Cán Cân Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Cộng Hoà Nam Phi (2000- 2007)


Điển hình là năm 2006, thặng dư cán cân thương mại đạt hơn 46 triệu USD. Còn năm 2007, tuy mới chỉ 8 tháng đầu năm nhưng mức thặng dư đã lên tới hơn 38 triệu USD, báo hiệu một năm thành công nữa đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Bảng 19: Cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi (2000- 2007)


Năm

Xuất khẩu (1000 USD)

Nhập khẩu (1000 USD)

Cán cân thương mại (1000 USD)

2000

25.797

4.212

21.585

2001

29.130

5.073

24.057

2002

15.526

24.798

- 9.272

2003

22.675

78.545

- 55.87

2004

56.823

90.466

- 33.643

2005

111.778

108.041

3.737

2006

100.713

54.012

46.701

2007 (8

tháng)

82.159

43.464

38.695

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 9

Nguồn: Tổng hợp từ website của Bộ Công Thương. www.mot.gov.vn


2.2.5 Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Nam Phi trong thời gian qua:


2.2.5.1 Thuận lợi:


Quan hệ Việt Nam - Nam Phi đang có nhiều thuận lợi vì hai bên đã ký kết Hiệp định thương mại vào tháng 4/2004 và thỏa thuận dành cho nhau Quy chế tối huệ quốc trong buôn bán hai chiều. Hai nước cũng đã ký tuyên bố chung về quan hệ đối tác và hợp tác phát triển, thành lập Diễn đàn đối tác liên Chính phủ về hợp tác Kinh tế thương mại, Khoa học kỹ thuật và văn hóa. Bên cạnh đó, sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao của hai nước đã tạo nền tảng cho quan hệ kinh tế hai nước có điều kiện phát triển mạnh mẽ.


Sau đây sẽ là một số điểm thuận lợi cụ thể mà Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có được khi quan hệ giao thương với Nam Phi.

a) Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi có mối quan hệ thân thiện về chính trị, có nhiều điểm tương đồng trong chính sách và đường lối phát triển.

Về chính trị, quan hệ Việt Nam - Nam Phi đang ngày càng nồng ấm và gắn bó. Một tài sản quý báu của mối quan hệ song phương chính là tình cảm, tình đoàn kết, sự ủng hộ chí tình mà nhân dân hai nước Việt Nam và Nam Phi dành cho nhau trong suốt những năm tháng dài của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và phát triển ở mỗi nước. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ và thống nhất đất nước, Việt Nam đã nhận được sự cổ vũ rất lớn về tinh thần từ phía nhân dân Nam Phi cũng như của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Ngược lại, Việt Nam luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ Nam Phi và ANC nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Nhân dân Nam Phi ngưỡng mộ Việt Nam như một đất nước anh hùng, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tại Việt Nam, hầu hết người dân đều biết tới Nelson Mandela, người chiến sĩ đấu tranh cho tự do và công lý nổi tiếng của Nam Phi.

Mặc dù xa cách về địa lý, song Việt Nam và Nam Phi có nhiều điểm tương đồng. Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn với nguy cơ chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố tại một số khu vực, Việt Nam và Nam Phi vẫn ổn định và phát triển, được đánh giá là những điểm đến an toàn cho bạn bè quốc tế. Cùng thuộc nhóm các nước đang phát triển và là thành viên Phong trào Không liên kết, Việt Nam và Nam Phi có quan điểm, cách tiếp cận và xử lý khá giống nhau về các vấn đề quốc tế quan trọng, cả hai nước đều có những đóng góp tích cực cho hòa bình, phát triển và thịnh vượng của thế giới. Việt Nam ngày càng quan tâm tới Nam Phi do vai trò và ảnh hưởng của Nam Phi đối với khu vực và trên thế giới. Chính sách đối ngoại của Nam Phi cũng dành nhiều sự quan tâm tới khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Có thể nói hai nước có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác và khai thác hết những tiềm năng sẵn có vì lợi ích chung của hai nước.


b) Khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Nam Phi.

Về đặc điểm kinh tế, chính trị, Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi đều là những quốc gia đang phát triển, vì thế cơ chế điều hành nền kinh tế cũng như các quy trình quản lý cũng rất giống nhau. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại thị trường này cho rằng văn hóa kinh doanh và thói quen quản lý hoạt động kinh doanh ở Châu Phi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Đội ngũ cán bộ quản lý công quyền ở Nam Phi cũng có nhiều tầng lớp với nhiều thủ tục phức tạp như ở Việt Nam. Điều này có thể sẽ là một rào cản đối với các doanh nghiệp ở các nước phát triển, vốn quen với các quy trình, thủ tục gọn nhẹ. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam lại quá quen thuộc với điều này.

c) Hàng hoá của Việt Nam tương đối phù hợp với nhu cầu của người dân đất nước Nam Phi và khả năng cạnh tranh tương đối cao.

Không giống như các thị trường EU hay Mỹ, vốn rất khắt khe đối với vấn đề chất lượng sản phẩm, Nam Phi được đánh giá là một thị trường tương đối dễ tính không chỉ với hàng hoá của Việt Nam mà còn với của nhiều nước trên thế giới.

Theo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), thị trường Nam Phi có phân khúc với yêu cầu về chất lượng và giá cả hàng hóa khác nhau. Đó là thị trường của người giàu và thị trường của người nghèo, dung lượng của hai thị trường này tương đương nhau. Hiện nay người dân Nam Phi đã bắt đầu biết đến hàng Việt Nam chủ yếu ở sản phẩm dành cho thị trường bình dân và những hàng hóa đó rất được họ ưu chuộng. Đơn cử ví dụ về mặt hàng quần áo. Ở Nam Phi, người da đen chiếm tới hơn 79% dân số, với sở thích mặc những loại quần áo rẻ tiền, chủ yếu là quần jean, áo thun, áo phông. Chất liệu phải bền, màu sắc càng màu mè và càng đậm, càng được ưa chuộng. Dân da trắng (chiếm hơn 14% dân số) lại thích màu sáng và kiểu cách hơn trong ăn mặc, nhất là giới trẻ. Họ chuộng tông màu cơ bản, kiểu dáng châu Âu, nhưng đơn giản, tiết kiệm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Nhìn chung, người dân Nam Phi da trắng cũng như da đen đều thích mặc đơn giản, không câu nệ và quá chăm chút tới ăn mặc. Đây là một thuận lợi cho ngành dệt may


Việt Nam bởi từ trước đến nay, Việt Nam vẫn có lợi thế trong may mặc, sản xuất các loại hàng hoá có chất lượng tốt, giá rẻ, cho dù mẫu mã còn đơn điệu, không thực sự nổi bật.

Về khả năng cạnh tranh, so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh tại Nam phi, các sản phẩm của Việt Nam nói chung và mặt hàng nông sản nói riêng vẫn được đánh giá là có khả năng cạnh tranh về giá một cách tương đối cao. Giá cả nguồn sản phẩm đầu vào cùng với giá nhân công tương đối rẻ đã giúp cho hàng hóa Việt Nam được sản xuất ra với chi phí thấp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam bán sản phẩm với mức giá không quá cao.

Với sản phẩm gạo, so với các sản phẩm cạnh tranh từ các quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ, giá cả của gạo Việt Nam thường rẻ hơn. Chính vì lẽ này mà lâu nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đi tìm khách hàng ưa chuộng sản phẩm giá thấp, yêu cầu chất lượng không quá cao, và Châu Phi nói chung, Nam Phi nói riêng được coi là một trong những thị trường mục tiêu của xuất khẩu gạo Việt Nam.

2.2.5.2 Khó khăn:


Cho dù quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi đang có nhiều tiến triển tốt đẹp và đã có những thành tựu đáng kể nhưng điều đó không có nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam luôn gặp thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, cũng như luôn có được những yếu tố cần thiết cho công việc của mình. Sau đây sẽ là một số khó khăn mà các doanh nghiệp thường gặp phải khi quan hệ buôn bán với các đối tác bên phía Cộng hoà Nam Phi.

a) Khoảng cách địa lý lớn:


Dù Việt Nam và Nam Phi đã có quan hệ thương mại trong một thời gian dài nhưng kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hai nước, chủ yếu do hai nước ở cách xa nhau, chưa có nhiều thời gian để nhận ra khả năng bổ sung về kinh tế.


Khoảng cách địa lý làm cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Nam Phi gặp rất nhiều bất tiện trong giao thương. Việc vận chuyển hàng hóa giữa Nam Phi và Việt Nam vừa không có đường trực tiếp, lại phải chịu giá cước rất cao. Chi phí vận chuyển cho những chuyến hàng xuất nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao trong giá (Ví dụ như cước phí vận chuyển gỗ từ Nam Phi về Việt Nam quá cao, chiếm đến 60 - 70% giá nhập khẩu CIF8 ). Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khối lượng xuất nhập khẩu nhỏ, do vậy số hàng hóa vận chuyển hạn chế nên giá thành vận tải đơn vị lên rất cao.

Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có các kho ngoại quan để dự trữ hàng, khiến việc đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường dường như là không thể, nhất là khi cự ly giữa Việt Nam và Nam Phi không cho phép vận chuyển kịp. Nhưng để có cụm kho quy mô, đủ tiêu chuẩn đảm bảo hàng hóa thì cần rất nhiều tiền. Trong khi thị trường Nam Phi vẫn quá mới mẻ và việc đầu tư như vậy là quá sức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

b) Sự hạn chế về thông tin:


Thị trường Nam Phi khá đa dạng, song do Nam Phi nhiều năm bị cấm vận vì chính sách phân biệt chủng tộc nên thiếu thông tin về thế giới, đặc biệt là thông tin kinh tế của Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất ít nguồn thông tin về thị trường Nam Phi.

Trong thời gian gần đây, các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam như Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thương vụ và đại sứ quán Việt Namở Nam Phi đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp thông tin

ttp://www.agroviet.gov.vn, 2/2006.

8 Nam Phi-Thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu. , h

“DN chúng tôi muốn làm ăn với Nam Phi từ lâu, nhưng vướng mắc về thủ tục. Chúng tôi đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại Nam Phi nhưng các cơ quan chức năng bên đó trả lời là 6 tháng sau mới xong thủ tục. DN cần thông tin về cách thức mở văn phòng nhưng quả thực đang chưa biết hỏi ở đâu. Vì chính bản thân cơ quan ngoại giao của Nam Phi tại Việt Nam cũng không nắm rõ vấn đề này

Phát biểu của ông Khổng Đức Khoa - Phó giám đốc công ty XNK Hoàng Sơn, TPHCM

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 6/2006.


về thị trường Nam Phi cho các doanh nghiệp Việt Nam.Tuy nhiên, những thông tin này chưa đầy đủ, thiếu tính

hệ thống, chưa được chi tiết hóa và cập nhật thường xuyên, đặc biệt là những thông tin về hàng hóa như giá cả, mẫu mã, chủng loại, thông tin về thị trường như thị hiếu, sức mua, thói quen tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, cách chức thanh toán.

Thông tin mà các cơ quan chức năng cung cấp chỉ mang tính tham khảo một cách khái quát chứ chưa mang tính đảm bảo. Cổng thương mại điện tử Việt Nam - Châu Phi (www.vinafrica.com) đã hoạt động được gần 1 năm, nhưng tác dụng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Châu Phi nói chung, Nam Phi nói riêng là rất hạn chế. Hầu hết các thông tin chỉ mang tính vĩ mô, chứ chưa đề cập sâu đến thủ tục XNK, đầu tư, thanh toán với từng mặt hàng cụ thể. Tại đây còn có nhiều diễn đàn thảo luận cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi chia sẻ thông tin, kinh nghiệp trong hoạt động XNK. Tuy nhiên, diễn đàn vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi.

c) Sự cạnh tranh của các đối thủ lâu năm tại thị trường Nam Phi:


Nam Phi là thị trường mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng lại rất cũ với các nền kinh tế khác như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia. Việt Nam vào thị trường Nam Phi chậm nên gặp nhiều khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Hiện tại, kim ngạch buôn bán giữa Nam Phi và Trung Quốc đã lên tới gần 4 tỉ USD mỗi năm, buôn bán giữa Nam Phi với Malaysia và Thái Lan hàng năm cũng lên tới gần 2 tỉ USD mỗi nước. Hiện Việt Nam đứng thứ 53 về xuất khẩu và thứ 63 về nhập khẩu trong tổng số 263 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Nam Phi9.

Nhiều đối thủ lớn quen thuộc của Việt Nam như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Pakistan... với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gần giống Việt Nam đã xuất hiện từ lâu trên thị trường Nam Phi. Đơn cử như mặt hàng gạo xuất khẩu, Việt Nam

9 Nguồn từ Vụ Châu Phi – Tây Nam Á


đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ phía 2 đối thủ Trung Quốc và Thái Lan, trong đó nổi bật lên là Thái Lan, nước vẫn đang dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên toàn thế giới. Gạo Việt Nam tuy có lợi thế giá rẻ hơn các đối thủ nhưng phẩm chất lại thấp hơn. Nam Phi là một thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rất rõ ràng, trong phân khúc thị trường của những người giàu, loại gạo Thái Lan vẫn được ưu chuộng hơn của Việt Nam, bên cạnh đó đa số người dân Nam Phi lại ăn gạo đồ, 1 loại gạo Việt Nam không xuất khẩu.

Về thị trường may mặc, có thể nói rằng Trung Quốc là nước đang làm mưa làm gió không chỉ ở riêng thị trường Nam Phi mà còn trên toàn thị trường thế giới. Đầu năm nay, để bảo vệ các doanh nghiệp may mặc trong nước, Nam Phi đã phải áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với riêng hàng dệt may của Trung Quốc. Đây là một tín hiệu mừng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy hàng hoá Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn như thế nào trên thị trường này.

d) Phương thức xuất khẩu và hình thức thanh toán chưa phát triển và phù hợp với yêu cầu chung:

Thương mại hai chiều Việt Nam và Nam Phi tăng trong các năm qua, nhưng phần lớn tăng từ nhập khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nam Phi không bằng 50% xuất khẩu của Nam Phi sang Việt Nam. Thực tế không phải sản phẩm Việt Nam không đáp ứng nhu cầu của thị trường Nam Phi mà không đi trực tiếp vào thị trường này, thay vào đó một lượng lớn hàng hóa Việt Nam phải đi vòng vào nước thứ 3.

Từ trước đến nay, xuất khẩu qua trung gian vẫn là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để thâm nhập thị trường Nam Phi. Hình thức này chỉ thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Chính vì vậy, trong


bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường Nam Phi lâu dài cần tính đến phương thức xuất khẩu trực tiếp.

Đại sứ Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam, ông Goitsimolimo Leonard Pitso cho rằng, có nhiều rào cản thương mại và thiếu thông tin giữa hai thị trường khiến cho hàng hóa Việt Nam với số lượng đáng kể phải đi "lòng vòng" thay vì đến thẳng Nam Phi. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội xuất hàng sang Nam Phi, đồng thời dựa vào lợi thế của nhau, cả hai nước cũng có thể hợp tác trên những lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, công nghệ chế tạo và dịch vụ.

Ngoài ra, những khó khăn hạn chế xuất khẩu của Việt Nam còn là việc thanh toán. Cả doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi chưa có tiếng nói chung trong việc chọn hình thức thanh toán quốc tế thông qua ngân hàng. Trước hết là do hệ thống hỗ trợ thanh toán quốc tế trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi còn rất hạn chế. Với quy mô nhỏ và vừa, khả năng thanh toán thấp trong các giao dịch mua bán, các doanh nghiệp Nam Phi thường yêu cầu thanh toán trả chậm. Trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam lại không đủ vốn để thực hiện yêu cầu này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Châu Phi thường sử dụng phương thức mua bán trực tiếp thay cho sử dụng các phương pháp thanh toán thông dụng trong thương mại quốc tế, điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng cho khu vực này, thậm chí gây lo ngại về khả năng không được thanh toán.

Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển quan hệ ngoại giao và quan hệ thương mại của Việt Nam với Nam Phi, giao dịch ngân hàng giữa ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các ngân hàng Nam Phi cũng phát triển thêm. Tuy nhiên số lượng ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng Ngoại thương chỉ mới vẻn vẹn 4 ngân hàng, bước đầu có phát sinh các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Hiện nay, ngân hàng Công thương Việt Nam mới chỉ có quan hệ đại lý với 3 ngân hàng ở Nam Phi. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ có quan hệ

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí