Khái Quát Tình Hình Kinh Tế-Xã Hội Và Giáo Dục Nghề Nghiệp Tỉnh Kiên Giang


Kết luận Chương 1:

Trong chương I, tác giả đã đề cập đến các nội dung sau:

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong nước và quốc tế về đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của đào tạo trình độ sơ cấp, quản lý đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn;

- Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản và khái niệm liên quan đến luận án như: LĐNT, đặc điểm và nhu cầu học nghề của LĐNT, quản lý, quản lý đào tạo trình độ sơ cấp...;

- Giới thiệu một số mô hình đào tạo: Mô hình đao tạo theo quá trình;Mô hình đào tạo theo chu trình và Mô hình đào tạo theo CIPO;

- Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo theo nhu cầu đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT , luận án đã lựa chọn vận dụng mô hình CIPO để xây dựng được khung lý luận cho việc quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề trình đô ̣sơ cấp của LĐNT;

- Phân tích và xác định trách nhiệm của các bên tham gia đồng quản lý đào tạo

trình độ sơ cấp cho LĐNT;

Qua nội dung đã đề cập trong Chương I, nghiên cứu sinh cho rằng:

- Đào tạo theo nhu cầu xã hội là xu hướng chủ yếu của GD-ĐT và GDNN. Hiện nay đào tạo trình độ sơ cấp là nhu cầu phù hợp, phổ biến của TTLĐ nông thôn và nông nghiệp Việt Nam và đáp ứng nhu cầu học nghề, tìm sinh kế, lập nghiệp của LĐNT;

- Có nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và quốc tế về đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo các trình độ đào tạo trong GDNN, nhưng chưa có công trình nghiên cứu sâu về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT;


- Để quản lý đào tạo có nhiều mô hình và cách tiếp cận khác nhau, nhưng vân dụng tiếp cận quản lý theo mô hình CIPO là phù hợp với quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT;

- Để đào tạo và quản đào tạo trình độ sơ cấp hiệu quả cần có sự tham gia đồng quản lý và chia sẻ trách nhiệm của các bên tham gia: Chính quyền các cấp (từ trung ươngg đến tỉnh, huyên, xã), các đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ sở GDNN, cơ sở SX-KD và của người LĐNT.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THƯC

TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤ P

ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦ A LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang

2.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang

2.1.1.1. Thực trạng kinh tế-xã hội

Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là

6.346 km2, dân số năm 2018 đạt 1.736.264 người, trong đó dân số thành thị 473.948 người, chiếm 27,3%; dân số nông thôn 1.262.316 người, chiếm 72.7%. Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân 1.000.982 người, trong đó ngành Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 43,84%, ngành công nghiệp -Xây dựng chiếm 23,79%, ngành thương mại

-Dịch vụ chiếm 32,37%.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015- 2018 bình quân đạt 11,8% và phát triển đúng hướng, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện. Tổng sản phẩm năm 2018 đạt 73.977,469 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng gấp 2,4 lần so với năm 2008; cơ cấu tổng sản phẩm phân theo ngành thuộc khu vực I chiếm tỷ trọng 43,84% GDP của tỉnh, tăng 7,84%, sản phẩm tăng chủ yếu là sản lượng lương thực; các ngành khu vực II chiếm tỷ trọng 23,79% GDP, tăng 12,59%; khu vực III chiếm tỷ trọng 32,37% GDP, tăng 16,07%. GDP bình quân đầu người 2.030 USD. Các tiêu chí về tăng trưởng kinh tế, dân số đươc thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế, lao động tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2015 – 2018


Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

1. Tăng trưởng (GDP) %

10,52

12,05

12,02

11,81

2. Tăng trưởng GDP phân theo ngành (giá

hiện hành), tỷ đồng


35.901,545


44.074,131


62.130,5


73.977,469

- Nông - Lâm-Thủy sản

15.869,054

18.791,314

28.883,2

32.430,270

- Công nghiệp-Xây dựng

8.614,94

10.715,690

14.461,8

17.601,034

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 9



- Dịch vụ

11.417,551

14.567,27

18.785,5

23.946,165

3. Cơ cấu tổng sản phẩm

phân theo ngành

100%

100%

100%

100%

- Nông - Lâm-Thủy sản

44,20

42,64

46,5

43,84

- Công nghiệp - Xây dựng

24,00

24,31

23,3

23,79

- Dịch vụ

31,80

33,05

30,2

32,37

4. Cơ cấu lao động

100%

100%

100%

100%

- Nông - Lâm-Thủy sản

56,44

55,2

61,8

59,35

- Công nghiệp - Xây dựng

12,13

13,5

12,07

12,12

- Khu vực dịch vụ

31,43

31,3

26,12

28,53

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang.

2.1.1.2. Thực trang lao động - việc làm

Trong năm 5 qua tỉnh đã tập trung giải quyết việc làm cho 153.454 người, trong đó lao động có việc làm ngoài nước (xuất khẩu lao động) 1.089 người, chiếm 0,71%, việc làm trong nước (trong và ngoài tỉnh) là 152.365 người, chiếm 99,29%.Đào tạo nghề tập trung chuyển đổi từ đào tạo nghề theo hướng cung, sang đào tạo theo hướng cầu và theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, số học sinh tốt nghiệp ra trường hàng năm có việc làm đạt từ 65 - 70%, góp phần vào giải quyết việc làm chung của tỉnh (xem Bảng 2.2).

Bảng 2.2 Thực trạng về dân số, lao động và cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tỉnh Kiên Giang 2015- 2018

Đơn vị tính: Người


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2015

2016

2017

2018

01

Dân số

Người

1.692.058

1.707.050

1.721.763

1.736.264


Trong đó:


- Nam



850.121


867.782


865.464


871.565


- Nữ

841.937

849.268

856.299

864.699




- Thành thị

456,047

462.086

468.160

473.948


- Nông thôn

1.236.011

1.244.964

1.253.603

1.262.316

02

Nguồn lao động

1.127.573

1.167.328

1.197.328

1.233.268


- Số người trong

độ tuổi lao động

1.073.603

1.104.461

1.125.563

1.160.201


- Ngoài độ tuổi có tham gia lao

động



53.970


62.867


71.765


73.067


03

Số lao động

đang làm việc



875.570


944.237


974.237


1.007.212


- Lĩnh vực Nông

lâm – Thủy sản

494.147

521.219

527.962

532.083


- Công nghiệp-

xây dựng

106.205

127.472

135.893

147.234


- Thương mại –

dịch vụ

275.218

295.546

310.382

327.895


04

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực

thành thị


%


4,68


3,5


3,22


3,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang

2.1.2.Thưc trạng giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang

2.1.2.1. Mạng lưới cơ sở giá o duc

nghề nghiêp

tỉnh Kiên Giang

Theo thống kê của ngành lao động việc làm, tính đến năm 2019, trong tỉnh có 28 cơ sở GDNN, (trường Cao đẳng, trường Trung cấp, trung tâm GDNN, cơ sở GDNN ngoài công lập, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp,… ). Giai đọan 2015 – 2019 các cơ sở GDNN đào tạo được 143.549 lao động, trong đó: trình độ cao đẳng là 10.154 sinh viên, trung cấp 49.433 học sinh, sơ cấp 27.788 học viên, dưới 3 tháng 96.174 học viên. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng


chỉ từ 43% năm 2015 lên 49% năm 2019, đến cuối năm 2020 đạt 50%. Số HS-SV tốt nghiệp có việc làm chiếm 83%. CSVC tạihầu hết các cơ sở GDNN được nâng cấp (nhà xưởng, phòng thí nghiệm, TBDH tiên tiến, đội ngũ GV và CBQL được tuyển chọn, bồi dưỡng thường xuyên, CTĐT, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy học trong cơ sở GDNN có nhiều đổi mới… Mặc dầu qui mô đào tạo trình độ sơ cấpcó tăng đáng kể về số lượng, song cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối nghiêm trọng, nhiều nghề cần cho SX-KD chưa được đào tạo hoặc không có trong danh mục đào tạo của cơ sở GDNN. Số lao động tự tạo việc làm và phát triển SX-KD còn thiếu kiến thức kinh doanh, chưa phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, chưa biết tự hạch toán trong SX-KD.

Một trong những nguyên nhân chính của tồn tại này là quản lý GDNN đổi mới chậm, chưa theo kịp nhu cầu, chưa dựa vào cộng đồng gắn với phát triển SX - KD. Trong từng cơ sở GDNN, CSVC, đội ngũ GV, CBQL năng lực hạn chế; mục tiêu, nội dung, phương pháp, TBDH thiếu đồng bộ hoặc không còn phù hợp, chưa đáp ứng các điều kiện và yêu cầu phục vụ hoạt động đào tạo. Công tác tổ chức, quản lý,

điều hành các hoạt động đào tạo GDNN còn nhiều bất cập, trì trệ, nên chưa phát huy toàn diện tính năng động, tự chủ và khả năng nội lực của từng cơ sở GDNN, đâu tư của nhà nước và toàn xã hội. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới, cần đổi mới hoạt động GDNN và quản lý GDNN đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, LĐNT gắn với phát triển SX-KD và phát huy tiềm năng nội lực của từng cơ cơ sở GDNN, của nhà nước và của toàn xã hội gắn với đáp ứng yêu cầu của SX-KD và TTLĐ.

2.1.2.2. Đánh giá kết quả đào tạo nghề cho LĐNT theo đề án 1956/QĐ-TTg của tỉnh Kiên Giang

a. Xây dựng bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án

+ Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” được thành lập từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Ban Chỉ đạo các cấp đã ban hành Quy chế hoạt động, tổ chức hội nghị triển khai phổ biến quán triệt Quyết định 1956 cho cán bộ chủ chốt các cấp.


+ Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án tại các hội nghị chuyên đề và trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp, các ngành và toàn thể xã hội nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, trách nhiệm và tầm quan trọng của đào tạo nghề cho LĐNT

+ Các cấp, các ngành luôn quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết từ Trung ương đến địa phương về đào tạo nghề cho LĐNT . Luôn vận dụng và cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch xác thực với tình hình thực tế của ngành và địa phương, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

+ Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các chính sách hỗ trợ, cũng như quyền lợi của người học nghề, từ đó người dân xác định được mục đích của việc học nghề là nâng cao kiến thức, kỹ năng để tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Không ngừng phát triển các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT chuyển từ hoạt động đào tạo nghề theo năng lực sang đào tạo theo nhu cầu người học gắn với phát triển ngành nghề từng vùng, địa phương. Từng bước nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng với thị trường lao động, tăng hiệu quả lao động, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và định hướng việc làm cho LĐNT. Từ đó, dự báo khá chính xác về nhu cầu học nghề và việc làm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu tình hình chung của tỉnh.

Trong thời gian qua, các sở, ban, ngành, địa phương và Ban Chỉ đạo các cấp đều phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát đào tạo nghề cho LĐNT ; hàng năm đánh giá những mặt được cũng như tồn tại hạn chế, từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra phương hướng, kế hoạch cho những năm tiếp theo để thực hiện tốt mục tiêu đề ra.

b. Xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Trung ương , Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hôi đồng nhân dân tỉnh đã nghiên cứu, tiếp thu và ban hành nhiều văn bản như: nghị quyết,


quyết định, kế hoạch, chương trình và đề án, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, huy động nguồn lực, đổi mới cơ chế, chính sách, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, tuyên truyền nâng cao nhận thức, phối kết hợp các ban ngành, tổ chức đoàn thể và huy động tham gia của các cơ sở SX-KD để triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Kiên Giang.(Phụ lục I)

Nhìn chung việc xây dựng, ban hành các kế hoạch, đề án về đào tạo nghề cho LĐNT đảm bảo tính kịp thời, đã tác động tích cực, giúp các ngành, các cấp triển khai tốt công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian qua.

c.Tình hình thực hiện mục tiêu Đề án

- Kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo nghề của tỉnh giai đoạn 2010-2015: tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho229.562 người (trong đó: trình độ cao đẳng 2.270 sinh viên, trình độ trung cấp 5.250 học sinh, trình độ sơ cấp 33.543 học viên, đào tạo nghề dưới 3 tháng 188.499 học viên);góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cuối năm 2015 lên 43%, đạt 100% so với chỉ tiêu Nghị quyết (Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra là 43%). Riêng đào tạo nghề cho LĐNT trong 05 năm (2010- 2015) đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho 71.054 người (trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 41.936 người, chiếm 51%; lĩnh vực phi nông nghiệp 29.118 người, chiếm 49%).

- Kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo nghề của tỉnh giai đoạn 2016-2020:tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho 103.587 người (trong đó: Trình độ cao đẳng 8.658 sinh viên, trình độ trung cấp 9.786 học sinh, trình độ sơ cấp 30.778 học viên và đào tạo dưới 3 tháng 54.365 học viên).Riêng đào tạo nghề cho LĐNT trong 05 năm (2016- 2020) đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho 37.137 người (trong đó lĩnh vực nông nghiệp

15.268 người, chiếm 41,1% ; lĩnh vực phi nông nghiệp 21.869 người, chiếm 58,9%.

d.Đánh giá chung:

Trong quá trình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT được sự quan tâm lãnh đạo, hướng dẫn của Bộ LĐTBXH, các bộ ngành Trung ương có liên quan; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban chỉ đạo các cấp tích cực thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT , từ đó đạt nhiều kết quả, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh; Đào tạo nghề cho LĐNT từng bước đã gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2023