Phát Triển Xí Nghiệp Hương Trấn, Giải Quyết Việc Làm Tại Chỗ Cho Số Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn, Góp Phần Chuyển Dịch Lao Động Nông Nghiệp Sang Lao

đối lớn trong việc quy phạm hoá chuyển đổi ruộng đất. Hai là, về mặt kinh tế, Nghị quyết này sẽ thúc đẩy phát triển sức sản xuất và ứng dụng công nghệ sản xuất, phát huy vai trò hết sức to lớn trên các mặt thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, lưu thông nông sản phẩm. Ngoài ra, bảo vệ quyền sử dụng đất khoán của nông dân, cho nông dân quyền tự do lưu chuyển ruộng đất khoán, tạo điều kiện tập trung ruộng đất qui mô lớn. Điều này không những có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn có lợi cho việc thúc đẩy chuyển dịch sức lao động nông thôn sang các ngành nghề thứ 2 và thứ 3, tăng thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, việc nông dân có thể chuyển nhượng đất khoán, dùng đất khoán để thế chấp vay vốn, hợp tác cổ phần, sẽ cho nông dân một nguồn vốn để đầu tư kinh doanh, tăng thu nhập mang tính tài sản cho nông dân.

Là một nước nông nghiệp lớn, hầu hết nông dân Trung Quốc đều tiến hành sản xuất nông nghiệp phân tán trên những thửa ruộng nhỏ hẹp, năng suất không cao. Nếu thực hiện thâm canh thông qua việc chuyển đổi quyền kinh doanh ruộng đất khoán thì có thể nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp Trung Quốc bằng việc kinh doanh qui mô lớn, từ đó thúc đẩy nông dân tăng thu nhập, đồng thời còn đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá.

Ngoài ra, để bảo vệ quyền sử dụng đất của nông dân, Hội nghị Trung ương 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy cải cách chế độ trưng dụng đất. Kể từ khi cải cách mở cửa, mặc dù Đảng và Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn coi trọng vấn đề bảo vệ quyền lợi sử dụng ruộng đất của nông dân, nhưng trong quá trình thực hiện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm tổn hại đến quyền lợi sử dụng ruộng đất của nông dân. Ngoài các hạn chế về quyền lưu chuyển ruộng đất, quyền sở hữu ruộng đất không rò ràng, chế độ trưng thu ruộng đất còn nhiều điểm bất hợp lý như phạm vi trưng thu ruộng đất quá rộng, tiêu chuẩn bồi thường thấp. Hiến pháp Trung Quốc qui định: “Vì nhu cầu lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành trưng thu ruộng đất theo quy định của pháp luật”, nhưng trong quá

trình thực hiện do không có tiêu chuẩn rò ràng thế nào là lợi ích công cộng, nên nhiều vụ việc trưng thu ruộng đất mang tính thương nghiệp lấy danh lợi ích công cộng đã trưng thu ruộng đất của nông dân. Theo “Luật quản lý đất đai”, phương thức tính toán chi phí đền bù trưng thu ruộng đất hiện hành của Trung Quốc là tính theo giá trị sản lượng, cụ thể là từ 6 – 10 lần giá trị sản lượng bình quân của 3 năm trước, phí trợ cấp trưng thu ruộng đất là từ 4 – 6 lần giá trị sản lượng bình quân của 3 năm trước. Mức chi phí bồi thường trưng thu đất như vậy là quá thấp, không đảm bảo được kế sin h nhai của nông dân mất đất. Theo điều tra năm 2004 của tỉnh Liêu Ninh tại 14 huyện (thị) thuộc hai thành phố Thẩm Dương và Phủ Thuận, rất nhiều nông dân đang hình thành quần thể nghèo nàn mới. Toàn thành phố Phủ Thuận đã có 88.781 hộ nông dân mất ruộng đất, trong đó, 217 hộ bị trưng dụng hết toàn bộ ruộng đất, tỷ lệ thất nghiệp tới 45,9%. Có 600 gia đình nông dân trước khi bị trưng dụng ruộng đất thu nhập thuần bình quân đầu người đạt 4.057,5 NDT, nhưng sau khi ruộng đất bị trưng dụng thì chỉ còn 2.985,3 NDT. Như vậy, thu nhập sau khi mất ruộng đất giảm 26,4% [22].

Để giải quyết thực trạng này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá XVII ĐCS Trung Quốc đã xác định phương hướng cải cách chế độ trưng thu ruộng đất đó là “Phân định chặt chẽ ruộng đất trưng thu dùng cho xây dựng mang tính công ích và ruộng đất trưng thu dùng cho xây dựng mang tính kinh doanh, từng bước thu hẹp phạm vi trưng thu ruộng đất, hoàn thiện cơ chế đề bù trưng thu ruộng đất. Căn cứ theo pháp luật trưng thu ruộng đất tập thể ở nông thôn, dựa theo nguyên tắc đồng địa đồng giá đền bù kịp thời, đủ giá trị cho tổ chức tập thể ở nông thôn và nông dân, giải quyết vấn đê việc làm, nhà ở, an sinh xã hội cho người nông dân bị trưng thu ruộng đất...” [60]. Việc Trung Quốc thực hiện cải cách chế độ trưng thu ruộng đất, chú trọng giải quyết việc làm và an sinh xã hội cho người nông dân bị mất ruộng đất sẽ đem lại lợi ích cho nông dân, qua đó giúp nâng cao thu nhập cho bộ phận nông dân bị mất ruộng đất.

2.3. Phát triển xí nghiệp hương trấn, giải quyết việc làm tại chỗ cho số lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp

Tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân, là điểm xuất phát và cũng là mục đích cơ bản của xây dựng nông thôn mới XHCN, sự phát triển của xí nghiệp hương trấn đã tạo ra con đường để Trung Quốc thực hiện “sản xuất phát triển, đời sống sung túc”, trở thành “nguồn động lực” quan trọng để Trung Quốc giải quyết việc làm tại chỗ cho số lao động dư thừa ở nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân.

2.3.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc

Xí nghiệp hương trấn là tên gọi chung của các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc. Xí nghiệp hương trấn trước kia còn được gọi là xí nghiệp xã đội. Nó tuy được manh nha từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng một thời gian dài nó bị xem là những xí nghiệp phụ thuộc vào nông nghiệp, sự phát triển của nó chịu sự hạn chế của nhiều phương diện, vì vậy nó phát triển tương đối chậm chạp. Sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc, Trung ương ĐCS Trung Quốc nêu lên xí nghiệp xã đội phải có bước phát triển lớn, đồng thời làm rò hơn nữa những vấn đề như địa vị, tác dụng và phạm vi kinh doanh của xí nghiệp xã đội, đặt ra một số chính sách hỗ trợ, làm cho xí nghiệp xã đội phát triển tương đối nhanh, nhưng thời kỳ phát triển nhanh nhất là từ giữa những năm 80 về sau. Trong thời kỳ này, theo đà đi sâu cải cách thể chế kinh tế nông thôn, những hạn chế chỉ cho phép xã đội xây dựng xí nghiệp, không cho phép kinh doanh thương nghiệp và “ba tại chỗ” (tức nguyên liệu tại chỗ, gia công tại chỗ và tiêu thụ tại chỗ) đã bị phá vỡ, các loại xí nghiệp ở nông thôn được phát triển ở nhiều lĩnh vực hơn. Tháng 1 năm 1984, trong bản “Thông tri về công tác nông thôn năm 1984” của Trung ương ĐCS Trung Quốc đã chỉ rò: “Khuyến khích nông dân

góp vốn vào các loại xí nghiệp; khuyến khích tập thể và nông dân theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, tập trung vốn, cùng liên hợp xây dựng các loại xí nghiệp” [50]. Tháng 3 năm 1984, Trung ương ĐCS Trung Quốc căn cứ vào tình hình mới trong sự phát triển của kinh tế nông thôn, đổi tên xí nghiệp xã đội thành xí nghiệp hương trấn, mở ra một giai đoạn phát triển mới của các xí nghiệp này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Có thể nói Trung Quốc phát triển các xí nghiệp hương trấn đã xuất phát từ thực tiễn một nước lớn, kinh tế lạc hậu, dân số nông thôn đông, cần lợi dụng các nguồn lực tại chỗ ở nông thôn như lao động dư thừa và nguồn vốn của nông dân để xây dựng và phát triển xí nghiệp hương trấn theo phương châm “rời ruộng không rời làng” (ly thổ bất ly hương), “vào nhà máy mà không vào thành phố” (tiến xưởng bất tiến thị). Nhìn chung, Nhà nước không đầu tư và trực tiếp quản lý, mà thông qua việc ban hành các chính sách và cung cấp dịch vụ để gián tiếp quản lý xí nghiệp hương trấn; còn các loại hình xí nghiệp hương trấn chủ yếu phát triển theo phương châm chung là “tự tích luỹ, tự phát triển, tự điều chỉnh, tự khống chế, tự hoàn thiện, tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi”. Kể từ khi ra đời xí nghiệp hương trấn đã có những đóng góp tích cực cho cải cách ở nông thôn và góp thúc đẩy tăng thu nhập cho nhiều nông dân. Tính riêng năm 1988, giá trị tổng sản lượng của xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc đạt 645,9 tỷ NDT, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 1983 với tốc độ bình quân gần 40% /năm, giải quyết việc làm cho khoảng 95,45 triệu lao động, nhiều hơn con số của các xí nghiệp quốc doanh. [6, 414]

Sang thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với sự đẩy mạnh của tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, xí nghiệp hương trấn ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nông thôn và nền kinh tế quốc dân. Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã chỉ rò: “xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc là sáng tạo độc đáo trên thế giới, nó phát huy tác dụng to lớn trong việc chấn hưng kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, sắp xếp nguồn lao

Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 6

động dư thừa tại địa phương”. Ông còn cho rằng, “nhìn vào quá trình phát triển lâu dài của nông nghiệp và nông thôn, chỉ có khi nào xí nghiệp hương trấn phát triển, thì mới có thể tăng thêm đầu tư cho nông nghiệp, trợ giúp quá trình hiện đại hoá nông nghiệp. Và chỉ có ra sức thúc đẩy phát triển xí nghiệp hương trấn, mới có thể giải quyết vấn đề sức lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm sự ổn định xã hội ở nông thôn”. Hơn nữa, ông còn chỉ ra: “Trung Quốc đang ở trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá, là một nước có dân số nông thôn đông, nếu chỉ dựa vào đầu tư của nhà nước, dựa vào khả năng thu nạp của thành thị, thì không thể thực hiện công nghiệp hoá đất nước, vì vậy cần phải đi theo con đường phát triển xí nghiệp hương trấn, đó cũng chính là con đường công nghiệp hoá mang đặc sắc Trung Quốc”, “một nước có dân số nông thôn chiếm đại đa số như Trung Quốc, phát triển xí nghiệp hương trấn chính là một chiến lược trọng đại, là phương châm căn bản lâu dài” [91].

Bước sang thế kỷ XXI, tập thể lãnh đạo Trung ương Đảng khoá mới do Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư lại càng coi trọng hơn nữa vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, coi giải quyết vấn đề “tam nông” là trọng tâm trong trọng tâm công tác của toàn Đảng. Để phát huy vai trò đặc thù của xí nghiệp hương trấn, tại Hội nghị công tác nông thôn của Trung ương Đảng năm 2003, Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh: “Xí nghiệp hương trấn phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự thay đổi kết cấu ngành nghề và kết cấu việc làm ở nông thôn, mở ra con đường hiện đại hoá nông thôn đặc sắc Trung Quốc”. “Phải kết hợp hữu cơ giữa phát triển xí nghiệp hương trấn với phát triển ngành dịch vụ ở nông thôn và phát triển các đô thị nhỏ, dẫn dắt và khuyến khích xí nghiệp hương trấn hướng tới tập trung ở các đô thị nhỏ”, “phải thông qua sáng tạo thể chế, cải tiến kỹ thuật, ưu hoá bố cục và thăng cấp ngành nghề, để nâng cao năng lực cạnh tranh thị trường của xí nghiệp hương trấn, mở ra cục diện mới cho xí nghiệp hương trấn phát triển.

Như vậy có thể thấy, các thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc luôn coi trọng vai trò của các xí nghiệp hương trấn. Để giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho nông dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn, ĐCS Trung Quốc lần lượt đặt ra hàng loạt các biện pháp chính sách để đẩy nhanh phát triển xí nghiệp hương trấn: năm 1979, Quốc Vụ viện đưa ra “Quyết định về một số vấn đề quan trọng phát triển xí nghiệp xã đội”, năm 1981 ban hành “Một vài quyết định về việc xí nghiệp xã đội quán triệt phương châm điều chỉnh kinh tế quốc dân”; năm1983, trong Hội nghị công tác nông thôn của Trung ương ĐCS Trung Quốc, đã khẳng định vai trò của xí nghiệp xã đội trong việc chấn hưng kinh tế nông thôn; năm 1985, 1986 và năm 1987, Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc ban bố 3 bản “Văn kiện số 1” về công tác nông nghiệp và nông thôn, trong đó đều đưa ra một loạt biện pháp chính sách phát triển xí nghiệp hương trấn; năm 1992, Quốc Vụ viện ban bố “Quyết định về việc đẩy nhanh phát triển xí nghiệp hương trấn ở khu vực miền Trung và miền Tây”, nhấn mạnh phải coi đẩy nhanh phát triển xí nghiệp hương trấn là trọng điểm chiến lược của công tác kinh tế khu vực miền Trung và miền Tây. Năm 1997, mức tăng trưởng của xí nghiệp hương trấn chỉ đạt 12%, và có tới 8% xí nghiệp hương trấn trong cả nước làm ăn thua lỗ. Trước tình hình đó, Đại hội XV ĐCS Trung Quốc (năm 1997) đưa ra nhiệm vụ phải đẩy nhanh phát triển xí nghiệp hương trấn, cùng năm đó “Luật xí nghiệp hương trấn nước CHND Trung Hoa” bắt đầu được áp dụng, tạo cơ sở pháp lý để cải cách, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động cho xí nghiệp hương trấn. Năm 2002, Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh, sức lao động dư thừa ở nông thôn chuyển dịch theo hướng các ngành nghề phi nông nghiệp và thành thị là xu thế tất yếu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Xây dựng các đô thị nhỏ phải kết hợp với việc phát triển xí nghiệp hương trấn. Năm 2003, Trung ương Đảng và Quốc vụ viện ban bố “Ý kiến về việc làm tốt công tác nông nghiệp nông thôn”, cho rằng xí nghiệp hương trấn đã có đóng góp lịch sử trong việc thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá của Trung Quốc

và làm phồn vinh nền kinh tế nông thôn, về sau sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc mở rộng việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 Trung ương Đảng và Quốc vụ viện liên tiếp công bố năm bản “Văn kiện số 1”, đều đặt ra yêu cầu rò ràng cho việc làm thế nào phát huy vai trò quan trọng của xí nghiệp hương trấn trong việc giải quyết vấn đề “tam nông”. Năm 2006, Quốc vụ viện ra “Một số ý kiến về việc giải quyết vấn đề nông dân làm công”, nhấn mạnh phải ra sức phát triển xí nghiệp hương trấn, làm hùng mạnh kinh tế huyện lị, mở rộng việc làm chuyển dịch tại chỗ cho sức lao động dư thừa ở nông thôn. Đến Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc nêu rò, lấy thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân làm hạt nhân, cần phải ra sức phát triển xí nghiệp hương trấn. Bởi vì, người nông dân muốn có việc làm, nông thôn muốn giàu có, nông nghiệp muốn phát triển thì không thể tách rời khỏi xí nghiệp hương trấn.

Như vậy có thể thấy, phát triển xí nghiệp hương trấn là phương châm chính sách mà Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn kiên trì thực hiện trong suốt 30 năm cải cách mở cửa. Hơn nữa nó đã cấu thành nên hệ thống chính sách giải quyết vấn đề tam nông nói chung, tăng thu nhập cho nông dân nói riêng của Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

2.3.2. Vai trò và đóng góp của xí nghiệp hương trấn trong việc thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân

Trong điều kiện nguồn tài nguyên hiện có (Trung Quốc là một nước đất chật người đông, chỉ chiếm 7% diện tích đất canh tác của thế giới, nhưng lại nuôi sống 22% dân số thế giới), nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thì Trung Quốc sẽ không thể giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Vì thế, để giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc cần phải thông qua phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, mà để phát triển ngành nghề phi nông nghiệp thì không thể tách rời khỏi việc phát triển xí nghiệp hương trấn. Vì chỉ có phát triển xí nghiệp hương trấn thì mới

có thể thúc đẩy phát triển nhóm ngành nghề thứ 2 (công nghiệp, dịch vụ) và nhóm ngành nghề thứ 3 (dịch vụ) ở nông thôn, và mới có thể tăng số người làm việc trong các nhóm ngành nghề thứ 2 và thứ 3, giúp cho việc tăng thu nhập của nông dân được xây dựng trên cơ sở đáng tin cậy.

Trên thực tế, sau 30 năm cải cách mở cửa, xí nghiệp hương trấn đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế nông thôn, trong đó có việc thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân. Theo thống kê của Cục Xí nghiệp hương trấn, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, từ năm 1978 đến năm 2007, nguồn vốn mà xí nghiệp hương trấn chi cho nông nghiệp, trợ cấp nông nghiệp và xây dựng nông thôn đạt 401,2 tỉ NDT, đã cải thiện điều kiện sản xuất và tăng cường trang bị kỹ thuật cho nông nghiệp. Đến năm 2007, giá trị gia tăng của xí nghiệp hương trấn chiếm 68,68% tổng giá trị gia tăng xã hội của nông thôn, nó trở thành trụ cột vững chắc nhất của kinh tế nông thôn, tiền lương mà các xí nghiệp hương trấn chi trả cho người lao động đạt 1.370,6 tỉ NDT, trung bình thu nhập thuần bình quân đầu người của nông dân đạt được từ xí nghiệp hương trấn là 1.440 NDT. Ngoài ra, xí nghiệp hương trấn còn góp phần phá vỡ kết cấu kinh tế nhị nguyên của Trung Quốc là nông thôn chỉ làm nông nghiệp, thành thị chỉ làm công nghiệp. Năm 2007 giá trị gia tăng công nghiệp hương trấn đạt 4.780 tỉ NDT, chiếm 46,5% giá trị gia tăng công nghiệp của cả nước. [76]

Có thể nói, cùng với sự phát triển lớn mạnh của mình, xí nghiệp hương trấn không những có vai trò và đóng góp quan trọng cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tìm ra con đường công nghiệp hoá nông thôn đặc sắc Trung Quốc, mà còn tạo ra một nguồn tăng trưởng thu nhập mới cho nông dân, có đóng góp quan trọng trong việc duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng thu nhập của nông dân.

- Xí nghiệp hương trấn đã thu hút một lượng lớn lao động dư thừa trong nông nghiệp. Nền nông nghiệp truyền thống của Trung Quốc cùng với sự gia

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí