Thanh Miện - tỉnh Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ. Luận văn đã khái quát được những vấn đề chung về đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới nói riêng. Đây là những vấn đề mà đề tài quan tâm song tác giả không tập trung nghiên cứu việc dạy nghề cho lao động nông thôn của trung tâm GDNN - GDTX.
Năm 2016, tác giả Dương Văn Huynh đã nghiên cứu đề tài “Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ. Luận văn đã nghiên cứu công tác đào tạo, quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện trong giai đoạn 2013 - 2015. Trong luận văn tác giả đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và các phương pháp bổ trợ. Đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của 100 cán bộ quản lý, giáo viên và học viên học nghề. Luận văn đề xuất 08 biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện.
Tác giả Vũ Văn Yên (năm 2016) đã nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn thạc sĩ. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2011 - 2015, đề tài nêu lên những đánh giá về thực trạng nêu trên, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu trong quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong luận văn tác giả đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và các phương pháp bổ trợ. Đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của 75 cán bộ quản lý và giáo viên, 300 học viên học nghề. Luận văn đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn định hướng đến năm 2020.
Khái quát những công trình nghiên cứu trên cho thấy: Tuy đã có nhiều nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho người lao động nông thôn vùng nói riêng và các vấn đề liên quan, song các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu về đào tạo, đào tạo nghề nói chung, hoặc nghiên cứu một vài lĩnh vực của đào tạo nghề của từng vùng. Hiện chưa có công trình nào ở trong và ngoài nước nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết về “Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn”.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người xét trên nhiều phạm vi cá nhân, tập đoàn, quốc gia hay nhóm quốc gia. Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xây dựng lý luận, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người. Có nhiều cách tiếp cận và nhiều khái niệm khác nhau về quản lý. Sau đây là một số quan niệm chủ yếu:
a) Quan điểm của các tác giả nước ngoài về quản lý:
- C.Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Ông đã viết: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu càu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự mình điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [2, tr.24].
- Theo tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lê Nin thì hoạt động quản lý về mối quan hệ qua lại giữa những quy luật xã hội khách quan và hoạt động tự
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 1
- Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 2
- Đặc Điểm Của Công Tác Dạy Nghề Cho Lao Động Nông Thôn
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Hoạt Động Dạy Nghề Cho Lao Động Nông Thôn
- Khái Quát Về Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Huyện Ngân Sơn, Tỉnh Bắc Kạn
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
giác của con người có ý nghĩa to lớn đối với lý luận và thực tiễn quản lý. Hoạt động quản lý - đó là sự biểu hiện ý nguyện tự giác của chủ thể quản lý muốn điều chỉnh và hướng dẫn các quy trình và các hiện tượng xã hội. Hoạt động quản lý có bản chất là hoạt động tự giác, đúng như Ph. Angghen đã chỉ ra: "Trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động là con người có ý thức, hành động có suy nghĩ hay dưới ảnh hưởng của nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất định. Ở đây không có gì được thực hiện mà lại không có ý định tự giác, không có mục đích mong muốn" [2, tr.17].
- Các nhà khoa học Harold Koontz, Cyril Odonell và Heinz Weihrich trong cuốn: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” đã khẳng định: “Quản lý là hoạt động thiết yếu của các nhà quản lý đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong những điều kiện thời gian, công sức và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất” [6, tr.12].
- Taylor F. W(1856 - 1915), người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều mình mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [20, tr.89].
b) Quan điểm của các tác giả trong nước về quản lý:
Cũng như các tác giả nước ngoài, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý ở Việt Nam đều nhấn mạnh đến các yếu tố: chủ thể - khách thể - mục tiêu quản lý. Khẳng định quản lý là một hoạt động mà trong đó con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu.
- Theo Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân "Quản lý - theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1977 - là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động [16, tr.5].
- Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Quản lí và trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [5, tr.772].
- Từ điển Giáo dục đưa ra khái niệm “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [23, tr.326].
- Các tác giả Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích đề ra” [1, tr.10].
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" [12]
Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển. Quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: Phải có mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức, phải có nội dung, phương pháp, phương tiện và kế hoạch hành động, một môi trường nhất định.
Từ những định nghĩa nêu trên, tôi thấy định nghĩa củaTừ điển Giáo dục đưa ra khái niệm phù hợp với đề tài nghiên cứu của tôi: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [23, tr.326].
1.2.2. Dạy nghề
Tại khoản 1, Điều 5, Luật dạy nghề năm 2006 định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” [9].
Qua định nghĩa trên, ta thấy dạy nghề gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người học, là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định. Hoặc nói cách khác, đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.
Khoản 2, Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đưa ra khái niệm như sau: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp” [8, tr.1].
Từ định nghĩa trên, ta thấy đào tạo nghề nghiệp cũng gồm hoạt động dạy của giáo viên nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học và hoạt động học của người học để sau khi hoàn thành khóa học có thể tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp đã có dựa trên việc tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp mà giáo viên truyền đạt trong quá trình học tập.
Qua 2 khái niệm trên, có thể nói dạy nghề và đào tạo nghề nghiệp được diễn đạt đồng nhất với nhau trong Luật dạy nghề năm 2006 và Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.
1.2.3. Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người trong độ tuổi lao động ở nông thôn, có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ: Lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nam từ 15 - 60 tuổi, nữ từ 15 - 55 tuổi) có khả năng lao động [21].
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn.
Lao động nông thôn là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ở nông thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất.
Đặc điểm của lao động nông thôn là những người lao động có trình độ thấp, lao động chủ yếu dựa vào thói quen, chưa qua đào tạo nghề, dựa vào kinh nghiệm đời trước truyền lại, năng suất lao động không cao và chưa hiệu quả.
1.2.4. Dạy nghề cho lao động nông thôn
Theo tài liệu của bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xuất bản năm 2002 thì khái niệm dạy nghề cho lao động nông thôn được hiểu: “Dạy nghề cho lao động nông thôn là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kĩ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học, hành được một nghề trong xã hội” [dẫn theo 15].
Dạy nghề cho lao động nông thôn góp chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
1.3.1. Đặc điểm của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn
1.3.1.1. Đặc điểm của lao động nông thôn
LĐNT sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông nghiệp nên có đặc điểm như sau:
Một là: LĐNT có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi.Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu lao động trong từng thời kỳ; đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp.
Với đặc thù của sản xuất nông nghiệp nói chung, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, sản xuất thường không liên tục mà theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Thông thường giai đoạn làm đất, gieo cấy và thu hoạch là những giai đoạn cần nhiều công lao động, còn giai đoạn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh là giai đoạn không cần nhiều công sức của người lao động, hoặc có giai đoạn không cần sự tác động của con người cây trồng vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Do vậy LĐNT có tính thời vụ rõ rệt, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dạy nghề cho LĐNT.Về thời gian tổ chức các lớp dạy nghề: nên tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn và tổ chức vào các thời điểm nông nhàn.
Về nội dung và chương trình dạy nghề: tùy theo nội dung mà bố trí chương trình cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm gắn việc truyền đạt lý thuyết với việc hướng dẫn học viên thực hành trên cây trồng và con vật nuôi theo thời điểm sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Hai là: do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục.
Điều kiện sản xuất nông nghiệp là người lao động là việc ở ngoài trời, bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, diễn biến tình hình dịch bệnh...
Nên người lao động thường làm việc không theo giờ giấc nhất định mà theo điều kiện thời tiết và các điều kiện thực tế của cây trồng vật nuôi. Do đó là ảnh hưởng đến tác phong làm việc của người lao động trong sản xuất nông nghiệp là thiếu tính kỷ luật, thời gian làm việc không liên tục, không chịu sự quản lý điều hành của tổ chức hoặc cá nhân.
Ba là: LĐNT nước ta vẫn còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động. Nước ta là một nước nông nghiệp với nền sản xuất kém phát triển, phần lớn dân số vẫn sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp. Vì thế cho nên quy mô sản xuất thường nhỏ lẻ, manh mún, đa canh, đa con... Với nhiều thế hệ sản xuất theo cách truyền thống đã tạo nên tư tưởng và tâm lý tiểu nông,
bằng lòng với những kết quả đã đạt được, thiếu tư duy sáng tạo, không muốn thay đổi phong tục tập quán sản xuất mà các thế hệ cha ông đã truyền dạy, hoặc không dám đối mặt với sự rủi ro, bảo thủ với những cách làm cũ.
Từ những đặc thù về tư tưởng, tâm lý của người LĐNT, nên công tác dạy nghề cũng cần có phương pháp tiếp cận phù hợp như vừa hướng dẫn lý thuyết nhưng vừa có những dẫn chứng cụ thể bằng cách đi học tập những kinh nghiệm của các địa phương khác đã thực hiện có hiệu quả mô hình mới, cách làm mới.
Bốn là: LĐNT có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau trong đó có cả những người ở ngoài độ tuổi lao động. Theo Bộ Luật Lao động, độ tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi, đối với nữ từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi. Tuy nhiên, trong nông nghiệp người tham gia sản xuất có thể dưới 15 tuổi hoặc trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam. Đa phần người lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn có trình độ học vấn thấp, hầu như chưa được dạy nghề một cách bài bản, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm hoặc do được truyền nghề từ người thân trong gia đình. Từ đó đòi hỏi công tác dạy nghề cho LĐNT cũng phải tính đến các yếu tố như độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm trong thực tiễn.
Năm là: thu nhập của người LĐNT còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là tại vùng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Do thời giờ lao động không nhiều, không đồng đều giữa các thời điểm trong năm, trình độ tay nghề thấp, kết quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản phẩm đầu ra không ổn định, năng suất lao động thấp, nên thu nhập của người LĐNT còn khá khiêm tốn. Từ đó đã tác động không nhỏ đến việc người lao động tự nguyện bỏ chi phí học nghề, hoặc tự đầu tư để tiếp thu, ứng dụng KHCN mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.