Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Nậm Pồ

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Kết quả nghiên cứu lí luận, phân tích Quản lý hoạt động giảng dạy môn Khoa học tự nhiên, cho phép đưa ra khái niệm Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh như sau:

Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình nhà quản lý tác động có mục đích, có kế hoạch đến khách thể quản lý trong quá trình dạy học môn KHTN nhằm phát triển tối đa năng lực của học sinh, giúp học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn, của giáo viên trên nguyên lý học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn.

1.2. Luận văn đã xác định 8 nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm:

- Quản lý mục tiêu và kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Quản lý chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên giảng dạy định hướng phát triển năng lực học sinh

- Quản lý hoạt động học tập của học sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

- Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 14

- Quản lý các yếu tố, điều kiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

1.3. Đề tài đã đánh giá thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học hiện nay. Kết quả tổng hợp cho thấy:

- Hầu hết học sinh đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên đối với môn khoa học tự nhiên đạt mức xếp loại tốt. Trong các nội dung thực hiện, học sinh đánh giá cao việc: Thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp của giáo viên, Giáo viên có kiến thức đại cương phong phú, Giáo viên có kiến thức chuyên sâu về khoa học tự nhiên, Tổ chức, quản lý lớp học hiệu quả, nghiêm túc.

- Ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên khá đồng nhất khi cùng đánh giá việc thực hiện giảng dạy môn khoa học tự nhiên đạt mức tốt, với điểm trung bình. Đặc biệt, không có cán bộ quản lý hay giáo viên nào đánh giá mức độ thực hiện hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ở mức yếu. Có sự khác biệt thể hiện ở tính phân hóa trong đánh giá mức độ đạt được ở từng nội dung. Tính phân hóa trong kết quả đánh giá của cán bộ quản lý không rõ ràng như giáo viên.

1.4. Đề tài đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Có thể tổng hợp kết quả như sau:

- Có sự tương đồng trong ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về hiệu quả quản lý hoạt động day học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện cho học sinh. Cả CBQL và GV đều cho rằng Quản lý chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả cao nhất, xếp ở vị trí số 1. Ở những nội dung khác, có sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa cán bộ quản lý và giáo viên về hiệu quả quản lý dạy học môn Khoa học tự nhiên. Các ý kiến đều tập trung đánh giá cao hiệu quả quản lý của cán bộ quản lý đối với việc Quản lý mục tiêu và kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên giảng dạy định hướng phát triển năng lực học sinh; Quản lý các yếu tố, điều kiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cả Giáo viên và cán bộ quản lý đều cho rằng yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn KHTN là do Năng lực của cán bộ quản lý (xếp thứ bậc 1), tiếp đó là do việc dạy và học còn năng về hình thức (xếp thứ bậc 2). Tuy nhiên, ở một số yếu tố, có sự chênh lệch giữa ý kiến giữa nhà quản lý và giáo viên về mức độ ảnh hưởng. Giáo viên cho rằng cho rằng: Nguyên nhân chính thuộc về vai trò của nhà quản lý như: Sự phối hợp lỏng lẻo giữa hiệu phó phụ trách chuyên môn và trưởng bộ môn; Do năng lực của nhà quản lý… Trong khi đó nhà quản lý lại cho rằng nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý là do giáo viên: bệnh thành tích, tâm lý ngại thay đổi.

1.5. Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực người học. Cụ thể:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện

- Biện pháp 2: Quản lý chặt chẽ mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện

- Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện

- Biện pháp 4: Thường xuyên đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện

- Biện pháp 5: Chú trọng quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực thực hiện

1.6. Đề tài khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý đề xuất của tác giả luận văn đều rất cần

thiết và có tính khả thi tương đối cao, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Mỗi biện pháp quản lý đều có vai trò nhất định nhằm tác động mạnh mẽ đến việc quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học tự nhiên của các nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Với UBND huyện Nậm Pồ

Quan tâm và đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của huyện nói chung và các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ nói riêng. Sớm bổ sung vốn và xây dựng các hạng mục của các trường trung học cơ sở đảm bảo theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, những giáo viên, cán bộ quản lý có nhiều thành tích cống nghiến cho sự nghiệp giáo dục.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ

Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học môn Khoa học tự nhiên, có kế hoạch bổ sung, mua mới nhằm hỗ trợ, cải thiện các điều kiện cho việc dạy và học môn Khoa học tự nhiên. Hỗ trợ kinh phí cho các trường phục vụ tốt hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên thông qua các hoạt động như chuyên đề, tập huấn, thi giáo viện dạy giỏi, thi viết sáng kiến kinh nghiệm, thi làm đồ dùng dạy học, thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, tham quan giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm dạy học Khoa học tự nhiên với các trường lân cận và với huyện bạn.

2.3. Đối với CBQL các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ

Tăng cường chỉ đạo chuyên môn, có kế hoạch cụ thể trong trong quản lý dạy học bộ môn Khoa học tự nhiên, tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa công tác quản lý để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, thuận tiện cho việc giao quyền chủ động cho giáo viên.

Quan tâm tới điều kiện dạy và học môn Khoa học tự nhiên tại trường, phát huy những ưu điểm, có kế hoạch khắc phục những khó khăn vướng mắc. Cổ vũ, động viên tinh thần đội ngũ cán bộ giáo viên, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, ít áp lực để mọi người ai cũng làm việc với tinh thần thoải mái, phát huy hết khả năng, tận tâm và trách nhiệm với công việc.

2.4. Đối với đội ngũ giáo viên môn Khoa học tự nhiên tại huyện Nậm Pồ

Có ý thức chấp hành tốt quy chế chuyên môn, nội quy dạy học mà trường đã đề ra.

Tăng cường công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, mà điều kiện tiên quyết là chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Tích cực tham gia các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. Cùng với cán bộ quản lý, tham gia các công tác tự quản lý chất lượng dạy học bộ môn Khoa học tự nhiên do mình phụ trách, phát huy những ưu thế hiện có của bản thân, khắc phục những hạn chế, khó khăn trước mắt đảm bảo các yêu cầu về nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục một số khái niệm và luận đề, Trường CBQL - Hà Nội

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ sách hướng dẫn môn Khoa học tự nhiên, Nxb Giáo dục Việt Nam.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị nhiệm vụ năm học (từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT,ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 11.

9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 771/2012/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

10. John Deway, Dân chủ và giáo dục, Phạm Anh Tuấn dịch, Nhà xuất bản tri thức, tr 12, 2010.

11. Vũ Dũng (chủ biên), (2008), Từ điển tâm lí học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về " Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo".

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Ngô Hoàng Gia (2007), Những biện pháp quản lý đổi mới hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ..

16. Lê Sĩ Hải (2007), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động trong học tập của HS THPT huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá.

17. Phạm Minh Hạc (1990), Tâm lí học năng lực - mọi cơ sở lí luận của việc dào tạo học sinh năng khiếu, viện KHGD Việt Nam, Hà Nội.

18. Lê Thành Hiếu (2006), Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

19. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Công Khanh, Đào thị Oanh, Đánh giá trong giáo dục, Nhà xuất bản đại học sư pham, 2016

21. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, NXB Thành phố Hồ Chí Minh

22. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII.

23. Hoàng Phê (chủ biên), (2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

24. Phòng Giáo dục và dào tạo huyện Nậm Pồ, Báo cáo tổng kết năm học (từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017 - 2018).

25. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1.

26. P.A Rudich, (1980), Tâm lí học, NXB Thể dục thể thao Hà Nội.

27. Viện khoa học giáo dục (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội

28. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr 800


Tài liệu trên internet

29. Goodrum, Dennis, "Inquiry in science classrooms - rhetoric or reality?" (2006). https://research.acer.edu.au/research_conference_2006/11


Tài liệu tiếng Anh

30. Weinert F.E, (2001), Key Competencies: A Developing Concept in General Compulsory Education, Ministerio de Educación.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí