Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 6


Xây dựng DLNN theo hướng bền vững chính là phát triển loại hình du lịch vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập vừa mang lại trải nghiệm về hoạt động nông nghiệp hoặc liên quan đến sản xuất nông nghiệp của cộng đồng địa phương đến du khách. Ngược lại, cộng đồng dân cư chú trọng tăng nguồn thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng cần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa nông nghiệp bản địa.

Phát triển DLNN theo hướng bền vững giữ vai trò thỏa mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người. Mặt khác, loại hình này giúp duy trì nền sản xuất nông nghiệp đặc trưng của mỗi quốc gia, phát huy vẻ đẹp quan cảnh nông nghiệp cũng đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế bổ trợ khác phát triển.

Phát triển loại hình DLNN cần phải dựa trên các yếu tố sau:

- Cân bằng mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế, bảo tồn tài nguyên và vấn đề bảo vệ môi trường.

- Quá trình phát triển mang tính lâu dài.

- Khai thác tài nguyên phục vụ du lịch không chỉ tại thời điểm hiện tại mà phải kéo dài tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tiếp nối.

Các nguyên tắc phát triển DLNN theo hướng bền vững

- Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả, phát triển lâu dài.

- Chọn lọc quá trình tiêu thụ tránh gây lãng phí, hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

- Duy trì tính đa dạng về xã hội, văn hóa, tài nguyên và đặc biệt là tính sinh học trong hệ thống nông nghiệp.

- DLNN phát triển trên cơ sở phát triển tổng thể nền KT-XH quốc gia.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 6

- Giữ vai trò như một công cụ thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

- Thu hút cộng đồng địa phương tham gia.

- Thảo luận, đóng góp ý kiến từ chủ thể và các bên có liên quan phát triển loại hình DLNN.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Quảng bá, tiếp thị trung thực hình ảnh điểm đến DLNN.

- Chú trọng vấn đề nghiên cứu, đóng góp phát triển điểm đến DLNN.


1.2. Kinh nghiệm về phát triển DLNN

1.2.1. Trên thế giới

Những năm đầu của thập niên cuối thế kỉ XX, DLNN được sự công nhận như một loại hình du lịch độc đáo, khác biệt ở một số nước Châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Thụy Điển, Áo, Hà Lan,… Hiện nay, loại hình này vẫn tiếp tục được duy trì với sự phát triển sản phẩm DLNN phong phú, đa dạng. Tại thời điểm ban đầu, quan điểm về DLNN gần như tương đồng với các loại hình du lịch ở nông trại, du lịch xanh, du lịch di sản,…Tuy nhiên, DLNN đã phát triển rất thành công khi vượt khỏi phạm vi lãnh thổ ban đầu để phát triển ở các nước Châu Mỹ và Châu Á, tiêu biểu Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Không chỉ có sự khác biệt về thời gian phát triển và mức độ hoạt động của các điểm đến DLNN cũng đảm nhận nhiệm vụ khác nhau đối với từng quốc gia. Ở nhóm nước phát triển, DLNN quy hoạch phát triển theo chiều sâu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho từng tấc đất khi các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp. Vì thế, nông dân phải chủ động tìm thị trường cho sản phẩm vườn nhà bằng cách đưa du khách đến sống trong các trang trại. Điểm đến DLNN là một công cụ trong đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và phát huy sức mạnh nội tại của cộng đồng địa phương. Quan trọng hơn chính là giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống bên cạnh bảo vệ môi trường. Ngược lại, đối với nhóm nước đang phát triển thì DLNN tiến hành khai thác theo chiều rộng.

Loại hình DLNN có nhiều tên gọi khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Anh Quốc gọi là “Rural-tourism” (Du lịch nông thôn), “Homestead” (Du lịch trang trại) tại Hoa Kỳ, Nhật Bản có tên là “Green-tourism” (Du lịch xanh) và “Tourism de verdue” (Du lịch với cỏ cây) ở Pháp. Trong khi tại một số quốc gia ở Châu Âu là Ireland, Luxembourg dùng “Agritourism” (Du lịch nông nghiệp) thì Ấn Độ sử dụng từ “Agro Tourism”. Theo từ điển Tiếng Anh chuyên ngành du lịch - khách sạn, “Agritourism, Agricultural tourism, Agrotourism” hoặc “Farm tourism” (Du lịch nông trại) đều đề cập DLNN. Mặc dù loại hình này có nhiều tên gọi khác nhau bởi tùy thuộc vào hình thức tổ chức và sản phẩm nông nghiệp cung ứng cho du khách nhưng bản chất kết hợp giữa nông nghiệp và kinh doanh du lịch vẫn không thay đổi.


* Hàn Quốc

Nhờ khai thác và phát triển loại hình DLNN, Hàn Quốc đã đạt được những lợi ích kinh tế nhất định. Trong giai đoạn 1985 – 1990, doanh thu hoạt động này tăng gấp 2 lần, mang lại cơ hội cải thiện đời sống người dân ở các khu vực nông thôn và thúc đẩy sự phát triển KT-XH địa phương. Với sự hợp tác của cộng đồng địa phương trở thành điểm đến DLNN, chính quyền quản lý đã đầu tư và hỗ trợ hơn trong việc phát triển loại hình này ở nông thôn. Mục đích dự án hướng đến nhằm thu hút sự quan tâm để lôi kéo người dân đô thị đến khám phá cuộc sống vùng nông thôn.

Các ngôi làng truyền thống của Hàn Quốc thường có quy mô rất nhỏ, với khoảng 30 đến 50 hộ dân sinh sống. Tổng số dân của một ngôi làng dao động trong khoảng 100 đến 150 người. Khi tham gia dự án DLNN, khoản tiền đầu tư mỗi ngôi làng nhận 200.000 USD. Khoản tiền này được sử dụng cho công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm DLNN cũng như vận hành bộ máy quản lý dự án cấp cơ sở.

Những ngôi làng trở thành địa điểm DLNN được yêu cầu duy trì đúng lối sống nông thôn và hầu hết nét sinh hoạt thành thị du nhập từ trước đó đều bị giản lược ở mức tối đa. Năm 2002, chính phủ nước sở tại quyết định đẩy mạnh phát triển DLNN hơn nữa. Đặt ra kỳ vọng phát triển DLNN sẽ xóa dần khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn và thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Mô hình DLNN của Hàn Quốc tổ chức thành công xuất phát từ bước đi tiên phong khai thác giá trị văn hóa và ngành nghề truyền thống của cộng đồng dân cư bản địa phục vụ du khách.

* Trung Quốc

Ở khu vực Đông Á, Trung Quốc có bề dày lịch sử phát triển lâu đời, sở hữu nhiều giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhất so với các quốc gia còn lại. Dân số đông, đứng đầu thế giới với hơn 1,4 tỷ người do đó Trung Quốc trở thành lãnh thổ tiến hành phát triển DLNN về quy mô tổ chức lớn nhất thế giới.

Năm 2006, chính phủ đã xây dựng 15 tuyến DLNN độc đáo với khẩu hiệu: “Chống đói nghèo bằng con đường phát triển DLNN”. Tỉnh Quảng Tây được chọn trở thành điểm đến trong chuỗi khai thác và tổ chức hoạt động DLNN. Mục tiêu


nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư và thu hút khách du lịch trải nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp địa phương.

Năm 2007, nằm ở phía đông tỉnh Giang Tây có một ngôi làng rất được du khách yêu thích, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của loại hình DLNN ở Trung Quốc. Địa điểm này được đầu tư với hy vọng đẩy mạnh DLNN ở nông thôn hơn nữa làm thay đổi cuộc sống của cộng đồng địa phương. Điểm đặc biệt của tất cả ngôi nhà trong làng chính là sử dụng tranh vẽ trang trí. Hầu hết các bức tường được tô vẽ kín với những nhân vật hoạt hình quen thuộc như Doraemon, Pikachu, Bạch Tuyết... Du khách thích thú bởi sự gợi nhớ về tuổi thơ và không gian nông thôn yên bình. Tên của ngôi làng ít được biết đến bởi du khách thường gọi bằng cái tên “Ngôi làng hoạt hình” hoặc “Ngôi làng tuổi thơ”.

Năm 2010, tỉnh Hải Nam đã xây dựng 133 các khu vườn DLNN để phục vụ du khách tạo việc làm cho khoảng 14,5 nghìn người với lợi nhuận hàng năm rất cao. Mô hình DLNN tại Trung Quốc hiện nay không chỉ được quy hoạch theo hướng mở rộng mà còn theo hướng áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp nhằm tạo ra SPDLNN đặc thù, mang lại sự trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Đối với quy hoạch phát triển, Trung Quốc lựa chọn địa phương tập trung sản xuất nông nghiệp lớn trở thành các điểm đến DLNN lý tưởng thu hút du khách trong và ngoài nước.

* Thái Lan

Thuộc khu vực Đông Nam Á, ngành du lịch của Thái Lan phát triển với tốc độ khá nhanh. Từ sau những năm 1980, mỗi năm quốc gia này đón hơn 15 triệu du khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng. Tương đồng với một số quốc gia khác ở Châu Á, nền nông nghiệp của Thái Lan phát triển lâu đời và sở hữu nhiều tiềm năng tài nguyên gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng và nổi bật là các giá trị văn hóa bản địa tạo tiền đề phát triển DLNN. Nhờ xác định các yếu tố thế mạnh nên loại hình này đã thu hút sự quan tâm của Cơ quan du lịch quốc gia Thái Lan và Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Quốc gia Thái Lan.

Năm 2000, DLNN được nhận định như một loại hình du lịch mới đầy tiềm năng trước khi tiến đến giai đoạn phát triển mạnh. Quan điểm phát triển DLNN của


Thái Lan gần giống với quan điểm của nước Ý, đó là sự gắn liền giữa hoạt động du lịch và sản xuất nông nghiệp với tên gọi “Agrotourism”.

Theo Nichakan và Yamada (2003), có 3 chủ thể tham gia phát triển du lịch nông nghiệp tại các vùng nông thôn Thái Lan, bao gồm: Cơ sở trang trại của hộ kinh doanh nông nghiệp và các nông trại cá nhân khác; Khu vực nông nghiệp có phạm vi rộng lớn; Các cơ sở nông nghiệp của nhà nước. Theo thống kê giai đoạn 2000 - 2003, Thái Lan với số lượng 551 cơ sở ban đầu đã tăng thêm 118 cơ sở tham gia vào cung ứng các dịch vụ phát triển DLNN. Học tập mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản, các cuộc vận động được triển khai trên phạm vi cả nước nhằm mục đích phát triển đa dạng SPDLNN tạo sự chú ý và sức hút đối với du khách.

Chủ thể điều phối các điểm đến DLNN bao gồm chủ của các nông trại, hội người làm vườn, hội những phụ nữ làm công tác chế biến và thu hoạch nông sản. Hoạt động của DLNN chủ yếu tập trung phục vụ tham quan các cơ sở, nông trại sản xuất nông nghiệp, nhìn ngắm cảnh quan tự nhiên, tham gia trải nghiệm canh tác, tự thu hái trái cây, rau củ, hoa quả và thưởng thức nông sản địa phương.

Như vậy, các dịch vụ ăn uống và cơ sở lưu trú vẫn chưa đảm nhận vai trò bổ trợ hoạt động DLNN phục vụ du khách. Thông qua DLNN tại Thái Lan, du lịch là phương tiện phát triển nông nghiệp ở nông thôn nhưng các giá trị văn hóa truyền thống tiềm năng của cộng đồng chưa được đề cao và khai thác tương xứng.

* Đài Loan

Từ những năm 1980, Đài Loan đã thực hiện mô hình DLNN “Phong cách sống xanh” (Green Lifestyle). Theo Hiệp hội phát triển du lịch nông nghiệp Đài Loan, chủ thể của DLNN bao gồm chăn nuôi, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với các nội dung giáo dục về nông nghiệp, thực phẩm. Các chủ thể này cần trải qua quá trình 6 cấp của doanh nghiệp, kết hợp đa lĩnh vực giải trí du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin để tăng khả năng cạnh tranh. Các khu vực DLNN quy hoạch xây dựng dựa trên nền tảng cụm kinh tế và các trang trại du lịch tư nhân đã tạo nên làn sóng du lịch mới ở Đài Loan.

Ở Đài Loan có 6 cấp doanh nghiệp, cụ thể: Cấp 1 là sản xuất nông nghiệp; Cấp 2 là chế biến; Cấp 3 là dịch vụ. Phương trình [1x2x3 = 6] giúp nâng cao giá trị


sản phẩm du lịch. Kết hợp đa lĩnh vực giải trí du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá tăng sức cạnh tranh. Doanh nghiệp cấp 1 với các sản phẩm nông nghiệp có thể bán trực tiếp cho khách du lịch tại khu du lịch nông nghiệp; Cấp 2 cung cấp sản phẩm đã được chế biến với giá trị cao hơn sản phẩm nông nghiệp cấp 1; Cấp 3 hướng đến nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ con người.

Mô hình DLNN được chia thành các khu thắng cảnh và điểm sản xuất nông nghiệp với: Các khu thắng cảnh quan trọng (63 địa điểm): 18 khu vui chơi giải trí rừng quốc gia; 3 khu vui chơi giải trí rừng đồng bằng; 12 cảng vui chơi giải trí; 25 khu nông nghiệp chất lượng cao và 5 khu mô hình tái tạo nông thôn kiểu mẫu. Điểm sản xuất nông nghiệp trọng điểm (247 điểm) gồm: 36 nông trường (nông trường chăn nuôi), 50 cửa hàng nhãn hiệu “Tian mama” xuất sắc, 20 cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, 12 nhà máy sản xuất rượu chất lượng cao, 21 khu sinh thái vườn chè, 7 nhà hàng đạt chất lượng thân thiện phục vụ khách đạo Hồi, 43 khu trải nghiệm nông nghiệp chất lượng cao và 58 vườn cây ăn quả du lịch chất lượng cao.

Mô hình DLNN này là sự tổng hợp các sản phẩm nông nghiệp (nông sản, rau quả, chăn nuôi, thủy sản) để phát triển thành DLNN theo chủ đề. Thúc đẩy DLNN trở thành một mô hình sống xanh kiểu mẫu, chứa đựng nhân tố mới cho ngành DL. Bên cạnh các chức năng khác như giải trí nghỉ dưỡng, giáo dục di sản, bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường,.. Ở Đài Loan có 2 loại trang trại: Giải trí tổng hợp và đơn giản. Các trang trại đơn giản chỉ cung cấp những hoạt động trải nghiệm nông nghiệp cho du khách thông qua dịch vụ trang trại sẵn có. Thúc đẩy DLNN phát triển do Ủy ban Nông nghiệp và Hiệp hội Du lịch Nông nghiệp Đài Loan cùng hợp tác.

Sự thành công của mô hình DLNN của Đài Loan dựa vào sự kết hợp bốn yếu tố là bản sắc văn hóa, chất lượng dịch vụ, thương hiệu địa phương và gia tăng giá trị nông nghiệp bằng doanh nghiệp 6 cấp. Triển khai các chiến lược gồm: Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm đa dạng, phát triển thương hiệu tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và gắn liên kết thương hiệu.


* Nhật Bản

Từ những năm 80 của thế kỷ 20, Nhật Bản dành sự quan tâm đặc biệt về loại hình DLNN. Sản xuất nông nghiệp tại các vùng nông thôn, miền núi và ven biển có xu hướng bị đình trệ. Quá trình tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa nhanh chóng và làn sóng di dân cơ học của lao động nông thôn đến các đô thị lớn. Ngoài ra, sự phân cấp hoặc tách rời giữa hai khu vực nông thôn và thành thị cũng trở nên ngày càng rõ nét hơn. Nhật Bản đã đầu tư và triển khai các kế hoạch tổ chức DLNN ở nông thôn nhằm hồi phục hoạt động kinh tế nông thôn, cảnh quan nông nghiệp và tăng cường giao lưu hợp tác giữa cư dân sinh sống ở thành thị và nông thôn. Đồng thời, nâng cao vốn hiểu biết, nhận thức của dân cư thành thị đối với sản xuất nông nghiệp.

Cuối những năm 1970, tỉnh Oita nằm trên quần đảo Kyushu (Nhật Bản) là nơi khởi phát phong trào “Ipson Ipin”, “OVOP” hay “Mỗi làng một sản phẩm”. Điểm đến Yufuin - ngôi làng nhỏ trong thung lũng với 100% cư dân sống bằng hoạt động nông nghiệp. Hội đồng quản lý DL địa phương quy hoạch phát triển, tổ chức các buổi trao đổi với dân cư và chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý. Người dân sáng tạo ra logo "Yufuin Plus" để gắn trên các sản phẩm thủ công như khăn mặt, bánh xà phòng thảo dược. Mục đích nâng cao chất lượng phục vụ cũng như thương hiệu SPDLNN, bên cạnh thành lập Hội nghiên cứu và phát triển ẩm thực Yufuin.

Du khách được tận hưởng không khí trong lành, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng lúa, vườn trái cây.. hoặc trải nghiệm ngâm suối nước nóng, tắm Osen công cộng, tham gia các sự kiện, lễ hội văn hóa độc đáo và thưởng thức ẩm thực địa phương. Hiện nay, khoảng 30% lực lượng lao động địa phương tham gia ngành nông nghiệp và khoảng 70% lao động còn lại làm việc liên quan đến DL và dịch vụ.

Moku Moku nằm ở Iga, thuộc tỉnh Mie (đảo Honshu) được xây dựng theo mô hình công viên nông nghiệp cũng là mô hình DLNN thành công nhất cho đến nay ở Nhật Bản. Nó là một tổ hợp đa dạng gồm trang trại, nhà hàng, siêu thị nông nghiệp, khu nghỉ dưỡng, suối nước nóng, cửa hàng quà tặng, lớp dạy nông nghiệp, làm bánh, xúc xích, nấu bia, vườn thú,.. và cung cấp các dịch vụ trải nghiệm như hái nấm, vắt sữa, thu hoạch rau, làm đồ thủ công,…Đặc biệt, du khách thuê đất để trồng


trọt và thu hoạch. SPDLNN phân thành 3 nhóm: Sản phẩm nông nghiệp thô, đã qua chế biến và các dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp. Ngoài phí vào cổng, mỗi dịch vụ du khách tham gia có trả phí.

Các mô hình DLNN đã phát triển thành công “Phong cách sống xanh” (Đài Loan) và “Moku Moku” (Nhật Bản) dựa trên quan điểm PTDLBV Cụ thể, tính chuyên nghiệp cao trong quy trình tổ chức hoạt động, yếu tố môi trường được đảm bảo giảm thiểu mức thấp nhất khả năng gây biến đổi hệ sinh thái và cảnh quan nông nghiệp. Khai thác giá trị nhân văn hướng du khách giao lưu, tiếp cận văn hóa cộng đồng địa phương cân bằng lợi ích xã hội giữa chủ sở hữu và doanh nghiệp du lịch. SPDLNN không ngừng đổi mới chiến lược đầu tư phát triển để là cầu nối quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới.

1.2.2. Ở Việt Nam

Khu vực nông thôn của Việt Nam có cảnh quan nông nghiệp đa dạng, độc đáo và khác biệt nhờ vào sự đa dạng của địa hình. Nét văn hóa đặc trưng theo vùng, miền thể hiện qua lối kiến trúc, làng nghề truyền thống, ẩm thực và các lễ hội dân gian. Mỗi ngôi làng sở hữu tiềm năng to lớn trở thành mô hình DLNN tuy nhiên không phải tất cả đều có thể phục vụ phát triển DLNN.

Thực tế, DLNN đã phát triển rộng khắp nhưng quy mô nhỏ, lẻ, rời rạc do thiếu sự liên kết, tương tác lẫn nhau hình thành một mạng lưới điểm đến DL hấp dẫn. Nông sản địa phương dựa vào DLNN nâng cao giá trị đáng kể, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hơn nữa ổn định đời sống nông dân, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ở nông thôn. Điểm đến khác biệt và SPDLNN đa dạng phục vụ nhu cầu như tham quan, thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng cung cấp hoạt động trải nghiệm đặc trưng của nông nghiệp là cấy lúa, bắt cá, hái trái cây, chèo xuồng,... Một số khu vực đã phát triển mô hình DLNN điển hình như:

- Tại thành phố Hà Nội: Cảnh quan thiên nhiên đẹp, không gian yên bình có nhiều trang trại và các nông hộ chăn nuôi bò sữa, đà điểu, nuôi ong mật, hoa quả, bò vàng nổi tiếng,... Tham quan các làng nghề lâu đời trong sản xuất nông nghiệp như: Ba Trại, Ba Vì, Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ,… SPDLNN khác nhau mang lại những trải nghiệm thú vị dành cho du khách. Tiêu biểu có “Trang trại đồng quê ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/01/2023