rằng có mối tương quan trong đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả với mức liên hệ có độ tin cậy cao.
Nhìn chung, từ số liệu thống kê của các bảng 2.13, 2.14 tác giả nhận thấy phần lớn các đối tượng khảo sát LĐĐP, CBQL, CMHS đều đánh giá mức độ thực hiện việc phối hợp giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân ở địa phương là tích cực và hiệu quả là hiệu quả, một bộ phận GV đánh giá mức độ thực hiện việc phối hợp giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân ở địa phương là ít tích cực và hiệu quả tham gia là ít hiệu quả. Qua đó cho thấy một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ giáo viên chưa đánh giá đúng về việc phối hợp giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân ở địa phương.
Thực trạng huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường lớp mầm non và đầu tư các nguồn lực cho GD
LĐĐP mã số 01 cho rằng: “Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia đầu tư các nguồn lực cho GD có vai trò quan trọng. Bởi vì, thứ nhất, ngân sách nhà nước cấp cho các trường mầm non CL trên địa bàn huyện Nhà Bè là hữu hạn. Theo Luật Ngân sách nhà nước, huyện Nhà Bè là một cấp ngân sách nên phải thực hiện việc thu ngân sách đạt chỉ tiêu do cấp trên giao, nhất là các nguồn thu để lại cho ngân sách huyện 100% thì huyện mới cân đối, phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện để chi. Ngược lại, thu ngân sách không đạt thì không có tiền để chi thì hoạt động của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện bị ảnh hưởng (bao gồm việc trả lương cho GV mầm non). Số thu ngân sách hàng năm chưa thật sự bền vững và ổn định, nguồn thu chủ yếu dựa vào đất đai. Số thu những năm gần đây đạt khoảng 1000 tỷ đồng. Thứ hai, theo Luật Đầu tư công quy định về nguyên tắt quản lí đầu tư công thì phải bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực. Do đó, việc mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học phải thực hiện theo đúng nguyên tắt này thì mất rất nhiều thời gian và phải đảm bảo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Trong khi đó, tổ chức, cá nhân bằng nguồn tiền của mình và tự mình quyết định việc mua
sắm các trang thiết bị dạy và học một cách nhanh chóng, thủ tục đơn giản. Do đó Ban giám hiệu và GV phải chủ động, sáng tạo trong việc huy động các nguồn lực từ xã hội để trường có thể tồn tại và phát triển, tránh được sự thụ động, ỷ lại, trông chờ vào nguồn lực của nhà nước”.
CBQL mã số 01 cho rằng: “việc huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho GD sẽ thúc đẩy cho công tác xã hội hóa của nhà trường đạt hiệu quả, tuy nhiên để huy động được các nguồn lực đòi hỏi người CBQL phải linh hoạt, xây dựng được mô hình phù hợp. Thực tế hiện nay việc huy động các nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn do người dân chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xã hội hóa GD, đời sống kinh tế của người dân thấp…”
Thực trạng tham gia phối hợp của các lực lượng xã hội trong công tác XHH GDMN
Tác giả tiến hành khảo sát về thực trạng tham gia phối hợp của các lực lượng xã hội trong công tác XHH GDMN trên 14 lãnh đạo 7 xã, thị trấn huyện Nhà Bè, 28 CBQL, 110 GV và 220 CMHS của 11 trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.15 như sau:
Bảng 2.15. Thực trạng tham gia phối hợp của các lực lượng xã hội trong công tác XHH GDMN
Nội dung | LĐĐP | CBQL | GV | CMHS | |||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Sự tham gia của cha, mẹ học sinh | 3.07 | 0.73 | 1 | 2.36 | 0.62 | 6 | 2.46 | 0.67 | 8 | 2.47 | 0.69 | 8 |
2 | Sự chỉ đạo chặt chẽ, nhạy bén của ngành GD | 2.71 | 0.73 | 4 | 2.82 | 0.55 | 1 | 2.66 | 0.75 | 4 | 2.79 | 0.66 | 1 |
3 | Đội ngũ CBQL, GV có chất lượng | 2.86 | 0.53 | 2 | 2.29 | 0.66 | 7 | 2.41 | 0.60 | 10 | 2.38 | 0.71 | 9 |
4 | Sự ủng hộ của các tổ chức xã hội | 2.36 | 0.84 | 6 | 2.36 | 0.73 | 6 | 2.53 | 0.67 | 9 | 2.57 | 0.74 | 6 |
5 | Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương | 2.57 | 0.65 | 5 | 2.75 | 0.44 | 2 | 2.63 | 0.66 | 5 | 2.72 | 0.64 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Khó Khăn Đối Với Các Trường Mầm Non Huyện Nhà Bè Hiện Nay
- Thực Trạng Nhận Thức Về Mục Tiêu Công Tác Xhh Gdmn
- Đánh Giá Của Gv Và Cmhs Về Sự Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội
- Đánh Giá Của Gv, Cmhs Về Mức Độ Thực Hiện Và Kết Quả Thực Hiện Quản Lí Việc Phối Hợp Giữa Gia Đình, Nhà Trường Và Xã Hội
- Đánh Giá Của Gv, Cmhs Về Mức Độ Thực Hiện Và Kết Quả Thực Hiện Quản Lí Việc Phối Hợp Với Các Ban Ngành, Đoàn Thể, Các Tổ Chức, Cá Nhân
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lí Công Tác Xhhgd Tại Các Trường Mầm Non Cl Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Nội dung | LĐĐP | CBQL | GV | CMHS | |||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
6 | Huy động được các nguồn kinh phí | 2.71 | 0.73 | 4 | 2.46 | 0.64 | 5 | 2.47 | 0.66 | 7 | 2.50 | 0.76 | 7 |
7 | Phối hợp môi trường GD gia đình – nhà trường – xã hội | 2.57 | 0.51 | 5 | 2.54 | 0.58 | 4 | 2.49 | 0.63 | 6 | 2.47 | 0.62 | 8 |
8 | Xác định đúng vai trò, mục tiêu của GDMN | 2.71 | 0.61 | 4 | 2.82 | 0.61 | 1 | 2.74 | 0.63 | 1 | 2.77 | 0.65 | 2 |
9 | Công tác tham mưu của đội ngũ CBQL GD | 2.86 | 0.53 | 2 | 2.68 | 0.67 | 3 | 2.68 | 0.69 | 2 | 2.70 | 0.71 | 5 |
10 | Đổi mới công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ | 2.79 | 0.97 | 3 | 2.82 | 0.61 | 1 | 2.67 | 0.62 | 3 | 2.73 | 0.63 | 3 |
Trung bình chung | 2.72 | 2.59 | 2.57 | 2.61 | |||||||||
Đánh giá chung | Khá | Khá | Khá | Khá | |||||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.901 | 0.894 | 0.882 | 0.889 | |||||||||
Tương quan (Pearson) | 2.72 | 2.59 |
Ở nội dung khảo sát này, tác giả nhận thấy, các đối tượng khảo sát có sự tương đồng trong việc đánh giá kết quả thực hiện việc tham gia phối hợp của các lực lượng xã hội trong công tác XHH GDMN ở địa phương. Đánh giá của LĐĐP có ĐTB là 2.72, mức độ: khá, CBQL có ĐTB là 2.59, mức độ: khá, GV có ĐTB là 2.57, mức độ: khá, CMHS có ĐTB là 2.61, mức độ: khá. Như vậy qua bảng thống kê 2.15 các lực lượng xã hội tham gia phối hợp trong công tác XHH GDMN ở địa phương tương đối cao với mức độ khá.
Thực trạng các yếu tố tác động đến công tác XHH GDMN
Tác giả tiến hành khảo sát về thực trạng tham gia phối hợp của các lực lượng xã hội trong công tác XHH GDMN trên 14 lãnh đạo 7 xã, thị trấn huyện Nhà Bè, 28 CBQL, 110 GV và 220 CMHS của 11 trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.16 như sau:
Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác XHH GDMN
Nội dung | LĐĐP | CBQL | GV | CMHS | |||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Nhận thức của các lực lượng xã hội về GDMN và XHH GDMN | 2.93 | 0.62 | 1 | 2.82 | 0.48 | 1 | 2.55 | 0.74 | 3 | 2.34 | 0.71 | 2 |
2 | Uy tín của nhà trường về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD | 2.86 | 0.53 | 2 | 2.39 | 0.69 | 2 | 2.73 | 0.60 | 1 | 2.76 | 0.63 | 1 |
3 | Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương | 2.93 | 0.47 | 1 | 2.82 | 0.48 | 1 | 2.56 | 0.53 | 2 | 2.30 | 0.74 | 3 |
Trung bình chung | 2.90 | 2.62 | 2.62 | 2.47 | |||||||||
Đánh giá chung | Ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Bình thường | |||||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.741 | 0.762 | 0.809 | 0.740 | |||||||||
Tương quan (Pearson) | 2.90 | 2.62 |
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.16 cho thấy hầu hết LĐĐP, CBQL, GV đều cho rằng các yếu tố đều có ảnh hưởng đến công tác XHH GDMN với mức độ khá riêng CMHS cho rằng bình thường với mức độ trung bình. Đánh giá của LĐĐP có ĐTB là 2.90, mức độ: khá, CBQL có ĐTB là 2.62, mức độ: khá, GV có ĐTB là 2.62, mức độ khá và của CMHS là 2.47, mức độ trung bình. Không có LĐĐP, CBQL, GV, CMHS cho rằng không ảnh hưởng. Ngoài ra trong bảng 2.16 có 3 nội dung về
các yếu tố tác động đến công tác XHH GDMN bao gồm nhận thức của các lực lượng xã hội về GDMN và XHH GDMN; uy tín của nhà trường về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD; tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong đó nội dung nhận thức của các lực lượng xã hội về GDMN và XHH GDMN được LĐĐP xếp hạng thứ nhất với ĐTB là 2.93, mức độ: khá, CBQL xếp hạng thứ nhất với ĐTB là 2.82, mức độ: khá, GV xếp hạng thứ ba với ĐTB là 2.55, mức độ: khá, CMHS xếp hạng thứ hai với ĐTB là 2.34, mức độ: trung bình từ đó cho thấy nội dung này được đánh giá tương đối cao. Đối với nội dung uy tín của nhà trường về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD LĐĐP xếp hạng thứ hai với ĐTB là 2.86, mức độ: khá, CBQL xếp hạng thứ hai với ĐTB là 2.39, mức độ: trung bình, GV xếp hạng thứ nhất với ĐTB là 2.73, mức độ: khá, CMHS xếp hạng thứ nhất với ĐTB là 2.76, mức độ: khá từ đó cho thấy nội dung này được đánh giá khá cao. Đối với nội dung tình hình kinh tế - xã hội của địa phương LĐĐP xếp hạng thứ nhất với ĐTB là 2.93, mức độ: khá, CBQL xếp hạng thứ nhất với ĐTB là 2.82, mức độ: khá, GV xếp hạng thứ hai với ĐTB là 2.56, mức độ: khá, CMHS xếp hạng thứ ba với ĐTB là 2.30, mức độ: trung bình từ đó cho thấy nội dung này cũng được đánh giá khá cao. Qua kết quả đánh giá của các đối tượng khảo sát cho thấy được rằng các yếu tố đều có ảnh hưởng khá cao đến công tác XHH GDMN.
2.4. Thực trạng quản lí công tác XHH GDMN tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Thực trạng quản lí việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ mầm non, cùng chăm lo phát triển GDMN trên địa bàn
Thực trạng quản lí việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ mầm non
Để tìm hiểu Thực trạng quản lí việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tác giả tiến hành khảo sát trên 14 lãnh đạo 7 xã, thị trấn huyện Nhà Bè, 28 CBQL, 110 GV và 220 CMHS của 11 trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi phân tích, tổng hợp số liệu, thu được kết quả ở bảng 2.17, 2.18 như sau:
Bảng 2.17. Đánh giá của LĐĐP, CBQL về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quản lí việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Nội dung | LĐĐP | CBQL | GV | CMHS | |||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Xây dựng và hoàn thiện dần cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm GD; | 2.71 | 0.61 | 3 | 2.43 | 0.65 | 5 | 2.43 | 0.63 | 5 | 2.36 | 0.62 | 4 |
2 | Phân bổ và sử dụng hợp lí nguồn ngân sách nhà nước và tiềm năng xã hội hợp lí; | 2.93 | 0.47 | 2 | 3.00 | 0.55 | 2 | 2.82 | 0.55 | 2 | 2.89 | 0.63 | 1 |
3 | Mở rộng khả năng đóng góp của mọi người cho GDMN; | 2.93 | 0.27 | 2 | 2.93 | 0.27 | 3 | 2.75 | 0.44 | 3 | 2.82 | 0.55 | 2 |
4 | Tổ chức các hoạt động, phong trào để tạo động lực trong việc huy động tiềm năng xã hội để phát triển GDMN; | 2.57 | 0.65 | 4 | 2.57 | 0.65 | 4 | 2.46 | 0.69 | 4 | 2.39 | 0.74 | 3 |
5 | Phát huy truyền thống dân tộc, lễ hội và cá nhân; | 3.07 | 0.27 | 1 | 3.14 | 0.36 | 1 | 2.86 | 0.59 | 1 | 2.89 | 0.63 | 1 |
6 | Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GDMN | 2.36 | 0.50 | 5 | 2.36 | 0.50 | 6 | 2.32 | 0.61 | 6 | 2.25 | 0.70 | 5 |
Trung bình chung | 2.76 | 2.74 | 2.61 | 2.60 | |||||||||
Đánh giá chung | Thường xuyên | Khá | Thường xuyên | Khá | |||||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.717 | 0.820 | 0.831 | 0.850 | |||||||||
Tương quan (Pearson) | 0.879833** | 0.845333** |
Nội dung xây dựng và hoàn thiện dần cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm GD được LĐĐP xếp hạng thứ ba trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.71 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 3) và 2.43 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 5), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và hiệu quả thực hiện là trung bình. Điều này cho thấy sự không tương đồng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện từ đó cần nhìn nhận lại cách thức, phương pháp quản lí của người CBQL về xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Nội dung này được CBQL xếp hạng thứ năm trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này chỉ đạt trung bình 2.43 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 5) và 2.36 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 4), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Điều này cho thấy nội dung này chưa được quan tâm và chưa thực hiện hiệu quả.
Nội dung phân bổ và sử dụng hợp lí nguồn ngân sách nhà nước và tiềm năng xã hội hợp lí được LĐĐP xếp hạng thứ hai trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.93 (xếp thứ 2) cho mức độ thực hiện và 3.00 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 2), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Điều này cho thấy sự tương đồng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện và nội dung này được thực hiện hiệu quả. Nội dung này được CBQL xếp hạng thứ hai trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.82 (xếp thứ 2) cho mức độ thực hiện và 2.89 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 1), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Điều này cho thấy sự tương đồng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện và nội dung này được thực hiện hiệu quả.
Nội dung mở rộng khả năng đóng góp của mọi người cho GDMN được LĐĐP xếp hạng thứ hai trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.93 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 2) và 2.93 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 3), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Số liệu này cho thấy nội dung này được thực hiện hiệu quả vì có sự tương đồng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Nội dung được CBQL xếp hạng thứ ba trong bảng
2.17. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.75 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 3) và 2.82 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 2), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Số liệu này cho thấy nội dung này được thực hiện hiệu quả vì có sự tương đồng giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện.
Nội dung Tổ chức các hoạt động, phong trào để tạo động lực trong việc huy động tiềm năng xã hội để phát triển GDMN được LĐĐP xếp hạng thứ tư trong bảng
2.17. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.57 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 4) và 2.57 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 4), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Qua đó cho thấy nội dung này được thực hiện tương đối hiệu quả. Nội dung này được CBQL xếp hạng thứ tư trong bảng
2.17. Điểm đánh giá hoạt động này chỉ đạt trung bình 2.46 cho mức độ thực hiện và
2.39 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 4), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Qua đó cho thấy nội dung này chưa được thực hiện hiệu quả.
Nội dung phát huy truyền thống dân tộc, lễ hội và cá nhân được LĐĐP xếp hàng thứ nhất trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 3.07 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 1) và 3.14 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 1), tương ứng với mức độ thực hiện là rất thường xuyên và kết quả thực hiện là tốt. Nội dung này được CBQL xếp hàng thứ nhất trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này đạt trung bình 2.86 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 1) và 2.89 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 1), tương ứng với mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là khá. Qua số liệu thống kê cho thấy nội dung này được LĐĐP và CBQL đánh giá thực hiện hiệu quả.
Nội dung đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GDMN được LĐĐP xếp hàng thứ năm trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này chỉ đạt trung bình 2.36 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 5) và 2.16 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 6), tương ứng với mức độ thực hiện là bình thường và kết quả thực hiện là trung bình. Điều này cho thấy nội dung này thực hiện chưa hiệu quả. Nội dung này được CBQL xếp hàng thứ sáu trong bảng 2.17. Điểm đánh giá hoạt động này chỉ đạt trung bình 2.32 cho mức độ thực hiện (xếp thứ 6) và 2.25 cho kết quả thực hiện (xếp thứ 5), tương ứng với mức