Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Dệt May Sang Nam Phi (2001-2007)


lượng và 529,91% về trị giá so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng giày dép xuất khẩu chủ yếu sang Nam Phi là giày mũ nguyên liệu dệt và giày tennis, giày bóng rổ tăng mạnh. Giá xuất khẩu trung bình giày thể thao mũ nguyên liệu dệt sang Nam Phi 11 tháng năm 2006 tăng gần 45% so với cùng kỳ năm 2005 do lượng xuất khẩu giày chất lượng cao giá trên 10 USD/đôi tăng 5 lần so với cùng kỳ năm 2005, đạt khoảng 120 nghìn USD. Đáng chú ý, trong 11 tháng năm 2006, có lô hàng giày thể thao mũ nguyên liệu dệt xuất khẩu sang Nam Phi đạt mức giá rất cao 26,8

USD/đôi, cao hơn 6,18 USD/đôi so với giá xuất khẩu cao nhất trong năm 20054.

Tuy nhiên có một thực tế là thị phần giày dép và đồ da của Việt Nam tại Nam Phi còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng của ngành da giày trong nước. Với sức cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp chỉ cần đẩy mạnh khâu tiếp thị, quảng cáo và phân phối thì trong tương lai không xa, thị phần của mặt hàng giày dép và đồ da không chỉ dừng lại ở con số 3,97% như hiện nay.

Về dệt may, tuy là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 4 đến 5 tỷ USD nhưng đóng góp của mặt hàng này vào kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nam Phi vẫn còn rất khiêm tốn. Trước năm 2005, kim ngạch của mặt hàng này sang thị trường Nam Phi chưa bao giờ lên đến 1 triệu đô la Mỹ nhưng tình hình khả quan hơn khi trong 2 năm 2005 và 2006 , con số đó lần lượt là 1,5 và 3,37 triệu USD.

Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nam Phi (2001-2007)


Năm

Kim ngạch (1000 USD)

2001

499

2002

205

2003

254

2004

724

2005

1.503

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 8


4 http://www.hatrade.com.vn/thuongmai_chitiet.asp?matin=BT6120657200&matheloai=7



2006

3.372

2007 (8 tháng)

8.083

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thống kê hàng hoá xuất khẩu của Tổng cục Hải quan.


Trong những tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước Châu Phi đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu khả quan cho việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này.

Mặt hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu cao sang Nam Phi là màn tuyn chống muỗi. Ngoài ra, nhiều sản phẩm dệt may khác của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang được tiêu thụ tại trường Nam Phi như ga trải giường, áo sơ mi, áo khoác, quần áo trẻ em và áo gió.


Ông Uông Tiến Thịnh, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ Thương mại Vinatex Tp.HCM cho rằng nếu biết cách khai thác, thị trường Châu Phi sẽ là nơi tiêu thụ hiệu quả các sản phẩm dệt may Việt Nam. Theo ông, do sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước nên các mặt hàng dệt may của Việt Nam có giá thành phù hợp với thị trường Châu Phi

Báo Thương mai – Bộ Công Thương

http://www.baothuongmai.com.vn/article.aspx?article_id=19907


Sự tăng nhanh về kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam sang Nam Phi trong thời gian gần đây là do rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó là chủ trương chuyển hướng thị trường, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng như Nam Phi của các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Trước đây, Việt Nam chỉ chú trọng xuất khẩu hàng may mặc vào các thị trường chủ lực là Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên để xuất khẩu vào thị trường này, ngành dệt may phải chịu hạn ngạch và thuế suất khá cao. Kể cả khi quy định về hạn ngạch bị dỡ bỏ thì cũng có rất nhiều rào cản nhằm gây khó dễ với các doanh nghiệp khi tiếp cận với các thị trường này. Vì thế không mấy ngạc nhiên khi các doanh


nghiệp lại không chọn hướng xuất khẩu sang thị trường Nam Phi, nơi không áp đặt hạn ngạch cũng như có thuế suất tương đối thấp đối với các mặt hàng dệt may.

c) Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ:


Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ) hiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm 2006. Đây là mặt hàng có thị trường xuất khẩu khá đa dạng và không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nhất định. Tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong sản xuất sản

phẩm gỗ xuất khẩu đã giảm so với trước. Dự báo năm 2007, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao5.

Riêng với thị trường Nam Phi, tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những năm gần đây cũng rất khả quan. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2006 Việt Nam đã thu về 4,415 triệu USD từ xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tăng 17,3% so với năm 2005. Còn trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt hơn 2,3 triệu USD.

d) Nhóm hàng công nghiệp và khoáng sản:


Về khoáng sản, Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu than đá sang thị trường Nam Phi. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn rất hạn chế, kim ngạch thường chỉ ở mức 2 đến 3 triệu USD. Duy chỉ có năm 2005 là có sự đột biến khi kim ngạch đạt hơn 5 triệu USD. Sang năm sau, tức 2006, kim ngạch lại giảm xuống chỉ còn 2,022 triệu USD6. Riêng 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch mới chỉ đạt 2,422 triệu USD. Điều này có nghĩa năm nay kim ngạch xuất khẩu than nhiều khả năng không vượt được ngưỡng 5,484 triệu USD trong năm 2005.

Về hàng công nghiệp, có 2 mặt hàng chủ yếu là cao su và chất dẻo. Trong những năm qua, dù đã có những sự tăng trưởng liên tục nhưng kim ngạch của những mặt hàng này vẫn vô cùng nhỏ bé, chưa mặt hàng nào đạt đến 1 triệu USD.


5 Trang tin xúc tiến thương mại - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Website: http://xttm.agroviet.gov.vn/engine.asp?page=1&tu=g?,%20nam%20phi&m=0&layID=133048

6 Báo cáo thống kê hàng xuất khẩu 12 tháng 2006 của Tổng cục Hải quan.


Nguyên nhân chính của điều này là các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng phát triển xuất khẩu sang thị trường Nam Phi. Hơn nữa cũng bởi đất nước Nam Phi hiện có ngành công nghiệp khá phát triển nên những mặt hàng như thế này khó có chỗ đứng rộng rãi trên thị trường.

Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng than đá, cao su, chất dẻo sang Nam Phi (2005-2007)


Năm

Kim ngạch (1000 USD)

Than đá

Cao su

Chất dẻo

2005

5.484

238

650

2006

2.022

512

987

2007 (8 tháng)

2.422

264

549

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thống kê hàng hoá xuất khẩu của Tổng cục Hải quan.


e) Nhóm hàng máy vi tính, linh kiện và sản phẩm điện tử:


Đây tuy là một nhóm hàng không quá mới mẻ với thị trường Nam Phi nhưng kim ngạch của nó vẫn đang rất khiêm tốn. Trong những năm 2003, 2004, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này thường chỉ đạt dưới 100 nghìn USD. Đến 2005, nhờ sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và lắp ráp máy tính trong nước, kim ngạch xuất khẩu đã có bước nhảy vọt, đạt hơn 2,8 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch nhóm hàng này đã đạt 2,49 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó cho thấy triển vọng của nhóm hàng này vẫn đang rất sáng lạng, nhiều khả năng sẽ trở thành một nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang Nam Phi trong những năm tới.

2.2.3 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Nam Phi:


2.2.3.1 Nhận xét chung:


Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Cộng hoà Nam Phi cũng tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây, tuy nhiên tốc độ không cao bằng xuất khẩu.


Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi chủ yếu là sắt thép các loại, kim ngạch tương đối ổn định trong ba năm từ 2003 đến 2005, ở mức 69 triệu USD, chiếm 64% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên kim ngạch mặt hàng này đang có chiều hướng giảm sút trong 2 năm trở lại đây. Hai mặt hàng có thế mạnh khác của Nam Phi cũng được Việt nam nhập khẩu nhiều trong các năm gần đây là kim loại thường và gỗ nguyên liệu, kim ngạch nhập khẩu cả hai mặt hàng này đều có xu hướng tăng lên trong năm 2006. Ngoài ra, nhập khẩu một số mặt hàng máy móc thiết bị và bông thô nguyên liệu cũng có sự tăng trưởng trong năm 2006, nhưng tốc độ không cao.

Bảng 16: Các mặt hàng nhập khẩu từ Nam Phi trong năm 2006 và 8 tháng đầu năm 2007


Mặt hàng

2006

2007 (8 tháng)

Lượng


(tấn)

Trị giá


(USD)

Lượng


(tấn)

Trị giá


(USD)

Hoá chất

-

335.278

-

292.197

Các sản phẩm hoá chất

-

345.720

-

643.913

Tân dược

-

340.000

-

466.727

Phân bón các loại

1.248

379.641

-

-

Chất dẻo nguyên liệu

157

207.736

-

-

Gỗ và sản phẩm gỗ

-

13.320.093

-

7.133.730

Bột giấy

486

258.474

407

244.648

Bông các loại

1.176

1.518.280

200

260.280

Sợi các loại

400

1.330.162

442

1.959053

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày


297.090

-

1.088.912

Sắt thép các loại

18.110

10.443.918

6.685

8.481.824

Kim loại thường

2.029

7.663.544

883

3.800.574

Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

-

1.619.58

-

343.785

Tổng

-

54.012.679

-

43.464.195

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng hoá nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, 8/2007


2.2.3.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu:


Trong phần cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu này, người viết xin chỉ đi tập trung phân tích 2 mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong thời gian gần đây là gỗ và sắt thép.

a) Mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ:


Nam Phi là đất nước có diện tích rừng rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% diện tích toàn lãnh thổ đất nước. Đó là lý do từ lâu Nam Phi đã quan tâm đến việc bảo tồn rừng tự nhiên và đặc biệt là trồng rừng. Công nghiệp trồng rừng đã được chính phủ rất quan tâm đề ra những chính sách khuyến khích và mạnh dạn giao cho tư nhân quản lý. Đến nay rừng trồng của Nam Phi chiếm 1,5 triệu ha bằng 1,4% diện tích Nam Phi.

Mặc dù diện tích khai thác gỗ Nam Phi chỉ chiếm 0,07% diện tích khai thác trên toàn thế giới nhưng chiếm 1,2% tổng sản phẩm khai thác của thế giới. Ngoài ra ngành lâm nghiệp Nam Phi có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp khối SADC nơi có nguồn rừng dự trữ phong phú và đóng vai trò đầu tàu trong khối.

Trong những năm gần đây do yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc bảo vệ môi trường, các nhà nhập khẩu đồ gỗ của Việt nam yêu cầu phải có giấy chứng nhận FSC, chứng minh việc sử dụng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng. Do đó Nam Phi đã trở thành một trong những thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam. Các loại gỗ Việt Nam nhập từ Nam Phi chủ yếu là các loại bạch đàn (bạch đàn đỏ, bạch đàn vàng và bạch đàn trắng), khuynh diệp và gỗ thông.

Hiện nay Việt Nam nhập trung bình khoảng từ 40 đến 50 container một tháng, với tỷ lệ khoảng 50/50 gỗ tròn và gỗ xẻ. Giá bình quân (CIF) US$200/m3 cho gỗ tròn và US$ 370 đến US$ 400/m3 cho gỗ xẻ.

Hiện nay do nguồn cung từ các thị trường như Lào, Myanma, Indonesia ngày càng giảm sút nên có rất nhiều công ty của Việt Nam muốn nhập khẩu gỗ từ Nam Phi, trong đó có Công ty Cổ phần Việt Trang, Công ty Trường Thành, VINAFOR, công ty XNK Bình Định, Hoàng Anh Gia Lai, công ty Long Đại, công


ty Sài Gòn Xanh, công ty Cổ phần Yên Sản, NAFORIMEX Hà Nội... Đặc biệt là công ty Cổ phần Việt Trang đã mở chi nhánh tại TP.Port Elizabeth, Nam Phi chuyên phục vụ cho việc nhập khẩu gỗ từ Nam Phi và các thị trường lân cận7.

Bảng 17: Kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Nam Phi (2003-2007)


Năm

2003

2004

2005

2006

2007 (8 tháng)

Kim ngạch (1000 USD)

2.359

6.402

8.036

13.320

7.133

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng hoá nhập khẩu của Tổng cục Hải quan


Từ những con số trên có thể thấy rằng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Nam Phi ngày một tăng lên. Và qua các nghiên cứu và thực tế buôn bán giữa hai nước trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã đưa ra kết luận: Nam Phi hoàn toàn có đủ yếu tố trở thành nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu ổn định và lâu dài cho ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

b) Ngành sắt thép:


Trong những năm gần đây, sắt thép luôn là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam từ thị trường Nam Phi. Đặc biệt trong những năm từ 2003 đến 2005, kim ngạch nhập khẩu luôn đạt từ 64 triệu USD trở lên, đỉnh điểm là 69,107 triệu vào năm 2005. Tuy nhiên trong năm 2006 và những tháng đầu của năm nay, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đang có xu hướng thu nhỏ lại. Trong năm 2006, Việt Nam chỉ còn nhập hơn 18 ngìn tấn, giảm đến gần 120 nghìn tấn, tương đương 662%. 8 tháng đầu năm 2007, lượng thép nhập từ Nam Phi cũng chỉ mới đạt hơn 6 nghìn. Điều này cho thấy sản lượng nhập khẩu trong năm nay cũng sẽ không có sự đột biến như những năm trước. Lý giải cho điều này có rất nhiều nguyên nhân, ngoài những chính sách hạn chế nhập khẩu thép và phôi thép của Việt Nam thì cũng có một lý do khá quan trọng là sự cạnh tranh gay gắt của sắt thép Trung Quốc (đang


7 Nam Phi-Thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu. , http://www.agroviet.gov.vn, 2/2006.


chiếm hơn 80% thị trường thép tại Việt Nam). Với giá thành rẻ hơn và chi phí vận chuyển thấp hơn, thép của Nam Phi khó cạnh tranh được với nguồn hàng này.

Bảng 18: Kim ngạch và khối lượng nhập khẩu thép từ Nam Phi (2003-2007)


Năm

2003

2004

2005

2006

2007 (8 tháng)

Khối lượng (tấn)

189.966

188.435

138.005

18.110

6.685

Kim ngạch (1000 USD)

64.893

64.562

69.107

10.443.918

8.481.824

Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thống kê hàng hoá nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

2.2.4 Nhận xét về cán cân thương mại giữa 2 nước:


Kể từ khi Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi thiết lập quan hệ giao thương từ năm 1992 cho đến nay, quan hệ thương mại giữa 2 nước đã có những bước phát triển cả về chất lẫn lượng. Không chỉ số lượng mặt hàng xuất khẩu của mỗi nước ngày càng tăng mà chất lượng hàng hoá và dịch vụ cũng ngày được đảm bảo. Trong suốt thời gian 10 năm, từ 1992 đến 2001, Việt Nam luôn xuất siêu đối với Nam Phi, với thế mạnh là các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2002 đến 2004, cán cân thương mại của Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi lại bắt đầu nghiêng về phía Cộng hoà Nam Phi khi Việt Nam luôn là nước nhập siêu trong thời gian này. Nguyên nhân là do trong giai đoạn từ 2002 đến 2004, Việt Nam đã nhập khẩu một khối lượng rất lớn sắt thép từ Nam Phi (thường chiếm hơn 60% tổng kim ngạch nhập khẩu), trong khi đó khối lượng gạo và kim ngạch xuất sang Nam Phi thời gian này lại giảm sút.

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, với định hướng xây dựng Nam Phi trở thành một thị trường mục tiêu không chỉ cho hàng nông sản Việt Nam mà còn của các mặt hàng công nghiệp, lâm ngiệp khác; các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, chính phủ Việt Nam nói chung đã có những nỗ lực phát triển hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Nam Phi và đã dần chuyển cán cân thương mại từ nhập siêu sang xuất siêu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022