Hành Vi Người Tiêu Dùng Nhật Trong Trường Hợp Hài Lòng Với Sản Phẩm

đông đảo người tiêu dùng cân nhắc khi mua hàng (33.8% người tiêu dùng Nhật cho chất lượng là yếu tố được ưu tiên số 1). Hình thức của sản phẩm cũng được cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn (29.7% ưu tiên vị trí số 1 cho chỉ tiêu này). Bên cạnh đó, giá cả và thời trang là 2 yếu tố không thể bỏ qua. 28.4% cho rằng giá cả là yếu tố thứ 2 cần cân nhắc khi mua hàng hóa, 13.5% cho rằng đây là yếu tố hàng đầu. 21.6% đánh giá thời trang là yếu tố quan trọng đầu tiên khi chọn mua hàng dệt may, 10.8% xếp thời trang ở vị trí thứ 2. Cũng giống như nhóm hàng giày dép, thanh niên Nhật ngày nay quan tâm đến yếu tố thời trang hơn những người nhiều tuổi (50% thanh niên Nhật độ tuổi dưới 24 cho thời trang là yếu tố quan trọng nhất trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 9.6% đối với nhóm người tiêu dùng có độ tuổi trên 24) [30].

_ Đối với nhóm hàng đồ gỗ/thủ công mỹ nghệ: chất lượng, giá cả và hình thức mẫu mã, bao bì cũng vẫn là những yếu tố quyết định tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng Nhật. 34.4% người tiêu dùng Nhật cho chất lượng là yếu tố hàng đầu và con số này cũng tương tự đối với chỉ tiêu hình thức mẫu mã. Về tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng đồ gỗ/thủ công mỹ nghệ, người Nhật có yêu cầu rất cao về độ hoàn mỹ của sản phẩm, những khiếm khuyết mà ở quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân hay màu sơn bị mờ trong một sản phẩm thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hóa hỏng. Trong tiêu chuẩn về hình thức, bao bì cũng vậy, người Nhật đòi hỏi bao bì sản phẩm không những phải đẹp, tinh xảo, cẩn thận mà màu sắc bao bì cũng phải bắt mắt. Tiêu chuẩn về hình thức mẫu mã đối với hàng đồ gỗ/thủ công mỹ nghệ còn bao gồm cả thiết kế của sản phẩm phải thể hiện được sự tinh tế, sáng tạo và cái hồn của sản phẩm. Người Nhật không chấp nhận những cái gì cũ, đi theo lối mòn, không sáng tạo.

Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố khác như nhãn hiệu, môi trường, khuyến mãi, bảo hành cũng được người tiêu dùng Nhật xem xét. Người Nhật thích xài hàng hiệu do họ có mức sống rất cao và quan niệm “tiền nào của nấy”, tuy nhiên nhãn hiệu chỉ là biểu hiện của chất lượng nên người Nhật không phải kiểu người trung thành với một nhãn hiệu, mà họ sẵn sàng chấp nhận nhiều loại hàng hóa, nhiều nhãn hiệu miễn là nó đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá cả, kiểu dáng,… nhất là đối với giới trẻ Nhật nhãn hiệu giờ đây không phải là yếu tố quyết định khi mua hàng. Bên cạnh đó, yếu tố


30 Xem thêm phụ lục 9

môi trường cũng đang bắt đầu được quan tâm tuy tỷ lệ không lớn. Các yếu tố khuyến mãi, bảo hành thì hầu như không tác động nhiều lắm đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Nhật, tuy nhiên nếu có thì có thể kích thích quyết định mua hàng của người mua hơn. Sau đây chúng ta sẽ xem xét đến các hình thức khuyến mãi được người tiêu dùng Nhật ưa thích.

Biểu đồ 5: Các hình thức khuyến mãi được ưa thích

81.25

100

80

60

40

20

0

% trên tổng mẫu điều tra

Giảm giá Tặng quà Đưa thêm sản phẩm ghép Các hình thức khác

17.5

12.5

15%


(Nguồn: Dương Thu Quyên (2008), Phiếu điều tra về hành vi người tiêu dùng Nhật Bản) (Ghi chú: Câu hỏi đa phương án lựa chọn nên tổng số % có thể lớn hơn 100%)

Theo như kết quả điều tra, có đến 81.25% số người tiêu dùng Nhật thích hình

thức giảm giá, trong khi chỉ có 17.5% thích được tặng quà khuyến mãi, 12.5% thích được đưa thêm sản phẩm ghép và 5% thích các hình thức khác như tích tụ point cho lần sau, bảo hành,…

2.2.2.3. Hành vi người tiêu dùng sau khi mua

Sau khi mua hàng, tùy theo từng trường hợp mà người tiêu dùng Nhật Bản có những phản ứng khác nhau. Nếu hài lòng với sản phẩm đã mua, hầu hết người tiêu dùng đều cho rằng họ sẽ quay lại mua lần sau (tỷ lệ này chiếm đến 92.5%), một số sẽ giới thiệu sản phẩm với bạn bè hoặc người quen (25%) và chỉ có 1.25% số người được điều tra cho biết sẽ có thái độ khác như không quan tâm. (Xem bảng 5)

Bảng 5: Hành vi người tiêu dùng Nhật trong trường hợp hài lòng với sản phẩm



Số người

%

Tiếp tục mua

74

92.5%

Giới thiệu cho bạn bè

20

25%

Khác

1

1.25%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này - 8

(Nguồn: Dương Thu Quyên (2008), Phiếu điều tra về hành vi người tiêu dùng Nhật Bản)

Còn nếu khách hàng Nhật không hài lòng với sản phẩm thì họ có nhiều cách phản ứng khác nhau trong đó, 30% cho biết sẽ đem trả lại người bán, 22.5% đem đổi lấy sản phẩm khác, 20% dùng tạm và phản hồi ý kiến cho người bán, 47.5% không tỏ thái độ gì nhưng lần sau sẽ không mua hàng nữa (đây là một tỷ lệ khá cao) và 2.5% có thái độ khác. Như vậy, doanh nghiệp không được chủ quan khi thấy mình bán hàng mà không có ai phàn nàn, khiếu nại, thậm chí một số doanh nghiệp còn khó chịu khi nghe những lời phàn nàn của khách hàng. Thực ra, đây chính là một nguồn thông tin chính xác và thiết thực giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn sản phẩm và dịch vụ của mình. (Xem bảng 6)‌

Bảng 6: Hành vi người tiêu dùng Nhật trong trường hợp không hài lòng với sản phẩm



Số người

%

Đem trả lại người bán

24

30%

Đổi lấy sản phẩm khác

18

22.5%

Dùng tạm và phản hồi ý kiến cho người bán

16

20%

Không tỏ thái độ gì nhưng lần sau sẽ không mua nữa

38

47.5%

Khác

2

2.5%

(Nguồn: Dương Thu Quyên (2008), Phiếu điều tra về hành vi người tiêu dùng Nhật Bản)

II. SỰ PHÙ HỢP CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM VỚI HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG NHẬT BẢN

1. Ảnh hưởng của hành vi người tiêu dùng Nhật Bản tới hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam

1.1. Ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm

1.1.1. Chủng loại hàng hoá

Hành vi của người tiêu dùng ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm trước hết là ở chủng loại hàng hoá. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản cho thấy người tiêu dùng Nhật ưa thích các loại hàng hoá đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, công dụng,… Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng vậy, thói quen mua hàng và những đòi hỏi trong sản xuất sẽ chi phối tới việc mua sắm hàng hoá của họ. Bởi thế, ngay cả những hàng hoá được tiêu chuẩn hoá như hàng công nghiệp hay các sản phẩm hoá học nếu không đa dạng hóa chủng loại hàng hóa vẫn có thể gặp thất bại. Ví dụ như sản phẩm cao su xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ đạt 4000-5000 tấn/năm mặc dù thuế suất nhập khẩu của Nhật Bản là 0%. Lý do chủ yếu là chủng loại cao su của ta không thích hợp với thị trường Nhật. Nhật chủ yếu mua cao su RSS của Thái Lan. Vì vậy để đẩy mạnh

xuất khẩu cao su vào Nhật cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su, cụ thể là giảm tỷ trọng cao su 3L, tăng tỷ trọng cao su SR và cao su RSS. [31]

Trước những đòi hỏi về sự đa dạng của chủng loại hàng hoá và dịch vụ tại thị trường Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi hàng hoá cho phù hợp với những điều kiện và thị hiếu tiêu dùng của người Nhật cũng như sáng tạo ra sản phẩm mới. Ví dụ như xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản, ngoài chủng loại mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là mặt hàng quần áo, mặt hàng đạt kim ngạch thứ hai là kimono – đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản (đạt 77.8 triệu trong 10 tháng đầu năm 2007). [32]

Người Nhật thích được lựa chọn nhiều kiểu dáng trong cùng loại hàng để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất, đòi hỏi doanh nghiệp nước ngoài nào khi xuất khẩu vào Nhật cũng cần thể hiện tính đa dạng của sản phẩm và các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu lưu ý tới vấn đề này. Ví dụ như cơ sở sản xuất túi vải Quốc Trung khi xuất khẩu vào Nhật về sản phẩm túi vải, với mỗi dòng mẫu mã chỉ xuất khẩu có hạn vì biết chắc người Nhật không muốn nhìn lâu một kiểu và sau mỗi đợt xuất hàng cơ sở này lại gấp rút lên một kiểu mới. Theo như chủ cơ sở sản xuất cho biết, Nhật Bản là thị trường cơ sở này phải cung cấp nhiều mẫu nhất. [33]

1.1.2. Chất lượng hàng hoá

Như đã chỉ ra ở phần trước, người tiêu dùng Nhật Bản luôn đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, được sản xuất từ những công nghệ tiên tiến và đáp ứng được cả những yêu cầu phát sinh từ vấn đề toàn cầu hoá như vấn đề môi trường,… Bởi vậy, để có thể chen chân cũng như duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến công nghệ và các phương thức sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Mặt hàng dệt may được người tiêu dùng tại các nước trong đó có Nhật Bản đánh giá cao về chất lượng. Một ví dụ điển hình là sự thành công của Công ty dệt may Hoà Thọ (HOTEXCO) – thành viên


31 Tham khảo thông tin từ:

http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/vi/nghien_cuu_thi_truong_nuoc_ngoai/chau_a/nhat/quan_he_mau_dich_VN_NB/t rong_tam_day_manh_xuat_khau/view

32 http://kinhte24h.com/index.php?page=news&id=23268

33 http://www.lantabrand.com/cat1news2971.html

của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) - với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 35%/năm, doanh thu năm 2005 đạt 437 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 43 triệu USD. HOTEXCO áp dụng công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 đối với ngành sợi và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA và WAP đối với ngành may, được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao. Nhờ vậy, HOTEXCO đã được các hãng lớn của nước ngoài ký hợp đồng thuê sản xuất hàng loạt lớn sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thế giới như NIKE, PUMA, SNICKER, PERRY, EUS, HAGGAR,… Sản phẩm của công ty xuất khẩu thẳng sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản chiếm trên 90%. Giữa tháng 5/2006, HOTEXCO đã đưa dây chuyền kéo sợi công suất 4.000 tấn/năm có vốn đầu tư 256,6 tỷ đồng vào hoạt động.[34] Ngoài HOTEXCO, Công ty dệt Phong Phú năm 2006 cũng đã ký kết hợp đồng kiên doanh với tập đoàn ITG của Mỹ để xây dựng cụm dệt may hiện đại tại khu công nghiệp Hoà Khánh, thành phố Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư 80 triệu USD.[35] Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) cũng đang khẩn trương thực hiện hàng chục dự án đầu tư phát triển mới, đồng thời kết hợp di dời các doanh nghiệp dệt nhuộm trong các thành phố ra khu công nghiệp đã quy hoạch đi liền với hiện đại hoá sản xuất để phát triển bền vững.[36]

Nhật Bản cũng là quốc gia khắt khe trong các tiêu chuẩn chất lượng, nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong nước. Có thể thấy vai trò của chất lượng đối với người Nhật khi Nhật áp dụng bộ tiêu chuẩn mới từ tháng 5/2006 đối với sản phẩm gạo nhập khẩu vào nước này với 570 tiêu chuẩn thay vì chỉ có 250 tiêu chuẩn như trước đây. Đại diện Bộ Nông nghiệp Nhật Bản thông báo kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu gạo Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn mới của Nhật. Do đó, Việt Nam chính thức được đưa vào danh sách các nước cung cấp gạo cho thị trường Nhật. Tính trong 8 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nhật đã đạt gần 26,6 triệu USD và trong năm 2007 Việt Nam cũng đã trúng thầu với tổng số 66.050 tấn gạo. Tuy nhiên, điều đáng buồn là trong quá trình thực hiện hợp đồng trúng thầu lần 2 và 3 (tổng số

31.050 tấn), lô hàng đầu tiên (700 tấn) đã bị vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật với dư lượng Acetamiprid vượt quá mức cho phép (0,01 ppm), dẫn đến việc


34 http://www.hoatho.com.vn/home.aspx?lang=2

35 http://www.techmartvietnam.com.vn/news/200410010774679682/200606225018906919/tmnews_view

36 http://www.techmartvietnam.com.vn/news/200410010774679682/200508117797811141/tmnews_view

phía Nhật quyết định tăng cường kiểm tra 30% gạo có xuất xứ từ Việt Nam đối với chất Acetamiprid.

Bên cạnh đó, từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hoá chất cho phép. Mặt hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ kiểm tra một phần đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% với toàn bộ lô hàng xuất vào Nhật Bản do có dư lượng chất cloramphenicol không được phép có trong thuỷ sản. Việc kiểm tra 100% các lô hàng tôm và mực xuất khẩu từ Việt Nam đã và đang tác động đến uy tín ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, làm tăng chi phí, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá. Bởi trong số 200 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã có 30 doanh nghiệp bị vi phạm quy định của Nhật.[37]

1.1.3. Hình thức của sản phẩm

Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người Nhật cho thấy người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng hàng hoá có mẫu mã, thiết kế đẹp mắt. Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Nhật và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường này, Công ty Giầy da và May mặc xuất khẩu LEGAMEX đã đầu tư vào thiết kế để đưa ra một loạt các bộ sưu tập thời trang như Tone of White (sắc trắng), Chrismas Eve, Night Stars, Sea Space, Jingle Bell nhằm mở rộng sự lựa chọn cho khách hàng của mình…

Người Nhật thích tiêu dùng những hàng hoá độc đáo, bắt mắt lại thị hiếu màu sắc thay đổi theo mùa. Thêm vào đó, đất nước này có truyền thống bao gói từ lâu đời, và tiêu thụ hàng hóa ảnh hưởng nhiều vào bao gói của nó. Đây là điều mà các nhà cung ứng Việt Nam ít quan tâm tới. Bởi vậy những hàng hoá không có bề ngoài sạch sẽ, đẹp đẽ, gọn gàng thì sẽ không thu hút được khách hàng Nhật Bản. Ví dụ như mặt hàng thủ công mỹ nghệ, theo nhận định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì một trong những nguyên nhân làm giảm cạnh tranh của mặt hàng này là các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế. Khách hàng sẽ rất nhàm chán nếu phải tiếp nối các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong những mô típ dập khuôn và cũ rích. Hệ quả là rất nhiều hàng thủ


37 http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?trang=1&targetID=6083

công Việt Nam không có những công dụng rõ rệt, ít thay đổi mẫu mã nên sức hấp dẫn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản giảm đi nhiều. [38]

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã tìm được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Nhật Bản do có mẫu mã, thiết kế đẹp, tinh xảo lại thể hiện được nét văn hóa truyền thống của người Việt. Đó là trường hợp quạt Chàng Sơn. Đây là sản phẩm truyền thống của Việt Nam có từ hàng trăm năm nay, được làm theo lối truyền thống xưa, vừa cầu kỳ vừa bền đẹp. Nan quạt làm bằng tre được chọn từ những cây từ ba đến năm tuổi trở lên và phải là những cây tre mọc giữa bụi. Quạt làm công phu còn phải dùng đến nan ghép: tre cắt thành ống, cạo tinh xanh, lấy dao tách cật ra, gắn sơn ta vào giữa hai thanh tre. Sau đó, các thanh tre được bó chặt lại đến khi khô sơn mới vót thành nan quạt. Giấy phất quạt là loại giấy dó, giấy điệp được mua về từ làng Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, quạt Chàng Sơn ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng như quạt giấy, quạt nan, quạt the, quạt lụa, quạt tranh cỡ lớn được trang trí bằng phong cảnh đất nước, thơ văn, câu đối,… Quạt Chàng Sơn rất được người tiêu dùng Nhật ưa thích dù Nhật Bản cũng có nghề làm quạt truyền thống.[39]

Màu sắc của hàng hoá cũng là một yếu tố chịu ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng của khách hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm. Bởi vậy với đặc trưng là những bộ sưu tập thời trang về màu sắc trang nhã, trẻ trung, phong cách độc đáo, tiện dụng, chất liệu phù hợp với từng vùng, miền,… cùng với nguyên tắc “không đụng hàng” và mỗi bộ sưu tập không quá 20 sản phẩm, LEGAMEX đã đạt được thành công trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. 80% hàng hoá của công ty dành cho xuất khẩu vào các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ và một số nước khác, đặc biệt là vào Nhật, một thị trường phi hạn ngạch nhưng đòi hỏi cao về chất lượng với tỷ lệ trên 50% kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu của LEGAMEX đã nhận được giải thưởng chất lượng Châu Âu toàn thế giới lần thứ 16.[40]

Hay ví dụ về hàng da giày Việt Nam, do thị trường Nhật Bản có những yêu cầu riêng về kích cỡ, thiết kế và phải phù hợp với thời tiết từng mùa nên Hiệp hội da giày đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thay đổi trong thiết kế giày dép theo


38 http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=28336

39 http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/14157/

40 http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/Tin-DN/Hoatdong_doanhnghiep/Muoi_tam_nam_Legamex/

đúng thị hiếu của người dân Nhật Bản, thậm chí, có thể nhập khuôn của Nhật để sản xuất cho phù hợp. Do đã có sự quan tâm đến hành vi tiêu dùng của người Nhật nên trong những năm gần đây, giày dép xuất khẩu vào Nhật đã tăng lên và đã khẳng định được vị thế trên thị trường này, vượt qua Indonexia vương lên vị trí thứ ba (sau Trung Quốc và Italia) về kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Nhật Bản.[41]

Việc sáng tạo nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng của hành vi tiêu dùng của thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Để đưa sản phẩm của mình tới các khách hàng khó tính trên thị trường Nhật Bản thì nhãn hiệu phải chú ý tới yếu tố văn hoá, nhất là vấn đề ngôn ngữ, tránh gây hiểu lầm. Legafashion đã đưa ra những nhãn hiệu dễ nhớ, dễ đọc và thể hiện được tính chất của sản phẩm của mình như BONNY (là đẹp, dễ thương), Seven Days ( dành cho thời trang hàng ngày), Wonderful (là tuyệt vời), b. all the best (“tất cả đều là tốt nhất”) để khẳng định chất lượng sản phẩm…

1.2. Ảnh hưởng đến chính sách giá

Như đã phân tích, người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận mua với giá cao một chút để có được hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt, khai thác được nhiều lợi ích. Thị trường Nhật Bản vẫn mang nặng tư tưởng “tiền nào của ấy”. Bởi vậy nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo, người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nhất là các sản phẩm dùng làm nội thất gia đình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người Nhật chấp nhận mua với bất cứ mức giá nào mà họ rất cẩn trọng trong việc đo đếm giá cả với tính năng sản phẩm họ muốn. Đó là lý do tại sao những nước có thế cạnh tranh về giá như Trung Quốc lại thắng thế trên thị trường Nhật. Biết được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất cân nhắc, cẩn trọng trong vấn đề định giá cho phù hợp với chất lượng sản phẩm. Anh Phạm Phú Ph., Giám đốc Công ty xuất khẩu hàng quà tặng thủ công mỹ nghệ A.P, từng có kinh nghiệm xuất khẩu vào Nhật cho biết: “Sở dĩ người Nhật, đặc biệt các bà nội trợ quan tâm đặc biệt đến sự thay đổi giá cả cũng như mẫu mã sản phẩm là do nhiều phụ nữ không phải đi làm, họ có nhiều thời gian để lưu tâm đến vấn đề này, vì vậy mỗi sự thay đổi nhỏ họ đều nhạy cảm nắm bắt. Mặc dù giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng, chúng tôi luôn cố gắng bảo toàn giá cũ cũng như chất lượng sản phẩm để có thể tiếp tục


41 http://vietnamnet.vn/kinhte/2005/06/450909

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí