Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 16

vùng Đông Nam Á" và lời khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh nước ta bị đẩy vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

III.2.2. Hoạt động 2: tìm hiểu chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ nhằm giải quyết khó khăn về đối nội của đất nước

Phương thức hoạt động:

GV hình thành giả thuyết: Liệu Đảng, Chính phủ và Nhà nước cách mạng có thể giải quyết được những khó khăn trên? Để đưa đất nước thoát khỏi tình thế đó những chủ trương, biện pháp của Đảng, Chính phủ, Nhà nước cách mạng phải đề ra những chủ trương, biện pháp gì?

Chứng minh giả thuyết. Hoạt động nhóm

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để giải quyết từng vấn đề trước hết là những vấn đề về đối nội. Cách thức tiến hành như sau:

GV giao việc nhóm:

Phiếu giao việc nhóm ( theo ý tưởng cỉa TS. Hoàng Thanh Tú – T128). Ngày………………………..

1. Chủ đề: giải quyết khó khăn về đối nội của nước ta.

2. Mục tiêu cần đạt:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

- Giải thích được vì sao cần phải giải quyết các khó khăn về đối nội. Nêu được các biện pháp cơ bản từ đó phân tích được tác dụng của các biện pháp đó.

3. Nhiệm vụ:

Nhóm 1: Vì sao phải xây dựng chính quyền cách mạng? Biện pháp để xây dựng chính quyền cách mạng là gì? Những kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng có ý nghĩa như thế nào?

Nhóm 2: Vì sao phải giải quyết nạn đói? Biện pháp để giải quyết nạn đói là gì? Những kết quả đạt được trong công cuộc giải quyết nạn đói có ý nghĩa như thế nào?

Nhóm 3: Vì sao phải giải quyết nạn dốt? Biện pháp để giải quyết nạn dốt là gì? Những kết quả đạt được trong công cuộc giải quyết nạn đói có ý nghĩa như thế nào?

Nhóm 4: Vì sao phải giải quyết khó khăn về tài chính? Biện pháp để giải quyết khó khăn về tài chính là gì? Những kết quả đạt được trong công cuộc giải quyết khó khăn về tài chính có ý nghĩa như thế nào?

4. Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử 12.

- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1945 -1946.

- Hồi ký Những năm tháng không thể nào quên. Tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá sản phẩm về bố cục, nội dung, hình thức.

- Đánh giá về phần trình bày nhóm về: cách trình bày và khả năng kết hợp sử dụng phương tiện công nghệ.


Sau khi thảo luận, các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung, sau đó giáo viên kết luận.

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

1. Tên nhóm:……….. Lớp:

2. Thành viên của nhóm:…………………………………………………..

3. Nội dung công việc:………………………………………………………..

4. Nhiệm vụ của từng thành viên:

5. Tiến trình làm việc:………………………………………………………..

6. Đánh giá chung( kết quả, sản phẩm/thái độ, tinh thần làm việc).

7. Kiến nghị, đề xuất

Thư ký Nhóm trưởng.

Dự kiến sản phẩm: Nhóm 1:

Ta phải xây dựng chính quyền cách mạng vì:

- Chính quyền là vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng…

- Thực tế chính quyền nước ta mới thành lập, là chính phủ tạm thời, lực lượng vũ trang yếu kém…

- Muốn giải quyết các khó khăn khác phải có chính phủ hợp pháp, đủ mạnh…

Biện pháp:


Hình ảnh cử tri tham gia bầu cử Quốc Hội đầu tiên Ngày 6 1 1946 tiến hành 1

Hình ảnh cử tri tham gia bầu cử Quốc Hội đầu tiên.

- Ngày 6/1/1946, tiến hành Tổng tuyển cử…

- Tháng 3/1946, Quốc hội họp…

- Ở các địa phương thuộc Bắc và Trung Bộ…

- Quân đội Quốc gia Việt Nam… Tác dụng:

- Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước...

- Khơi dậy, phát huy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của công dân...

- Làm thất bại âm mưu chia rẽ phá hoại của kẻ thù....

- Tạo tiền đề để giải quyết các khó khăn khác của đất nước....

Nhóm 2 trình bày về vấn đề giải quyết nạn đói giáo viên đưa hình ảnh và trích dẫn thơ Tố Hữu:

Ta phải giải quyết nạ đói vì:

- Nhận dân đang đói khổ….

- Cải thiện bước đầu đời sống nhân dân…

- Thể hiện bản chất ưu việt của chế độ mới…

- Củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ…tạo điều kiện cho việc huy động sức mạnh của nhân dân …

Giải pháp:

- Trước mắt: kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, giảm tô, chia lại ruộng đất công….

- Biện pháp lâu dài: tăng gia sảnh xuất… HS thêm tư liệu:

"Khoai mãn mùa đi đón sắn về Những buổi mai hường nắng mới tinh Bên đường sương mới lá rung rinh Ta đi trong gió thơm khoai sắn

Lòng nhẹ vui vui bát ngát tình."

Nguồn: Internet


Tác dụng:

- Sản lượng lương thực được tăng cao, nạn đói bước đầu bị đẩy lùi… Nhóm 3:

Ta phải giải quyết nạn dốt vì:

- Bác Hồ nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”… đây là đồng minh của giặc ngoại xâm.

- Muốn phát triển đất nước phải có tri thức…

- Thực tế nước ta có trên 90% dân số mù chữ… Biện pháp:

- Thành lập Nha Bình dân học vụ…

- Khai giảng trường học các cấp…

- Kết quả…

Khi nhóm 3 trình bày về diệt giặc dốt, giáo viên đưa hình ảnh lớp học bình dân và thơ Tố Hữu:

"Ta nghèo không mực thì son

Bút tre phấn gạch bà con tạm dùng Nghiêng đầu trên tấm bảng chung Phơ phơ đầu bạc bạn cùng đầu xanh Này em này chị này anh

Chung tay mà học rách lành sao đâu I..T mớm chữ cho nhau."

Nguồn: Internet


Tác dụng: nạn mù chữ từng bước bị đẩy lùi, nâng cao dân trí…

Sau khi học sinh các nhóm trình bày kết quả và thống nhất kết luận giáo viên đưa câu hỏi nâng cao cho các em HSG:

1. Những kết quả đạt trong công cuộc giải quyết khó khăn về đối nội có ý nghĩa như thế nào?

2. Từ những biện pháp mà Đảng Chính phủ và nhà nước cách mạng thực hiện, em có nhận xét như thế nào về bản chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

Dự kiến sản phẩm trả lời: Câu 1:

- Giải quyết những khó khăn trước mắt, bước đầu ổn định mọi mặt tình hình đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân…tạo điều kiện giải quyết khó khăn về đối ngoại và đặt nền móng cho việc xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho kháng chiến….

Câu 2:

- Nhà nước của dân do dân và vì dân.

Những kết quả đạt trong công cuộc giải quyết khó khăn về đối nội có ý nghĩa như thế nào?

III.2.3. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bọn phản động.

III.2.3.1. Tìm hiểu hoạt động đấu tranh với quân Trung Hoa dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc.

Giáo viên chia lớp thành các nhóm( giống như phần trước về số lượng thành viên và cách thức triển khai) và giao nhiệm vụ trước ở nhà:

- Nhóm 1: Trình bày chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng và Chính phủ đối với quân Trung Hoa Dân quốc, bè lũ tay sai và lí giải vì sao ta thực hiện chủ trương đó? Nếu là người lãnh đạo đất nước ở thời điểm đó anh/chị có làm như vậy không? Tại sao?

- Nhóm 2: Trình bày chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng và Chính phủ đối với quân Pháp và lí giải vì sao ta thực hiện chủ trương đó? Nếu là người dân sống ở thời điểm đó anh/ chị có đồng tình với các chủ trương và biện pháp trên của Đảng và Nhà nước? Tại sao?

Dự kiến sản phẩm: Nhóm 1:

- Chủ trương: Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc.

- Biện pháp:

+ Nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc một số quyền lợi kinh tế, chính trị như cung cấp 1 phần lương thực, thực phẩm, cho phép lưu hành tiền Trung quốc trên thị trường. Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong QH không qua bầu cử và một số ghế trong Chính phủ.

+ Kiên quyết vạch trần âm mưu & những hành động chia rẽ, phá hoại của bọn phản động tay sai, trừng trị theo pháp luật những kẻ phá hoại.

Để trả lời cho ý: Nếu là người lãnh đạo đất nước ở thời điểm đó anh/chị có làm như vậy không tại sao?

Chủ trương trên được đưa ra trong bối cảnh đất nước bị đẩy vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong bối cảnh đó nếu không hòa hoãn nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân Quốc chúng sẽ tấn công quân sự xâm lược điều này là vô cùng nguy hiểm vì thực dân Pháp đã nổ súng quay lại xâm lược nước ta tại Nam Bộ.

Vì vậy việc lựa chọn giải pháp trên là biện pháp có lợi nhất cho nước ta ở thời điểm đó. Giải pháp này sẽ giúp nước ta tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung chống Pháp ở Nam Bộ…

Nhóm 2:

Dự kiến: Sách lược của ta đối với quân Pháp chia thành hai giai đoạn Sau khi nhóm hoàn thành và trình bày sản phẩm, giáo viên cùng cả lớp

nhận xét và kết luận:

Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946: Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

- Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ & chính quyền tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần 2.

- Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng nhân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chống giặc bằng mọi hình thứ, đốt tàu, phá kho, dựng chướng ngại vật…

- Đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu, nhân dân quyên góp ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến.

- Sau khi học sinh nêu được chủ trương sách lược của Đảng Chính phủ trong giai đoạn này giáo viên hỏi tiếp vì sao phải kiên quyết chống Pháp ở Nam Bộ?

Ta phải chống Pháp vì chúng đã trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bắt đầu từ Nam Bộ…

Giai đoạn từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946.

Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.

Vì sao ta chọn giải pháp trên?

- 2/1946 Pháp và Trung Hoa dân Quốc ký Hiệp ước Hoa - Pháp. Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc đang làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

- Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước 2 con đường phải lựa chọn: một là đánh Pháp, hai là hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh việc đối phó với nhiều kẻ thù.

Nếu đánh Pháp thì ta phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù sẽ rất khó khăn trong khi ta chưa kịp chuẩn bị…

Vậy Ban thường vụ TW Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp “ Hòa để tiến ”. Chiều 6/3/1946 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ:

- Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Ta thoả thuận cho 15000 quân Pháp ra Bắc… giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.

- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, tạo không khí thuận lợi đi đến đàm phán chính thức...

Tác dụng:

- Ta loại bớt kẻ thù và tập trung vào kẻ thù chính là Pháp

- Có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng. Pháp phải thừa nhận Việt Nam là quốc gia tự do…

Sau khi hoàn thành nội dung trên giáo viên hỏi: nếu là người dân sống ở thời điểm đó:

- Căm thù giặc ngoại xâm, kiên quyết chống lại chúng…

- Tuân thủ chủ trương của Đảng, Chính phủ…

- Tìm hiểu lí do tại sao ta thực hiện chủ trương đó… Câu hỏi dành cho HSG:

1. Anh/Chị có nhận xét gì về sách lược đấu tranh của Đảng Chính phủ đối với các thế lực ngoại xâm và nội phản?

2. Bài học nào có thể được rút ra trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Dự kiến sản phẩm trả lời:

1. Nhận xét:

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí