Tổng Quan Về Kinh Tế Và Ngoại Thương Của Việt Nam


của Mỹ và phương Tây cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Nga. Sự khó khăn của nền kinh tế khiến tốc độ tăng trưởng tiêu dùng nội địa được dự báo sẽ suy giảm như năm 2009 do giảm thu nhập thực tế và tiền lương. Cụ thể, mức tăng trưởng tiêu dùng nội địa của Nga năm 2012 đạt 6,4%; năm 2013 đạt 3,9%; năm 2012 đạt 0,9%; dự báo năm 2015 còn -4%; và năm 2016 là -1,1% [39]. Điểm sáng duy nhất của nền kinh tế Nga lúc này chính là sự suy yếu của đồng RUB sẽ tạo động lực mở rộng hoạt động thương mại. Tuy nhiên, các thủ tục phức tạp, chi phí và sự hạn chế về tín dụng trong nhập khẩu hàng hóa có thể gây trở ngại cho việc thúc đẩy xuất khẩu. Bên cạnh đó, lệnh cấm vận mà Mỹ và các nước phương Tây dành cho Nga có thể sẽ có tác dụng tích cực tới sự tái cấu trúc nền kinh tế của Nga và tiến trình hội nhập của Nga với phần còn lại của thế giới. Cụ thể hơn, đó chính là việc Nga đang chuyển dần sự chú ý sang phía châu Á - Thái Bình Dương nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng. Cùng với đó, nguy cơ do giá dầu thấp và các lệnh cấm vận vẫn đang diễn ra cần phải được theo dòi chặt chẽ, để từ đó Nga có thể đưa ra được những đối sách thích hợp nhằm tránh cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Trong trung hạn, sự suy giảm của dòng vốn FDI có thể hạn chế những chuyển giao khoa học công nghệ, gây ảnh hưởng xấu tới tiềm năng tăng trưởng kinh tế Nga. Trong dài hạn, do những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn tài chính từ bên ngoài, nên Nga sẽ cần những chính sách quản lý chặt chẽ những rủi ro và những hỗ trợ trong lĩnh vực tài chính.

Trải qua nhiều năm bất ổn chính trị trong nước, hiện tại lại phải đối mặt với lệnh cấm vận từ bên ngoài, Liên bang Nga liên tục phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình phát triển đất nước. Song trước những thách thức ấy, nước Nga vẫn luôn nỗ lực tìm ra những giải pháp, những hướng đi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm khôi phục, duy trì và phát triển nền kinh tế đất nước, cũng như nhằm khẳng định lại vị thế của mình trên trường quốc tế.


3.1.2. Tổng quan về kinh tế và ngoại thương của Việt Nam

Năm 2007, năm đầu tiên chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8,5%, cao nhất so với 10 năm trước đó. Kết quả tích cực này cho thấy Việt Nam đã tận dụng rất tốt cơ hội sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn cũng đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào thương mại quốc tế nhiều hơn nên dễ bị tác động trước những biến đổi của nền kinh tế thế giới. Trước cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu, từ tháng 10/2008, nền kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu phải chịu những tác động tiêu cực khiến xuất khẩu năm 2009 suy giảm, chỉ đạt 8,9% so với năm 2008 là 29,1%. Sang năm 2010, xuất khẩu tăng trưởng trở lại, đánh dấu sự phục hồi đáng ghi nhận của nền kinh tế Việt Nam.

Theo bản báo cáo về Tình hình kinh tế Việt Nam gần đây nhất mà WB đưa ra, nền kinh tế Việt Nam đã có sự ổn định trong kinh tế vĩ mô và đang hồi phục, ngoại thương cũng đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định với mức lạm phát thấp trong tầm kiểm soát, và tỷ giá hối đoái ổn định đã giúp Việt Nam cải thiện xếp hạng tín dụng, cho phép huy động vốn trên thị trường quốc tế. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc. GDP trong quý 3/2014 ước tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2013, góp phần vào mức tăng trưởng 5,6% trong chín tháng đầu năm. Tăng trưởng GDP theo ngành nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ ngành dịch vụ đang có xu hướng giảm nhẹ.

Chịu chung tác động suy giảm của nền kinh tế toàn cầu cũng như những bất cập trong thị trường nội địa, các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang gặp phải nhiều khó khăn, số lượng các doanh nghiệp đóng cửa hoặc phải tạm dừng hoạt động đang ngày càng tăng. Năm 2010, số doanh nghiệp đóng cửa hoặc phải tạm dừng kinh doanh đạt 47 nghìn, năm 2013, là 61 nghìn doanh nghiệp, và trong 10 tháng đầu năm 2014, con số này là 54 nghìn, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước.


Trong bối ảm đạm của nền kinh tế, ngoại thương lại có những đóng góp tích cực nhất. Nhờ sự năng động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Trong 10 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 123 tỷ đô la, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá trị nhập khẩu ước đạt 121 tỷ đô la, tăng 11,2% [39]. Kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng sản xuất truyền thống như may mặc, giày dép, đồ nội thất tiếp tục tăng trưởng nhanh. Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ cao và có giá trị cao (như điện thoại di động và linh kiện, máy tính, đồ điện tử và phụ kiện, linh kiện phụ tùng ô tô) cũng đang trở thành những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được đánh giá là khá đa dạng, xét theo khu vực địa lý. Trong số các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, Mỹ vẫn đứng đầu với đóng góp 19% vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tiếp sau đó là Liên minh Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong số mười đối tác thương mại hàng đầu chiếm hơn 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất, với trên 29% tổng giá trị nhập khẩu.

Bên cạnh mảng thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ của Việt Nam được đánh giá còn ở mức nhỏ, nhưng có tiềm năng. Năm 2013, xuất khẩu (các khoản thu) dịch vụ thương mại chiếm 7,4%; nhập khẩu (các khoản thanh toán) chiếm khoảng 8,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, xuất khẩu dịch vụ du lịch chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong khi vận tải và vận chuyển hàng hóa nhập khẩu chiếm 62% giá trị nhập khẩu dịch vụ.

Nhìn chung, nền kinh tế cùng hoạt động thương mại của Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc khu vực Đông Nam Á,


là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng được khẳng định.

3.1.3. Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014

Giai đoạn 2007-2014 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam và Liên bang Nga với sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO của hai nước, Việt Nam (năm 2007) và Liên bang Nga (năm 2012). Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng, ghi nhận nhiều thành tựu về kinh tế - thương mại trong mối quan hệ của hai nước đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga, với những thay đổi tích cực trong kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga tăng mạnh, trên 60%/năm. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nga, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga sang Việt Nam tăng dần theo các năm, từ 580,9 triệu USD (2008) lên 1334,6 triệu USD (2010), và đạt 802,8 triệu USD (9 tháng đầu năm 2013). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Nga trung bình hằng năm trên 100%.

Bảng 3.1: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam – Liên bang Nga (2007-2013)



Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng số


Cán cân TM

Kim ngạch (Triệu

USD)

Tăng trưởng

(%)

Kim ngạch (Triệu

USD)

Tăng trưởng

(%)

Kim ngạch (Triệu

USD)

Tăng trưởng

(%)

2007

458,5

11

552,2

21

1010,7

16

-93,7

2008

672,0

47

969,6

76

1641,6

62

-297,6

2009

414,9

-38

1415

46

1829,9

11

-1000

2010

829,7

100

999,1

-29

1828,8

0

-169,4

2011

1287

55

694,0

-31

1981

1

593

2012

1618

26

829,4

20

2447,4

24

788,6

2013

1921

19

855,1

3

2776,1

13

1065,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của ITC


Theo bảng 3.1, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga giai đoạn 2007-2013 có sự gia tăng, song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu lại không đồng đều. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ Nga của Việt Nam năm 2013 so với năm 2012 có sự suy giảm mạnh, từ 20% xuống 3%, và giảm hẳn so với 76% năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Nga của Việt Nam năm 2007 đạt 11%, đến năm 2008 tăng vọt lên 47% do kết quả của việc Việt Nam gia nhập WTO. Đến năm 2009, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga sụt giảm 38%, năm 2010 tăng lên mức 100% và từ năm 2011 đến năm 2013 lại sụt giảm 3 năm liên tiếp, xuống mức 19% (năm 2013), song vẫn cao hơn mức 11% (năm 2007). Năm 2011, sau nhiều năm thâm hụt, lần đầu tiên cán cân thương mại của Việt Nam với Liên bang Nga có dấu hiệu thặng dư, dù nguyên nhân là do kim ngạch nhập khẩu suy giảm thay vì xuất siêu sang thị trường Nga.

Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt Nam – Liên bang Nga vẫn đang có xu hướng gia tăng, dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu thiếu sự ổn định. Điều đó cho thấy những thành công bước đầu của hai nước trong những nỗ lực tăng cường thương mại, khôi phục nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

Tuy nhiên, nếu so với các đối tác thương mại lớn khác của Việt Nam thì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga vẫn còn hạn chế. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm 1,5% (đã bao gồm xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI) trong khi xuất khẩu sang Mỹ chiếm 18,8%, sang Nhật Bản chiếm 8,8%. Hàng hóa xuất khẩu sang Nga chủ yếu là các mặt hàng có giá trị thấp như dệt may, giày da, nông sản, hải sản.


Trong khi đó, giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ giữa Liên bang Nga với Việt Nam gần đây đã được cải thiện rò rệt, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế. Đối với xuất khẩu dịch vụ, giá trị xuất khẩu dịch vụ của Nga sang thị trường Việt Nam mới chỉ đạt 161 620 USD năm 2010, 180 470 USD năm 2011, 197

562 USD năm 2012 , đến năm 2013 cũng mới chỉ đạt 184 449 USD [44]. So với giá trị xuất khẩu dịch vụ của Nga ra thế giới, giá trị xuất khẩu dịch vụ của Nga sang Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.

Đối với nhập khẩu dịch vụ, năm 2007, giá trị nhập khẩu dịch vụ từ thế giới của Nga chỉ đạt 60,578 triệu USD; đến năm 2014, con số này đã là 121,056 triệu USD, tăng gấp 2 lần. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu dịch vụ của Nga từ Việt Nam mới chỉ khiêm tốn ở mức 123 220 USD vào năm 2010, đến năm 2013, tăng lên 683 538 USD, tăng gấp 5 lần [44]. Mặc dù giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ trao đổi giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn rất nhỏ bé, nếu so với thế giới, nhưng sự gia tăng nhanh chóng trong trao đổi thương mại dịch vụ giữa hai nước đã cho thấy tiềm năng to lớn của cả hai thị trường vẫn chưa được khai thác triệt để.

3.2. Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014

3.2.1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga

3.2.1.1. Quy mô hàng hóa xuất khẩu

Trong nhiều năm qua, Liên bang Nga luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Từ năm 2007 đến năm 2014, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 23 của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 2007 đến năm 2013 có xu hướng tăng, từ 1010,7 triệu USD lên 2776,1 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 10 tháng


đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Nga của Việt Nam đạt 1,44 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang thị trường này ước đạt 17,8% [43]. Tuy nhiên, kim ngạch hai chiều Việt Nam – Liên bang Nga vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm gần 1% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới và của Nga với thế giới. Nhìn chung, quy mô thương mại hai nước thời gian qua tuy đã được cải thiện đáng kể, song vẫn còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng thương mại hàng hóa giữa hai nước.

Nguồn Tổng hợp trên cơ sở dữ liệu của ITC Hình 3 1 Quy mô hàng hóa xuất 1

Nguồn: Tổng hợp trên cơ sở dữ liệu của ITC

Hình 3.1: Quy mô hàng hóa xuất khẩu của một số nước trên thị trường Nga năm 2014 (đơn vị: %)

Hình 3.1 biểu diễn quy mô hàng hóa xuất khẩu sang Nga của các nước thuộc khối ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng cho thấy quy mô hàng hóa xuất khẩu của các nước này đều rất nhỏ so với các đối tác thương mại lớn khác như Trung Quốc hay Mỹ. Năm 2012, quy mô hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trường Nga đứng đầu danh sách, chiếm 15% thị trường, giá trị ước đạt 48 tỷ USD; xếp thứ hai là hàng hóa Đức chiếm 14% thị trường; thứ


ba là hàng hóa U-crai-na với quy mô chiếm 5,5% thị trường; thứ tư là Bê-la- rút với 4,6%; thứ năm là Nhật Bản với quy mô chiếm 4,4% thị trường; Mỹ xếp thứ sáu với 4,1% [41]; quy mô hàng hóa xuất khẩu của hầu hết các quốc gia châu Á khác trên thị trường Nga đều rất khiêm tốn. Giai đoạn 2007-2014, quy mô hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trường Nga đã tăng từ 12% lên 17%; quy mô hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh từ 0,3% lên 0,8%; quy mô của hàng hóa Xing-ga-po hầu như không đổi với 0,2%; quy mô hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan tăng nhẹ từ 0,5% lên 0,8%; quy mô hàng xuất khẩu của Ma-lai-xi-a có sự sụt giảm từ 0,7% xuống 0,5%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga còn rất nhỏ so với các đối tác thương mại khác của Nga, song sự gia tăng quy mô hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Nga trong thời gian vừa qua chứng tỏ quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đã có nhiều cải thiện tích cực, dù còn nhiều hạn chế.

3.2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Năm 2013, theo thống kê của ITC, Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga 78 mặt hàng theo mã HS hai chữ số. Tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Nga đạt 2,6 tỷ USD; giá trị tăng trưởng xuất khẩu hằng năm giai đoạn 2009-2013 khoảng 40%; chiếm 1,9% trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới đạt 140,1 tỷ USD; giá trị tăng trưởng xuất khẩu hằng năm giai đoạn 2009-2013 khoảng 24%; chiếm 0,8% trong xuất khẩu toàn cầu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga là đồ điện tử và các thiết bị điện tử, hàng dệt may, giày da, hàng nông sản, thủy sản. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2014, 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022