Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 12


trình độ của các doanh nghiệp. Sự đa dạng hoá đó cũng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và nguy cơ khi thâm nhập thị trường vốn không quen thuộc này.

Các hình thức và phương thức thâm nhập có thể bao gồm phát triển các quan hệ thương mại theo nghĩa rộng như xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trực tiếp hoặc sử dụng các trung gian, đầu tư theo hình thức liên doanh, liên kết hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu từ của Việt Nam, sử dụng linh hoạt các hình thức cấp giấy phép, nhượng quyền thương mại, đầu tư chứng khoán, đầu tư mạo hiểm...

3.3.2.2 Các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hài lòng với sản phẩm của mình vì giá rẻ, dễ được thị trường như Nam Phi chấp nhận. Tuy nhiên lối suy nghĩ đó dường như đang ngày càng trở nên lạc hậu. Thị trường Nam Phi không phải chỉ của riêng những người có thu nhập thấp. Hiện nay, theo xếp hạng của IMF, Nam Phi đang là một trong 50 quốc gia giàu nhất thế giới. Vì thế nhu cầu về hàng hoá cao cấp cũng đang ngày càng gia tăng. Chỉ nói riêng về mặt hàng may mặc, Việt Nam luôn tự hào về giá nhưng trước sự cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc, đó không còn là ưu thế của Việt Nam. Không những thế, về mẫu mã, hàng dệt may của Trung Quốc còn hơn Việt Nam rất nhiều. Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất hàng may mặc Việt Nam là phải đầu tư cho khâu thiết kế để cho ra đời những sản phẩm không chỉ bền, rẻ,phù hợp với sở thích của người dân Nam Phi, mà còn phải có được mẫu mã đa dạng, bắt mắt, đáp ứng cả nhu cầu của những người có thu nhập cao tại đất nước này.

3.3.2.3 Xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh, góp phần tăng cường hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu.

Hiện nay hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa có được một hệ thống phân phối hàng hoá nào được tổ chức quy củ và hoàn chỉnh tại thị trường Nam Phi. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc xuất khẩu hàng hoá


sang thị trường này, còn khâu phân phối chủ yếu là của các doanh nghiệp Nam Phi. Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn trên đất Nam Phi, phần nhiều vẫn chỉ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiên về bán lẻ hơn là quy mô của một nhà phân phối lớn.

Bên cạnh việc xây dựng được hệ thống phân phối thì các doanh nghiệp cũng cần tăng cường hoạt động Marketing và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình. Có một điều trớ trêu hiện nay là người dân Nam Phi rất ưu chuộng những sản phẩm nông sản và thực phẩm của Việt Nam, nhưng họ lại chỉ biết đó là những sản phẩm của các nước khác do trên bao bì các sản phẩm ghi xuất xứ từ các nước đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.



Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 12

... Hôm vào siêu thị Wing Hin trên đường Maroelana ở thủ đô Pretoria mua hàng, tôi mừng hụt khi thấy nhiều hàng hóa ghi chữ Việt ở mặt trước bao bì "dứa Long An", "mì gói hai con cua"..., vậy mà phía sau nơi xuất xứ lại là... Thái Lan! Người bán hàng cho biết người dân nơi đây rất thích những loại thực phẩm này, nhưng họ vẫn cho rằng nó đã được nhập từ Thái Lan.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online - Nam Phi du ký http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134441&C hannelID=89


3.3.2.4 Tạo ra sự liên kết và thành lập tổ chức các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nam Phi.


Các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một ngành hàng có thể liên kết, tạo thành các hiệp hội để hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo thành một thế lực mạnh hơn trong xuất khẩu hàng hoá. Các hiệp hội này sẽ là đầu mối tìm kiếm thị trường và nguồn khách hàng tại Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung, từ đó chia sẻ cho các doanh nghiệp những hợp đồng có được. Ngoài ra sự liên kết này còn giúp các doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí trong việc nghiên cứu thị trường cũng như chi phí xuất khẩu. Tất nhiên để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong hiệp hội phải có sự đoàn kết, phối hợp và luôn có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.

3.3.2.5 Xây dựng các kho ngoại quan để chứa hàng hoá:


Hiện nay, theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam, khoảng cách địa lý là một trong những cản trở lớn nhất đối với công việc kinh doanh của họ. Vì thế, xây dựng hệ thống kho ngoại quan sẽ là một giải pháp để khắc phục khó khăn này khi nó cho phép đáp ứng các lô hàng nhỏ, nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên việc xây dựng được kho ngoại quan trên đất Nam Phi không phải là một điều dễ dàng. Trước mắt, các doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng với các đối tác địa phương hoặc hoạt động trong lĩnh vực cho thuê kho ngoại quan để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Sau đó, nếu thị trường có tiềm năng và điều kiện thuận lợi sẽ tiến hành xin phép đầu tư xây dựng kho ngoại quan tại địa điểm thuận lợi.

Trên đây là định hướng, triển vọng và một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi. Hi vọng rằng những giải pháp đó sẽ là một phần đóng góp nhỏ bé vào các nỗ lực của chính phủ và các doanh nghiệp trong việc đưa quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước lên một tầm cao mới.


KẾT LUẬN‌

Đa dạng hoá quan hệ quốc tế, bao gồm thương mại quốc tế đã trở thành một ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Đảng và Chính phủ. Để thực thi chính sách đó, Việt Nam đã tích cực mở rộng các mối quan hệ nói chung, quan hệ thương mại nói riêng với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Phi nói chung, Cộng hoà Nam Phi nói riêng tuy là một trong những thị trường mục tiêu của Việt Nam trong thời gian qua nhưng những kết quả giao thương giữa hai bên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề có thể đem ra bàn luận và nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi nhưng trong khuôn khổ của bài khoá luận này, em chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng xuất nhập khẩu giữa hai nước, đồng thời đưa ra một số định hướng, triển vọng và giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ đó. Em hi vọng rằng tiếp sau khoá luận của em sẽ có thêm nhiều bài nghiên cứu sâu hơn nữa về đề tài này, sẽ có thêm nhiều ý kiến và giải pháp nhằm giúp mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đạt được những thành tựu mới, to lớn hơn và tương xứng hơn với tiềm năng của mỗi nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt:


1. Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, 2006.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, 2006.

3. Bộ Thương mại: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước Châu Phi, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số 2002-78-002, 2002.

4. Bộ Thương mại (Vụ Châu Phi - Tây Nam Á): Thị trường Châu Phi và giải pháp xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, 2004.

5. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam: Hội thảo hợp tác thương mại - đầu tư Nam Phi - Việt Nam, Hà Nội, 9/2005.

6. Đại Sứ Quán Nam Phi tại Việt Nam: Cẩm nang thương mại Nam Phi, Hà Nội, 7/2004.

7. Đại Sứ Quán Nam Phi tại Việt Nam: Khám phá Nam Phi, Hà Nội, 2005.


8. Đại học Kinh tế quốc dân: Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi, thực trạng và giải pháp, Hà Nội, 2007.

9. Đỗ Đức Bình: Quan điểm và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi, thực trạng và giải pháp”, ĐH KTQD, 5/2006.

10. Tổng cục Hải quan: Báo cáo thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu, 2005,2006, 8 tháng đầu 2007

B. Tài liệu tiếng Anh:


1. Dani Rorik: Understanding South Africa’s Economic Puzzle, Harvard University, 9/2006.

2. Standard Bank: Economic profile, South Africa 2007, April 2007

3. Statistic South Africa: Mid-year population estimates 2007, www. Statssa.gov.za

4. South Africa Chamber of Business: Business Confident Index, 8/2007

5. Economic @ANZ: Country Update: South Africa, 4/2006

6. Nguyen Hai Dat: Strengths, weeknesses, opportunities and threats for Vietnam in the trade relation with Africa, Journal of Economics & Development, Volumes 22, June 2006

7. Hoang Van Hoa, Nguyen Hai Dat: Measures to develop Vietnam - Africa trade relations, Vietnam Economic Review, No 10, Oct 2005.

C. Websites:

1. Bộ Công Thương Nam Phi: Cán cân thương mại Việt Nam và Nam Phi http://www.thedti.gov.za/econdb/raportt/R100468.html

2. Bộ Công Thương Việt Nam: Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong các năm qua: http://www.mot.gov.vn/mot/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n201.uP?uP_root=me&action=hrms_select_department&id=0A69BF6B-9E69- 2916-D976-4A7C76DA6FCF

3. Bộ Ngoại Giao: Nam Phi coi Việt Nam là đối tác quan trọng http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns070525133949

4. Bộ ngoại giao: Triển vọng hợp tác Việt Nam - Nam Phi là rất tươi sáng http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns060331085737

5. Báo Tổ quốc, trang báo điện tử của Bộ văn hoá, thể thao và du lịch: Doanh nghiệp Việt Nam - Nam Phi xích lại gần nhau. http://www.toquoc.gov.vn/vietnam/viewNew.asp?newsId=21365&topicId=0&zo neId=78

6. CIA: World Fact Book 2007 https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sf.html

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí