Quy Trình Tổ Chức Tuyển Sinh Đáp Ứng Nhu Cầu Học Nghề


Bước 1

Lập kế hoạch tuyển sinh

Bước 2

Thông báo tuyển sinh

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Thông báo trúng tuyển

Bước 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Tổ chức đánh giá năng lực đầu vào

Bước 7

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 19

Bước 8

Thu nhận hồ sơ

Xét tuyển

Tư vấn chọn nghề

Phân bố lớp học


Hình 3.2.Quy trình tổ chức tuyển sinh đáp ứng nhu cầu học nghề

- Lập kế hoạch tuyển sinh: Trường cần xây dựng nội dung và yêu cầu cụ thể về thời gian tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, các nghề tuyển sinh theo nhu cầu công việc, thủ tục và hồ sơ đăng ký tuyển sinh, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh và cá ban có liên quan theo quy định.

- Thông báo tuyển sinh: Trường cần thông báo công khai và kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng về chỉ tiêu tuyển sinh theo các nghề mà trường sẽ tuyển, điều kiện đầu vào, các hồ sơ cần phải nộp và thời gian nộp hồ sơ dự tuyển.


- Thu nhận hồ sơ: thành lập Ban để tiếp nhận hồ sơ và giải thích thắc mắc cũng như tư vấn cho những người dự tuyển về những vấn đề mà họ còn thắc mắc.

- Xét tuyển: căn cứ vào hồ sơ Hội đồng tuyển sinh sẽ tổ chức xét tuyển theo các tiêu chí đã được quy định và lập danh sách những người trúng tuyển để Hiệu trưởng phê duyệt.

- Thông báo trúng tuyển: Sau khi Hiệu trưởng đã phê duyệt danh sách những người trúng tuyển, bộ phận phụ trách sẽ gửi thông báo cho các thí sinh trúng tuyển và quy định ngày nhập học.

- Tổ chức đánh giá năng lực đầu vào: Để đào tạo theo nhu cầu, đánh giá năng lực đầu vào để phân lớp và lựa chọn nội dung đào tạo cho từng lớp là vấn đề rất quan trọng. Bởi lẽ đầu vào của trường sơ cấp rất khác nhau, do vậy, việc đánh giá năng lực đầu vào để xếp lớp sẽ tạo thuận lợi cho người học không phải học lại những điều mà họ đã biết.

- Tư vấn chọn nghề: Khi chọn ngành, chọn nghề để học, do va chạm xã hội còn ít, không có kinh nghiệm trong việc chọn nghề, HV sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ trong việc chọn nghề để học. Bởi vậy, nhà trường cần thành lập bộ phận tư vấn cho HV chọn những nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, đồng thời phù hợp với năng lực, sở trường của HV để có thể gắn bó lâu dài với nghề và phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Tư vấn chọn nghề là một bước quan trọng trước khi phân bổ HV trúng tuyển theo các lớp học khác nhau.

- Phân bố lớp học: Căn cứ vào kết quả tư vấn lựa chọn nghề và nguyện vọng của HV, trường sẽ phân lớp theo nghề và trình độ của HV.

d) Điều kiện thực hiện

Để có thể thực hiện biện pháp này cần có các điều kiện sau đây:


- Lãnh đạo các cơ sở GDNN cần nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tuyển sinh gắn với nhu cầu nhân lực của các CSSDLĐ và của người học.

- Cơ sở GDNN cần thành lập Hội đồng tuyển sinh và các Ban có liên quan gồm những người am hiểu về quy định tuyển sinh, về nguyên tắc, thủ tục và quy trình tuyển sinh, có năng lực tư vấn chọn nghề cho HV, biết phương pháp trắc nghiệm trình độ đầu vào.

- Đội ngũ cán bộ tuyển sinh cần được đào tạo, bồi dưỡng về các phương pháp thu thập và xử lý thông tin để xác định NCĐT.

- Đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác tuyển sinh nói chung và quản lý tuyển sinh gắn với xác định nhu cầu việc làmnói riêng;

- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với cơ sở sử dụng lao động và HV sau khi tốt nghiệp và có những sáng kiến gia tăng trách nhiệm của họ đối với đào tạo.

3.3.4. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao đông nông thôn

3.3.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của CTĐT là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể dạy học theo nhu cầu và hình thành năng lực nghề nghiệp cho HV để HV có cơ hội tìm được việc làmvà phát triển SX - KD. Bởi vậy, sau khi đã xác định được nhu cầu việc làm cần tổ chức xây dựng mục tiêu CTĐTphù hợp với nhu cầu của LĐNT để làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung theo công việc. Việc xây dựng mục tiêu CTĐT theo việc làmcủa mỗi cơ sở GDNN nhằm mục đích:

- Đảm bảo CTĐT trình độ sơ cấp có mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu việc làmvà phát triển SX - KD của TTLĐ.

- Tạo điều kiện cho HV sau khi học xong CTĐT sẽ có đủ năng lực cần thiết để tìm việc làmvà phát triển SX - KD.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của cơ sở GDNN.


- Khẳng định cam kết của cơ sở GDNN về chất lượng đào tạo, nâng cao trách nhiệm xã hội của cơ sở GDNN.

3.3.4.2. Nội dung của giải pháp

- Tổ chức phân tích các nhiệm vụ và việc làmmà người lao động trình độ sơ cấp phải thực hiện tại vị trí việc làm của mình.

- Tổ chức việc xác định mục tiêu của CTĐT.

- Tổ chức lựa chọn nội dung và cấu trúc CTĐT theo công việc.

3.3.4.3. Các thức thực hiện giải pháp


Bước 1

Để thực hiện giải pháp này, nhà trường cần thực hiện theo quy trình gồm các bước như ( Hình 3.3) sau:


Thành lập tiểu ban phát triển CTĐT và xác định nhu

cầu học nghề của LĐNT

Bước 2

Tổ chức phân tích công việc để xác định mục tiêu

của CTĐT

Bước 3

Tổ chức phân tích các năng lực đầu ra để xác định

nội dung và cấu trúc của CTĐT

Bước 4

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện Dự thảo

CTĐT

Bước 5

Phê duyệt và ban hành CTĐT

Hình 3.1. Quy trình tổ chức xây dựng nội dung CTĐT sơ cấp theo nhu cầu LĐNT

Nội dung các bước của quy trình được thực hiện như sau:

- Bước 1: Thành lập tiểu ban phát triển CTĐT và xác định nhu cầu học nghề của LĐNT


Để xác định mục tiêu của CTĐT trình độ sơ cấp theo công việc, việc đầu tiên là thành lập tiểu ban phát triển CTĐT và xác định nhu cầu học nghề của LĐNT bao gồm một số GV giỏi của trường, một số cán bộ kỹ thuật của CSSDLĐ và chuyên gia về phương pháp xây dựng CTĐT. Nếu cần thiết, có thể tổ chức bồi dưỡng cho các thành viên của tiều ban về phương pháp xác định nhu cầu học nghề của LĐNT , phân tích việc làm và phát triển CTĐT.

- Bước 2: Tổ chức phân tích việc làm để xác định mục tiêu của CTĐT

Nhim vca ngh

Nhim vca ngh

Nhim vca ngh

Tiểu ban phát triển CTĐT quan sát trực tiếp các hoạt động của người lao động tại vị trí việc làm trong thực tế, tổ chức phân tích việc làm (Job analysis) để xác định các nhiệm vụ (Duties) và việc làm(Tasks) mà người lao động phải thực hiện hàng ngày trong quá trình hành nghề. Kết quả của phân tích việc làmlà sơ đồ DACUM như ở Hình 3.4.


Nghề trình độ sơ cấp


Công việc của nghề

Công việc của nghề

Công việc của nghề

Công việc của nghề

Công việc của nghề

Hình 3.4. Sơ đồ DACUM

Sơ đồ này chỉ rõ người lao động phải hoàn thành bao nhiêu nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ có bao nhiêu việc làmcủa nghề tại vị trí lao động thực tế.


Sau khi đã xác định được các việc làmcủa nhiệm vụ như trên, cần tổ chức phân tích từng việc làmcủa nhiệm vụ (Task analysis). Đó là quá trình tìm hiểu và xác định những năng lực mà người lao động cần phải có để thực hiện được từng việc làmcủa nhiệm vụ.

Tập hợp những năng lực này chính là mục tiêu đào tạo hay còn được gọi là mục tiêu của CTĐT mà người học phải đạt được sau khi học xong khóa đào tạo.

Bước 3: Tổ chức phân tích các năng lực đầu ra để xác định nội dung và cấu trúc của CTĐT

Sau khi đã xác định được các năng lực đầu ra của việc làm(mục tiêu của CTĐT), cần phân tích từng năng lực để xác định những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người lao động cần có để có thể hoàn thành từng việc làmcủa nhiệm vụ.Tập hợp tất cả các bộ ba: kiến thức - kỹ năng - thái độ (Knowledge - Skill – Attitude: KSA) có được sau khi phân tích các năng lực đầu ra chính là nội dung của CTĐT.

Với những nội dung của CTĐT có được sau khi phân tích năng lực đầu ra của công việc, có nhiều cách để thiết kế cấu trúc CTĐT như cấu trúc theo môn học, cấu trúc theo mô - đun năng lực... tùy thuộc vào phương thức đào tạo mà nhà trường vận dụng. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên là không thể dạy học theo nhu cầu khi CTĐT lại được cấu trúc theo môn học tách rời lý thuyết với thực hành nghề. Bởi vậy, để có thể dạy học theo nhu cầu và theo từng việc làmcủa nghề, nội dung CTĐT phải được cấu trúc theo mô-đun năng lực. Với cấu trúc này, mỗi mô đun thường là một việc làmcủa nhiệm vụ. Cách cấu trúc này có ưu việt là sẽ tạo thuận lợi cho người học có thể học để thành thạo tất cả các việc làmcủa nhiệm vụ để tìm việc. Đối với CSSDLĐ, có thể đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động của mình theo yêu cầu phát triển của SX-KD một cách thuận lợi nhanh chóng và ít tốn kém.

Bước 4: Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện dự thảo CTĐT

Sau khi đã có bản dự thảo của CTĐT, cần tổ chức hội thảo lấy ý kiến các GV, CBQL các cơ sở GDNN, cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo của các CSSDLĐ, lấy ý kiến


phản biện của chuyên gia về CTĐT mới. Chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo CTĐT.

Bước 5: Phê duyệt và ban hành CTĐT

Trường thành lập hội đồng thẩm định độc lập với Tiểu ban xây dựng CTĐT để thẩm định CTĐT. Sau khi đã được đã được đa số các ý kiến thống nhất thông qua, Hiệu trưởng xem xét, phê duyệt và ban hành. Cơ sở GDNN sẽ công bố CTĐT trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng và thực hiện đào tạo theo CTĐT mới.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Lãnh đạo cơ sở GDNN phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển CTĐT trình độ sơ cấp theo nhu cầu gắn với công việc.

- Hợp tác chặt chẽ với CSSDLĐ trong quá trình phân tích thực trạng công việc, xác định mục tiêu đào tạo/năng lực dầu ra, lựa chọn nội dung và thiết kế cấu trúc CTĐT.

- Cần có những GV am hiểu về phương pháp phân tích nghề DACUM và phân tích các việc làmcủa nhiệm vụ .

- Bố trí đầy đủ các nguồn lực cần thiết kể cả thời gian để hỗ trợ và khuyến khích phát triển CTĐT hoàn thành nhiệm vụ của mình.

3.3.5. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn

3.3.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Quản lý hoạt động dạy học của GV đáp ứng nhu cầu học nghề nhằm đảm bảo được yêu cầu dạy học tích hợp theo từng vị trí việc làmnhằm trang bị cho HV những năng lực cần thiết để có cơ hội tìm được việc làmvà phát triển SX - KD sau khi tốt nghiệp, đồng thời để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo.

3.3.5.2. Nội dung của giải pháp

Quản lý hoạt động giảng dạy của GV bao gồm các nội dung:

- Quản lý việc biên soạn bài giảng tích hợp lý thuyết với thực hành.


- Quản lý việc biên soạn giáo án cho bài giảng tích hợp.

- Quản lý việc chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học, các học liệu cho bài giảng tích hợp.

- Quản lý việc tổ chức quá trình dạy học bài giảng tích hợp.

- Quản lý việc đánh giá kết quả học tập bài giảng tích hợp.

3.3.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để quản lý hoạt động dạy học của GV theo các nội dung nêu trên, Lãnh đạo cơ sở GDNN cần ban hành một quy định về quản lý hoạt động dạy học của GV bao gồm những yêu cầu của từng hoạt động và người chịu trách nhiệm giám sát từng hoạt động dạy học của GV. Các qui định cụ thể như sau:

- Quản lý việc biên soạn bài giảng tích hợp lý thuyết với thực hành:

Để có thể dạy học theo nhu cầu, điều quan trọng là GV phải biên soạn được các bài giảng tích hợp lý thuyết với thực hành. Mục tiêu của bài giảng tích hợp phải thể hiện được năng lực đầu ra cần hình thành cho người học. Nội dung bài giảng tích hợp phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu, lý thuyết phải rất tinh giản, chỉ vừa đủ để hổ trợ cho việc học thực hành, chủ yếu là rèn luyện kỹ năng để hình thành năng lực nghề nghiệp.

- Quản lý việc biên soạn giáo án cho bài giảng tích hợp:

Giáo án của bài giảng tích hợp phải tuân thủ những quy định về giáo án tích hợp của cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo để khi thiết kế quy trình soạn giáo án không vi phạm những điều đã được quy định. Giáo án là kịch bản để thực hiện bài giảng tích hợp, bởi vậy, cần được thực hiện theo một quy trình với các bước có tính lôgic chặt chẽ đồng thời phải đảm bảo tính sư phạm trong việc dạy lý thuyết cũng như thực hành nghề.

- Quản lý việc chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học, các học liệu cho bài giảng tích hợp:

Tùy thuộc vào nội dung của từng bài giảng tích hợp, GV cần lựa chọn những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2023