Thực Trạng Quản Lý, Điều Hành Của Ban Chỉ Đạo Và Các Cấp Quản Lý Đối Với Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn


nghiệp 15.268 người, chiếm 41,1% so với tổng số; lĩnh vực phi nông nghiệp 21.869 người, chiếm 58,9%.

2.4.2. Những nghề được đào tạo

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã duy trì đào tạo được 36 nghề tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động (với 29 nghề truyền thống và 9 nghề mới), 25 làng nghề tiểu thủ công nghiệp….

Dân số của tỉnh Kiên Giang hiện nay là hơn 1,7 triệu người; dân số trong độ tuổi lao động hơn 1,4 triệu người. Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế năm 2018: Nông - lâm nghiệp thủy sản 40%; công nghiệp - xây dựng 32%; dịch vụ 28%. Tổng kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2010 - 2019 là gần 266 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương là hơn 208 tỷ đồng, ngân sách tỉnh Kiên Giang là gần 41 tỷ đồng và nguồn khác là hơn 16,7 tỷ đồng.

2.4.3.Kết quả đào tạo

Bảng 2.3. Kết quả đào tạo sơ cấp




LĐNT các huyện

Có được việc làm

Phát triển nghề đang làm

Phát triển nghề mới


1


Huyện Giồng Riềng

SL

2056

2046

211

%

42,4

34,8

8,3

Không

SL

76

86

122

%

57,6

65,2

91,7


2

Huyện U Minh Thượng

SL

3040

3045

311

%

52,6

59,2

14,5

Không

SL

2336

2431

265

%

47,4

40,8

85,5


3

Huyện Kiên Lương

SL

3456

3229

315

%

63,6

33,0

17,0

Không

SL

32

59

73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 11






%

36,4

67,0

83,0


4


Huyện Hòn Đất

SL

31

22

32

%

33,3

23,7

34,4

Không

SL

2562

2771

261

%

66,7

76,3

65,6


5


Huyện Kiên Hải

SL

3266

3258

414

%

53,2

46,8

11,4

Không

SL

58

66

109

%

46,8

53,2

88,6


6


Tổng số

SL

45249

34200

583

%

48,5

39,0

16,2

Không

SL

264

313

430

%

51,5

61,0

83,8

- Sau đào tạo LÐNT đã nhận biết được cách chăm sóc trong quá trình trồng trọt đưa năng xuất lúa, cây trồng, cây ăn quả ngày càng tăng. Áp dụng vào việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm từ việc chọn con giống, xác định thời gian tiêm phòng dịch, kịp thời chữa bệnh ngay khi có biểu hiện, hiện nay đã có rất nhiều hộ xây dựng và hình thành các mô hình chăn nuôi lợn, nuôi cá lồng, chăn nuôi trâu, bò, gia cầm. Tuy vậy, một số học viên sau học nghề không có việc làm, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo với việc làm. Việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng sơ cấp nghề vào thực tế phát triển kinh tế tại gia đình, kinh tế hộ ngày càng phát triển đem lại niềm tin, phấn khởi, tạo khí thế học sơ cấp nghề của các lao động khác ngày càng đông hơn.

Nhận xét chung:

- Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT cho thấy một số điểm mạnh của các cơ sở GDNN: lãnh đạo, CBQL, GV đều quan tâm tới quản lý đào tạo; đội ngũ GV chuẩn bị tốt bài giảng, tài liệu, học


liệu trước khi dạy học, có tâm huyết với nghề và mong muốn được cống hiến cho nhà trường; công tác tuyển sinh và tư vấn chọn nghề đã đổi mới đáng kể; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạophần nào được cải thiện về chủng loại, chất, lượng để đáp ứng nhu cầu giảng dạy; Các trường đã thực hiện đúng các quy định về đánh giá kết quả học tập của HV; Tỷ lệ có việc làm đúng ngành, nghề đào tạo của HV sau khi tốt nghiệp tương đối cao; giữa các trường và cơ sở SX-KD cũng đã có nhiều cải thiện đáng kể trong hợp tác và đào tạo.

- Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập như tuyển sinh chưa tổ chức tốt khảo sát nhu cầu việc làm của các cơ sở SX-KD, gắn với đánh giá năng lực đầu vào của người học; chưa phối hợp tốt với các cơ sở SX-KD và cơ quan quản lý tổ chức tư vấn chọn nghề cho HV trước khóa học; chưa chú trọng tới xây dựng chuẩn đầu ra, CTĐT còn chưa sát với thực tế của việc làm, chưa quan tâm đến rèn luyện kỹ năng mềm cho HV; Các cơ sở GDNN chưa tổ chức đào tạo theo mô-đun NLTH; Chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng GV theo phương pháp TCNL; Tăng cường rèn luyện tay nghề của GV trong môi trường nghề nghiệp; CSVC-TBDH còn hạn chế ở mức độ hiện đại so với yêu cầu thực tế phục vụ quá trình dạy và học của HV; Quan hệ giữa nhà trường và cơ sở SX-KD trong quá trình dạy học, trong hỗ trợ rèn luyện tay nghề, trong theo dõi lần vết HV sau tốt nghiệp còn hạn chế.

- Bức tranh thực trạng cho thấy các cơ sở GDNN cần phải có thực hiện tốt quản lý đào tạo, đặt ra những giải pháp trọng tâm, cụ thể để tranh thủ thời cơ, hạn chế thách thức cũng như phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm còn hạn chế để đào tạo phù hợp hơn với TTLĐ tạo việc làm. Từ thực trạng đào tạo trên cho thấy các trường cần tập vào cải thiện đầu vào tuyển sinh trên cơ sở khảo sát nhu cầu việc làm và đánh giá năng lực đầu vào; Phát triển CTĐT theo TCNL đáp ứng nhu cầu học nghề ; Đào tạo và bồi dưỡng GV theo phương pháp TCNL gắn với việc làm; đầu tư CSVC-TBDH hiện đại tương xứng với yêu cầu thực tế và hợp tác chặt chẽ với các cơ sở SX-KD trong các khâu chủ yếu của quá trình đào tạo.


- Hạn chế : các Phòng LÐ-TB&XH cấp huyện chưa được bố trí biên chế chuyên trách c đào tạo nghề mà chỉ kiêm nhiệm nên khó khăn trong việc triển khai các hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT ; việc phối hợp giữa Phòng LÐ-TB&XH và Phòng NN&PTNT cấp huyện chưa chặt chẽ, một số huyện thành lập thêm ban chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp trong khi đã có Ban chỉ đạo thực hiện đề án cấp huyện do Phòng LÐ-TB&XH làm cơ quan thường trực, dẫn đến chồng chéo chức năng, nhiệm vụ...

2.5. Thực trạng quản lý đào tao

trinh đô ̣sơ cấ p cho lao động nông thôn

2.5.1. Thực trạng quản lý, điều hành của ban chỉ đạo và các cấp quản lý đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cùng với việc điều tra bằng phiếu hỏi, luận án đã tiến hành các phỏng vấn sâu, tọa đàm với đại diện các sở, ban ngành cấp tỉnh gồm; phòng dạy nghề (Sở LÐ - TB&XH), sở tài chính, sở nông nghiệp, sở công thương và cơ sở đào tạo nghề cấp tỉnh. Đại diện các cơ quan cấp huyện gồm: quản lý dạy nghề, phòng tài chính, phòng nông nghiệp, phòng công thương, cơ sở đào tạo nghề cấp huyện. Đại diện chính quyền xã gồm; chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã; Hội phụ nữ; Đoàn thanh niên; Hội nông dân; Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng. Tọa đàm, phỏng vấn nhằm bổ xung thêm những vấn đề quản lý đào tạo nghề cho LÐNT mà kết quả nghiên cứu định lượng chưa giải quyết được, trong đó tập trung làm rõ hơn một số vấn đề sau:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LÐNT: Hàng năm Sở LÐTB&XH các tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch ÐTNCLÐNT; Căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu học sơ cấp nghề của các huyện, Sở quyết định các sơ cấp nghề cần đào tạo. Việc lựa chọn cơ sở đào tạo sơ cấp nghề do Sở LÐ -TB và XH quyết định và phân bổ kinh phí. Ngoài các cơ sở GDNN, nếu cơ sở SX- KD, các cơ sở khuyến nông/lâm có thể tổ chức ÐTNCLÐNT thì sẽ cấp kinh phí đào tạo.


- Thành lập ban chỉ đạo đào tạo nghề cho LÐNT: Hiện 4 tiểu vùng tiến hành khảo sát, tọa đàm, 100% ban chỉ đạo ÐTNCLÐNT các cấp đã được thành lập và xây dựng xong quy chế họat động. Một số huyện như; Giồng Riềng, Kiên Lương, U Minh Thượng, Phú Quốc đã thực hiện đồng bộ 03 nhóm chính sách: Chính sách đối với người học, chính sách đối với giáo viên và chính sách đối với các cơ sở GDNN, đồng thời thực hiện 05 nhóm giải pháp đó là tăng cường tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến LÐNT nắm được chủ trương dạy sơ cấp nghề, đẩy mạnh phân luồng nhằm giúp các em học sinh phổ thông định hướng và lựa chọn nghề học phù hợp; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các cơ sở GDNN và các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; các trung tâm thuộc tổ chức đoàn thể và các cơ sở đào tạo sơ cấp nghề ngòai công lập tham gia ÐTNCLÐNT; Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm sơ cấp nghề, kỹ năng đào tạo sơ cấp nghề nông thôn, xây dựng chương trình, thiết kế bài giảng điện tử cho giáo viên, nhằm huy động các nghệ nhân, người có tay sơ cấp nghề cao tham gia đào tạo sơ cấp nghềnông thôn.

- Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho LÐNT: Sở LÐ - TB&XH, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong việc triển khai nhiệm vụ ÐTNCLÐNT. Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ theo phân công, đã tổ chức tốt việc đặt hàng đào tạo sơ cấp nghề theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban chỉ đạo cấp xã đã tham gia triển khai nhiệm vụ ÐTNCLÐNT trên địa bàn và kiểm tra, giám sát các lớp học theo phân cấp.

- Trên cơ sở kế hoạch ÐTNCLÐNT được tỉnh giao, các huyện xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo sơ cấp nghề LĐNT . UBND huyện tổ chức cho các cơ sở GDNN có đủ điều kiện tham gia đấu thầu dịch vụ cung cấp đào tạo và sau khi trúng thầu sẽ triển khai thực hiện các lớp ÐTNCLÐNT.

- Ngoài chương trình ÐTNCLÐNT, hiện các huyện còn tổ chức chương trình khuyến công, trong đó có chương trinh phát triển sơ cấp nghề nghiệp cho người dân


bao gồm các sơ cấp nghề như: thủ công mỹ sơ cấp nghề, mây tre đan,... nhưng chưa có sự phối hợp giữa hai chương trình trên, dẫn đếnviệc tổ chức bị chồng chéo, kém hiệu quả do không có sự hỗ trợ HV sau đào tạo.

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học sơ cấpvà phát triển SX-KD cho LÐNT. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học sơ cấp tạo việc làm và phát triển SX-KD đối với LÐNT được các huyện tiến hành thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng như; đài phát thanh Truyền hình tỉnh và các huyện, cổng thông tin điện tử tỉnh. Các huyện đã thành lập và duy trì hoạt động của Tổ thông tin đề án Đào tạo sơ cấp cho lao động của nông thôn gồm các ban, ngành thành viên liên quan.

- Hàng năm, Sở LÐTB&XH phối hợp với các hội, đoàn (Hội Nông dân, phụ nữ, thanh niên) trong việc tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về học sơ cấp . Hoạt động thông tin tuyên truyền dạy nghề, tư vấn học sơ cấp tạo việc làm và phát triển SX-KD đã được triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân về học sơ cấp , giúp họ hiểu rõ chính sách hỗ trợ học sơ cấp từ đó tích cực tham gia học sơ cấp . Phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo sơ cấp góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phương.

- Các cơ sở đào tạo GDNN đã phối hợp UBND các xã để tuyển sinh theo đúng quy định của đề án1956. Thời gian học được sắp xếp theo thời gian nông nhàn. Sau khi đào tạo, cơ sở đào tạo sơ cấp nghề phối hợp với 1 số đơn vị xuất khẩu lao động và và khu công nghiệp để giải quyết việc làm và phát triển SX-KD cho học viên.

- Tổ chức khảo sát nhu cầu nhân lực và học sơ cấp . Hàng năm, các huyện đều tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu ÐTNCLÐNT để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương. Sở LÐTB&XH đã hướng dẫn các huyện căn cứ quy hoạch phát triển sơ cấp , nhu cầu sử dụng của nền kinh tế, mô hình xây dựng nông thôn mới, mục tiêu giải quyết việc làm và phát triển SX-KD để xác định kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Qua đó, việc tổ chức đào tạo sơ cấp nghề đã từng bước gắn với nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Kinh tế và


yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở địa phương phát triển đúng hướng.

- Trước khi xây dựng kế hoạch các huyện đã tiến hành hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học sơ cấp cho LÐNT, nhu cầu sử dụng lao động của cơ sở SX- KD, năng lực của các cơ sở GDNN, nhưng chưa chú ý đến nhu cầu việc làm và phát triển SX-KD sau học sơ cấp của LÐNT

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình ÐTNCLÐNT. Sau 8 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo sơ cấp cho lao động ở nông thôn, các địa phương đã năng động xây dựng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng như; mô hình nuôi cá lồng bè, mô hình đan dây nhựa ở thành phố Rạch Giá, mô hình trồng nấm rơm, nắm bào ngư huyện Châu Thành, Kiên Giang thông qua thí điểm các mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt sản phẩm làm ra từ các mô hình sản xuất đã được thị trường chấp nhận mang lại giá trị thương phẩm và hiệu qủa kinh tế cao qua đó góp phần giải quyết việc làm và phát triển SX-KD tại chỗ cho lao động sau đào tạo, nâng cao đời sống và thu nhập. Học viên sau khi tốt nghiệp như; sửa xe gắn máy, đa số có việc làm, tự mở cửa hàng, hoặc chung vốn với các bạn cùng mở cửa hàng và thu nhập cũng khá hơn trước. Học viên của xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, sau khi học các lớp học sơ cấp nghềxây dựng phần lớn đã có việc làm, hoặc kết hợp với các học viên khác tự xây nhà cho mình. Nhiều huyện đã tổ chức xây dựng các mô hình thí điểm ÐTNCLÐNT như : Gò Quao đã đặt ra các chỉ tiêu; tại mỗi xã xây dựng 02 mô hình thí điểm đào tạo sơ cấp nghề gồm 01 mô hình đào tạo sơ cấp nghề nông nghiệp, 01 mô hình đào tạo sơ cấp nghề phi nông nghiệp.

2.5.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Để đánh giá được thực trạng xây dựng kế hoạch ÐTNCLÐNT, luận án tập trung làm rõ những câu hỏi sau: lâp kế hoạch ÐTNCLÐNT của chính quyền các cấp? quản lý đề án ÐTNCLÐNT của chính quyền các cấp ?

Kết quả điều tra , phỏng vấn về lập đề án (kế hoạch) ÐTNCLÐNT của chính quyền các cấp cho thấy: 98% các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện của tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo đề án 1956; đào tạo sơ cấp nghề cho LÐNT, 91% số xã đã xây dựng


được đề án ÐTNCLÐNT gắn với đề án xây dựng nông thôn mới, 96% số xã đã thành lập bộ phận chỉ đạo triển khai kế hoạch ÐTNCLÐNT (xem phụ lục 3)

Thực hiện Quyết định số 1956 QÐ/TTg ngày 27/11/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện và xã đã thành lập Ban chỉ đạo đề án và xây dựng đề án ÐTNCLÐNT giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Ở cấp huyện, đề án giao cho phòng LÐTB&XH huyện là cơ quan thường trực và chủ trì đề án, phối hợp với các phòng ban, hội, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn quy hoạch và xây dựng kế hoạch ÐTNCLÐNT trong giai đoạn 2016 - 2020 và hàng năm nhằm đảm bảo đào tạo sơ cấp trên địa bàn huyện phát triển đúng hướng, phối hợp với cơ sở GDNN trên địa bàn huyện, tỉnh triển khai kế hoạch ÐTNCLÐNT hàng năm. Một số cơ sở GDNN các huyện đã tiến hành tư vấn cho các xã xây dựng kế hoạch ÐTNCLÐNT kết hợp tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông học các nghề phù hợp với quá trình chuyển đổi KT-XH của địa phương …

2.5.3. Thực trạng quản lý triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT

2.5.3.1. Thực trạng quản lý tuyển sinh đào tạo nghề cho LĐNT

Kết quả khảo sát cho thấy: Đối tượng tham gia các khóa học sơ cấp rất đa dạng về giới tính, đối tượng, trình độ văn hóa và hoàn cảnh kinh tế cụ thể. -Về giới tính:

- Tỷ lệ học viên nữ chiếm 75,5% (Xem sơ đồ 2.5),

-Về đối tượng: Học viên thuộc 3 đối tượng (Xem sơ đồ 2.5),

( Đối tượng 1 là LĐNT thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất canh tác, người Dân tộc thiểu số, gia đình chính sách

Đối tượng 2 là LĐNT thuộc hộ cận nghèo Đối tượng 3 làLĐNT còn lại)

-Về trình độ văn hóa: 74,1% học viên tốt nghiệp tiểu học. 35.% tốt nghiệp THCS, 20 % tốt nghiệp THPT, đặc biệt có tới 9,8% .học viên không biết chữ (Xem sơ đồ 2.7).

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 08/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí