Đặc Điểm Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào


đạo lực lượng du kích tuần tra, bảo vệ các Bản, Làng nơi đơn vị đóng quân; giúp nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp để giải quyết vấn đề nghèo đói; xây dựng và sửa chữa nhà ở cho nhân dân, sửa chữa trường học trẻ em; đồng thời giúp khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân.

- Cấp trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội: có trợ lý kiêm nhiệm hoặc trợ lý chuyên trách ở trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội đủ quân.

2.2.2. Đặc điểm công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Với nội dung, phương thức nêu trên, so sánh với CTDV của các cấp ủy đảng địa phương, cơ quan nhà nước, đoàn thể, hoặc so sánh với các đơn vị bộ đội, dân quân du kích của các địa phương thì thấy rõ các đặc điểm sau:

Một là, mục tiêu, nội dung, phương thức CTDV của các sư đoàn QĐND Lào có tính đặc thù của đơn vị vũ trang, không phải của tổ chức dân sự.

Mặc dù có một số mục tiêu chung, đối tượng chung trên địa bàn, song CTDV của sư đoàn phục vụ trước hết cho mục tiêu của quân đội, đó là tạo nên và củng cố tình nghĩa quân - dân gắn bó như “cá với nước”, giữa nhân dân và bộ đội, giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ quân sự và quốc phòng được giao. Nếu không nắm rõ mục tiêu này, thì CTDV của sư đoàn sẽ có thể lạc hướng.

Trên địa bàn sư đoàn đóng quân có nhiều lực lượng tham gia CTDV gồm: tất cả cấp ủy chính quyền địa phương, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng chủ lực, các lực lượng Bộ chỉ huy quân sự, bộ đội biên phòng và công an nhân dân tỉnh, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp đều phải phụ trách dân vận. Cho nên, việc phối hợp thực hiện CTDV giữa các ban, ngành, cơ quan, các lực lượng có liên quan trên địa bàn đóng quân chắc chắn không thể thiếu được; vì đó là chứng minh đến sự thống nhất và kết quả của công việc. Trong thời gian qua, do có sự phối hợp nhiều bên nên CTDV của các sư đoàn đã có nhiều thuận lợi, tạo nhân tố để các sư đoàn làm thắng lợi nhiệm vụ CTDV và đạt hiệu quả hơn, tránh được những thiếu sót trong thực hiện CTDV trong thời gian qua. CTDV tưởng như đơn giản, dễ làm nhưng thực tế hiện nay nhiều nơi, nhiều lúc vẫn làm chưa tốt vì, một số cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành chưa thật sự hiểu rõ, hiểu hết về công tác dân vận gắn với sự nghiệp phát triển đất nước;


việc phối hợp của các lực lượng, cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong CTDV chưa được nhịp nhàng, đồng bộ; việc triển khai các văn bản liên quan CTDV còn chậm, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Đặc điểm này đòi hỏi các sư đoàn phải thường xuyên phối hợp với các tổ chức, lực lượng, ban, ngành trên địa bàn dựa trên cơ sở quy chế dân vận đã xác định và phạm vi, nhiệm vụ được phân công nhằm tạo sự thống nhất, sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trên địa đóng quân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Hai là, CTDV của đơn vị quân đội được tổ chức ở quy mô cao nhất, chính quy nhất, trực thuộc Bộ Quốc phòng, nên thuận lợi hơn so với các đơn vị vũ trang trực thuộc địa phương quản lý.

Điều này giúp cho CTDV có nhiều điều kiện thuận lợi trong tổ chức bộ máy và cán bộ, từ chỉ huy tới tham mưu và thực hiện vận động nhân dân. Vì là đơn vị quân đội ở quy mô tổ chức cao nhất nên các sư đoàn có Ban dân vận trực thuộc phòng chính trị, làm nhiệm vụ tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và cán bộ chuyên trách thực hiện tốt CTDV. Trong CTDV, các sư đoàn có thể thành lập được các đoàn, đội công tác chuyên trách dân vận hoạt động tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng chiến lượng trọng điểm khi cần (như đội công tác dân vận 201, 202, 203, 204, 205); được giao nhiệm vụ giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nắm chắc tình hình nhân dân và địa bàn, lãnh đạo lực lượng du kích hoạt động bảo vệ làng, thôn, khu vực biên giới và trần tra điểm nghi ngờ nơi địch ẩn nấp; tham gai phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp để giải quyết vấn đề nghèo đói của nhân dân, sửa chữa nhà ở, phòng học, cung cấp nước sạch và chữa khám bệnh miễn phí cho nhân dân... Đặc điểm đã nêu trên là những thuận lợi CTDV của các sư đoàn trong thời gian qua, nhưng vẫn còn đặc điểm khó khăn trong tiến hành CTDV, nhất là: cơ sở vật chất, doanh trại chưa ổn định, đời sống của các bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn; cung cấp phương tiện, kỹ thuật phục cho CTDV vẫn thiếu tốn; dù đã có xe máy, xe ô tô sẵn nhưng được qua sử dụng nhiều năm, cũ nát, có trưởng hợp bị hỏng, làm ảnh hưởng đến việc phối hợp trao đổi các thông tin các mặt công tác với cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành trên địa bàn.

Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 8


Công tác dân vận của các sư đoàn Quân đội nhân dân Lào vừa tiến hành thường xuyên, vừa theo từng đợt, phụ thuộc theo kế hoạch và tình hình quân sự, quốc phòng của từng đơn vị.

Các đợt CTDV của các sư đoàn là công việc thực hiện các nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do những thời gian qua, cấp ủy, chỉ huy các sư đoàn đã thường xuyên tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, tổ chức quán triệt nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và triển khai đồng bộ, toàn diện CTĐ, CTCT thực hiện tốt công tác dân vận. Đặc biệt là, triển khai thực hiện mô hình cơ quan, đơn vị giúp đỡ nhân dân ở địa bàn khó khăn, nhất là vùng dân tộc thiểu số. Hàng năm, cấp ủy, lãnh đạo các sư đoàn đều tổ chức bố trí, sắp xếp cán bộ chuyên trách xuống cơ sở làm CTDV ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới trong khu vực đặc trách, do tổ chức theo đợt (3 năm thay đổi lực lượng 1 lần). Ngoài ra, còn tổ chức đợt hành quân dã ngoại làm CTDV; mặc dù đợt hành quân dã ngoại làm công CTDV diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng, mưa nhiều, địa bàn hoạt động rộng lớn; song cán bộ, chiến sĩ của các sư đoàn đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, quán triệt và triển khai thực hiện kế hoạch cụ thể, tỷ mỷ và đạt được những kết quả tốt.

Ba là, đối tượng của CTDV của các sư đoàn QĐND Lào phức tạp, đa dạng, sống rải rác trên các địa bàn rộng lớn của nhiều tỉnh, có nhiều nơi là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn nên khối lượng CTDV của sư đoàn rất lớn.

Do đặc điểm địa bàn đóng quân của các sư đoàn tương đối rộng, có cả thành phố, thị xã, các khu công nghiệp tập trung, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, thành phần dân cư đa dạng và phức tạp với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn tại không ít khó khăn như: Đối với công tác tư tưởng của nhân dân vẫn còn một số phần tín ngưỡng tôn giáo đến mê tín dị đoan, đó là một lý do áp lực cho sự phát triển của đất nước; về mặt công tác QP, AN chưa thực sự thuộc sở hữu của người dân vẫn còn một số nhân dân có những ý tưởng chờ đợi sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước và hơn nữa, đó là trái phép pháp luật của quốc gia. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm được phát triển nếu do với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, điều đó được


biểu hiện như: Hệ thống tuyến đường từ thành phố đến huyện, từ làng đến làng có một số nơi đi được một mùa đó là mùa khô; công tác giáo dục, vận động nhân dân chưa được tiến hành sâu sắc và chưa phổ biến đến các nhóm đối tượng, vấn đề đó nó ảnh hưởng đến ý thức tự giác của một số người dân vẫn còn thấp, tệ hơn nữa, họ bị kẻ thù tuyên truyền lừa dối.

Để góp phần tham gia CTDV ở vùng sâu, vùng biên giới đúng theo trách nhiệm của các sư đoàn, trong thời gian qua các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực góp phần tham gia xây dựng cơ sở địa phương, phát triển nông thôn mới, xây dựng làng và cụm làng phát triển toàn diện bằng các biện pháp như: Củng cố kiện toàn các tổ chức bộ máy dân vận của các Sư đoàn kể từ Ban dân vận đến các tổ, đội CTDV có sự chặt chẽ, vững mạnh, phù hợp với vai trò, trách nhiệm và yêu cầu trong giai đoạn mới; quy định lại các chức vụ, bố trí và sắp xếp cán bộ đúng và phù hợp với các đối tượng do sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương. Mặc dù chúng ta đã tổ chức, củng cố và tăng cường lực lượng cho cơ sở địa phương đúng theo quy định của Quân đội, nhưng các lực lượng thế lực thù địch ở khu vực biên giới giáp với một số nước có chế độ chính trị khác nhau, nhất là Thái Lan đã tích cực hoạt động tạo ra tình huống diễn biến phức tạp liên tục, nhất là vấn đề tranh chấp đất đai để bắt buộc cho Đảng, Nhà nước Lào giao đất ở khu vực biên giới thuộc vào quyền và lợi ích của chúng. Trước tình hình, nhiệm vụ đó, nó đã tạo ra mỗi lực lượng của các Sư đoàn tăng cường, nâng cao tinh thần sẵn sang chiến đấu, đối với các lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên giới (ở phía Tây và phía Nam của Lào), tổ chức hệ thống trực ban, trực chiến toàn bộ từ cấp trên đền các cơ quan, đơn vị cấp dưới nghiêm chặt, tổ chức lực lược tuần tra biên giới, bảo vệ các đối tượng, hướng chủ yếu chặt chẽ tránh không để địch và các bọn phản động bất ngờ đánh chiếm vùng lãnh thổ của nước ta.

2.2.3. Đặc điểm dân cư, địa bàn của các sư đoàn

2.2.3.1. Đặc điểm dân cư

Dân số ước tính nơi sư đoàn đóng quân hoặc phạm vi đặc trách khoảng 6,027,089 triệu người, theo thống kê năm 2018. Hầu hết nhân dân sống tại các vùng cao nguyên, thung lũng, bên dòng sông Mekong và đồng bằng khác nhau; 60% dân cư dân sống ở vùng thấp, họ là dân tộc chiếm ưu thế về kinh tế, chính trị, văn hóa


Lào [Biểu 2]. Nơi nhân dân sinh sống có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thủy điện.

Về nghề nghiệp: đa số nhân dân làm ruộng, làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm; tiểu thủ công nghiệp gia đình của dân tộc đặc biệt phát triển; họ làm nghề dệt thổ cẩm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mỹ tinh tế, cũng góp phần thu nhập đáng kể cho mỗi nhiều gia đình. Tuy nhiên, dân dân ở nơi sư đoàn đóng quân có đặc điểm phong tục tập quán khác nhau, tình hình KT-XH kém phát triển và đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do mật độ dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung theo các trục đường, dọc theo các bờ sông, vùng đồng bằng, đô thị; một số đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác trên địa bàn, làng bản thưa thớt; vấn đề dân di cư tự do diễn ra phức tạp đang là cản trở lớn đến việc hoạch định chính sách phát triển của nhiều trong khu vực sư đoàn đặc trách.

2.2.3.2. Đặc điểm dân tộc, tôn giáo

Nơi các sư đoàn đóng quân có nhiều dân tộc gồm: Lào Lùm, Lào Thơng, Lào Sủng, trong đó Lào Lùm chiếm đa số, theo thống kê năm 2018 chiếm 68%. Hầu hết nhân dân theo Phật giáo Phật giáo chiếm 60% của tổng số dân; 40% còn lại là theo các đạo khác hoặc không tôn giáo [62]. Các dân tộc, tôn giáo dù có nguồn gốc khác nhau, phương châm hành đạo không giống nhau, nhưng nhìn chung, nhân dân các dân tộc chung sống hòa thuận, đoàn kết gắn bó với nhau; lòng yêu nước nồng nàn, một lòng một dạ gắn bó với Đẩng và cách mạng Lào; tinh thần lao động cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sống giản dị, mộc mạc, chân tình, thật thà. Tuy nhiên, với tác động của âm mưu thủ đoạn lợi dụng chính trị hóa về dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch đã làm cho vấn đề dân tộc, tôn giáo bị tác động và không ngừng biến đổi, tiềm ẩn và nổi lên các nguy cơ như: Lợi dụng về vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước, gây mất ổn định chính trị trong xã hội; lợi dụng các hoạt động một số dân tộc ít người và một số tôn giáo vi phạm pháp luật để gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thậm chí lợi dụng hoạt động tôn giáo xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể nói, những vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nước Lào nói chung, nơi sư đoàn đóng quân nói riêng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới


đất nước, phát triển KT-XH, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đảm bảo đến công tác QP, AN trên địa bàn. Do vậy, những vấn đề dân tộc, tôn giáo ở khu vực sư đoàn đặc trách là những nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Những năm qua, các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, để tăng cường các hoạt động kích động, tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc; đặc biệt ở những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh phía Bắc Lào. Những hoạt động của các thế lực thù địch và bọn phản động là tập trung tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, phủ nhận chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo của Nhà nước Lào; vu cáo Đảng, Nhà nước Lào vi phạm dân chủ, nhân quyền, chèn ép, phân biệt đối xử, đàn áp người dân tộc thiểu số. Chúng tìm đã tìm cách mua chuộc, lôi kéo các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng các tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số, để lợi dụng họ như một công cụ của chúng hoạt động xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, hình thành nên các “điểm nóng xung đột”, tạo cớ để chúng can thiệp trong nội bộ, hòng phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, tìm cách xóa bỏ chế độ mới của Đảng ta. Nghĩa là, các thế lực thù địch triệt để tận dụng, tạo ra, khai thác mọi khe hở có thể, nhằm thực hiện các biện pháp chống phá cách mạng Lào, nhất là về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, coi đó là điểm xuất phát trong thực hiện mưu đồ lớn và lâu dài của chúng.

Để đấu tranh ngăn chặn các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các sư đoàn cần tập trung các lượng tiến hành CTDV một cách đồng bộ, đúng đối tượng, nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của mỗi dân tộc, tôn giáo; giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân; ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo; góp phần tạo sự ổn định và phát triển các địa phương bền vững.

2.2.3.3. Đặc điểm kinh tế

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế gần đây chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, gắn với việc tạo công ăn việc làm cho các tầng lớp nhân dân. Hiện nay, ngoài các thành phố lớn như Thủ đô Viêng Chăn, Luông Pra Bang, các tỉnh nơi các sư đoàn đặc trách vẫn nghèo và kém phát triển ở CHDCND Lào. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 5 năm (2016 - 2020), đặc biệt là kế hoạch phát triển


khu vực và địa phương, đã xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế của miền Bắc không dưới 9,72%, Khu vực miền Trung 11,50% và miền Nam 12,65%; thu nhập bình quân đầu người là 1.700 USD ở miền Bắc, 2.200 USD ở miền Trung và 1.300 USD ở miền Nam. Mục tiêu giảm nghèo ở khu vực phía Bắc xuống dưới 8%, miền Trung 3,5% và miền Nam 10%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tình hình phát triển KT-XH của các vùng trong thời gian qua gặp nhiều trở ngại, khó khăn, nhất là: Các thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng, dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát lây lan, đã làm hư hỏng cơ sở hạ tầng KT-XH và tăng trưởng kinh tế mọi lĩnh vực; nhưng Đảng và Chính phủ đã tập trung nỗ lực để khôi phục lại những thiệt hại đó; điều này đã làm cho cơ cấu nền kinh tế ở các lĩnh vực tiếp tục phát triển [73].

Nhìn chung, kinh tế của các khu vực đang tăng trưởng không đồng đều, miền Trung có sự phát triển hơn miền Bắc và miền Nam. Vì tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, là trung tâm dân cư, với cơ sở hạ tầng tốt hơn gắn với Thủ đô và sát khu vực phát triển của nước bạn. Sự khác biệt như vậy là do các khu vực phía Bắc của Lào, là những vùng có điều kiện khó khăn như: Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, đồng bằng nhỏ hẹp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển tốt, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào lượng mưa. Tuy nhiên miền Bắc có tiềm năng khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, điện lực và nơi du lịch…

2.2.3.4. Đặc điểm về văn hóa - xã hội

Sự phát triển của lĩnh vực VH-XH của nơi các sư đoàn đóng quân từng bước được cải thiện, đặc biệt là khả năng về tiếp cận các dịch vụ như: công tác giáo dục, y tế và cung cấp thông tin và tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước rất rộng rãi và cập nhật kịp theo tình hình; gia đình bình an, xã hội hạnh phúc, nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực: các tỉnh đã tập trung nguồn vốn vào công tác giáo dục và thể thao, chiếm 17% do chi tiêu của chính phủ, để phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục và cải thiện hệ thống dạy - học ở tất cả các cấp.


Về ý tế: đã mở rộng mạng lưới y tế đến các vùng sâu, vùng xa. Đến nay, các tỉnh nơi sư đoàn đặc trách có 985 trung tâm y tế; Về an sinh xã hội đã được cải thiện và có thể cung cấp các dịch vụ dưới nhiều hình thức phúc lợi an sinh xã hội ở địa phương. Về thông tin: đã cải tiến hệ thống truyền thông hiện đại và mở rộng số lượng, chất lượng thông tin để cung cấp thông tin cho xã hội một cách rộng rãi hơn, đã từng bước chuyển đổi hệ thống tương tự sang hệ thống số hiện đại.

Về văn hóa: kế thừa, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa đặc sắc của dân các bộ tộc Lào, khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật phong phú, nhiều màu sắc và các hoạt động biểu diễn đa dạng [73].

Bên cạnh những điều tích nêu trên, về lĩnh vực VH-XH ở các địa phương nơi sư đoàn đóng quân còn nhiều hạn chế, bất cập: Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi; các cơ sở giáo dục cấp mầm non, tiểu học và phổ thông ở một số địa phương chưa cung cấp được, cơ sở vật chất trường lớp học ở một số địa bàn vẫn gặp khó khăn do hạn chế về nguồn lực đầu tư; trường học xa nhà, nên việc đi lại của học sinh rất khó khăn.

Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận; thiếu thiết bị y tế, bác sĩ, y tá chưa được nâng cao trình độ chuyên môn y tế kể cả trong nước và quốc tế; bệnh viện đa khoa một số tỉnh thô sơ và lạc hậu, các trang thiết bị công nghệ khoa học ý tế không hiện đại; trạm ý tế ở một số vùng nông thôn vẫn chưa có; đây là lý do khiến người giàu ra nước ngoài khám chữa bệnh và điều trị sức khỏe; người dân nghèo không có tiền phải tìm cách điều trị sức khỏe, khám, chữa bệnh ở trong nước.

Hệ thống an sinh xã hội còn chưa thực sự bền vững, thể hiện một số hạn chế như: mức độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội chưa cao, đối tượng còn hẹp; nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội còn hạn chế; bất bình đẳng tuyệt đối giữa người giàu và người nghèo có xu hướng gia tăng; tỷ lệ hộ nghèo phần lớn tập trung cao ở nhóm dân tộc thiểu số.

Về cơ bản, hạ tầng công nghệ thông tin của một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, vừa thiếu lại vừa yếu, cần có sự đầu tư đồng bộ, toàn diện; nói

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023