Đa Dạng Hoá Mặt Hàng Kết Hợp Với Việc Lựa Chọn Mặt Hàng Có Lợi Thế Để Phát Triển Quan Hệ Thương Mới Với Nam Phi.


giao dịch trên hai thị trường Nam Phi và Ai Cập, và chỉ có đại lý với một ngân hàng ở Nam Phi10.

Qua việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi, chúng ta đã phần nào hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn khi phát triển mối quan hệ thương mại này. Trong phần tiếp theo của khoá luận, người viết xin trình bày một số định hướng, giải pháp và nêu ra triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới.


10 Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi: thực trạng và giải pháp, ĐH KTQD.


CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG, TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI‌‌

3.1 Định hướng phát triển:


3.1.1 Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác thương mại, tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi thời gian qua đã có được những bước phát triển đến mức độ nhất định. Song so với tiềm năng to lớn của cả 2 nước và xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại dưới tác động của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ này cần được cải thiện và nâng cao hơn nữa. Điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích thương mại của các bên và phù hợp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - thương mại mà các bên đã đề ra.


Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 10

“Theo số liệu điều tra của trường ĐH Kinh tế quốc dân tại 132 doanh nghiệp trong cả nước về thị trường Châu Phi trong năm 2006, có tới 97,7 doanh nghiệp cho thấy rằng thị trường Châu Phi là thị trường có tiềm năng phát triển to lớn trong tương lai là Việt Nam cần khai thác; 91,7% cho rằng thị trường Châu Phi là thị trường còn để ngỏ; 90,9% cho rằng Châu Phi là thị trường có mức độ cạnh tranh thấp; 90,2% coi người tiêu dùng Châu Phi dễ tính; 77,3% cho rằng chính sách thuế quan của các nước Châu Phi ưu đãi và 88,6% doanh nghiệp cho rằng Châu Phi và Việt Nam vẫn có quan hệ truyền thống tốt đẹp”.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi: thực trạng và giải pháp, ĐHKTQD


Tuy đó là một cuộc điều tra tổng thể về thị trường Châu Phi nhưng nhìn vào các kết quả chúng ta có thể đánh giá được rằng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang coi Châu Phi nói chung, Nam Phi nói riêng là một thị trường tiềm năng, đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, cũng trong cuộc khảo sát này, khi tìm hiểu về mức độ ưu tiên của việc tập trung các nỗ lực vào việc mở rộng thị trường thì kết quả điều tra cho


thấy hầu hết các doanh nghiệp ở các địa phương vẫn chưa chú trọng nhiều đến thị trường Châu Phi. Qua các kết quả đó, ta có thể thấy rõ sự cần thiết phải tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Châu Phi nói chung và Cộng hoà Nam Phi nói riêng, trước hết bắt đầu từ nhận thức của các nhà quản lý doanh nghiệp.

Để thực hiện tốt định hướng này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các doanh nghiệp để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của quốc gia, thế mạnh của từng ngành và năng lực của từng doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi.‌

3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi phù hợp với các nguyên tắc của WTO.

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/1/2007. Đó là một dấu mốc hết sức quan trọng đối với cả Việt Nam và Nam Phi bởi lúc này cả 2 nước đều đã thuộc cùng một tổ chức và được hưởng những ưu đãi mà tổ chức này quy định. Tuy nhiên bên cạnh mặt thuận lợi đó thì Việt Nam cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của WTO để không gây ra bất cứ sự bất đồng nào trong quan hệ thương mại với đối tác. Trước hết là việc Việt Nam cần phải điều chính và minh bạch hoá chính sách kinh tế, thương mại của mình để phù hợp với các cam kết và nguyên tắc trong WTO. Ngoài ra Việt Nam cũng cần điều chỉnh các chính sách của mình để phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, tạo cơ hội thuận lợi cho họ khi bước vào sân chơi lớn này.

3.1.3 Đa dạng hoá mặt hàng kết hợp với việc lựa chọn mặt hàng có lợi thế để phát triển quan hệ thương mới với Nam Phi.

Do thị trường ở Nam Phi khá đa dạng với nhiều mức thu nhập, nhiều trình độ phát triển kinh tế khác nhau và sự đa dạng rất lớn về sắc thái văn hoá giữa các nhóm người nên nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng rất đa dạng. Vì thế việc xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường Nam Phi cũng phải đa dạng, một mặt phù hợp với xu hướng kinh doanh hiện nay và mặt khác để khai thác và tận


dụng triệt để nhu cầu hàng hóa trên thị trường này. Tuy nhiên để khai thác có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của Việt Nam, trước hết cần phải lựa chọn nhưng mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh so với ngay chính Nam Phi và các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này. Ví dụ như dệt may, đồ điện tử gia dụng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩmđều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta trên thị trường Nam Phi nhưng so với các đối thủ như Thái Lan và Trung Quốc, hàng của Việt Nam còn quá đơn điệu và sức cạnh tranh yếu hơn. Nếu không nhanh chóng tìm ra hướng đi đa dạng hoá sản phẩm thì chẳng sớm thì muộn, Việt Nam sẽ mất thị trường vào tay các đối thủ.

3.1.4 Chú trọng hợp tác với Nam Phi về phát triển nguồn nhân lực:.


Dù kinh doanh ở đâu và kinh doanh như thế nào, nguồn nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp, thậm chí trên cả tầm quan hệ thương mại cấp quốc gia. Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến việc thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi nói riêng. Hiện tại, nguồn nhân lực phục vụ cho việc mở rộng và phát triển các quan hệ này còn chưa đáp ứng về số lượng và còn yếu về chất lượng. Do đó, cần phải tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực này cả về số lượng lẫn chất lượng để phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển các quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi. Nguồn nhân lực cần đảm bảo về số lượng và chất lượng theo hướng sớm có được một đội ngũ các nhà quản lý, các nhà kinh doanh có những hiểu biết và nắm vững các đặc điểm của thị trường Nam Phi. Đồng thời, đội ngũ này phải hết sức năng động và đóp góp tích cực, hiệu quả trong việc thiết lập và phát triển các quan hệ với thị trường Nam Phi. Những kiến thức cần được trang bị cho nguồn nhân lực này gồm có kiến thức kinh doanh, kiến thức quản lý, các ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin... Việc đào tạo nguồn nhân lực này phải theo phương thức thích hợp và linh hoạt, có thể đào tạo trong nước hoặc ngay tại đất nước Nam Phi để họ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường văn hoá và kinh doanh ở đây.

3.2 Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi:


Thị trường Châu Phi đang đứng trước nhiều triển vọng của sự đổi thay trong những năm tới. Chưa bao giờ Châu Phi thể hiện sự gắn bó như bây giờ. Liên minh Châu Phi (AU) đã ra đời. Chiến lược cho một thiên niên kỷ Châu Phi đã được các nhà lãnh đạo các nước Châu Phi thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Chiến lược NEPAD (Đối tác mới vì sự Phát triển của Châu Phi) đã và đang được triển khai một cách tích cực và nghiêm túc. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo các nước Châu Phi cũng nhận thức rõ quan điểm phải dựa trên chính sức mình là chính mới “phục hưng” được Châu Phi. Trong những năm qua, theo Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), trong 10 nước có tốc độ GDP phát triển cao nhất thì Châu Phi chiếm tới năm nước, ba mươi nước Châu Phi đạt tốc độ tăng trường GDP trên 4%. Nam Phi là cường quốc Châu Phi, là một trong những nước sáng lập Liên minh Châu Phi và chiến lược “Đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi” (NEPAD). Về mặt địa lý Nam Phi được xem như cửa ngõ chiến lược của châu lục nhất định sẽ hưởng lợi nhiều từ sự phát triển trên.

Quan hệ buôn bán giữa Việt nam và Châu Phi là quan hệ tương đối bổ trợ lẫn nhau. Hàng hóa của Việt nam phù hợp với thị trường này về giá cả cũng như chất lượng. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có quyết tâm trong việc trực tiếp tiếp cận thị trường. Thực tế hiện nay hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Phi chủ yếu vẫn còn qua các các đối tác trung gian.

Đối với Nam Phi, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đất nước này có một chính sách kinh tế vĩ mô được đánh giá cao, đặc biệt trên lĩnh vực quản lý tài chính tiền tệ, với môi trường chính trị tương đối ổn định, trong thời gian tới, kinh tế Nam Phi sẽ phát triển một cách ổn định với tốc độ từ 4,5-6%/năm. Sự phát triển ổn định của nền kinh tế cộng với việc đồng Rand lên giá so với đồng Đô la Mỹ đã tạo nên sức mua của thị trường này vốn mạnh nhất châu lục nay càng trở nên mạnh hơn nhiều. Do đó, có thể nói thị trường Nam Phi vẫn là một thị trường chủ lực của Châu Phi đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Không những thế, với vị trí chiến lược, vai trò cửa ngõ châu lục của Nam Phi, Việt Nam hoàn toàn


có thể tận dụng thị trường này làm cầu nối thâm nhập vào thị trường các nước khu vực, châu lục, kể cả thị trường Nam Mỹ.

Mặt khác còn một thị trường rất tiềm năng nữa của Nam Phi chưa được khai thác triệt để: thị trường thế giới thứ 3, một thị trường đang lên, rất hứa hẹn và hấp dẫn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Với chính sách trợ quyền cho người da đen của chính phủ (Black Empowerment), tầng lớp trung lưu mà đại đa số là người da đen này sẽ phát triển nhanh chóng, tạo nên một thị trường ngày càng lớn trong nền kinh tế Nam Phi. Hơn nữa, tiền năng du lịch và đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi là hai lĩnh vực rất có triển vọng vẫn chưa được khai thác đúng mức.

Về phía Việt Nam, Việt Nam hiện nay có một môi trường khá thuận lợi đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã có lộ trình giảm thuế trong vòng 5 năm với cam kết mở cửa 11 ngành dịch vụ và 11/115 phân ngành dịch vụ. Đặc biệt, các ngành ngân hàng, tài chính được Việt Nam mở rộng cửa với mốc thời gian là 1/4/2007, cho phép mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam đã đang cố gắng điều chỉnh hệ thống luật pháp của mình cho phù hợp với các quy tắc của WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Với thế mạnh của một thị trường mới tiềm năng như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam và Nam Phi đang giữ mức tăng trưởng nhanh chóng.

Đại diện Bộ Công thương Nam Phi, ông Rob Davies cho rằng: “Việt Nam đã gia nhập WTO và phát triển nền kinh tế thị trường. Không có gì ngăn trở sự hợp tác giữa hai nước và việc các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường Châu Phi thông qua Nam Phi. Những trở ngại vướng mắc đang được tìm cách gỡ bỏ để các doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi ngày càng gần nhau hơn”...

Báo Nhân dân, số ra ngày 25/6/2007

Chuyến thăm tới Việt Nam vào tháng 5/2007 của Tổng thống Thabo Mbeki là lời khẳng định rằng Nam Phi tiếp tục mong muốn được hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Ông Thabo Mbeki

đặc biệt quan tâm đến việc trao đổi kinh nghiệm và biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Về phía Việt Nam, thái độ đón tiếp


Tổng thống Thabo Mbeki nồng hậu, thân tình một lần nữa đã thể hiện mối quan hệ bền chặt gắn bó giữa hai nước, bên cạnh đó cũng là nhằm khẳng định quyết tâm thực hiện chương trình hành động quốc gia thúc đẩy hợp tác với Châu Phi giai đoạn 2006-2010, đồng thời trao đổi phương hướng và biện pháp hợp tác kinh tế, thương mại, nông nghiệp, y tế, giáo dục với Nam Phi của Việt Nam.‌

Hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang là thị trường “ngôi sao” của thế giới với vị trí địa lý thuận lợi, con người thân thiện, có tiềm năng phát triển, có tương lai tốt đẹp, chính trị ổn định và an ninh được đảm bảo, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Việt Nam đã và đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất có thể để chào đón các doanh nghiệp Nam Phi đến đầu tư.

3.3 Các giải pháp chủ yếu để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi:

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô:


3.3.1.1 Thông qua các hoạt động ngoại giao để tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai nước.

Như đã đề cập ở chương II, Việt Nam và Nam Phi vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ xưa. Tuy nhiên mối quan hệ đó vẫn mang sắc thái chính trị đối ngoại. Thời gian qua đã có khá nhiều cuộc gặp gỡ ngoại giao giữa chính phủ hai nước song những quan hệ ngoại giao này chỉ mới chủ yếu dừng ở việc đặt quan hệ ngoại giao thiên về tình hữu nghị mà chưa đạt đến tầm hợp tác phát triển lâu dài cũng như chưa coi trọng chiều sâu của quan hệ này và gắn trực tiếp quan hệ ngoại giao với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế. Chính khía cạnh rất quan trọng nhưng chưa được phát huy có hiệu quả này đã hạn chế phát triển các quan hệ kinh tế giữa hai nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển đa dạng và theo chiều sâu các quan hệ kinh tế, thương mại, các quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nam Phi cũng cần được chuyển biến mạnh mẽ, tạo điều kiện và phụ vụ trực tiếp cho việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại. Thực tế đã cho thấy, nếu có sự chuẩn bị đầy đủ về kế hoạch thương thảo và ký kết hợp đồng kinh tế


trước khi diễn ra các cuộc gặp gỡ ngoại giao thì ngay trong thời gian các cuộc gặp gỡ ngoại giao diễn ra, đã có hàng chục hợp đồng kinh tế được ký kết. Đây là điều cho thấy nhu cầu phát triển quan hệ giao dịch kinh doanh giữa các đối tác Việt Nam và Nam Phi là rất lớn. Vì vậy cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao mà đặc biệt là tăng cường và mở rộng chính sách ngoại giao kinh tế và phát triển nó lên một trình độ mới. Bên cạnh đó, cần đưa thêm tiêu chuẩn phát triển các quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi làm cơ sở để xác định cụ thể nhiệm vụ phát triển các quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nam Phi trong thời gian tới. Thực hiện việc rà soát và sửa đổi các quy định pháp luật về chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan ngoại giao Việt Nam và hướng các cơ quan này vào việc thực chiện các nhiệm vụ mở rộng và phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế đối ngoại. Cần đầu tư xây dựng một phương châm ngoại giao phù hợp với quan hệ Việt Nam - Nam Phi hiện nay. Việt Nam có thể thực hiện một số giải pháp sau để có thể phát huy tối đa chính sách ngoại giao kinh tế:

Khai thác có hiệu quả các quan hệ ngoại giao hiện có giữa Việt Nam và Nam Phi trên cơ sở các cam kết đã được hai bên thống nhất và tiếp tục phát triển nó, mở rộng hơn về quy mô và phạm vi để thúc đẩy nhanh chóng các quan hệ kinh tế- thương mại trong điều kiện mới.

Quy định và phát huy chức năng phát triển các quan hệ kinh tế thương mại với nước sở tại, đặc biệt là quan hệ của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư và các loại hình doanh nghiệp ở nước đối tác để thu thập thông tin, tìm kiếm đối tác đầu tư và thương mại, phát triển các giao dịch kinh doanh.

Trao quyền mở rộng các quan hệ kinh tế cho các cơ quan ngoại giao và bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng thực hiện các công việc này để tìm kiếm đối tác, đại diện ký kết được các hợp đồng, thực hiện và triển khai được các dự án đầu tư, dịch vụ... Có chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ ngoại giao khi thực hiện công tác ngoại giao kinh tế đạt kết

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí