Phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình giáo dục - đào tạo ở các trường sỹ quan quân đội minh họa qua số liệu của một số trường - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN HỮU HUỆ


PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI

(MINH HOẠ QUA SỐ LIỆU CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.


Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế)

Phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình giáo dục - đào tạo ở các trường sỹ quan quân đội minh họa qua số liệu của một số trường - 1

Mã số: 62.3103.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. TRẦN THỊ KIM THU

2. PGS.TS. TRẦN NGỌC PHÁC


HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là: Nguyễn Hữu Huệ


Hiện là nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân với đề tài: Phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình Giáo dục - Đào tạo ở các trường sỹ quan quân đội (Minh hoạ qua số liệu của một số trường).

Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế) Mã số : 62.3103.01

Tôi xin cam đoan như sau:


1. Những số liệu, tài liệu trong bản luận án được thu thập một cách trung thực.


2. Đề tài trên chưa có ai nghiên cứu. Kết quả thu được qua việc nghiên cứu nêu trong luận án chưa có ai nghiên cứu, công bố và đưa vào áp dụng thực tiễn.

Vậy tôi xin cam đoan nội dung trên là chính xác, có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ Giáo dục - Đào tạo và trước pháp luật.


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hữu Huệ


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa 1

Lời cam đoan 2

Các từ viết tắt 4

Danh mục sơ đồ 5

Đanh mục bảng biểu 6

Danh mục đồ thị 7

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1 GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI.. 15

1.1. Một số vấn đề về tổ chức quá trình đào tạo ở các trường sỹ quan

quân đội và vai trò nghiên cứu của thống kê 15

1.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục - đào tạo ở các

trường sỹ quan quân đội 33

1.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục - đào tạo ở các

trường sỹ quan quân đội 44

CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI 95

2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê tình hình giáo dục - đào

tạo ở các trường sỹ quan quân đội 95

2.2. Đặc điểm vận dụng các phương pháp phân tích và dự đoán thống kê

tình hình giáo dục - đào tạo ở các trường sỹ quan quân đội 104

CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 1995-2006 159

3.1. Phân tích số lượng, chất lượng và kết quả công tác của giảng viên .. 160

3.2. Phân tích số lượng, chất lượng và kết quả học tập rèn luyện của học

viên 182

3.3. Một số kiến nghị 203

KẾT LUẬN CHUNG 211

TÀI LIỆU THAM KHẢO 213


CÁC TỪ VIẾT TẮT


BQP Bộ Quốc phòng


CT Chỉ tiêu


CTTK Chỉ tiêu thống kê


GD-ĐT Giáo dục - đào tạo


GV Giảng viên


HTCT Hệ thống chỉ tiêu


HTCTTK Hệ thống chỉ tiêu thống kê


HV Học viên


QĐ Quân đoàn


QK Quân khu


SQ Sỹ quan


SQQĐ Sỹ quan quân đội


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức báo ban hàng ngày 34

Sơ đồ 1.2. Tổ chức báo cáo thống kê định kỳ 36

Sơ đồ 1.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giáo dục - đào tạo 38

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Bảng quy đổi một số hình thức huấn luyện sang giờ chuẩn 75

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp thời gian đánh giá kết quả học tập của học viên 76

Bảng 1.3. Báo cáo thống kê thời gian làm công tác biên soạn tài liệu 77

Bảng 1.4. Báo cáo thống kê thời gian làm công tác nghiên cứu đề tài khoa học 78

Bảng 1.5. Bảng thống kê danh mục các chỉ tiêu 88

Bảng 3.1. Báo cáo số lượng và kết cấu giảng viên các trường sỹ quan từ

năm 1995-2006 161

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu biến động tổng số giảng viên qua các năm 162

Bảng 3.3. Kết cấu giảng viên theo khối môn học năm 2006 164

Bảng 3.4. Kết cấu thời gian huấn luyện theo khối môn học năm 2006 164

Bảng 3.5. Trình độ học vấn của giảng viên qua các năm 1995-2006 165

Bảng 3.6. Trình độ học vấn của giảng viên theo khối môn học tính đến 2006.. 167

Bảng 3.7. Thâm niên giảng dạy của giảng viên ở các trường sỹ quan

tháng 9/2004 168

Bảng 3.8. Tuổi nghề bình quân của giảng viên các trường sỹ quan

tháng 9 năm 2004 170

Bảng 3.9. Giảng viên các trường sỹ quan chia theo chức danh tháng 9/2006 ... 171

Bảng 3.10. Trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên 172

Bảng 3.11. Số lượng và tỷ trọng giảng viên là đảng viên, đã qua chiến

đấu và qua chỉ huy quản lý 174

Bảng 3.12. Số lượng giảng viên các trường sỹ quan chia theo tuổi đời

từ 2000-2005 175

Bảng 3.13. Số lượng giảng viên các trường sỹ quan chia theo cấp bậc

quân hàm tháng 9 năm 2006 176

Bảng 3.14. Số lượng và kết cấu giảng viên các trường sỹ quan chia theo

cấp cán bộ tháng 9 năm 2006 177

Bảng 3.15. Tình hình sử dụng thời gian thực hành huấn luyện từ 2000-2006 .. 179

Bảng 3.16. Tốc độ phát triển học viên các trường sỹ quan từ 2000-2006 183

Bảng 3.17. Kết cấu số học viên của các trường sỹ quan 185

Bảng 3.18. Kết cấu học viên theo một số tiêu thức chất lượng so với tổng

số học viên từ 2000-2006 187

Bảng 3.19. Kết cấu học viên theo kết quả học tập 189

Bảng 3.20. Kết cấu học viên theo kết quả rèn luyện từ 2000-2006 190

Bảng 3.21. Kết cấu học viên theo kết quả học tập và rèn luyện từ 2000-2006. 192

Bảng 3.22. Kết cấu học viên theo phân loại tốt nghiệp từ 2000-2006 193

Bảng 3.23. Tỷ lệ học viên được kết nạp đảng trong quá trình học tập 194

Bảng 3.24. Tỷ trọng thời gian tập bài và kết quả diễn tập từ A95-A06 196

Bảng 3.25. Tổng hợp khảo sát chất lượng học viên ra trường từ 20002005 ... 200


DANH MỤC ĐỒ THỊ


Đồ thị 3.1. Đồ thị phản ánh sự biến động trình độ học vấn giảng viên

các trường sỹ quan từ 1995-2006 166

Đồ thị 3.2. Kết cấu tuổi nghề của đội ngũ giảng viên 169

Đồ thị 3.3. Kết cấu cấp cán bộ của giảng viên 177

Đồ thị 3.4. Đồ thị phản ánh sự biến thiên kết quả học tập của học viên

từ năm 2000-2006 190


MỞ ĐẦU


1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1. Tổng quan về đề tài

Công tác thống kê GD-ĐT có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, nó phản ánh được cả số lượng cũng như chất lượng của công tác GD-ĐT trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển trong tương lai. Số liệu thống kê giúp lãnh đạo chỉ huy các cấp điều hành chặt chẽ, kịp thời công tác GD-ĐT , là cơ sở lập kế hoạch GD-ĐT. Thống kê được xem là một trong những công cụ quan trọng của quản lý, là tai mắt của các nhà quản lý.

Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác thống kê nói chung, và công tác thống kê GD-ĐT nói riêng. Mỗi công trình nghiên cứu đã tiếp cận dưới nhiều giác độ khác nhau và với các mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Các công trình đã được nghiên cứu là tiền đề lý luận và thực tiễn rất quan trọng để đề tài luận án kế thừa và vận dụng vào thực tiễn công tác thống kê GD- ĐT trong các nhà trường quân đội.

* Các công trình nghiên cứu về thống kê:

Có nhiều giáo trình tài liệu về công tác thống kê, điển hình là giáo trình lý thuyết thống kê (Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, 2006), giáo trình thống kê xã hội (Nxb Thống kê, 1999). Các giáo trình đó đã cung cấp đầy đủ những lý luận cơ bản về HTCTTK, các phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên đây chỉ là những nguyên lý chung về HTCT và các phương pháp phân tích. Vì vậy để bảo đảm tính khả thi khi xây dựng HTCT và phương pháp phân tích cần phải căn cứ vào đặc điểm của ngành GD-ĐT và đặc biệt là phải căn cứ vào đặc điểm GD-ĐT trong các nhà trường quân đội.

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí