Các lý do về sức khoẻ và môi trường | |
Súng lục, súng ngắn và các loại súng cầm tay, đồ quân trang quân dụng | Lý do an ninh |
Các hàng hoá ảnh hưởng tới tầng Ozone | Theo Nghị định thư Montreal |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Cộng Hoà Nam Phi Thời Kỳ 2000-2006
- Các Đối Tác Thương Mại Lớn Nhất Của Nam Phi Trong Năm 2006
- Chính Sách Và Quan Điểm Phát Triển Thương Mại Với Nam Phi Của Việt Nam.
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Dệt May Sang Nam Phi (2001-2007)
- Cán Cân Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Cộng Hoà Nam Phi (2000- 2007)
- Đa Dạng Hoá Mặt Hàng Kết Hợp Với Việc Lựa Chọn Mặt Hàng Có Lợi Thế Để Phát Triển Quan Hệ Thương Mới Với Nam Phi.
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: WTO document G/LIC/N/3/ZAF/3/Rev.1
Ngoài ra mới đây nhất, Bộ Công thương Nam Phi ban hành quy định mới về dán nhãn "nước xuất xứ". Theo đó, từ ngày 14/4/2007, quy định mới về dán nhãn "nước xuất xứ" (country of origin labelling) sẽ có hiệu lực.
Theo quy định này, các công ty bán lẻ phải gắn nhãn trên đó chỉ rõ nước sản xuất, nước xuất xứ. Ví dụ, chỉ dẫn địa điểm nơi các nhà sản xuất hàng dệt sử dụng vải nguyên liệu để nhuộm, in hoặc sản xuất thành phẩm, chỉ rõ nếu sản phẩm dệt đó được nhuộm, in hoặc hoàn thành tại Nam Phi; chỉ dẫn "sản xuất tại Nam Phi từ nguyên liệu nhập khẩu" nếu sản phẩm được sản xuất tại địa phương nhưng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Sản phẩm cần được dán nhãn có chỉ dẫn rõ ràng "made in SA" nếu sản phẩm đó được sản xuất toàn bộ tại Nam Phi, nếu không sẽ không được coi là sản xuất tại Nam Phi. Sản phẩm phải có chỉ dẫn rõ ràng nếu sản phẩm đó được tái chế, phục hồi tại nước nào. Sản phẩm đồng thời phải tuân thủ quy định của Cục Tiêu chuẩn Nam Phi (South African Bureau of Standards) về thành phần và ghi nhãn.
Đây là một điều các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, giày dép và sản phẩm da sang thị trường Nam Phi, các doanh nghiệp Việt Nam tại Nam Phi nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam để bán tại Thị trường Nam Phi và các doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch xâm nhập thị trường Nam Phi cần lưu ý, tìm hiểu kỹ và tuân thủ quy định mới này. Cục Tiêu chuẩn Nam Phi và Hải quan Nam Phi sẽ kiểm tra hàng nhập khẩu, nếu phát hiện hàng không đáp ứng yêu cầu trên, sẽ bắt giữ hàng hoá.
2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi trong thời gian qua:
2.2.1 Nhận xét chung về tình hình thương mại giữa 2 nước:
Trong vài năm gần đây, Nam Phi luôn là bạn hàng lớn của Việt Nam ở Châu Phi. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi phát triển liên tục trong hơn một thập kỷ qua. Năm 1991, hai nước hầu như chưa có quan hệ thương mại. Khởi đầu chỉ với con số ít ỏi 1,2 triệu USD vào năm 1992, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng nhanh, đạt khoảng 155 triệu USD vào năm 2006, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi đạt khoảng 101 triệu USD và nhập khẩu từ Nam Phi hơn 54 triệu USD. Theo số liệu mới nhất của 8 tháng đầu năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nam Phi đạt hơn 125 triệu USD, dự báo một bước đột phá mới trong kim ngạch thương mại giữa 2 nước vào cuối năm.
Về cơ cấu mặt hàng giao thương, Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi chủ yếu là các mặt hàng gạo, nông sản, hải sản, giày dép, than, sản phẩm nhựa, dệt may, cao su, sản phẩm gỗ, sản phẩm điện, điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ... Các mặt hàng Nam Phi xuất sang Việt Nam chủ yếu gồm các mặt hàng hóa chất, sắt thép, máy móc thiết bị, gỗ và sản phẩm gỗ, bông, sợi nhân tạo, hạt nhựa... Tuy nhiên, số mặt hàng như trên vẫn là quá ít, chưa đa dạng và tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Bảng 9: Kinh ngạch XNK giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi (2002 -2007)
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 (8 tháng) | |
Triệu USD | 47,5 | 101,2 | 143,461 | 219,819 | 154,725 | 125,623 |
Nguồn: Vụ Châu Phi - Tây Nam Á - Bộ Công Thương
Qua bảng số liệu có thể thấy rằng, trong giai đoạn trước và từ năm 2002 đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi vẫn có tốc độ tăng trưởng đều, từ 47,5 triệu USD vào 2002 tăng lên đến 101,2 triệu USD vào 2003 và 143,4 triệu USD vào 2004. Tuy nhiên mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đã nở rộ trong năm 2005 khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng vọt, đạt tới gần 220 triệu USD. Có thể nói rằng đây làm một dấu mốc quan trọng trong quan hệ giao thương giữa 2 nước.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nam Phi:
2.2.2.1 Nhận xét chung:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Nam Phi đã liên tục tăng lên trong các năm gần đây, từ mức 15,5 triệu USD năm 2002 lên 22,66 triệu USD năm 2003, hơn 56,8 triệu USD năm 2004 và đến năm 2006 là 101 triệu USD. Mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam và Nam Phi khá phong phú và đa dạng. Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi: gạo, giày dép, than, các sản phẩm nhựa, dệt may... Trong đó, mặt hàng gạo luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới 50 - 60% kim ngạch xuất khẩu. Gần đây, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm điện - điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ... sang Nam Phi. Tuy nhiên, hiện tại các DN vẫn chỉ đang tập trung khai thác thị trường Nam Phi bằng các mặt hàng thế mạnh của mình; trong khi một số mặt hàng tiềm năng lại chưa được khai thác tốt như: đồ nhựa (chỉ chiếm 2,52% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi); cao su và các sản phẩm cao su (mới chiếm 1,37% kim ngạch xuất khẩu)... Ngoài ra còn có các mặt hàng khác như thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, đồ hộp thực phẩm.
Ông Trần Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Phi, Tây Á và Nam Á dự báo: năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu trung bình của cả nước, và đạt khoảng 150 triệu USD.
Bảng 10: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nam Phi
2006 | 2007 (8 tháng) | |||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | |
Hàng hải sản | - | 658.048 | - | 559.363 |
Hàng rau quả | - | 570.240 | - | 285.107 |
Hạt điều | 411 | 1.472.262 | 381 | 1.545.691 |
Cà phê | 8.220 | 9.979.436 | 6.637 | 9.813.079 |
Hạt tiêu | 1.074 | 2.046.003 | 550 | 1.958.008 |
Gạo | 104.653 | 24.907.944 | 36.254 | 10.595.975 |
25.172 | 2.022.682 | 24.920 | 2.422.160 | |
Sản phẩm chất dẻo | - | 986.846 | - | 548.842 |
Cao su | 282 | 511.946 | 121 | 264.911 |
Túi xách, ví, va li, mũ... | - | 709.809 | - | 1.083.197 |
Sản phẩm mây tre, cói... | - | 981.816 | - | 637.157 |
Gỗ, sản phẩm gỗ | - | 4.415.107 | - | 2.310.911 |
Sản phẩm gốm, sứ | - | 637.574 | - | 406.093 |
Hàng dệt may | - | 3.372.915 | - | 8.083.364 |
Giày dép các loại | - | 31.333.144 | - | 25.572.389 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | - | 3.764.442 | - | 2.498.119 |
Đồ chơi trẻ em | - | 200.358 | - | - |
Tổng | - | 100.713.846 | - | 82.159.435 |
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng hoá xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2007 của Tổng cục Hải quan.
2.2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng hàng xuất khẩu chủ chốt:
Trong những năm gần đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cộng hoà Nam Phi có thể được phân thành 5 nhóm chính: (1) Nhóm hàng nông sản: hạt điều, gạo, cà phê, hạt tiêu; (2) Nhóm hàng dệt may, giày dép: hàng dệt may, giày dép, túi xách, va li, mũ..; (3) Nhóm hàng công nghiệp và khoáng sản: cao su, than đá, chất dẻo; (4) Nhóm hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ, mây tre đan; (5) Nhóm hàng điện tử: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Tuy nhiên xét về đóng góp của các các nhóm hàng vào tổng kim ngạch thì chỉ có 2 nhóm hàng nông sản và nhóm hàng dệt may, giày dép có kim ngạch lớn và chi phối nhất.
a) Nhóm hàng nông sản:
Trong các nhóm hàng đó thì nhóm hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất và có sự chi phối rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2006, chỉ riêng 4 mặt hàng là gạo, cà phê, điều và hạt tiêu đã chiếm hơn 38% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về mặt hàng gạo, đây là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam. Giá trị của mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng
hoá Việt Nam xuất sang Cộng hoà Nam Phi. Đặc biệt trong năm 2005, giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường Nam Phi có sự đột biến khi đạt tới 57 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 11: Giá trị xuất khẩu gạo sang Cộng hoà Nam Phi (1999 - 2007)
Khối lượng (tấn) | Trị giá ( 1000 USD) | |
1999 | 144,752 | 21.4 |
2000 | 77,578 | 11.469 |
2001 | 102,896 | 15.123 |
2002 | 8 | 124 |
2003 | 28,580 | 4.815 |
2004 | 92,794 | 18.9 |
2005 | 252,650 | 57.343 |
2006 | 104,653 | 24.907 |
2007 (8 tháng) | 36,254 | 10.595 |
Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thống kê hàng hoá nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và Bộ Công thương Việt Nam
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng kim ngạch và khối lượng gạo xuất khẩu sang Nam Phi trong những năm qua không được ổn định, lên xuống thất thường. Nếu như trong giai đoạn từ 1999 đến 2001, kim ngạch xuất khẩu gạo luôn đạt từ 11 đến 21 triệu USD thì đến 2002, giá trị xuất khẩu mặt hàng này rơi xuống chỉ còn 1,12 triệu USD. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho điều này, một số ý kiến cho rằng đó là do sự suy giảm của nền kinh tế thế giới sau sự kiện khủng bố 11/9/2001. Tuy nhiên đó chỉ là một nguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân chủ quan nằm ngay trong bản thân Nam Phi và các nước Châu Phi khác. Đất nước này đa sắc màu văn hoá nên tập tục tiêu thụ hàng hoá, thực phẩm cũng khác nhau. Chỉ có những người gốc Châu Á ở Nam Phi sử dụng gạo làm lượng thực chính, trong khi những người da đen chủ yếu ăn bột ngô, người da trắng ăn bánh mì và khoai
tây. Tuy nhiên những người gốc Châu Á này (chủ yếu là người gốc Ấn Độ) lại phần nhiều sử dụng gạo đồ3, loại gạo không phải hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
3 loại gạo thu được từ lúa được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác (thí dụ: xay, xát, đánh
Như vậy có thể nhận thấy mặt hàng gạo của Việt Nam xuất sang Nam Phi không phải chỉ với mục đích sử dụng trong nước, mà số gạo này chủ yếu là ở dạng tạm nhập, để rồi sau đó tái xuất sang các nước Châu Phi khác. Đó cũng là lí do tại sao bản thống kê số lượng gạo thực xuất của Việt Nam và số lượng gạo thực nhập của Nam Phi lại chênh lệch khá lớn.
Sự không ổn định của mặt hàng gạo đã khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam phải nghĩ tới một mặt hàng có sản lượng và kim ngạch tương đối ổn định hơn, đó là cà phê.
Trong tháng 9/2007, sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt 40.000 tấn với kim ngạch đạt 67 triệu USD. Kết quả này đã nâng tổng sản lượng xuất khẩu cà phê từ đầu năm đến nay lên 975.000 tấn với tổng kim ngạch 1,47 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất sang Nam Phi đạt 9,813 triệu USD. Con số này cho thấy Nam Phi là một thị trường rất tiềm năng đối với mặt hàng cà phê của nước ta.
Bảng 12: Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu sang Nam Phi (2000- 2007)
Khối lượng (tấn) | Kim ngạch (1000 USD) | |
2000 | 1,664 | 416 |
2001 | 1,288 | 442 |
2002 | 3 | 1.342 |
2003 | 3,666 | 2.427 |
2004 | 4,75 | 4.098 |
2005 | 7,490 | 6.354 |
2006 | 8,220 | 9.979 |
bóng). Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần. (Tổng cục Hải Quan)
6,637 | 9.813 |
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thống kê hàng hoá nhập khẩu của Tổng cục hải quan
Kể từ năm 2000 đến nay, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê luôn ổn định và tăng lên theo từng năm. Nếu năm 2000, sản lượng cà phê xuất sang Cộng hoà Nam Phi chỉ là 1,6 tấn với kim ngạch thu về là 416 nghìn USD thì trong năm 2006, Việt Nam đã xuất sang Nam Phi tới 8,2 tấn và thu về gần 10 triệu USD. Tuy nhiên có một thực tế là trong thời gian, nhiều nước trung gian như Singapore và Anh đã mua cà phê của Việt Nam và xuất sang Cộng hoà Nam Phi dưới nhãn mác của họ. Đây là một điều rất đáng tiếc đối với Việt Nam bởi Việt Nam vẫn đang chủ yếu xuất khẩu cà phê thô và chưa có được thương hiệu mạnh trên thị trường này. Những mặt hàng cà phê chế biến của các nước khác (vốn nhập nguyên liệu từ Việt Nam) sẽ chiếm lĩnh thị trường, khiến cà phê Việt Nam dần mất đi thị phần và kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy nhiệm vụ của các doanh nghiệp Việt Nam là cần xúc tiến việc xuất khẩu cà phê thành phẩm, cà phê đã qua chế biến như nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên. Nếu làm được như vậy, cà phê Việt Nam không chỉ có thể xây dựng thương hiệu trên thị trường Nam Phi mà còn giúp các nhà xuất khẩu tăng giá thành hàng hoá của mình, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng này.
Hơn nữa hiệp hội cà phê Việt Nam cũng cho biết, hiện nay cà phê Việt Nam cũng đang dần mất uy tín ở Nam Phi do tỷ lệ tạp chất trong cà phê quá lớn. Theo hiệp hội, tạp chất trong cà phê của Việt Nam lên tới 1% trong khi của các nước khác chỉ là 0,5%. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần lưu ý đến điều này để gây dựng lại uy tín của mình trên thị trường Nam Phi, một thị trường vốn không quá khắt khe đối với hàng hoá Việt Nam.
Ngoài 2 mặt hàng chủ lực trên thì trong nhóm hàng nông sản xuất sang Cộng hoà Nam Phi, hạt tiêu và hạt điều cũng chiếm một tỷ lệ tương đối. Riêng trong năm 2006, 2 mặt hàng này đã mang về cho Việt Nam gần 3,5 triệu USD. Tuy nhiên việc xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc. Hầu hết mặt hàng này đều phải xuất khẩu gián tiếp qua một nước trung gian, chẳng hạn như
Singapore, trước khi đến được với thị trường Nam Phi. Điều này không những ảnh hưởng đến giá cả (do chi phí tăng) mà nó còn khiến thời gian giao hàng chậm hơn, giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này cũng như các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đẩy mạnh khâu tiếp thị sản phẩm để có thể tìm ra con đường xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nam Phi.
b) Nhóm hàng dệt may, giày dép:
Trước hết không thể không nhắc đến mặt hàng giày dép và đồ da bởi trong những năm gần đây, mặt hàng này thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nam Phi.
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Nam Phi (2003-2007)
Kim ngạch (1000 USD) | |
2003 | 5.834 |
2004 | 14.066 |
2005 | 21.174 |
2006 | 31.333 |
2007 (8 tháng) | 25.572 |
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thống kê hàng hoá xuất khẩu của Tổng cục Hải quan.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, xuất khẩu giày dép và đồ da của nước ta sang thị trường Nam Phi trong những năm gần đây liên tục tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu giày dép và đồ trong năm 2006 đạt 31,33 triệu USD, tăng gần 50% so với 2005 và tăng 122% so với năm 2004. Điều này đã chứng tỏ sức cạnh tranh của các sản phẩm của ngành da giày Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của các nước khác là không hề thua kém.
Việt Nam hiện chiếm 3,97% kim ngạch nhập khẩu giày dép và đồ da của Nam Phi. Dự báo, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Nam Phi sẽ 900 triệu USD năm 2007. Giày thể thao mũ da thuộc đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch mạnh nhất sang thị trường Nam Phi, trong năm 2006, sản phẩm này tăng 640,99% về