Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 13


những nghiên cứu về thị trường Liên bang Nga. Nếu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga được nâng cao năng lực cạnh tranh, trao đổi thương mại hai chiều sẽ có cơ hội gia tăng hơn nữa.

4.2.8. Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga

Các doanh nghiệp thủy sản và nông sản xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong giai đoạn đầu vì một số yếu tố khách quan như vận chuyển, thanh toán, thủ tục hải quan mà còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu nên Nhà nước cần đặc biệt thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài. Cần hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu theo mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tiếp cận thị trường Liên bang Nga, hỗ trợ tín dụng và tài chính, các chính sách ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ các rào cản thương mại, hoàn thiện cơ chế thanh toán nhằm khuyến khích hoạt động thương mại giữa hai bên Việt – Nga.

Nhà nước cũng cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (SBS), tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT), đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, cùng nhiều tiêu chuẩn khác thông qua hỗ trợ về tư vấn, đào tạo sao cho không vi phạm cam kết với WTO nhằm giúp doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn này khi kinh doanh tại thị trường nước ngoài nói chung, thị trường Nga nói riêng.

4.2.9. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hàng hóa Việt Nam – Liên bang Nga tại thị trường hai nước.

Việc thành lập các trung tâm thương mại Việt Nam tại các thành phố lớn của Nga như Trung tâm văn hóa thương mại và khách sạn Hà Nội – Moscow cần được chính phủ thúc đẩy và hỗ trợ. Đây không chỉ là nơi giao thương hàng hóa giữa Việt Nam – Liên bang Nga, mà còn là đầu mối thông


tin về thị trường và đối tác cho các doanh nghiệp hai nước, là địa điểm lý tưởng để các công ty, doanh nghiệp Việt Nam đặt văn phòng đại diện, giới thiệu và trưng bày sản phẩm tới thị trường Nga.

Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại vì đây vốn là các hoạt động có chi phí lớn, thủ tục phức tạp. Các hoạt động xúc tiến thương mại có thể được tổ chức dưới hình thức các buổi hội thảo, hay các buổi triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá hàng hóa Việt Nam tới các bạn hàng Nga. Chính phủ cũng cần tổ chức và hỗ trợ các phái đoàn thương mại của Việt Nam trong việc khảo sát thị trường, trao đổi thông tin, tổ chức các kênh thông tin hữu ích về thị trường Nga cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bên cạnh việc xây dựng các trung tâm thương mại, cũng cần chú trọng phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như nghiên cứu, dự báo thị trường, phân tích thông tin tư vấn cho doanh nghiệp, dịch vụ giao nhận và thông quan, dịch vụ phân tích tài chính, quản lý, mở cửa cho các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài cùng và các chính sách phù hợp. Chính phủ cần tích cực, chủ động tư vấn, hỗ trợ, tiếp thị, quảng bá, đưa thông tin các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu hợp tác, tìm hiểu thị trường Nga và giới thiệu các cơ hội hợp tác đầu tư, giao dịch thương mại tại Việt Nam với các đối tác Nga.

Xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nga cũng là một giải pháp nhằm tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước. Cần tổ chức xây dựng chiến lược phát triển các ngành hàng và nhóm hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam trên thị trường Nga, tập trung phát triển các ngành hàng hiện nay đang có kim ngạch xuất khẩu sang Nga có giá trị cao như nhóm hàng điện thoại di động, linh kiện điện tử, tập trung xuất khẩu hàng hóa có giá trị và hàm lượng chất xám cao. Đây là hướng phát triển mới bền vững hơn cho mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường quốc tế nói chung, thị trường Nga nói riêng.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 13


KẾT LUẬN


Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga nói chung, quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga nói riêng khi Tổng thống V. Putin thực hiện đường lối đối ngoại theo hướng cân bằng Đông – Tây, ưu tiên hợp tác với các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Kể từ năm 2007, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, quan hệ thương mại giữa hai nước Việt – Nga có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi cả về kim ngạch xuất nhập khẩu và cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước. Giai đoạn 2007 – 2014, kim ngạch thương mại giữa hai nước có xu hướng tăng, song mới chỉ chiếm gần 1% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới và của Nga với thế giới. Quy mô hàng hóa Việt Nam trên thị trường Nga và quy mô hàng hóa Nga trên thị trường Việt Nam nhìn chung đều rất hạn chế so với tiềm năng của hai nước. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước đang chuyển dần sang các mặt hàng có giá trị và hàm lượng chất xám cao song vẫn mang tính bổ sung, không mang tính cạnh tranh. Đây là cơ sở quan trọng để hai nước Việt Nam – Liên bang Nga tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ thương mại hàng hóa với nhau trong thời gian tới. Năm 2012, mặc dù Liên bang Nga đã chính thức trở thành thành viên của WTO song quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn chưa có nhiều bước tiến đột phá so với kỳ vọng cũng như tiềm năng. Năm 2014, sự kiện Nga phải chịu lệnh cấm vận của Mỹ và EU đã khiến nền kinh tế cũng như thương mại của nước này rơi vào tình trạng khó khăn. Nếu linh hoạt và tận dụng tốt cơ hội này, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản và thủy sản sẽ có thể thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường tiêu thụ rộng lớn Liên bang Nga. Trải qua nhiều năm duy trì, phát triển mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Liên bang Nga, quan hệ


thương mại giữa hai nước đang ngày càng được tăng cường và có tác động tích cực đến sự phát triển cả trên bình diện kinh tế và ngoại giao của mỗi nước. Nga là cầu nối để Việt Nam đến gần hơn với các nước SNG, còn Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Nga hội nhập sâu rộng hơn vào ASEAN nói riêng, nền kinh tế toàn cầu nói chung. Trong thời gian tới, với sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Chính phủ hai nước, mối quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, thể hiện sự hội nhập mạnh mẽ của hai nền kinh tế thị trường chuyển đổi vào nền kinh tế quốc tế.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:


1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007. Dự báo kinh tế thế giới đến năm 2020 và tác động tới triển vọng kinh tế Việt Nam. Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, tháng 8/2007, trang 20.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013. Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hà Nội.

3. Cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam, 2013. Về thực trạng hợp tác kinh tế thương mại Nga Việt. Hà Nội.

4. Nguyễn Vũ Cân, 2014. Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga – Một tất yếu lịch sử. Hà Nội.

5. Lê Minh Giang, 2012. Nét mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời tổng thống D.Medvedev (2008-2012). Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 10, trang 65-70.

6. Đoan Hải, 2015. Hiệp định FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội.

7. Đỗ Sơn Hải (2014). APEC 22 – Để “giấc mơ” có thể thành hiện thực. Hà Nội.

8. Nguyễn An Hà, 2006. Những động thái mới trong quan hệ Nga – ASEAN và vai trò của Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 68, trang 37-45.

9. Nguyễn An Hà, 2008. Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: NXB KHXH.

10. Nguyễn An Hà, 2011. Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỉ XXI. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

11. Nguyễn Thanh Hương, 2011-2012. Điều chỉnh chính sách phát triển của Liên bang Nga sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động tới Việt Nam. Viện nghiên cứu châu Âu.


12. Trần Thị Hằng (2012). Các danh mục phân loại hàng hóa quốc tế áp dụng trong thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Chuyên san thống kê thương mại, số 187.

13. Vũ Dương Huân. Thực trạng và triển vọng quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga. Mã số VNH3.TB17.736, Bộ Ngoại giao Việt Nam.

14. Vò Đại Lược và Lê Bộ Lĩnh, 2005. Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới. Hà Nội: NXB Thế Giới.

15. Lê Thế Mẫu, 2015. Dấu mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu. Ban Tuyên giáo Trung ương. Hà Nội.

16. Phạm Bình Minh, 2015. Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga 65 năm – Một chặng đường. Bản tin Bộ Ngoại giao Việt Nam.

17. Đặng Hùng Sơn, 2012. Chính sách thương mại quốc tế của Liên bang Nga và khả năng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Ngoại thương.

18. Chúc Bá Tuyên, 2012. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga hiện nay

– Những thách thức và hướng triển khai. Nghiên cứu châu Âu, số 11 (146), tr. 23-32.

19. Nguyễn Cảnh Toàn, 2012. Tác động của chiến lược Nga – Trung – Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam. Triển vọng. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 9, trang 63-68.

20. Nguyễn Hữu Thắng, 2014. Hợp tác kinh tế Việt Nam-Liên bang Nga: Thực trạng và triển vọng. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 18, năm 2014.

21. Nguyễn Quang Thuấn, 2006. Liên bang Nga trong tiến trình gia nhập WTO. Hà Nội: NXB KHXH.

22. Nguyễn Quang Thuấn, 2007. Quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.


23. Nguyễn Quang Thuấn, 2008. Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỉ XXI. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

24. Nguyễn Quang Thuấn, 2009. Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới. Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa.

25. Nguyễn Quang Thuấn, 2012. Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 9, trang 69-77.

26. Nguyễn Xuân Thiên, 2011. Giáo trình Thương mại Quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQGHN.

27. Tổng cục Hải quan, 2012. Công ước Quốc tế về Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Hà Nội.

28. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định 2471/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030. Hà Nội.

29. VCCI, 2015. Hồ sơ thị trường Liên bang Nga. Hà Nội.

30. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2015. Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV 2014.

31. Vũ Duy Vĩnh, 2013. Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong điều kiện hai nước đều là thành viên WTO. Hà Nội: NXB Giáo dục.

Tiếng Anh:

32. Kang Chengwen, 2014. Analysis of trade commodity structure and complementarity of the regional cooperation between China and Russia. IBER. Harbin University of Commerce.

33. Nurbek Jenish, 2013. Regional trade and economic growth in the CIS region. Working paper no.13/2013. Institue of Public Policy and Administration.


34. Roberto A. Ferdman, 2014. Russia’s ban on American food imports is going to hit the U.S. poultry, pork and nut industries the hardest. The Washington Post, August 7, 2015.

35. Sergei F. Sutyrin, Alexandra G. Koval and Olga y.Trofimenko, 2013. Russian Foreign Trade as an Issue for National Policy Makers. paper presented at the 4th WTO Chairs Progamme Annual Conference - Overcoming Supply Side Constraints: Issues for Policy Makers, July 2013, Genava.

36. United Nations New York, 2015. World Economic Situation and Prospects 2015 – Update as of mid-2015. New York.

37. Vladimir Mazyrin, 2012. Russia and Vietnam: Building a Strategic Partnership. In: Victor Sumsky, eds., 2012. ASEAN – Russia: Foundations and Future Prospects. Singapore. Section 3.

38. WTO, 2015. Modest trade recovery to continue in 2015 and 2016 following three years of weak expansion. Press Release/739, 14 April 2015.

Các trang web:

39. https://atlas.media.mit.edu

40. http://data.worldbank.org/

41. http://stat.wto.org/

42. http://unstats.un.org/unsd

43. http://www.customs.gov.vn

44. http://www.gso.gov.vn/

45. http://www.intracen.com

46. http://www.trademap.org/Bilateral_TS.aspx

47. http://www.trungtamwto.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022