DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 1.1. Cấu trúc khung năng lực giáo dục KNS của GVMN 30
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, trẻ em mầm non thành phố Lào Cai từ năm 2018-2020 43
Bảng 2.2. Thống kê ý nghĩa mức độ thang đo 46
Bảng 2.3. Đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố Lào Cai 47
Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV trường mầm non về tầm quan trọng của bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại các trường mầm non thành phố Lào Cai 50
Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV trường mầm non về nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS
tại các trường mầm non thành phố Lào Cai 52
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 1
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Liên Quan Đến Vấn Đề Nghiên Cứu
- Năng Lực Tổ Chức Giáo Dục Kns Cho Giáo Viên Mầm Non
- Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Giáo Viên Mầm Non
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV trường mầm non về hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS
tại các trường mầm non thành phố Lào Cai 54
Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV trường mầm non về phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại các trường mầm non thành phố Lào Cai 55
Bảng 2.8. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai 57
Bảng 2.9. Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai 59
Bảng 2.10. Thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai 61
Bảng 2.11. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai 63
Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai 65
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên các trường mầm non tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 89
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên các trường mầm non tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 90
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ 44
Biểu đồ 2.2. Tình hình tham gia bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS của giáo viên trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai giai đoạn 2018-2020 48
Biểu đồ 3.1. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên các trường mầm non tại thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai 92
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là những chủ nhân tương lai, là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Bởi vậy, quan tâm, chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người. Để có những công dân tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ em phải được nuôi dưỡng, chăm sóc thật tốt để đảm bảo phát triển về sức khoẻ, trí tuệ, tình cảm và hành vi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng bạo hành, xâm hại và tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
Tuổi mầm non là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Ở lứa tuổi này, trẻ chưa có nhiều kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác… Do đó, việc dạy kỹ năng sống (KNS) cho trẻ là rất cần thiết, bởi KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non. Xác định được tầm quan trọng và sự cần thiết phải trang bị cho trẻ mầm non KNS, nên từ những năm đầu thập kỉ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc như: Tổ chức y tế thế giới (WTO), Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em; ở Việt Nam giáo dục KNS cho trẻ mầm non đã được thể hiện rõ trong mục tiêu, nội dung của chương trình giáo dục mầm non.
Ngày nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non trong đó có giáo dục KNS đang được quan tâm nhằm tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển tâm sinh lý, thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, ở phạm vi rộng, giáo dục mầm non vẫn còn một số vụ việc gây bức xúc xã hội mà nguyên nhân là do giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng.
Ở Lào Cai, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố nói chung và giáo dục mầm non nói riêng được quan tâm, đầu tư do đó chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các nhà trường từng bước được nâng lên song việc giáo dục KNS cho trẻ trong trường mầm non còn lúng túng. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này, chúng tôi nhận thấy: Giáo viên chưa được đào tạo bài bản về giáo dục KNS. Khó khăn lớn nhất trong khi truyền đạt KNS cho trẻ từ việc lựa chọn đề tài đến phương pháp giảng dạy, giáo viên thiếu tính chuyên nghiệp, dạy trẻ thế nào, truyền đạt thế nào để trẻ hiểu được là một vấn đề không đơn giản. Thực tế cho thấy dù giáo dục về kỹ năng nhưng chính giáo viên lại thiếu về kỹ năng giáo dục lồng ghép trong các môn học mà lẽ ra giáo viên phải chủ động trong việc này. Đến nay vẫn chưa có một giáo trình thống nhất, nên việc lồng ghép ra sao, lồng ghép như thế nào để hiệu quả nhất? Nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục e ngại khi chính giáo viên - những người thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - cũng thiếu kỹ năng sống. Mặt khác, công tác bồi dưỡng để nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên cũng chưa được làm thường xuyên, nội dung bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng chưa sát với nhu cầu cần của giáo viên nên tác dụng hạn chế.
Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” làm luận văn với mong muốn góp phần nâng cao năng lực giáo dục KNS cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm trang bị cho giáo viên thêm kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non;
4.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên mầm non của thành phố Lào Cai trong những năm gần đây đã có sự quan tâm và đạt được một số kết quả, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế, điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai một cách khoa học, phù hợp, triển khai áp dụng khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn khảo sát: Tại 16 trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai.
- Khách thể điều tra: 35 CBQL, 220 giáo viên tại các trường được lựa chọn khảo sát.
- Giới hạn thời gian: Từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2020 - 2021.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản có liên quan liên quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường MN, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Sử dụng các bảng hỏi để khảo sát cán bộ quản lý, TTCM, giáo viên các trường MN thành phố Lào Cai để thu thập thông tin về thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, TTCM, giáo viên các trường mầm non ở thành phố Lào Cai về đội ngũ, năng lực của đội ngũ, công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên để thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát trực tiếp các hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS của các trường mầm non và phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Lào Cai để thu thập thông tin.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia, CBQL, giáo viên trực tiếp giảng dạy về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp mới đề xuất.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày kết quả nghiên cứu. Lập các bảng biểu, sơ đồ để so sánh, đối chiếu,...
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục công trình khoa học liên quan đến luận văn của tác giả, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở các nước trên thế giới
Michael Armstrong nghiên cứu quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như một quá trình có kế hoạch, xác định nó là những tác động có xem xét, cất nhắc cẩn thận nhằm đảm bảo chất lượng học tập cần thiết để nâng cao khả năng làm việc thực tế của cán bộ, công chức. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch gồm các bước: Xác định rõ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xác định những yêu cầu của việc học tập; xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; xác định địa điểm và người đảm nhận việc đào tạo, bồi dưỡng; triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. (dẫn theo [21]).
Leonard Nadler và Leslie Rae tập trung vào chất lượng thiết kế chương trình đào tạo và lập kế hoạch đào tạo. Trong nghiên cứu này thể hiện rất rõ, cụ thể các kỹ thuật trong đào tạo, bồi dưỡng, chính vì thế mà nghiên cứu dừng lại ở vị trí tư vấn kỹ thuật không đặt ra những vấn đề như các chính sách quốc gia, sự định hướng của Chính phủ đối với công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng hay một mô hình chung về chất lượng cán bộ, công chức và hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải như thế nào. (dẫn theo [21]).
Cuốn sách “Phát triển giáo viên và thay đổi giáo dục” [Error! Reference source not found.], tác giả M.Fullan và A.Hargreaves đã nghiên cứu và chỉ ra các phương tiện để bồi dưỡng năng lực cá nhân cho giáo viên, đó là: (i) Phát triển tâm lí gồm 4 cấp độ: tự bảo vệ, tiền đạo đức, phụ thuộc một chiều; bảo thủ, phủ định đạo đức, tự lập; lương tâm, đạo đức, phụ thuộc có điều kiện; tự lập, tự chủ, nguyên tắc, tích hợp; (ii) Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 6 cấp độ: phát triển các kĩ năng tồn tại; thành thạo các kĩ năng dạy học cơ bản; mở rộng sự linh hoạt chuyên môn; trở thành chuyên gia; góp phần phát triển