Tích Cực Chuyển Dịch Sức Lao Động Dư Thừa Ở Nông Thôn Ra Thành Phố Làm Thuê, Giải Quyết Tốt Vấn Đề Người Nông Dân Lưu Động

tăng dân số đã làm cho nông nghiệp và nông thôn phải chịu nhiều sức ép lớn, trong đó đáng kể là một lượng lớn lao động dư thừa ứ đọng ở nông thôn đã làm cho năng suất lao động nông nghiệp trong một thời gian dài bị đình trệ, thậm chí hạ thấp, gây ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nông dân. Trung Quốc hiện có khoảng trên 400 triệu lao động nông nghiệp, bình quân mỗi năm còn tăng mới khoảng 10 triệu. Theo thống kê, trong vòng 10 năm từ 1981 – 1990, số nhân viên làm việc trong các xí nghiệp hương trấn đã tăng từ 28,28 triệu lên 92,65 triệu người, tăng 64 triệu người. Năm 1991, tổng số nhân viên làm việc trong các xí nghiệp hương trấn đạt 96,091 triệu người, chiếm khoảng 25,8% tổng số lao động nghiệp của cả nước. Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VIII (1991-1995) xí nghiệp hương trấn đã chuyển dịch tổng cộng khoảng 30 triệu lao động nông nghiệp, số lao động trong các xí nghiệp hương trấn đã lên đến 128 triệu người, chiếm hơn 1/4 tổng số lao động ở nông thôn [6, 418]. Đến năm 2007, số lao động làm việc trong các xí nghiệp hương trấn đã đạt mức 150,9 triệu người, chiếm 29,13% tổng số lao động ở nông thôn [76], đã làm dịu bớt được áp lực việc làm, ưu hoá kết cấu sức lao động ở nông thôn. Như vậy sự phát triển của xí nghiệp hương trấn đã mở ra con đường hữu hiệu để bố trí và lưu động hợp lý các nguồn lực ở nông thôn, bằng các hình thức rời ruộng không rời làng, đã di chuyển một số lượng lớn sức lao động nông nghiệp, vừa góp phần làm giảm sức ép của lao động đối với ruộng đất, vừa nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Qua đó góp phần giúp thu nhập của nông dân tăng lên.

- Xí nghiệp hương trấn đã tạo ra nguồn tăng thu nhập mới cho nông dân. Trong thời kỳ Trung Quốc thực hiện công xã nhân dân, nông dân lao động và sản xuất trong các hợp tác xã, nguồn thu nhập của nông dân chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh tập thể thống nhất. Kể từ khi cải cách mở cửa, với sự phát triển của xí nghiệp hương trấn, ngoài nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp gia đình, người nông dân có thêm nguồn thu nhập mang tính tiền lương mới đến từ việc lao động trong các xí nghiệp

hương trấn. Hiện nay Trung Quốc có khoảng hơn 2,2 triệu xí nghiệp hương trấn, sản lượng hàng năm đạt hơn 8.000 tỷ NDT, tốc độ tăng trưởng trên 30%/ năm; chiếm 75% tổng giá trị sản xuất xã hội ở nông thôn; 50% phần gia tăng thu nhập của người nông dân là bắt nguồn từ các xí nghiệp hương trấn [6, 425]. Tính từ năm 1978 đến năm 2006, mức lương của các nhân viên làm việc trong các xí nghiệp hương trấn từng bước được nâng cao, tăng từ 308 NDT/ người lên đến 8368 NDT/người, tỉ trọng thu nhập mang tính tiền lương từ các xí nghiệp hương trấn trong tổng thu nhập thuần của nông dân tăng từ 8,2% năm 1978 lên 34,6% vào năm 2006 và 36,3% năm 2007 [63]. Có thể nói, xí nghiệp hương trấn đã trở thành nhân tố chủ yếu giúp thu nhập của nông dân tăng lên.

2.4. Tích cực chuyển dịch sức lao động dư thừa ở nông thôn ra thành phố làm thuê, giải quyết tốt vấn đề người nông dân lưu động

Chuyển dịch sức lao động dư thừa ở nông thôn đi ra thành phố làm việc là khâu then chốt trong việc giải quyết sức sức lao động dư thừa ở nông thôn và thực hiện hiện đại hoá, đô thị hoá ở Trung Quốc. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể giảm nhẹ sự lệ thuộc và áp lực của nhân khẩu nông thôn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, nâng cao hiệu suất sản xuất của sức lao động nông nghiệp, thúc đẩy điều chỉnh kết cấu kinh tế và kết cấu ngành nghề ở nông thôn; đồng thời, thông qua việc chuyển dịch sức lao động dư thừa ở nông thôn ra thành phố làm việc sẽ tăng thu nhập mang tính tiền lương – nguồn thu nhập đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy thu nhập nông dân tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với quá trình chuyển dịch sức lao động dư thừa ở nông thôn và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, ở Trung Quốc đã hình thành nên một đội ngũ đông đảo những người nông dân ra thành phố làm thuê - được gọi là những người nông dân làm công. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, số nông dân làm công trên cả nước Trung Quốc chưa đến 2 triệu người,

năm 1990 tăng lên hơn 30 triệu người, năm 1994 tăng lên trên 60 triệu người, năm 2000 lên tới hơn 80 triệu người, năm 2004 vượt trên 100 triệu người. Trong vòng 5 năm trở lại đây, nó tăng lên với tốc độ chóng mặt, mỗi năm tăng 6 – 8 triệu người [13]. Theo “Điều tra nông dân làm thuê Trung Quốc” được Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố ngày 16 tháng 4 năm 2006, nông dân làm thuê ở nước này có khoảng 200 triệu người. Dự báo, trong thời gian tới, dân số lưu động trong cả nước Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên và duy trì ở mức tương đối cao. Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp, trong 10 năm tới, nông dân Trung Quốc tiếp tục sẽ chuyển dịch về thành thị với tốc độ 8,5 triệu người mỗi năm, 20 năm tới số người từ nông thôn chuyển dịch vào thành thị sẽ đạt tới con số 300 triệu người [13].

Có thể nói xét về khía cạnh kinh tế, người nông dân làm thuê lưu động là nhân tố tích cực xuất hiện trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, họ đem lại sức sống mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, đồng thời cung cấp cơ hội và điều kiện cho việc thúc đẩy đô thị hoá. Họ trở thành cầu nối cho quan hệ giữa thành thị và nông thôn, điều chỉnh kết cấu xã hội giữa thành thị và nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, có lợi cho sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Báo cáo điều tra nghiên cứu nông dân Trung Quốc của Phòng Nghiên cứu Quốc vụ viện cho thấy, 1/3 nông dân Trung Quốc đã trở thành nông dân làm công, làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Số lượng nông dân làm công ở ngành sản xuất thứ hai (công nghiệp, xây dựng) chiếm đến 70%, ở ngành sản xuất thứ ba (dịch vụ) chiếm 60% tổng số lao động [14]. Điều này cho thấy, nông dân làm công đã trở thành chủ thể trong các ngành nghề của Trung Quốc.

Ngoài ra, sở dĩ Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới” là nhờ lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn, làm cho giá nhân công của Trung Quốc rẻ hơn so với các nước khác trên thế giới, vì vậy có thể sản xuất sản phẩm với giá

rẻ nhất, có sức cạnh tranh nhất thế giới. Theo thống kê của các chuyên gia, mỗi năm nông dân làm công tạo ra khoảng 1000 - 2000 tỷ NDT cho kinh tế của thành phố, tăng thêm thu nhập cho nông thôn là 500 – 600 tỷ NDT. Theo tính toán của Cục Thống kê thành phố Bắc Kinh, sự đóng góp sức lao động của nông dân làm công chiếm 83% ngành xây dựng, 29% ngành chế tạo của thành phố này. Ở Thâm Quyến trong lịch sử xây dựng đặc khu, hàng triệu nông dân công đã trở thành đội quân chủ lực trong các ngành kinh tế, họ tạo ra vốn tích lũy cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thâm Quyến. Phải nói rằng Thâm Quyến phát triển được như ngày nay là có một phần đóng góp không nhỏ của nông dân làm công. Câu nói: “Một người ra thành phố làm công nhân, thì một gia đình ở nông thôn thoát khỏi đói nghèo” đã trở thành phổ biến ở Trung Quốc. Theo ông Lục Học Nghệ (2006), ở các tỉnh như Tứ Xuyên, An Huy, Hà Nam, Giang Tây, Hồ Nam, mỗi năm nông dân ra ngoài làm công gửi tiền về quê nhà khoảng 10 – 20 tỷ NDT, con số này tương đương, thậm chí còn vượt quá mức thu nhập tài chính của toàn tỉnh, từ đó giảm được mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữ được sự ổn định xã hội ở nông thôn [18, 159 - 160].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nhận thức được vai trò quan trọng của người nông dân làm công trong việc thúc đẩy tăng thu nhập cho người nông dân, Trung Quốc ngày càng chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho người nông dân đi ra thành phố làm thuê, đồng thời đưa ra một loạt biện pháp chính sách và đã thu được hiệu quả nhất định. Từ sau Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc, chính sách việc làm cho người nông dân làm công đã có sự biến chuyển quan trọng. Tháng 1 năm 2003, tại Hội nghị Công tác nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra phương châm “đối xử công bằng, dẫn dắt hợp lý, hoàn thiện quản lý, làm tốt công tác phục vụ”, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đi vào thành phố làm công. “Quyết định của Trung ương ĐCS Trung Quốc về một số vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN” được thông qua tại Hội nghị Trung ương 3 khoá XVI ĐCS Trung Quốc (tháng10 - 2003) đã đề ra, cần phát

triển mạnh kinh tế khu vực, tăng nhanh tiến trình đô thị hoá, dần từng bước thống nhất thị trường sức lao động nông thôn và thành thị, hình thành chế độ bình đẳng về việc làm của người lao động, nhằm tạo càng nhiều cơ hội việc làm cho người nông dân. Quyết định này vừa chỉ rò chuyển dịch sức lao động nông thôn đi đâu, tức là đẩy phát triển kinh tế khu vực huyện, và đẩy nhanh đô thị hoá để giải quyết vấn đề chuyển dịch sức lao động nông thôn.

Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay - 7

Trong “Văn kiện số 1” năm 2004 với tiêu đề “Ý kiến của Trung ương Đảng và Quốc vụ viện về một số chính sách thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân” đã đề ra, nông dân đi vào thành phố làm việc đã trở thành một bộ phận hợp thành quan trọng của đội ngũ công nhân trong các ngành nghề, đóng thuế, tạo ra của cải cho thành phố. Văn kiện còn đề ra cần kiện toàn pháp luật pháp quy hữu quan, dựa vào luật pháp để đảm bảo các lợi ích của người nông dân đi làm công. Văn kiện cũng đã xác lập khung chính sách đối xử công bằng với người nông dân làm công, làm cho người nông dân làm công hoà nhập được với thành phố. Nói một cách khái quát, về vấn đề từng bước thống nhất thị trường sức lao động thành thị – nông thôn và hình thành chế độ đối xử công bằng về việc làm của người lao động ở đô thị và nông thôn, gần đây Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều quyết định, dùng nhiều biện pháp khả thi tương ứng như: Bãi bỏ chế độ giấy tờ chuyển đổi đối với những nông dân đi ra ngoài khu vực nông thôn làm việc, đơn giản hoá các thủ tục liên quan; xúc tiến việc cải cách chế độ hộ tịch ở thành phố vừa và lớn, nới lỏng điều kiện vào thành phố làm việc và định cư đối với nông dân; chính quyền thành phố tiến hành bồi dưỡng nghề nghiệp, dạy dỗ con cái, bảo hiểm lao động và những dịch vụ khác một cách thiết thực, đồng thời quản lý và dự toán tài chính một cách minh bạch. Bắt đầu từ năm 2004, Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội, Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học kỹ thuật và Bộ xây dựng đã cùng nhau thực hiện “Công trình Ánh dương bồi dưỡng tập huấn chuyển dịch sức lao động nông thôn”, đã cho ra đời “Quy trình bồi dưỡng tập huấn nông dân đi làm công năm 2003 - 2010”. Đặc biệt là năm 2006, Quốc vụ viện

Trung Quốc đã ban hành “Một số ý kiến về việc giải quyết vấn đề người nông dân làm công”, năm 2007, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật về thúc đẩy việc làm và Luật hợp đồng lao động, từng bước xác định rò chiến lược trọng đại qui hoạch thống nhất việc làm ở thành thị và nông thôn. Các địa phương và các bộ ngành căn cứ theo qui hoạch thống nhất, đã tích cực tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng giáo dục việc làm cho số lao động chuyển dịch ở nông thôn. Từ năm 2004 đến năm 2007, chỉ tính riêng “Công trình Ánh dương bồi dưỡng tập huấn chuyển dịch sức lao động nông thôn” đã bồi dưỡng được 12,3 triệu lao động nông thôn [77].

Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi của người nông dân ra thành phố làm thuê trên các phương diện như hợp đồng lao động, mức lương, cải thiện môi trường lao động, chế độ bảo hiểm xã hội đã có bước tiến triển mới. Theo thống kê của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, tính đến cuối năm 2008, số lượng nông dân làm công của Trung Quốc đạt 225,42 triệu người [78]. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của người nông dân ra thành phố làm thuê năm 2008 là

1.156 NDT. Tỉ lệ nông dân làm công ký hợp đồng lao động tăng cao, ở các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, tỉ lệ số nông dân công ký hợp đồng lao động đạt trên 90%, từ đó kéo theo tỉ lệ số nông dân công tham gia bảo hiểm xã hội tăng trưởng trên 25%. Năm 2008, số nông dân công tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm y tế là 49,76 triệu người và 42,49 triệu người, số người tham gia bảo hiểm dưỡng lão cơ bản đạt 24,16 triệu người [79]. Thu nhập từ việc đi ra thành phố làm việc đã trở thành nguồn quan trọng trong tăng trưởng thu nhập của nông dân. Vì vậy, tăng thu nhập cho người nông dân ra ngoài thành phố làm việc sẽ là kênh quan trọng để tăng thu nhập cho người nông dân từ nay về sau. ? ?

Mặt khác, để giải quyết vấn đề sức lao động dư thừa ở nông thôn, trong thời gian vừa qua, Trung Quốc cũng đã thúc đẩy mở cửa đối ngoại ở nông thôn, khai thác thị trường quốc tế, có lợi cho việc bổ sung những thiếu hụt về

tài nguyên nông nghiệp của Trung Quốc, mở rộng không gian phát triển nông nghiệp và không gian việc làm cho sức lao động nông nghiệp. Đồng thời tích cực thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài, cải thiện cục diện phân bố các yếu tố sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình giải quyết sức lao động dư thừa ở nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập, Trung Quốc cũng đã nhận thấy một điều, giải quyết vấn đề “tam nông” nói chung và vấn đề tăng thu nhập, việc làm của người nông dân nói riêng không thể bó hẹp trong nội bộ nông thôn, mà cần phải kết hợp với thành thị, hình thành nên một cục diện kết hợp giữa thành thị và nông thôn, từng bước tìm ra một tiền đồ mới cho việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Trung Quốc.

4.5. Tiến hành cải cách toàn diện chế độ thuế và phí ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân

Thực hiện cải cách thuế phí ở nông thôn là một quyết sách quan trọng của Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện Trung Quốc nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp, giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân. Việc cải cách thuế và phí ở nông thôn bắt đầu thí điểm đầu tiên tại hai xã của tỉnh Hồ Nam vào năm 1995, năm 2000 tiến hành thí điểm toàn diện ở tỉnh An Huy và đến năm 2003 công tác thí điểm cải cách thuế phí ở nông thôn được mở rộng trên phạm vi cả nước. Trước khi cải cách chế độ thu thuế và phí, người nông dân Trung Quốc phải chịu nhiều khoản thuế và phí chồng chéo. Theo đánh giá chung, chế độ thuế phí của Trung Quốc được cho là hợp pháp nhưng không hợp lý, hoặc phần lớn là không hợp lý. Chế độ thuế và phí của Trung Quốc quy định các khoản thuế nông dân phải gánh vác là: thuế nông nghiệp (thực chất là thuế lương thực), thuế sát sinh, thuế đặc sản và thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất canh tác, thuế văn tự mua bán; các loại phí như phí đóng góp cho thôn xã, ngày công nghĩa vụ, ngày công tích luỹ, quỹ giáo dục; nghĩa vụ bán một số nông sản theo quy định của Nhà nước như lương thực, bông… Căn cứ vào các số liệu thống kê, riêng khoản phí và thuế mà nông dân phải gánh chịu chiếm vào khoảng

7% – 8% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ IX (1996-2000), mỗi năm nông dân Trung Quốc phải nộp 25,4 tỷ NDT thuế nông nghiệp; thuế đặc sản nông nghiệp tăng từ 7,96 tỷ NDT năm 1996 lên 8,89 tỷ NDT vào năm 1999, tức là tăng 3,8% mỗi năm [10, 292]. Người nông dân phải chịu gánh nặng về thuế và phí không những ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân mà còn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về giá cả các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc.

Trước tình hình hố sâu ngăn cách giàu – nghèo, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng, để tăng thêm thu nhập và nâng cao mức sống của nông dân, Trung Quốc quyết định tiến hành cải cách chế độ thuế và phí. Theo kế hoạch, cải cách thuế và phí ở nông thôn Trung Quốc được tiến hành theo 2 bước. Bước thứ nhất được khái quát là “giảm nhẹ, quy phạm, ổn định”. Chủ yếu là chấn chỉnh lại thuế và loại bỏ các loại phí, chấn chỉnh lại việc loạn thu thuế và phí ở nông thôn, quy phạm lại việc thu thuế nông nghiệp và thuế phụ mà nông dân phải nộp nhằm giảm gánh nặng cho nông dân. Nội dung chủ yếu của cải cách thuế phí ở nông thôn là “ba cái loại bỏ, một cái từng bước loại bỏ, hai cái được điều chỉnh, một cái được cải cách”. Trong đó “ba cái được loại bỏ” là thuế sát sinh được loại bỏ, việc huy động vốn cho thôn xã, vốn cho giáo dục và những khoản đóng góp mang tính hành chính sự nghiệp và vốn cho chính quyền được loại bỏ; “một cái từng bước loại bỏ” là trong vòng 3 năm giảm nhẹ tiến tới loại bỏ phí lao động nghĩa vụ và công tích luỹ; “hai cái được điều chỉnh” là điều chỉnh lại thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp và điều chỉnh lại phương pháp thu thuế nông nghiệp; “một cái được cải cách” là cải cách lại thuế cho thôn xã và biện pháp sử dụng nó, lấy 20% hạn mức thuế nông nghiệp làm giới hạn trên cho thuế phụ nông nghiệp, thay thế cho việc trích lại một khoản phí ở thôn xã trước đây.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí