Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 2

Anh dũng trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Bến Tre, sau khi giành được thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, toàn Đảng, toàn dân thành phố Bến Tre nhanh chóng bước vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương giàu đẹp. Với sự nổ lực vượt bậc ấy, thành phố Bến Tre đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, trên mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục

.Thành phố Bến Tre luôn là ngọn cờ đầu của tỉnh về giáo dục phổ thông.

Hòa cùng công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, sự nghiệp giáo dục – đào tạo, thành phố Bến Tre đã đạt nhiều thành tựu to lớn, song hạn chế cũng không ít. Những hạn chế ấy cần phải được khắc phục.

Là người con của thành phố Bến Tre, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thiết nghĩ việc nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục là vấn đề cần thiết. Với nội dung của một luận văn thạc sĩ, cá nhân chọn nghiên cứu về “Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kì đổi mới (1986-2010)”. Đề tài nghiên cứu trên nhằm tái hiện lại lịch sử của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ nhiều góc độ, đồng thời đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển cho giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre nói riêng, giáo dục tỉnh Bến Tre nói chung trong thời gian tới.

2. Mục đích nghiên cứu‌


Nghiên cứu quá trình phát triển của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ năm 1986 – 2010, nhằm khôi phục lại bức tranh của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong 25 năm đổi mới dưới nhiều gốc độ: quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; quá trình tổ chức đổi mới công tác giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre, trình bày cụ thể những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Từ đó, nhận thức toàn diện hơn vai trò động lực của sự phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, cung cấp luận cứ khoa học về giáo dục, góp phần định hướng cho công tác giáo dục của thành phố Bến Tre trong những năm tới, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung.

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu‌


Cùng với sự phát triển của giáo dục, nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục cũng được quan tâm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985) ” của Bộ Giáo dục do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác giao dục 10 năm sau ngày giải phóng, những phân tích nhận xét của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến tình hình ngành giáo dục phổ thông.

- Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục (1986- 1996) đã tổng hợp báo cáo của các địa phương sau 10 năm tiến hành đổi mới giáo dục. Trong đó, thành tích giáo dục của các địa phương được trình bày cụ thể.

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 2

- Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến 2010 nêu ra những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những tài liệu trên đã thể hiện những định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong 25 năm đổi mới. Trong đó, tài liệu dành phần lớn chủ trương, đường lối để đưa giáo dục phổ thông phát triển ở mỗi giai đoạn cụ thể.

- Cuốn “Từ bộ Quốc gia đến bộ giáo dục và đào tạo (1945 - 1995)” do Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường chủ biên, được Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1995.Với tính chất là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,cuốn sách dành một phần nói về sự chỉ đạo của Bộ đối với ngành giáo dục phổ thông, nêu sơ qua giai đoạn 1975 – 1995. Qua đây cho ta thấy sự quan tâm chỉ đạo, triển khai các đường lối chính sách về giáo dục phổ thông của Đảng đối với ngành giáo dục phổ thông giai đoạn 1975-1995.

- Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam là tác phẩm của tác giả Lê Văn Giạng do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2003, tác giả đã dành phần để trình bày về hoạt động nền giáo dục của nước Việt Nam thống nhất và chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến năm 2000). Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ trình bày một cách khái quát nhất có thể của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông giai đoạn này được đề cập đến một cách sơ lược.

- Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông 1986-2000, là luận văn thạc sĩ lịch sử (năm 2007) của tác giả Trương Thị Hoa thuộc Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Thông qua luận văn này, tác giả trình bày một cách công phu, hệ thống sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp 15 năm đổi mới giáo dục phổ thông.

Qua đó, chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng về sự phát triển giáo dục phổ thông nước nhà trong thời gian này.

- Cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam của tác giả Bùi Minh Hiền biên soạn được phát hành năm 2004. Là một giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, cho nên tác giải viết một cách sức sơ lược về lịch sử giáo dục Việt Nam. Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáo dục phổ thông nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 2000.

- Cuốn Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kì lịch sử của Nguyễn Đăng Tiến Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2001. Thông qua việc trình bày tình hình, những đánh giá một cách tổng hợp về giáo dục phổ thông ở giai đoạn 1975 – 1995, chúng ta nắm khái quát sơ lược về giáo dục và nhà trường phổ thông Việt Nam giới hạn đến năm 1995.

Các tài liệu có liên quan đến giáo dục – đào tạo Bến Tre, một phần giáo dục phổ thông Bến Tre:

- Cuốn Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005 là công trình của Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển (2005) do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành. Tập 2 của tác phẩm đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục- đào tạo tỉnh Bến Tre. Trong đó, có một phần ngắn trình bày về bước phát triển của Phòng giáo dục thị xã Bến Tre, một số gương mặt điển hình giáo dục phổ thông thị xã: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trường Tiểu học Thị xã.

- Luận văn thạc sĩ : Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học tỉnh Bến Tre và một số giải pháp của học viên Nguyễn Thanh Bình (2006), Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về giáo dục phổ thông tỉnh Bến Tre trong đó có thị xã Bến Tre trên lĩnh vực xã hội hóa giáo dục. Luận văn trình bày một cách chi tiết về thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục.

- Cuốn Địa chí Bến Tre là tác phẩm do Thạch Phương, Đoàn Tứ (chủ biên) được Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội phát hành năm 2001.Trong chương IV, trang 816 – 838 tác phẩm đã trình bày giáo dục Bến Tre qua các thời kì: thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX.Với nội dung này, chúng ta có thể chọn lọc những chi tiết liên quan đến giáo dục phổ thông thị xã Bến Tre.

- Luận văn thạc sĩ : Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT công lập tỉnh Bến Tre của học viên Nguyễn văn Trung (2006), Đại học sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày một cách lôgic và chi tiết về thực trạng cũng như đưa ra những giải pháp mang tính khả thi xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường công lập tỉnh Bến Tre.

Tuy nhiên vẫn chưa có tác phẩm, công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từ 1986 đến 2010. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả đó, bản thân muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích, khái quát về sự phát triển của giáo dục phổ thông thành phố ở Bến Tre trong 25 năm đổi mới.

4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu‌


4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là sự phát triển giáo dục phổ thông (hệ công lập) thành phố Bến Tre từ năm 1986 dến 2010.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: thành phố Bến Tre với địa giới hành chính hiện tại năm 2010 ( gồm 10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và 6 xã Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú)

Về thời gian: nghiên cứu giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre 1986 – 2010.

Đến năm 2009, thị xã Bến Tre công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, do đó xét về phạm vi nghiên cứu luận văn thống nhất sẽ dùng chung “thành phố Bến Tre” thay cho “thị xã Bến Tre”.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu‌


5.1. Nguồn tư liệu.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu: Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về giáo dục và giáo dục phổ thông, các Văn bản chỉ thị của Đảng bộ thành phố Bến Tre nhằm triển khai kế hoạch của Đảng.

Đề tài kế thừa và sử dụng các kết quả nghiên cứu từ các cuốn sách, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học đi trước về giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng những số liệu thống kê từ những tổng kết của Sở giáo dục, Phòng Giáo dục, Cục thống kê tỉnh. Nguồn tư liệu sử dụng là tài liệu có độ chính xác, mang tính khoa học và có khả năng đáp ứng tốt cho nghiên cứu của đề tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để có thể nghiên cứu, đánh giá một cách chính xác, khoa học, khách quan đề tài tuân thủ quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp luận sử, vấn đề giáo dục và đào tạo.

Để khai thác một cách khoa học và khách quan các nguồn tư liệu hiện có và để trình bày luận văn theo một hệ thống hợp lý, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp lịch sử: đã được ứng dụng nhằm trình bày nội dung của đề tài theo tiến trình lịch sử.

Phương pháp lôgíc: đã được sử dụng trong các phần khái quát, tổng kết, đánh giá của luận văn.

Phương pháp sử liệu học chữ viết nhằm xử lý nguồn sử liệu chữ viết rất phong phú và khai thác được những thông tin lịch sử tin cậy.

Phương pháp thống kê mô tả để thấy được những thay đổi về cơ cấu và kết quả hoạt động giáo dục thông qua các con số.

6. Đóng góp của đề tài‌


6.1. Về mặt khoa học

Luận văn đã tiến hành tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, tin cậy nhằm trình bày tương đối toàn diện, đầy đủ, cụ thể những giai đoạn phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong 25 đổi mới. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ khi đổi mới đến năm 2010. Bên cạnh đó luận văn còn cung cấp những tư liệu, luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu toàn diện về lịch sử địa phương thành phố Bến Tre nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung, nguồn tư liệu cho các công trình nghiên cứu về giáo dục của thành phố, của tỉnh sau này.

6.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu “Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kì đổi mới (1986-2010)” là tài liệu thiết thực cho Đảng bộ, chính quyền thành phố Bến Tre đề ra những chính sách thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố Bến Tre trong những năm tới. Luận văn còn góp phần tổng kết thực tiễn công tác giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre, thông qua đó tìm ra những giải pháp cụ thể, thực tế phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của thành phố, của tỉnh Bến Tre

7. Cấu trúc luận văn‌


Ngoài phần phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.

Riêng phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương

- Chương I: Giáo dục phổ ở thông thành phố Bến Tre thời kì trước đổi mới (1975-

1985)

- Chương II: Giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong mười năm đầu đổi mới

(1986-1996)

- Chương III:Giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre những năm 1997- 2010

Chương 1. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE THỜI KÌ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1985)‌

1.1. Khái quát về thành phố Bến Tre từ sau ngày giải phóng đến trước đổi mới‌


1.1.1. Điều kiện tự nhiên‌


P P

Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên khoảng 2.315km2, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long và phía đông giáp biển, có chiều dài bờ biển khoảng chừng 65km. Bến Tre được hợp thành bởi ba cù lao lớn là: cù lao Minh, cù lao An Hóa và cù lao Bảo, do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long là sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai

và sông Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ. Hệ thống kênh rạch nơi đây chằng chịt liên thông với nhau, nối liền các dòng sông lớn như Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên nên không chỉ thuận lợi cho việc giao thông bằng đường thủy mà còn thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Bến Tre được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các

đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre, với diện tích tự nhiên 67,42 km2. Có tọa độ

P P


địa lý: Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông.

Thành phố Bến Tre tỉnh lỵ của tỉnh, nằm trên cù lao Bảo, chung với các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri. Thành phố có hình tam giác; Bắc và Đông giáp huyện Châu Thành; Nam giáp huyện Giồng Trôm; Tây giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Mỏ Cày Bắc.

Thành phố Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm có dao động trong khoảng 26°C đến 28 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm.

Nằm ở vị trí gần như trung tâm của tỉnh với hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi: từ thị thành phố tàu thuyền có thể đi thẳng đến thành phố Hồ Chí Minh, sang Mỹ Tho, Cần Thơ, các trung tâm kinh tế khác ở Đông Nam Bộ, ngược dòng sông Cửu Long đến tận

Phnom Pênh. Đường ô-tô nối liền thành phố Bến Tre với thành phố Hồ Chí Minh dài 86km. Từ thành phố Bến Tre, theo quốc lộ 60 qua phà Hàm Luông, đến thị trấn Mỏ Cày, ra phà Cổ Chiên sang Trà Vinh. Từ thị trấn Mỏ Cày theo quốc lộ 57, ngược về hướng tây đi đến Chợ Lách sang tỉnh Vĩnh Long, ngoài ra còn có một hệ thống tỉnh lộ từ thành phố Bến Tre đi về các huyện. Hai hệ thống đường thủy và đường bộ, nhất là đường thủy, đã tạo điều kiện cho đồng bào, từ những xóm làng hẻo lánh xa xôi nhất của ba cù lao có thể đi đến tỉnh lỵ một cách dễ dàng. Với hệ thống giao thông thủy, bộ đặc biệt thuận lợi trên, thành phố Bến Tre có đầy đủ những ưu thế để phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng đất cù lao, sông nước.

1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư, văn hóa‌


* Sự thay đổi đơn vị hành chính

Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn và trở thành trung tâm hành chính kể từ khi Pháp đặt dinh tham biện đầu tiên bên bờ rạch Bến Tre (tháng 6-1867). Năm 1871, sở tham biện Bến Tre là một trong số 7 sở tham biện bị bãi bỏ để sáp nhập với sở tham biện Mỏ Cày. Ngày 02-09-1871, sở tham biện Mỏ Cày dời lỵ sở về chỗ cũ bên rạch Bến Tre (làng An Hội). Ngày 01-01-1900, Pháp bỏ sở tham biện để thành lập tỉnh Bến Tre, tỉnh lỵ Bến Tre được nâng cấp từ sở lỵ sở tham biện Mỏ Cày trước đó.

Sau khi thiết lập được bộ máy hành chính trên đất Bến Tre, người Pháp bắt đầu kiến thiết các công sở, mở mang đường phố, bến, chợ... ở nơi tỉnh lỵ như: nhà bưu điện (1872), dinh tham biện (1876), khu nhà giam (1882), ngân khố (1885), trường tiểu học (1887), nhà lồng chợ (1892), bệnh xá (1889). Một số cơ sở giải trí, phục vụ cho sinh hoạt binh lính, công chức cũng lần lượt được xây dựng tiếp vào đầu thế kỷ XX.Tuy nhiên, người Pháp không có ý định xây dựng Bến tre thành một đô thị lớn.

Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Bến Tre đổi thành tỉnh Kiến Hoà, thị xã Bến Tre đổi thành quận Trúc Giang. Sau 30-04-1975, quận Trúc Giang bị giải thể, nhập địa bàn vào quận huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Sau năm 1976, tách đất huyện Châu Thành tái lập thị xã Bến Tre - tỉnh lỵ tỉnh Bến Tre - bao gồm 5 phường và 6 xã. Ngày 14-03-1984, giải thể 3 xã Bình Nguyên, Mỹ Hoà, An Hoà để thành lập 3 phường: 6, 7, 8. Ngày 15-03-1984, được sáp nhập thêm các xã Nhơn Thạnh, Phú Nhuận tách từ huyện Giồng Trôm, xã Phú Hưng tách từ huyện Châu Thành.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí