Bảng 3.2: Phân loại hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga theo Danh mục SITC (Triệu USD và %)
SITC0 | SITC1 | SITC2 | SITC3 | SITC4 | SITC5 | SITC6 | SITC7 | SITC8 | SITC9 | TỔNG XK | |
2007 | 259,5 | 510 | 40,8 | 4,7 | 0 | 10,8 | 8,1 | 4,7 | 128,7 | 0,6 | 458,5 |
2008 | 424,3 | 0,7 | 40 | 11,4 | 0,05 | 8,5 | 13,4 | 6,1 | 167,4 | 0,05 | 672 |
2009 | 260,9 | 1,4 | 22,1 | 7,9 | 0,01 | 3,8 | 7,9 | 6,3 | 104,8 | 0,04 | 414,9 |
2010 | 295,9 | 2,7 | 54,7 | 21,2 | 0 | 6,8 | 14,5 | 281,2 | 152,7 | 0,03 | 829,7 |
2011 | 340,1 | 2,8 | 60 | 8,3 | 0 | 8,7 | 17,9 | 633,4 | 216 | 0,2 | 1287,3 |
2012 | 335,1 | 0,8 | 31,2 | 14,1 | 0 | 12,9 | 30,1 | 947,1 | 246,6 | 0,003 | 1617,9 |
2013 | 412 | 1,5 | 24,5 | 43 | 0,01 | 15,4 | 38,2 | 1094,7 | 291,8 | 0,001 | 1921,2 |
Năm | |||||||||||
2007 | 57 | 111 | 9 | 1 | 0 | 2 | 2 | 1 | 28 | 0 | |
2008 | 63 | 0 | 6 | 2 | 0 | 1 | 2 | 1 | 25 | 0 | |
2009 | 63 | 0 | 5 | 2 | 0 | 1 | 2 | 2 | 25 | 0 | |
2010 | 36 | 0 | 7 | 3 | 0 | 1 | 2 | 34 | 18 | 0 | |
2011 | 26 | 0 | 5 | 1 | 0 | 1 | 1 | 49 | 17 | 0 | |
2012 | 21 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 2 | 59 | 15 | 0 | |
2013 | 21 | 0 | 1 | 2 | 0 | 1 | 2 | 57 | 15 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Tác Động Tới Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Liên Bang Nga
- Tổng Quan Về Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Liên Bang Nga
- Tổng Quan Về Kinh Tế Và Ngoại Thương Của Việt Nam
- Dấu Ấn Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Giữa Việt Nam Và Liên Minh Kinh Tế Á – Âu (Eaeu)
- Tác Động Của Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Liên Bang Nga Tới Sự Mở Rộng Quan Hệ Thương Mại Của Việt Nam Với Các Quốc Gia Khác.
- Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp theo UN Comtrade
Theo bảng 3.2, Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu các mặt hàng thuộc các nhóm SITC0, SITC7 và SITC8 (gồm Lương thực, thực phẩm và động vật sống; Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng; Hàng công nghiệp khác); SITC1 (Đồ uống và thuốc lá) từ năm 2008 đến 2013, hầu như không xuất khẩu; nhóm SITC2, SITC3, SITC6 xuất khẩu ít (Nguyên liệu thô, hàng phi lương thực, trừ nhiên liệu; Nguyên liệu thô, hàng phi lương thực, trừ nhiên liệu; Hàng công nghiệp phân theo nguyên liệu); nhóm SITC4 và SITC9 (Dầu, mỡ, sáp động thực vật; Hàng hóa không thuộc các nhóm trên) hầu như không có hoạt động thương mại diễn ra. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các nhóm SITC0 và SITC8 có khuynh hướng suy giảm mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chính, chỉ riêng kim ngạch nhóm SITC7 có xu hướng tăng mạnh, chiếm ưu thế trong các mặt hàng xuất khẩu sang Nga, cao nhất khoảng 59% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga cũng đang dần chuyển đổi sang hướng tập trung xuất khẩu các mặt hàng
có sử dụng hàm lượng công nghệ và khoa học kỹ thuật cao hơn, giảm dần xuất khẩu các mặt hàng thô, chưa qua chế biến, giá trị thấp.
Bảng 3.3: Phân loại hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga theo Danh mục BEC trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA (%)
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tư liệu sản xuất | 0,81 | 0,48 | 0,51 | 32,48 | 45,41 | 49,09 | 49,7 |
Hàng hóa trung gian | 20,03 | 16,03 | 14,52 | 14,62 | 11,92 | 14,12 | 9,12 |
Hàng tiêu dùng | 77,95 | 81,68 | 83,03 | 50,34 | 42,02 | 35,9 | 38,94 |
Hàng hóa không phân loại | 1,22 | 1,82 | 1,94 | 2,55 | 0,65 | 0,88 | 2,24 |
Nguồn: Tổng hợp theo UN Comtrade
Theo kết quả bảng 3.3, năm 2007, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Nga hàng hóa tiêu dùng (77,95%) và hàng hóa trung gian (20,03%), các mặt hàng thuộc nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chưa đến 1%. Đến năm 2009, hàng tiêu dùng chiếm 83% trong tổng số các nhóm hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Nga, tăng so với năm 2007. Tuy nhiên theo thống kê của năm 2013, nhóm các mặt hàng này đã có sự thay đổi rò rệt. Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu, tăng 61 lần so với năm 2007. Theo đó, là sự suy giảm của nhóm hàng tiêu dùng với chỉ 38,9% và nhóm hàng hóa trung gian với khoảng 9% trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nga. Như vậy, Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là nhóm hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất.
3.2.2. Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Liên bang Nga
3.2.2.1. Quy mô hàng hóa nhập khẩu
Việt Nam đang trong giai đoạn gấp rút đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cùng với tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu nên vai trò của thương mại đặc biệt được coi trọng, trong đó có nhập khẩu, yếu tố đầu vào của nền kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 2001-2011 của Việt Nam đạt 20,7%. Tăng trưởng nhập khẩu không ổn định qua các thời kỳ, chủ yếu là nhập siêu với tốc độ gia tăng khá nhanh. Tuy nhiên đến năm 2012, cán cân thương mại có sự đảo chiều từ nhập siêu trong suốt một thời gian dài, chuyển sang xuất siêu.
Đối với nhập khẩu từ Liên bang Nga, trong giai đoạn 2007-2014, Liên bang Nga là thị trường nhập khẩu lớn thứ 19 của Việt Nam [43]. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của Việt Nam từ Liên bang Nga giai đoạn 2007- 2014 đạt 4,8% (tính toán theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2015). Từ năm 2011, do nhập khẩu giảm nên cán cân thương mại với Liên bang Nga của Việt Nam chuyển sang thặng dư.
Quy mô hàng hóa nhập khẩu từ một số nước của Việt Nam năm 2014
EU ASEAN Mỹ Hàn Quốc Nhật Bản Ô-xtray-li-a Trung Quốc Nga
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Hình 3.2: Quy mô hàng hóa nhập khẩu từ một số nước của Việt Nam năm 2014 (đơn vị: %)
Theo hình 3.2, quy mô hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Nga không đáng kể so với các quốc gia khác, chỉ chiếm khoảng 0,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, năm 2014, Trung Quốc vẫn là
thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm 29,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, với trị giá ước đạt 43,9 tỷ USD; bỏ xa Hàn Quốc vốn là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, chiếm 14,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam; xếp thứ ba là khối các nước ASEAN với 15,5%; Nhật Bản với 8,7%; EU với 6%; Mỹ vốn là thị trường xuất siêu của Việt Nam song lại chỉ đứng ở vị trí thứ 6, chiếm 4,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Với 0,5% thị phần, quy mô hàng hóa nhập khẩu từ Nga còn quá nhỏ bé so với tiềm năng vốn có trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
3.2.2.1. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
Năm 2013, theo dựa trên thống kê của ITC, Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga 61 mặt hàng theo mã HS hai chữ số. Nhiều mặt hàng như cà phê, chè, tiêu hay bông không còn được Việt Nam nhập khẩu từ Nga. Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu vẫn là các mặt hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất trong nước như xăng dầu, phân bón, sắt thép và các sản phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, hàng thủy sản, than đá, cao su, các sản phẩm từ dầu mỏ, phôi thép, sắt thép thành phẩm và phân bón.
Bảng 3.4: Phân loại hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga theo Danh mục SITC (Triệu USD và %)
SITC0 | SITC1 | SITC2 | SITC3 | SITC4 | SITC5 | SITC6 | SITC7 | SITC8 | SITC9 | TỔNG NK | |
2007 | 4,7 | 1 | 14,5 | 156,8 | 0 | 21,1 | 176,7 | 78,5 | 8,8 | 22,5 | 484,8 |
2008 | 6,9 | 1,2 | 24,2 | 25 | 0 | 86,9 | 357,3 | 75,7 | 2,8 | 0 | 580,9 |
2009 | 12,5 | 0,9 | 25,1 | 111,6 | 0 | 45,9 | 592,3 | 45 | 8,7 | 0,7 | 869 |
2010 | 9,8 | 1,8 | 24,9 | 108,5 | 0 | 47,8 | 474,1 | 167,7 | 51,8 | 234,4 | 1120,8 |
2011 | 9,7 | 2,6 | 20,9 | 15,6 | 0,004 | 65,5 | 211,8 | 238,5 | 48,1 | 397,4 | 1010,1 |
2012 | 15,7 | 4,8 | 34,5 | 13,8 | 0 | 75,7 | 191,7 | 367,3 | 103,1 | 582 | 1388,6 |
2013 | 19,8 | 3,9 | 39,6 | 82,2 | 0 | 68,5 | 108,8 | 244,8 | 302,6 | 503,3 | 1373,5 |
NĂM | |||||||||||
2007 | 1 | 0 | 3 | 32 | 0 | 4 | 36 | 16 | 2 | 5 | |
2008 | 1 | 0 | 4 | 4 | 0 | 15 | 62 | 13 | 0 | 0 | |
2009 | 1 | 0 | 3 | 13 | 0 | 5 | 68 | 5 | 1 | 0 | |
2010 | 1 | 0 | 2 | 10 | 0 | 4 | 42 | 15 | 5 | 21 | |
2011 | 1 | 0 | 2 | 2 | 0 | 6 | 21 | 24 | 5 | 39 | |
2012 | 1 | 0 | 2 | 1 | 0 | 5 | 14 | 26 | 7 | 42 | |
2013 | 1 | 0 | 3 | 6 | 0 | 5 | 8 | 18 | 22 | 37 |
Nguồn: Tổng hợp theo UN Comtrade
Theo bảng 3.4, các loại hàng hóa thuộc nhóm SITC0 (Lương thực, thực phẩm và động vật sống), SITC1 (Đồ uống và thuốc lá), SITC4 (Dầu, mỡ, sáp động thực vật) hầu như không diễn ra hoạt động nhập khẩu. Các mặt hàng thuộc nhóm SITC2 (Nguyên liệu thô, hàng phi lương thực, trừ nhiên liệu) hoạt động nhập khẩu diễn ra ít, tỉ trọng thấp chỉ từ 2-4%. Hoạt động nhập khẩu diễn ra chủ yếu đối với các nhóm SITC3 (Nguyên liệu thô, hàng phi lương thực, trừ nhiên liệu), SITC5 (Hóa chất và sản phẩm liên quan), SITC6 (Hàng công nghiệp phân theo nguyên liệu), SITC7 (Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng), SITC8 (Hàng công nghiệp khác) và SITC9 (Hàng hóa không thuộc các nhóm trên). Tuy nhiên, tỉ trọng xuất khẩu của nhóm SITC3, SITC5 và SITC6 đều đang có khuynh hướng giảm. Chỉ riêng tỉ trọng nhập khẩu ba nhóm còn lại là SITC7, SITC8 và SITC9 có xu hướng gia tăng. Năm 2007, tỉ trọng nhập khẩu của ba nhóm này lần lượt là 16%, 2% và 5%, đến năm 2013, con số này đã tăng lên lần lượt là 18%, 22% và 37%. Như vậy có thể thấy, hàng hóa nhập khẩu từ Nga của Việt Nam đang dần thay đổi cơ cấu, chuyển sang các hàng hóa công nghiệp có giá trị thương mại cao hơn.
Bảng 3.5: Phân loại hàng hóa nhập khẩu Việt Nam – Liên bang Nga theo Danh mục BEC trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA (%)
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tư liệu sản xuất | 5,93 | 10,99 | 1,15 | 1,92 | 5,2 | 6,32 | 8,19 |
Hàng hóa trung gian | 63,98 | 75,78 | 75,26 | 77,86 | 60,74 | 66,38 | 52,7 |
Hàng tiêu dùng | 0,42 | 0,75 | 0,83 | 1,78 | 4,59 | 4,37 | 3,85 |
Hàng không phân loại | 29,67 | 12,48 | 22,76 | 18,44 | 29,47 | 22,93 | 35,27 |
Nguồn: Tổng hợp theo UN Comtrade
Theo bảng 3.5, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Liên bang Nga của Việt Nam lại có sự trái ngược với cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga. Năm 2007, hàng hóa nhập khẩu từ Nga của Việt Nam chủ yếu là nhóm
hàng hóa trung gian (63,98%) và hàng hóa không phân loại (29,67%); trong khi xuất khẩu sang Nga hai nhóm hàng hóa này đều chiếm tỉ trọng thấp. Năm 2013, hàng hóa trung gian và hàng hóa không phân loại vẫn là hai nhóm hàng hóa nhập khẩu chủ yếu với tỉ trọng lần lượt là 52,7% và 35,27%. Hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cũng có sự tăng nhẹ về tỉ trọng song không đáng kể.
Nhìn chung, cả ba hệ thống phân loại được sử dụng để phân tích cơ cấu hàng hóa trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga bao gồm HS, SITC và BEC đều cho thấy cùng một kết quả. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước đều mang tính bổ sung cho nhau, không mang tính cạnh tranh. Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống gồm hàng dệt may, da giày, thủy sản, cà phê, một số mặt hàng mới như điện thoại và linh kiện điện thoại; nhập khẩu từ Nga các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng gồm xăng dầu, phân bón, máy móc thiết bị. Đây cũng là tiền đề tốt cho việc tiến tới hình thành một FTA giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian tới.
3.3. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Liên bang Nga
3.3.1. Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO
Ngày 11/1/2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Việt Nam, đó là chính thức trở thành thành viên 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có tới hơn 20 năm nỗ lực gia nhập nền kinh tế toàn cầu với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có việc gia nhập WTO. Tuy nhiên, “WTO không phải là điểm bắt đầu và kết thúc quá trình hội nhập và đổi mới” của Việt Nam (Vũ Duy Vĩnh, 2013, trang 42). So với WTO, các hiệp định tự do thương mại khu vực và song phương có mức độ mở cửa cam kết cao hơn, tạo ra những hiệu
ứng thương mại khác nhau, và có những tác động đến nền kinh tế của Việt Nam ở những mức độ khác nhau. Song việc gia nhập WTO, với những khuôn khổ của một khu vực thương mại tự do thuần túy, vẫn là minh chứng rò nét cho việc nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Gia nhập WTO đồng nghĩa Việt Nam phải thực hiện những cải cách về mặt thể chế, chính sách, luật pháp sao cho phù hợp với những cam kết của WTO. Đặc biệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quy trình cắt giảm thuế quan cũng như các rào cản phi thuế cần được thực hiện theo đúng lộ trình đã cam kết. Về tình hình thực hiện lộ trình giảm thuế, tính đến năm 2014, về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế theo Biểu cam kết của WTO. Thuế suất tính theo giá trị trung bình tại thời điểm gia nhập WTO là 17,5% và phải giảm xuống còn 11,4% vào năm 2019, song đến năm 2011, mức thuế bình quân nhập khẩu đã giảm còn khoảng 10,5%. Năm 2012, Việt Nam thực hiện giảm thuế thêm 945 mặt hàng theo như cam kết lộ trình của WTO. Đến năm 2013, mức thuế suất bình quân chỉ còn khoảng 10,3%; ngoại trừ một số mặt hàng đặc biệt như ô tô có lộ trình giảm thuế đến năm 2019 [43].
Tuy nhiên, ngay cả khi Nga cũng đã gia nhập WTO vào năm 2012, quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Liên bang Nga vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, kim ngạch thương mại trao đổi giữa Việt Nam và Liên bang Nga chiểm tỉ trọng rất nhỏ so với kim ngạch trao đổi thương mại của Việt Nam và thế giới. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga chỉ đạt 458 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 552 triệu USD; chiếm chưa đến 1% kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thế giới (kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới là 48,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới là khoảng 62,8 tỷ USD). Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga chỉ đạt 1,6 tỷ USD, trong khi kim ngạch
xuất khẩu ra thế giới đạt khoảng 132 tỷ USD, chiếm khoảng 1,2%. Đối với nhập khẩu, tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Nga năm 2008 đạt 76%, cao hơn năm 2007 là 21%. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, nhập khẩu giảm xuống 46% trong năm 2009. Hai năm tiếp theo là 2010 và 2011, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn -29% và -31%. Sang năm 2012, cùng với sự gia nhập WTO của Nga, nhập khẩu nhanh chóng phục hồi với tốc độ tăng trưởng đạt 20%. Như vậy có thể thấy, việc gia nhập WTO của Việt Nam chưa có những tác động mạnh mẽ tới việc thúc đẩy kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai nước Việt Nam – Liên bang Nga.
Xét về cơ cấu thương mại, sau khi tham gia WTO, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước đã có những thay đổi tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam sang Nga tăng nhanh cả về giá trị và tỷ trọng. Theo bảng 3.2, tỷ trọng hàng tiêu dùng xuất khẩu sang Nga năm 2007 đạt 77,95%, năm 2008 tăng lên 81,68%, năm 2009 tiếp tục tăng đạt mức 83,03%. Song đến năm 2013, lại tụt giảm còn khoảng 39%. Tỷ trọng hàng tư liệu sản xuất ngày càng tăng, năm 2007 mới chỉ đạt 0,81%, mà sang năm 2013 đã tăng lên 49,7%. Tỷ trọng hàng hóa trung gian giảm, từ 20% năm 2007 xuống 9,1% năm 2013. Như vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu đã tập trung nhiều hơn vào hàng trung gian, hàng tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất, chứng tỏ sự tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Các nhóm hàng hóa này đa phần đều mang đặc điểm lợi thế thương mại của Việt Nam, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên khoáng sản, dựa vào nông nghiệp và yếu tố thâm dụng lao động.
Về nhập khẩu, trong giai đoạn 2007-2014, nhập khẩu hàng hóa trung gian chiếm tỉ trọng cao nhất trong các nhóm hàng nhập khẩu từ Nga, luôn chiếm trên 50% hàng hóa nhập khẩu từ Nga, tuy nhiên lại có xu hướng giảm. Theo bảng 3.5, tỉ trọng nhóm hàng hóa trung gian nhập khẩu từ Nga giảm từ 64% năm 2007 xuống 53% năm 2013. Nhóm hàng tư liệu sản xuất được nhập