NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
THỰC TIỄN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
(Giành cho học sinh)
Số HS được hỏi | Nội dung được hỏi | Kết quả | ||
Số người | Tỷ lệ % | |||
Câu 1. Em có thích học bộ môn lịch sử không? | A. Không thích. | 3 | 5 | |
B. Bình thường. | 36 | 60 | ||
C. Rất thích | 21 | 35 | ||
Câu 2. Em học lịch sử chủ yếu bằng phương pháp nào? | A. Đọc trước sách giáo khoa. | 3 | 5 | |
B. Sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến Lịch sử. | 6 | 10 | ||
C. Làm các bài tập, học thuộc lòng tri thức lịch sử. | 51 | 85 | ||
Câu 3. Phương | A. Không | 6 | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đáp Án Chính Xác Của Các Câu Hỏi Trắc Nghiệm Phần Luyện Tập Vận Dụng Của Giáo Án Thực Nghiệm
- Đỗ Thanh Bình(Chủ Biên) – Bùi Tuyết Hương – Nguyễn Hồng Liên – Nguyễn Sĩ Quế (2008), Ôn Tập Và Tự Kiểm Tra Đánh Giá Lịch Sử 12, Nhà Xuất Bản Giáo
- Phan Ngọc Liên Và Trần Văn Trị(1998), Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 16
- Kỹ Năng: Rèn Luyện Kĩ Năng Phân Tích, Nhận Định, Đánh Giá Tình Hình Đất Nước Sau Cách Mạng Tháng Tám Và Nhiệm Vụ Cấp Bách Của Nước Việt Nam Dân Chủ
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 18
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
B. Bình thường | 42 | 70 | ||
C. Tốt | 12 | 20 | ||
Câu 4. Em có muốn được bồi dưỡng khả năng học tập lịch sử của mình không? | A. Có | 6 | 10 | |
B. Không | 48 | 80 | ||
C. Chưa quyết định | 6 | 10 |
pháp dạy học của thầy cô có phát huy được khả năng của em không?
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
THỰC TIỄN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
(Giành cho phụ huynh học sinh)
Số HS được hỏi | Nội dung được hỏi | Kết quả | ||
Số người | Tỷ lệ % | |||
Câu 1. Theo gia đình môn Lịch sử có vai trò như thế nào trong trường THPT? | A. Là môn học phụ | 17 | 85 | |
B. Bình thường | 3 | 15 | ||
C. Quan trọng | 0 | 0 | ||
Câu 2. Theo gia đình học sinh giỏi môn Lịch sử có thể thành đạt không? | A. Không | 5 | 25 | |
B. Rất khó | 10 | 50 | ||
C. Có thể | 5 | 25 | ||
Câu 3. Ý kiến của gia đình ra sao khi con em mình được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử? | A. Xin ra khỏi đội tuyển. | 10 | 50 | |
B. Khuyên con em tìm cách để bị loại nếu có thể. | 8 | 40 | ||
C. Tôn trọng quyết định | 2 | 10 |
của con em |
PHỤ LỤC II( Giáo án thực nghiệm)
Chủ đề: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÕA
TỪ SAU NGÀY 02/09/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài HS cần đạt:
1. Kiến thức :
- Giải thích được tại sao khẳng định trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trình bày được những cách thức giải quyết khó khăn thách thức và chuẩn bị cho kháng chiến: bước đầu xây dựng, củng cố chính quyền, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính...
- Trình bày được những nét chính của công cuộc chống ngoại xâm, phản động, bảo vệ chính quyền như chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động ở miền Bắc, hòa hoãn với thực dân Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
- Phân tích, đánh giá được tác dụng của những chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ cách mạng thực hiện và rút ra được bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2. Kỹ năng
- Rèn các kỹ năng: ghi nhớ, nghe, nói, đọc, viết, phân tích, phản biện, làm việc nhóm, thực hành với đồ dùng trực quan.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng, khâm phục, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp
tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định
và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau, so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Nghiến cứu chương trình, chủ đề, soạn kế hoạch dạy học, phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho HS, chuẩn bị phương tiện dạy học.
- Học sinh: thực hiện nhiệm vụ được giao: sưu tầm tư liệu, tìm hiểu chủ đề trong SGK, trả lời những câu hỏi cuối mục, cuối bài, ghi lại những vấn đề cần trao đổi, sản phẩm của nhóm: bài trình chiếu hoặc viết tay...
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
III.1. TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
GV nêu vấn đề:
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập tự do dưới ánh sáng của nền Dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên trong Hồi kí của mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại viết: "Nhớ lại những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một hòn đảo tự do hiện lên giữa những lớp sóng cồn và đại dương mênh mông của chủ nghĩa tư bản ở vùng Đông Nam Á”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định sau khi giành độc lập nước ta bị đẩy vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
GV đặt câu hỏi nêu vấn đề:
Tại sao Đại tướng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại khẳng định như vậy? Trước sóng gió dồn dập ập đến, Đảng, Chính phủ, Nhà nước cách mạng đã thực hiện những chủ trương, biện pháp gì để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi tình thế hiểm nghèo ấy? Bài học rút ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là gì?
III.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
III.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Phương thức tiến hành: GV gợi mở vấn đề:
Nhận định của Đại tướng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nói về vấn đề gì của nước ta? Thuận lợi hay khó khăn? Nếu là thuận lợi có ai so sánh như vậy không? Nếu là khó khăn thì khó khăn ấy là gì? Khó khăn đến mức như thế nào mà Đại tướng nhận định"nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa chỉ là một hòn đảo tự do hiện lên giữa những lớp sóng cồn và đại dương mênh mông của chủ nghĩa tư bản ở vùng Đông Nam Á" và chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định sau khi giành độc lập nước ta bị đẩy vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Chứng minh nhận định.
Sau khi hình thành các giả thuyết học sinh lựa chọn giả thuyết đúng đắn so với yêu cầu của vấn đề đặt ra: Những khó khăn của nước ta sau khi cách mạng tháng Tám thành công.
GV cho HS quan sát các hình ảnh, đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:
Những hình ảnh sau đây nói lên điều gì? Điều đó tác động như thế nào đến tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Nạn đói năm 1945 Nạn nghiện hút
Nguồn: Internet
Tư liệu:
“Chế độ kinh tế thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp, suốt tám mươi năm đô hộ, đã bóc lột tận xương tuỷ mỗi người dân lao động. Thêm vào đó là những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một tên đế quốc hung bạo nữa là đế quốc Nhật ập vào. Cả hai tên đế quốc đều cùng thi nhau gấp gáp bòn rút. Chúng đã hút của dân ta tới giọt máu cuối cùng. Trên một triệu nông dân kiệt
sức vì đói, ngã ngay trên biển lúa tươi xanh của mình. Gần một triệu người nữa chết đói sau khi đã thu hoạch xong mùa lúa chín. Tiếp đó là nạn lụt. Một nạn đói không kém phần trầm trọng đang là nguy cơ trước mắt. Người dân vừa được sức mạnh thần kỳ của ánh sáng Độc lập, Tự do vực dậy, không thể đứng vững mãi với cái dạ dày lép kẹp. Gia tài cách mạng vừa giành lại trong tay bọn thống trị thật là tiêu điều: mấy ngôi nhà trống rỗng, gạo không, tiền cũng không…”
“Cùng với di sản về kinh tế như vậy, một di sản khác của bọn thống trị để lại về mặt văn hoá cũng khá nặng nề: 95% nhân dân còn mắc nạn mù chữ; hủ tục, tệ nạn xã hội lan tràn. Đó là kết quả của chính sách “nhà tù nhiều hơn trường học”, chính sách ngu dân…”
Nguồn: Internet
Dự kiến sản phẩm của HS:
Những hình ảnh và tư liệu trên nói về những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám thành công bao gồm khó khăn về đối ngoại: Giặc ngoại xâm và nạn nội phản và những khó khăn về đối nội: Nạn đói nạn dốt, tài chính trống rỗng, chính quyền cách mạng mới thành lập.
Những khó khăn đó là rất lớn: chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù như lúc này, kẻ thù vừa đông lại vừa mạnh, kẻ nào cũng có giã tâm xâm lược và lật đổ chính quyền cách mạng của ta... Bên cạnh những khó khăn đó những khó khăn từ bên trong cũng chồng chất...
Tất cả những khó khăn trên đẩy đất nước vào tình thế vô cùng hiểm nghèo: vận mệnh dân tộc đứng trước nguy cơ mất còn, ranh giới giữa còn và mất là vô cùng mong manh thật đúng như khẳng định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp "Nhớ lại những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một hòn đảo tự do hiện lên giữa những lớp sóng cồn và đại dương mênh mông của chủ nghĩa tư bản ở