Kết quả thực nghiệm như trên đã thể hiện sự chênh lệch rõ ràng giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm:
- Điểm khá giỏi, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 21,4 %
- Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 24 % Như vậy chất lượng dạy học ở lớp thực nghiệm cao hơn đối chứng,
điều đó chứng tỏ HS ở lớp thực nghiệm có mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng cao hơn lớp đối chứng. Điểm chênh lệch trung bình giữa hai lớp là 0,8 điểm; điều này một lần nữa khẳng định giả thuyết chúng tôi đưa ra là đúng.
Để nhận biết rõ hơn về kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi xin được cụ thể hóa bằng biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.1. Điểm lớp thực nghiệm
Biểu đồ 2.2. Điểm lớp đối chứng
Có thể bạn quan tâm!
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 10
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 11
- Đáp Án Chính Xác Của Các Câu Hỏi Trắc Nghiệm Phần Luyện Tập Vận Dụng Của Giáo Án Thực Nghiệm
- Phan Ngọc Liên Và Trần Văn Trị(1998), Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
- Thiết Kế Tiến Trình Dạy Học Theo Chuyên Đề
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 16
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
Kết quả trên là trùng khớp hoàn toàn với thực tiễn dạy học. Ở lớp thực nghiệm, GV hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để HS tự lĩnh hội kiến thức thông qua phương pháp bồi dưỡng HSG để các em tự mình làm việc với tài liệu học tập. Do vậy không khí lớp học sôi nổi, sự hăng say tích cực của HS được thể hiện thông qua việc phát biểu ý kiến, trao đổi thảo luận, chuẩn bị tư liệu qua đó việc tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức của các em tốt hơn. Ngược lại với lớp thực nghiệm, ở lớp đối chứng, HS tuy ngoan song chưa tích cực học tập thể hiện qua việc rất ít HS phát biểu ý kiến, việc trao đổi thảo luận mang tính hình thức, không khí lớp học trầm, làm cho giờ học không đạt hiệu quả cao.
Đối với các đội tuyển HSG: đội tuyển được học ở lớp có thực nghiệm năm học 2016 - 2017, kết quả tăng tiến vượt bậc: ba em dự thi đều xếp thứ hạng cao: một em xếp thứ 1/153 đoạt giải nhất, 1 em xếp thứ 5/153 đoạt giải nhì, một em xếp thứ 24/153 đoạt giải ba, trong khi năm học 2015 - 2016: 1
em xếp thức 10/153 đoạt giải nhì, 1 em xếp thứ 24/153 đoạt giải ba, 1 em xếp thứ 30/153 đoạt giải ba.
Đối với kết quả thi THPT quốc gia: năm học thực nghiệm 2016 - 2017 điểm thi của 117 em tính TB xếp thứ 3 toàn tỉnh trong đó có 4 em đạt 9,75 điểm, còn năm học 2015 - 2016 kết quả của 12 em cũng xếp thứ 3 toàn tỉnh song điểm cao nhất của các em chỉ đạt 8,5 điểm.
Những kết quả trên đã khẳng định tính khả thi của phương pháp bồi dưỡng chúng tôi đề xuất trong luận văn.
Như vậy việc tìm ra phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS lớp 12 là rất cần thiết, vì điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng, phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS lớp 12 như trong luận văn đã và sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả cao trong dạy học LS ở trường phổ thông những phương pháp đó sẽ tạo điều kiện để phát triển năng khiếu, phẩm chất và năng lực học tập của HS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Giao Thủy, căn cứ vào kết quả thực nghiệm sư phạm, đối chiếu mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận:
1. Việc nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT là rất cần thiết, bởi vì đây là một trong những thành tố của quá trình dạy học, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả của việc dạy học LS ở trường phổ thông. Do đó nó có ý nghĩa thiết thực đối với việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, phẩm chất, năng lực, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tư tưởng cho HS.
2. Kết hợp phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT và các thành tố khác của quá trình giáo dục không những giúp HS có hứng thú, yêu thích bộ môn, nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức LS mà còn giúp các em vận dụng có hiệu quả kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống một cách hữu ích theo tinh thần “ ôn cố tri tân”. Tuy nhiên hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song theo chúng tôi hai yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là: phẩm chất và năng lực của học sinh cùng với phương pháp bồi dưỡng của giáo viên.
3. Phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT có vị trí đặc biệt quan trọng, đây là cầu nối giúp HS đến với tri thức LS bằng con đường khoa học. Để giúp HS làm chủ được tri thức LS một cách hệ thống, chính xác, GV cần trang bị cho HS phương pháp học tập khoa học, phù hợp. Khi vận dụng phương pháp bồi dưỡng, GV cần xác định rõ nhiệm vụ, mục đích, nội dung, đối tượng, điều kiện thực tế trong đó việc tìm hiểu sâu sắc về đối tượng HS giữ vai trò quyết định. Thực tế cho thấy hiệu
quả của công tác bồi dưỡng HSG Lịch sử ở trường THPT phụ thuộc chủ yếu vào việc GV đưa ra phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng HS.
4. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ở trường THPT Giao Thủy đã làm tăng vị thế, vai trò của bộ môn Lịch sử trong nhà trường từ đó thu hút được sự yêu thích và đam mê học tập của học sinh và ngày càng có nhiều học sinh lựa chọn môn Lịch sử để xét tốt nghiệp, đại học và cao đẳng: năm học 2015 – 2016 trường có 13 học sinh thi khối C, năm học 2016 – 2017 số học sinh chọn môn Lịch sử để xét tốt nghiệp và Đại học là 117 em. Theo khảo sát ban đầu năm học 2017 - 2018 số học sinh chọn môn Lịch sử để xét tốt nghiệp là trên 100 em. Đây là những con số rất ấn tượng. Tất nhiên sự lựa chọn tăng lên nhanh chóng đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chất lượng của việc học Lịch sử được nâng cao. Sự chuyển dịch dần từ chọn học và thi các môn khoa học tự nhiên sang các môn khoa học xã hội không chỉ tránh việc học lệch mà còn giải quyết nguồn nhân lực cho các ngành khoa học xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành này trong tương lai. Đối với nhà trường, thành tích đạt được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử góp phần làm giàu thêm truyền thống dạy tốt – học tốt hơn 50 năm qua. Trong nhiều năm qua điểm thi THPT Quốc gia của trường luôn được xếp trong top 100 trường có điểm cao nhất toàn quốc, đội tuyển học sinh giỏi của trường liên tục giành giải nhất toàn tỉnh.
5. Những biện pháp sư phạm được trình bày trong luận văn, được tác giả tiến hành thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm là sự khẳng định bước đầu những biện pháp sư phạm mà chúng tôi đề xuất trong luận văn được xác định về lí luận và thực tiễn thực nghiệm sư phạm. Nó phù hợp với yêu cầu đổi mới việc dạy học LS, kiểm tra đánh giá ở trường THPT hiện nay, định hướng thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có tính khả thi. Các biện pháp sư phạm được rút ra từ thực nghiệm sư phạm không chỉ được dùng trong việc bồi dưỡng HSG mà còn có thể sử dụng trong quá trình dạy học LS ở trường
THPT. Như vậy, giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra được chứng minh, nhiệm vụ của đề tài về cơ bản hoàn thành.
6. Từ kết quả thu được bước đầu của luận văn và đối chiếu với thực tiễn dạy học LS ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
- Việc dạy học LS nói chung và công tác bồi dưỡng HSG trong trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT hiện nay còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là do GV chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS nên hiệu quả dạy học chưa cao. Do vậy muốn đổi mới trước hết cần phải thay đổi nhận thức của GV, khi bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học Lịch sử cần tuân thủ nguyên tắc và phương pháp sư phạm cụ thể.
Kết quả dạy – học LS trong trường THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phương pháp bồi dưỡng HSG phù hợp là một trong những nhân tố quyết định. Vì vậy cùng với việc bồi dưỡng kiến thức khoa học, GV cần luôn tìm tòi, sáng tạo và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau nhằm biến quá trình dạy học của GV thành quá trình tự học, tự bồi dưỡng của HS.
Trên đây là một số kết quả bước đầu trong nỗ lực của cá nhân cùng với sự giúp đỡ của Thầy cô giáo. Mặc dù đã cố gắng, nhưng do năng lực nghiên cứu còn hạn chế, thời gian có hạn, nên luận văn còn thiếu sót. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn chỉnh đề tài này được tốt hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Vũ Văn Thảo(2014), Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm lựa chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử khối 12”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thanh Bình(chủ biên) – Bùi Tuyết Hương – Nguyễn Hồng Liên – Nguyễn Sĩ Quế (2008), Ôn tập và tự kiểm tra đánh giá Lịch sử 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào Tạo(2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2012), Giáo trình Triết học, Nhà xuất bản Chính trị - hành chính.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2013), Lịch sử 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Thị Côi – Trần Bá Đệ - Nguyễn Tiến Hỷ - Đặng Thanh Toán –
23. Trương Ngọc Thơi(2009), Bộ đề thi Lịch sử, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
7. N.G. Đai ri(1973), Chuẩn bị giờ học như thế nào, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Giselle O. Marten – Kniep(2011), Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
9. Lê Mậu Hãn(chủ biên) – Lê Đình Hà – Bùi Tuyết Hương – Nguyễn
Hồng Liên(2004), Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào Đại học, cao đẳng môn Lịch sử, Nhà xuất bản Giáo dục.
10. Đinh Xuân Lâm(chủ biên)(2005), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội(1972), Phân tích tư duy học sinh trong dạy học Lịch sử trường phổ thông cấp III.