Tác Động Của Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Liên Bang Nga Tới Sự Mở Rộng Quan Hệ Thương Mại Của Việt Nam Với Các Quốc Gia Khác.


Theo bảng 3.6, giai đoạn 2007-2014, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng, chiếm tỉ trọng lớn trên GDP (tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu trên GDP là 86%, nhập khẩu là 83% vào năm 2014), khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP luôn được duy trì ổn định ở mức 5-6%. Từ đó có thể thấy, thương mại đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2014, tăng trưởng xuất khẩu đạt 13,6% và nhập khẩu đạt 12,1%, cán cân thương mại thặng dư khoảng 2 tỷ USD. Mức tăng này chủ yếu là do lượng hàng xuất nhập khẩu gia tăng (lần lượt ở mức 12,7% và 13,3%). Những con số này phần nào phản ánh sự phục hồi của sản xuất trong nước sau một thời gian chịu tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Trong giai đoạn 2007-2014, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Liên bang Nga thời gian qua không ngừng gia tăng, mặc dù cán cân thương mại của Việt Nam liên tục nhập siêu từ Nga. Phải tới năm 2011, cán cân thương mại của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Liên bang Nga mới lần đầu tiên thặng dư. Tuy kết quả có được là do Việt Nam giảm nhập khẩu từ thị trường này, song cũng cho thấy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nga đang duy trì ổn định, tạo đà tăng trưởng trong thời gian tới, nhất là sau khi FTA Việt Nam - EAEU có hiệu lực.

Việc tham gia trao đổi thương mại với Liên bang Nga còn giúp các ngành thủy sản, nông sản, dệt may ở Việt Nam tăng cường sản xuất, hoàn thiện và phát triển do đây là các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nga. Đối với nhập khẩu, ngoài xăng dầu, máy móc thiết bị mà Việt Nam nhập khẩu từ Nga chắc chắn sẽ có chất lượng tốt hơn so với máy móc thiết bị nhập từ Trung Quốc, giúp quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam diễn ra thuận lợi hơn.

Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hai nước song cũng đã có những đóng góp


tích cực đến sản xuất, cũng như tăng trưởng kinh tế thương mại của Việt Nam thời gian qua.

3.4.2. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga tới sự mở rộng quan hệ thương mại của Việt Nam với các quốc gia khác.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga được thiết lập không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, thương mại cho cả hai bên mà còn có tác dụng thúc đẩy mối quan hệ thương mại của Việt Nam với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia thuộc khối SNG.

Trước hết, Việt Nam vốn là một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu. Nhiều năm qua, những đối tác thương mại lớn của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Mỹ. Theo số liệu thống kê từ ITC, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 khoảng 23,9 tỷ USD,; xếp vị trí thứ hai là EU với 23 tỷ USD; tiếp theo là ASEAN với 18,6 tỷ USD; Trung Quốc xếp vị trí thứ tư với 13,2 tỷ USD. Về nhập khẩu, năm 2013 Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu khoảng 36,9 tỷ USD, tăng khoảng 27% % so với năm 2012; nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng đạt mức cao với kim ngạch 20,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2012; tiếp theo là ASEAN với 21,3 tỷ USD, tăng 2,4% [45]. Do vậy, việc hợp tác với Liên bang Nga đã tăng thêm cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng muốn thông qua việc ký kết FTA Việt Nam - EAEU, nhằm hướng tới mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia thuộc khối SNG, vốn là những thị trường rất tiềm năng, nhằm tránh rủi ro từ sự lệ thuộc vào những thị trường lớn truyền thống như Trung Quốc hay Mỹ.

SNG là tên viết tắt bằng tiếng Nga và CIS là tên viết tắt bằng tiếng Anh đều được dùng để gọi Cộng đồng các quốc gia độc lập. Hiện nay, CIS chỉ còn gồm 9 thành viên là Nga, Bê-la-rut, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-dan, Ca-dăc-xtan,


Cư-gưt-xtan, Môn-đô-va, Ta-di-kit-xtan và U-dơ-bê-kít-xtan, U-crai-na đã tuyên bố rút khỏi CIS dù đã từng là một trong ba thành viên sáng lập CIS và Tơc-mê-nít-xtan không thông qua Hiến chương. Giai đoạn 2000-2008, trừ Cư-gưt-xtan, các quốc gia thuộc khối CIS đều đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến năm 2014, những căng thẳng địa chính trị tại khu vực đã khiến tốc độ tăng trưởng của khối CIS chậm lại, trong đó một phần là do những bế tắc trong tình hình Liên bang Nga. Sự suy giảm của dòng kiều hối, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia CIS, cũng là một trong những nguyên nhân khiến những nền kinh tế nhỏ hơn thuộc khối bị ảnh hưởng. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của CIS sẽ chỉ đạt 1,1% vào năm 2015; trong đó, tốc độ tăng trưởng của Nga là dưới 0% vào năm 2015. Về thương mại, do thương mại quốc tế phục hồi chậm chạp nên tốc độ tăng trưởng thương mại của khối CIS cũng bị ảnh hưởng. Năm 2014, tăng trưởng xuất khẩu toàn khối gần như ở mức 0%, sang năm 2015, con số này được dự báo sẽ có sự gia tăng ở mức độ vừa phải.

Liên bang Nga là một quốc gia lớn, có tầm ảnh hưởng lớn tới các quốc gia thuộc khối CIS, đặc biệt trên bình diện kinh tế. Bất chấp những hậu quả tiêu cực, cuộc khủng hoảng tài chính Nga năm 1998 vẫn có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế các nước CIS. Hệ thống tài khóa ổn định hơn đã giữ cho lạm phát ở mức thấp và cho phép các nước CIS đạt được những chính sách vĩ mô ổn định. Cùng với sự suy giảm của đồng RUB Nga, các quốc gia CIS khi đó cũng giảm giá trị đồng tiền của họ nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Đến những năm 2000, các nước CIS tiếp tục tiến hành cải cách thể chế nhà nước và nền kinh tế trong nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường phát triển kinh tế ổn định hơn. Các quốc gia gồm Nga, Ca-dăc-xtan và A-dec-bai-dan đã thu được nhiều lợi ích nhờ tăng cường xuất khẩu năng lượng (tăng khối lượng xuất khẩu dầu, giá dầu và các sản phẩm từ dầu tăng). Tăng trưởng kinh tế nội khối


là nhờ sự gia tăng thương mại cả trong và ngoài khối CIS. Điển hình, tỉ lệ tăng trưởng thương mại hàng năm của 10 nước CIS với Liên bang Nga luôn ở mức 10%-40% trong giai đoạn 2001-2008. Cũng trong giai đoạn này, thương mại nội khối không bao gồm Liên bang Nga và thương mại ngoài khu vực cũng gia tăng. Sự gia tăng thương mại lớn với nước thứ ba hầu hết đều do giá dầu tăng cao kết hợp với sự gia tăng trong xuất khẩu năng lượng của Nga, Ca- dăc-xtan và A-dec-bai-dan với các nước ngoài khu vực. Nhìn chung, Liên bang Nga đóng vai trò là đối tác thương mại quan trọng đối với các nước thuộc khối CIS, hay thương mại với Liên bang Nga là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước CIS.

Nhận thấy tầm quan trọng cũng như vị thế của Nga đối với Cộng đồng các quốc gia độc lập, Việt Nam đang nỗ lực tăng cường thương mại với Nga, thông qua đối tác Nga nhằm tiếp cận, mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia thuộc khối CIS hay SNG. Nỗ lực này có thể thấy rò trong việc Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu hồi đầu năm 2015. Với FTA Việt Nam - EAEU, Việt Nam kỳ vọng sẽ mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại với các quốc gia thuộc khối SNG trong thời gian tới.

Bảng 3.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – CIS giai đoạn 2007-2014

Năm

Kim ngạch XK

của VN sang CIS (Nghìn USD)

Kim ngạch NK của CIS từ thế giới (Nghìn USD)

2007

612 180

352 661 166

2008

1 011 243

472 651 394

2009

600 731

309 095 525

2010

1 008 633

387 193 082

2011

1 554 772

523 258 083

2012

1 986 696

546 803 748

2013

2 431 700

542 739 776

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 11

Nguồn: Trademap


Theo bảng 3.7, kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang khối các quốc gia CIS vẫn còn khiêm tốn, song đã có sự gia tăng trong giai đoạn 2007-2014. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 612 triệu USD, đến năm 2013, đã tăng lên khoảng 2,4 tỷ USD, gấp 4 lần so với năm 2007. Nhưng so với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thế giới của khối, khoảng 0,4% (năm 2013).

Bảng 3.8: Kim ngạch một số mặt hàng chính xuất khẩu sang khu vực CIS năm 2013


STT


Tên hàng


Trị giá (nghìn USD)


So sánh cùng kỳ (%)

Tỷ trọng (%)


Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang CIS

Trong tổng kim ngạch mặt hàng đó xuất khẩu của

Việt Nam

1

Thủy sản các loại

153 512

-6,9

6,3

3,8

2

Cà phê, chè, các loại gia vị

144 021

0

5,8

2,8

3

Hoa quả

73 694

13

3

15,5

4

Ngũ cốc

55 717

344

2,3

2,2

5

Giày, dép và phụ kiện

106 985

39,8

4,4

6,6

6

Thiết bị điện, điện tử

1 199 046

17,5

49,3

24,5

7

Máy móc, thiết bị

233 459

109

9,6

6,2

Nguồn: Trademap

Theo như bảng 3.8, cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước SNG cũng tương tự như cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Liên bang Nga, chủ yếu là thiết bị điện, điện tử, nông sản, thủy sản, hàng dệt may, da giày, hoa quả, cà phê, chè, hạt tiêu, những mặt hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Việt Nam cũng nhập khẩu từ SNG chủ yếu là dầu mỏ, phân bón, máy móc. Do đó, có thể thấy cơ cấu hàng hóa giữa hai bên mang tính bổ sung cho nhau.


Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước khối CIS. Trong thời gian tới, FTA Việt Nam - EAEU sẽ đóng vai trò quan trọng, tích cực trong việc thúc đẩy hơn nữa tăng cường quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thuộc khối Liên minh kinh tế Á - Âu, cũng như các nước thuộc khối CIS.


Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020

4.1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh mới

4.1.1. Triển vọng tăng trưởng thương mại toàn cầu

Các chuyên gia quốc tế đã đưa ra những dự báo khả quan cho nền kinh tế toàn cầu trong vài năm tới. Về tổng thể, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng tới 3% vào năm 2015, và trung bình khoảng 3,3% vào năm 2017. Các nước có mức thu nhập cao sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 2,2% trong giai đoạn 2015-2017, vượt mức 1,8% trong năm 2014 vừa qua, trên nền tảng sự phục hồi của thị trường lao động, sự củng cố nền tài chính và các chi phí tài chính tiếp tục duy trì ở mức thấp. Đối với các nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng được dự báo đạt mức 4,8% vào năm 2015 và 5,4% năm 2017, tăng so với mức 4,4% năm 2014. Giá dầu thấp sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đến việc dự báo cho các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trong năm 2015.

Đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thương mại thế giới giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng, đạt tốc độ trung bình 7,5%/năm, chiếm 45% GDP thế giới vào năm 2020 [38]. Xu hướng chuyển dịch thương mại từ Tây sang Đông và Nam – Nam vẫn chiếm vai trò chủ đạo, khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục trở thành đầu tàu trong tăng trưởng thương mại thế giới. Khu vực kinh tế này đại diện cho 40% dân số thế giới, đóng góp tới 55% GDP và 44% thương mại toàn cầu, trao đổi nội khối chiếm 70% với giá trị ước đạt 20 nghìn tỷ USD. Sự tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ là động lực tốt thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu cũng như các nền kinh tế riêng lẻ cùng phát triển. Từ đó, các nền kinh tế lại tác động trở lại, thúc đẩy thương mại toàn cầu tiếp tục tăng trưởng.


4.1.2. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga

Cùng với những thay đổi tích cực trong tăng trưởng thương mại toàn cầu, quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga được kỳ vọng sẽ ngày càng được củng cố, tăng cường trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước. Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai phía đều đang thể hiện quyết tâm trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển thương mại trong suốt thời gian qua. “Nga chủ trương phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, coi trọng vị trí của Việt Nam trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương theo Học thuyết Đối ngoại mới của Nga” (Dmidtry Medvedev, 2010). Chính vì vậy, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu vào ngày 29/05/2015. Việc thành lập khu vực thương mại tự do chung giữa hai phía được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Cùng với việc tham gia FTA Việt Nam - EAEU, quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga dự kiến sẽ tăng cả về tốc độ tăng trưởng và giá trị kim ngạch, với giá trị kim ngạch trao đổi giữa hai nước sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020. Cơ cấu hàng hóa dự kiến sẽ vẫn mang tính chất bổ sung thay vì cạnh tranh, song sẽ tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, thay vì các mặt hàng thô, chưa qua chế biến và thâm dụng lao động hiện nay. Đồng thời, cùng với việc giảm thuế nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Nga mà Việt Nam có lợi thế như dệt may, thủy sản, nông sản và các sản phẩm chăn nuôi, kim ngạch trao đổi giữa hai nước sẽ tiếp tục gia tăng hơn nữa. Thị phần hàng hóa của Việt Nam và Nga trên thị trường của nhau sẽ có sự mở rộng hơn. Ngành dệt may mỗi năm xuất khẩu sang thị trường Nga khoảng 320 triệu USD giá trị kim ngạch, chiếm hơn 2% dung lượng thị trường, trong tương lai, ngành này có thể đạt kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga khoảng hơn 1 tỷ USD, tương đương 10% dung lượng thị trường. Đối với ngành thủy sản, mặc dù là 1 trong 10 nước dẫn đầu xuất khẩu

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí