Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 11


quả. Cơ chế khuyến khích này có thể do Chính phủ quy định hoặc có thể do các doanh nghiệp tự quy định để phục vụ mục tiêu của mình.

Khuyến khích phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nam Phi trên nguyên tắc cùng có lợi, khai thác hiệu quả các quan hệ chi phí - lợi ích... trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động vận động hành lang hợp lý, nghiên cứu và tận dụng khả năng khai thác những kinh nghiệm kinh doanh thành công của các doanh nghiệp các nước trên thị trường Nam Phi như các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan...

3.3.1.2 Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi, ổn định và vững chắc cho mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp hai nước.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hiệu quả các giao dịch kinh tế - thương mại với các đối tác Nam Phi, trước hết cần có các quy định pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định và cập nhật để tạo hành lang hợp pháp cho các hoạt động này. Tính chất hợp pháp thể hiện ở sự phù hợp và tương thích giữa các quy định pháp luật sẽ được xây dựng và ban hành ở Việt Nam với các quy định pháp luật trong nước và với các quy định pháp luật và thông lệ quốc tế, đặc biệt là phù hợp với các cam kết WTO. Các quy định pháp lý này là chỗ dựa để các doanh nghiệp cũng như các cá nhân bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi tiến hành các hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Đây là khía cạnh mà Việt Nam bộc lộ khá nhiều điểm hạn chế hiện nay. Đồng thời, chính các điều kiện pháp lý sẽ quy định rõ ràng và nhất quán quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch và là công cụ để Chính phủ quản lý hiệu quả các giao dịch. Tuy nhiên việc tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại Việt Nam

- Nam Phi cũng phải hoàn toàn phù hợp với các cam kết quốc tế về tạo thuận lợi kinh doanh mà Việt Nam đã cam kết với các đối tác trên thế giới.

3.3.1.3 Nhà nước tạo các điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có hoạt động kinh doanh với Nam Phi, phát huy tốt lợi thế về khả năng thích nghi của các doanh nghiệp.


Như đã đề cập trong phần thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi hơn nhỉnh hơn các đối thủ từ các nước phát triển về khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh ở Cộng hoà Nam Phi, đặc biệt là các thủ tục, giấy tờ. Vì thế, Nhà nước cần hỗ trợ hợp lý và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường Nam Phi. Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận được nhiều những sự giúp đỡ hữu ích để mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với thị trường Nam Phi. Vì thế có thể sử áp dụng một số biện pháp sau để trực tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động này. Có thể kể ra một số biện pháp hỗ trợ như sau:

Hỗ trợ về thuế: Thực hiện việc giảm hoặc hoàn thuế phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam trong một thời gian nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Nam Phi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường có còn xa lạ này. Để khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Phi trong điều kiện các kênh trao đổi thương mại chưa được thông suốt thì Chính phủ nên mở rộng cơ chế hoàn thuế, kể cả những khoản thuế mà doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gián tiếp cũng được hoàn và miễn thuế tiêu thụ trong nước đối với những doanh nghiệp đó. Áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp thấp đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khi khai thác thị trường Nam Phi và xuất khẩu hàng hoá sang Nam Phi, điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng xuất khẩu thay vì mức thuế áp dụng chung như hiện nay.

Hỗ trợ các điều kiện kinh doanh: hỗ trợ các điều kiện về đất đai, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp có quan hệ với thị trường Nam Phi. Đối với những doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia thị trường Nam Phi có thể là các khoản về tiền sinh hoạt, tiền thuê gian hàng tại hội chợ, triển lãm... Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sự hỗ trợ lớn hơn, nhiều hơn mới đủ khả năng để tham gia các hoạt động thương mại với các đối tác tại Nam Phi. Các chính sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu theo hướng: hỗ trợ đầu vào, đảm bảo hiệu quả lâu dài, ưu tiên các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sử

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển vọng phát triển - 11


dụng nhiều nguyên liệu trong nước, thủ tục xuất khẩu phải đơn giản, không gây chậm trễ, phiền hà đối với doanh nghiệp.

Hỗ trợ về thông tin: Nhà nước nên có chính sách đầu tư lớn hơn vào việc xây dựng hệ thống thông tin, phát huy vai trò của các trung tâm thông tin của các cơ quan thông tin như trung tâm thông tin Bộ Công thương, thông tin từ Diễn đàn Nam Phi, mạng thông tin của các doanh nghiệp, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác, thông tin từ đại sứ quán và các cơ quan đại diện của Nam Phi tại Việt Nam và của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi... Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường Châu Phi có hệ thống, cập nhật và phù hợp với từng mặt hàng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào thị trường này một cách thuận lợi. Cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp thành lập các đơn vị tình báo kinh tế chiến lược để thu thập, xử lý và dự báo thông tin kịp thời, cập nhật và chính xác để phục vụ tối ưu cho các hoạt động thâm nhập thị trường, hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, nắm được các ý đồ của chính phủ các nước mà Việt Nam có quan hệ, các quan hệ ngầm định và các quy định bất thành văn khác... Điều đó cũng góp phần giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Hỗ trợ về đào tạo: đào tạo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm làm việc với các đối tác Nam Phi, bồi dưỡng ngoại ngữ, kể cả tiếng của nước sở tại cho đội ngũ cán bộ làm việc với các đối tác Nam Phi; phát triển đội ngũ các chuyên gia chuyên sâu về thị trường Nam Phi.

Ngoài ra cần có thêm các chính sách và biện pháp hỗ trợ khác, đặc biệt là các hỗ trợ phi tài chính, tư vấn chiến lược kinh doanh thâm nhập thị trường Nam Phi cho các doanh nghiệp. Cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin (đầy đủ, kịp thời,chính xác), đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dẫn dắt cho các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing theo cặp thị trường/sản phẩm...

3.3.1.4 Lựa chọn phương thức trao đổi, giao thương phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của từng doanh nghiệp:


Đối với thị trường Nam Phi, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua 3 hình thức: một là XNK quan trung gian, hai là XNK trực tiếp và ba là đầu tư sản xuất kinh doanh trực tiếp tại Nam Phi. Tuy nhiên, hiện nay việc các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể trực tiếp tiếp cận với thị trường Nam Phi là rất khó khăn, hầu hết đều phải qua một khâu trung gian hoặc một nước trung gian nào đó. Đó là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp bởi như vậy sẽ khiến cho chi phí tăng lên khiến cho giá cả hàng hoá khi đến với thị trường Nam Phi cũng cao hơn. Không những thế còn khiến các doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh, nhất là những mặt hàng thời vụ. Nhưng dù sao một con đường của hàng hoá trực tiếp từ Việt Nam sang Nam Phi và ngược lại vẫn cần thời gian để có thể hình thành và hoàn thiện. Trong lúc này chúng ta vẫn cần phải tận dụng các thị trường trung chuyển để đưa hàng hoá đến với thị trường mục tiêu của mình.

Để các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc khai thác và và sử dụng tốt các thị trường trung chuyển nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cần phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, đặc biệt là sự hỗ trợ thiết thực của các tổ chức đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thương vụ, sứ quan. Tất cả các tổ chức này phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hơn, hiệu quả hơn nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp kịp thời và hiệu quả.

3.3.1.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Nam Phi


Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động XNK nói chung. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy ở các quốc gia thành công trong hoạt động XNK hàng hoá đều là những quốc gia có các tổ chức và hoạt động xúc tiến thương mại mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Trong những năm qua, nhiều chương trình xúc tiến thương mại giữa 2 Việt Nam và Nam Phi cũng đã được tiến hành. Điển hình là hội chợ triển lãm ASEANTEX 2005 được tổ chức tại thành phố Johannesbourg vào tháng 11/2005. Đây là một nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm mở ra cánh cửa và thị trường Nam Phi nói riêng và thị trường Châu Phi nói chung. Các mặt hàng được giới thiệu tại hội chợ là dệt may,


nông sản thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, nội thất, máy móc và sản phẩm công nghệ thông tin... Tuy nhiên trên thực tế hiệu quả từ những đợt khảo sát, thăm dò thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho điều này nhưng tựu chung lại vẫn là do phương pháp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại chưa thật tốt.

Để nâng cao hiệu quả của vấn đề này, có thể áp dụng một số giải pháp như:


Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại, phát huy tốt vai trò của thương vụ và cơ quan đại diện ngoại giao. Đồng thời Chính phủ, Bộ Ngoại Giao, Bộ Công thương cần tăng cường nguồn nhân lực và kinh phí, tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và các thương vụ là tốt vai trò hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, xuất khẩu sang thị trường Nam Phi.

...Chị Kim, một người sống tại Nam Phi, cho biết cộng đồng người Việt ở Nam Phi khá khiêm tốn, chủ yếu là gia đình cán bộ làm việc ở đại sứ quán, du học sinh... sống tập trung ở thủ đô Pretoria. Vừa rồi có một người VN ở thủ đô Pretoria đến rủ chị mở một nhà hàng mang tên "Vietnam House" nhưng chị từ chối, bởi chị đang ấp ủ một ý tưởng lớn hơn:


"ở Nam Phi cộng đồng nào cũng có khu vực riêng của họ, những khu phố Tàu, phố Mã Lai, phố Hi Lạp, phố ấn Độ... sao mình không mở một phố Việt?”. Chị Kim cho hay "Vietnam Town" của chị đang trong giai đoạn thăm dò chọn địa điểm mua đất ở Johannesburg, nếu không có gì trở ngại sẽ được khai trương vào năm 2007.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online - Nam Phi du ký

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134441&Ch

Ngoài việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thì cũng cần phải có kế hoạch xây dựng một hoặc một số trung tâm “sản phẩm Việt Nam” với hoạt động chủ yếu như: cung cấp thông tin thị trường và thương nhân, tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm, quảng bá doanh nghiệp; tìm kiếm và giao dịch với khách hàng, đàm phán và thực hiện ký kết các hợp đồng; thực hiện các dịch vụ thương mại khác


Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích và tạo điều kiện đảm bảo thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại


các thành phố lớn của Nam Phi để tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và phục vụ hoạt động XNK của doanh nghiệp.

Nâng cao vai trò và năng lực xúc tiến thương mại của các hiệp hội.


Trong xu thế hiện nay, khi nhà nước không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vai trò của các hiệp hội là rất quan trọng và cần thiết. Hiệp hội là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp và nhà nước. Hiện nay, tất cả các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta đều đã thành lập hiệp hội như: Hiệp hội lương thực, Hiệp hội cà phê, ca cao (VICOFA), Hiệp hội cao su, Hiệp hội chè (VITAS), Hiệp hội trái cây, Hiệp hội điều... Như vậy vấn đề bây giờ chỉ còn là việc phát huy vai trò đầu tàu của các hiệp hội trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động xuất khẩu nông sản.

Thị trường Nam Phi là một thị trường còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nên nhà nước cần phải hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thành lập “Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư và xuất khẩu sang Nam Phi”. Hiệp hội này sẽ là tổ chức tự nguyện tập hợp các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có quan hệ kinh tế - thương mại với Nam Phi. Thông qua hiệp hội này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tìm hiểu và cùng liên kết để xâm nhập vào thị trường Nam Phi và tư vấn cho Chính phủ các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại với Nam Phi.

3.3.1.6 Tăng cường các hoạt động đầu tư để thúc đẩy thương mại


a. Thực trạng đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi:


Mặc dù hiện nay cả Việt Nam lẫn Cộng hoà Nam Phi đều có những tiềm năng lớn cho sự phát triển quan hệ đầu tư nhưng các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư mới chỉ là những hoạt động bước đầu tìm hiểu và thăm dò thị trường hai nước.

Theo đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà Nam Phi, ông Trần Duy Thi, đầu tư của Việt Nam vào Nam Phi đến thời điểm hiện nay chỉ gần như con số không trong khi đã có một vài doanh nghiệp Nam Phi đầu tư vào Việt Nam như SAB Miller


(1/2006, đầu tư 22,5 triệu USD vào một dự án liên doanh với Vinamilk để sản xuất bia) và công ty Coca-Cola Sabco (đầu tư 3 nhà máy sản xuất tại TP Hồ Chí Minh, Hà Tây và Đà Nẵng). Tuy nhiên ông cũng cho biết rằng cả hai nước vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những lĩnh vực tiềm năng của mình để thu hút đầu tư lẫn nhau.

Để giải thích cho điều này, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề ở trên cả 2 góc độ: từ phía nhà nước và từ bản thân các doanh nghiệp.

Về phía nhà nước Việt Nam: hiện nay cho dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước sang các nước khác. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vướng mắc khiến các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn ngần ngại. Ví dụ như theo luật đầu tư của Việt Nam, đối tượng tham gia đầu tư ra nước ngoài là các doanh nghiệp nhà nước thành lập theo các quy định của luật pháp Việt Nam mới được đầu tư ra nước ngoài; còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không được đầu tư ra nước ngoài; Các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài chỉ được sử dụng vốn tự có để đầu tư, doanh nghiệp chỉ được sử dụng vốn nay nếu được phép Thủ tướng Chính phủ...

Từ phía các doanh nghiệp: về nhận thức, đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn đắn đo, do dự trong việc đầu tư vào thị trường Châu Phi nói chung và thị trường Nam Phi nói riêng. doanh nghiệp chưa cân nhắc kỹ và tính toán đúng những chi phí bỏ ra, chưa nắm chắc nguồn lực của nước định đầu tư. Khả năng tài chính của từng doanh nghiệp yếu, tính liên kết hợp tác với nhau không cao, khả năng cạnh tranh thấp...

b. Giảp pháp tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Nam Phi


Vấn đề đầu tiên cần quan tâm đầu tiên là khung pháp lý cho các nhà đầu tư. Nhà nước cần có những cơ chế thoáng hơn và có tính chất khuyến khích, hỗ trợ hơn đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào Nam Phi, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước có thể tạo điều kiện tín dụng cho các doanh nghiệp


với một lãi suất ưu đãi giúp họ xây dựng được cơ sở làm ăn của mình trên đất bạn và từ đó có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp. Như đã trình bày trong phần khó khăn của các doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào Nam Phi, thông tin là vấn đế cần được quan tâm nhiều nhất. Hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ có những thông tin sơ khai về thị trường mình định đầu tư, và điều đó khiến họ không dám mạnh dạn đưa vốn của mình sang một đất nước xa lạ như Nam Phi. Vì vậy nhà nước cần có các kênh thông tin không những nhanh nhạy, chính xác về thị trường Nam Phi mà các kênh thông tin đó phải giúp ích trực tiếp cho những doanh nghiệp muốn vào làm ăn tại đất nước này.

Còn một vấn đề nữa là thu hút các nhà đầu tư Nam Phi vào Việt Nam. Tất nhiên điều người ta luôn nhắc đến là môi trường đầu tư. Việt Nam là một nước có nhiều điểm tương đồng với Nam Phi nên chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp Nam Phi muốn tận dụng lợi thế đó để phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên sự rườm rà trong khâu thủ tục và những hạn chế trong khuôn khổ luật định là rào cản khiến họ chưa dám đưa ra quyết định đầu tư. Nếu Chính phủ quan tâm đến vấn đề này và có những biện pháp giải quyết kịp thời, không những chỉ có hoạt động đầu tư giữa hai nước khởi sắc mà quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ có những bước tiến mới.

3.3.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp:


3.3.2.1 Đa dạng hoá hình thức và phương thức thâm nhập thị trường.


Thị trường Nam Phi có sự khác biệt lớn về chính sách và mức độ phức tạp trong việc xử lý các vấn đề phát sinh, các xu hướng ưu tiên về chính sách cũng rất khác nhau, đặc biệt là trong những năm gần đây khi chính phủ Nam Phi đang cơ cấu lại nền kinh tế. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hoá các hình thức và phương thức tiếp cận thị trường để có thể tận dụng được cả những thị trường lớn lẫn các thị trường ngách, tuy nhiên phù hợp với năng lực, quy mô và

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí