cao trách nhiệm xã hội của cơ sở GDNN đối với HV hoc.

- Gắn kết cung - cầu trên TTLĐ, giảm tỉ lệ HV tốt nghiệp bị thất nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội.

- Nâng cao uy tín và thương hiệu của cơ sở GDNN đối với các ngành, nghề đào

tạo.

3.3.6.2. Nội dung của giải pháp

- Thành lâp GDNN.

Tổ tư vấn việc làmvà phát triển SX-KDcho HV tốt nghiệp củacơ sở

- Xây dựng chức năng nhiệm vụ của Tổ tư vấn việc làm và SX-KD.

- Triển khai nhiệm vụ tổ chức tư vấn việc làm và phát triển SX-KD cho HV tốt nghiệp của cơ sở GDNN.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển sản xuất – kinh doanh thực hiện theo quy trình (hình 3.5) gồm các bước sau :


Xây dựng Dự thảo quy định về chức năng,

nhiệm vụ của Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD

Bước 2

Thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD

Bước 3

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn việc làm và

phát triển SX - KD cho các thành

Bước 4

Vận hành hoạt động của Tổ tư vấn



Bước 1

Hình 3.5. Quy trình thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD

Nội dung cụ thể của các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng dự thảo Quy định về chức năng và nhiệm vụ của Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD.

Phòng tổ chức cán bộ của cơ sở GDNN soạn thảo chức năng và nhiệm vụ của Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Chức năng chính của Tổ là kết nối ngườ i hoc hệ hợp tác với các CSSDLĐ trong và ngoài địa bàn;

́ i công việc; phát triển quan

- Nhiệm vụ của Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX - KD là thu thập thông tin về việc làm; tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho HV tốt nghiệp, tổ chức các các hoạt động kết nối HV với CSSDLĐ.

- Triển khai các hoạt động tư vấn trên cơ sở nhu cầu sau khóa học của học viên nhằm phát triển SX – KD.

Bước 2: Thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD.


Phòng tổ chức cán bộ của cơ sở GDNN tổ chức các cuộc hội thảo, xin ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Quy định về chức năng và nhiệm vụ của Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD. Đồng thời, Phòng tổ chức cán bộ của cơ sở GDNN lựa chọn nhân sự và dự thảo quyết định thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD, Quy định về chức năng và nhiệm vụ của Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD, trình

Hiệu trưởng phê duyệt và ký quyết định ban hành. Tổ trưởng và các thành viên Tổ Tư vấn là những cán bộ, GV am hiểu về nghề nghiệp và công việc. Số lượng nhân

sự tùy thuôc

vào quy mô tuyển sinh, đào tao

và ́ c độ quan hê ̣hơp

tác vớ i doanh

nghiêp

để bố trí cho phù hơp.

Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn việc làm và phát triển SX - KD

cho các thành viên của Tổ.

- Nội dung bồi dưỡng: kiến thức về lao động, công việc, trách nhiệm xã hội; kỹ năng giao tiếp và thuyết phục.

- Phương pháp bồi dưỡng: thuyết trình, trao đổi chuyên gia, thảo luận nhóm, đóng vai; phương pháp đi thực tế. Lựa chọn phương pháp phù hợp tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung bồi dưỡng.

Bước 4. Vận hành hoạt động của Tổ tư vấn.

- Xác định nhu cầu việc làm và tự tạo việc làm của học viên sau tốt nghiệp

- Phối hợp với các CSSDLĐ xây dựng hệ thống thông tin về khả năng đào tạo của trường và nhu cầu việc làmcủa các CSSDLĐ.

- Quản trị hệ thống thông tin cung - cầu lao động:

- Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhu cầu nhân lực của TTLĐ.

- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, xử lý và xây dựng cơ sở dữ liệu về viêc̣

làm, phát triển SX-KD và mứ c thu nhâp sau của HV tốt nghiêp.

- Tổ chức thu thập thông tin về chất lượng HV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của SSDLĐ để làm cơ sở cho việc điều chỉnh CTĐT.


- Tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làmvà phát triển SX-KD cho HV tốt nghiệp:

- Phối hợp với các CSSDLĐ trong và ngoài địa bàn tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo, hội nghị tư vấn các điểm tư vấn nghề nghiệp, việc làm, học nghề cho LĐNT ; tăng cường công tác truyền thông về các ngành, nghề đào tạo có thế mạnh của các cơ sở đào tạo kết nối với các CSSDLĐ để tuyến dụng HV tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu của CSSDLĐ.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho HV về một số kỹ năng bổ trợ về khởi sự doanh nghiệp, tìm việc làm như viết đơn xin việc, chuẩn bị hồ sơ, trả lời phỏng vấn, giao tiếp với nhà tuyển dụng.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Cơ sở GDNNphối hơp với UBND cấp xã theo dõi, thống kê tình traṇ g việc

làm, thu nhâp

và phát triển SX - KD của lao đôn

g nông thôn sau hoc

nghề.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, tổng kết năm) về việc thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT của đơn vị, gửi Sở LĐTBXH trước ngày 05/7 và gửi báo cáo năm trước ngày 15/12.

- Ban Giám hiệu cơ sở GDNN cần quan tâm, chỉ đạo về giải quyết việc làm và phát triển SX - KD cho HV sau khi tốt nghiệp.

- Cơ sở GDNN thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với CSSDLĐ trong việc tư vấn và giới thiệu việc làm và phát triển SX - KD cho HV tốt nghiệp.

- Lựa chọn thành viên có đủ năng lực để đảm nhận việc làm của Tổ.

- Bố trí kinh phí hoạt động cho Tổ.

3.3.7 Mối quan hệ giữa các giải pháp

Tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp và cụ thể hóa 6 giải pháp quản lý đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề. Mỗi giải pháp giải quyết những vấn đề riêng biệt của quản lý đào tạo; tuy nhiên chúng có quan hệ gắn bó với nhau thành một thể thống nhất nhằm khắc phục tình trạng yếu kém hiện nay trong đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp cho LĐNT.


Giải pháp 1 về “Ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách mới trong đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn” và giải pháp 2 về “Hoàn thiện phân cấp quản lý, quy định rõ trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, các cấp quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong lý đào tạo cho LĐNT và cơ chế phối hợp” trong nhóm giải pháp của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong tỉnh được coi như giải pháp nền tảng, tạo ra môi trường sinh thái, môi trường quản lý phù hợp, có tác động “bà đỡ” thúc đẩy đào tạo nghề cho LĐNT đạt chất lượng và hiệu quả.

Giải pháp 3 về “Đổi mới tuyển sinh theo nhu cầu của lao động nông thônlà xuất phát điểm của đào tạo trong nền KTTT, đây là đầu vào quan trọng của quá trình đào tạo. Giải pháp này giải quyết việc thực hiện quy luật cung - cầu của đào tạo nhân lực nền KTTT để khắc phục tình trạng đào tạo nhân lực vừa thừa vừa thiếu như hiện nay.

Giải pháp 4 về “Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT” và Giải pháp 5 về “Quản lý hoạt động dạy học của GV đáp ứng nhu cầu của LĐNT” là những giải pháp về quản lý quá trình dạy học, nhằm hướng tới việc hình thành cho HV những năng lực nghề nghiệp cần thiết để sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm và hành nghề kiếm sống.

Giải pháp 6 về “Thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD cho HV tốt nghiệp” là giải pháp về đầu ra, nhằm nhằm gắn kết đào tạo với việc làm, thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà cơ sở GDNN với người học và đồng thời để nâng cao hiệu quả đào tạo của cơ sở GDNN.

Tuy nhiên, đào tạo là một quá trình và để đào tạo có chất lượng, đòi hỏi phải triển khai quản lý đồng bộ các yêu tố của quá trình đào tạo từ quản lý các yếu tố đầu vào như tuyển sinh, CTĐT, các điều kiện đảm bảo chất lượng đến quản lý quá trình dạy học và quản lý các yếu tố đầu ra. Bởi vậy, các giải pháp có quan hệ mật thiết với nhau và nhằm giải quyết một cách đồng bộ nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT tỉnh Kiên Giang.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2023