Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Hủy Kết Hôn Trái Pháp Luật

ích của giai cấp mình. Điều kiện kết hôn phản ánh điều kiện kinh tế xã hội, sự phát triển khoa học kỹ thuật, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của xã hội đương thời và ý chí của giai cấp thống trị thông qua mô hình gia đình. Do đó, ở mỗi một thời kì, một quốc gia có những điều kiện kết hôn khác nhau. Nhưng dù thời kỳ nào thì những điều kiện kết hôn đó đều đặt ra đối với các bên khi muốn xác lập quan hệ vợ chồng. Khi đáp ứng các điều kiện kết hôn thì họ sẽ trở thành chủ thể của việc kết hôn. Có nhiều quy phạm xã hội như đạo đức, phong tục tập quán điều chỉnh điều kiện kết hôn, tuy nhiên chỉ có quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra là có tính bắt buộc, áp dụng chung cho tất cả mọi người.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Điều kiện kết hôn là yêu cầu pháp lý được thể hiện thông qua quy phạm pháp luật, đặt ra đối với các bên nam nữ buộc họ phải đáp ứng, trên cơ sở đó việc kết hôn của họ mới được công nhận là hợp pháp.

1.1.2. Kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp luật

* Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Việc kết hôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong mỗi thời kỳ nhằm đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị, phù hợp với mục đích xây dựng gia đình mà giai cấp thống trị nhằm đạt được. Vì vậy, từ góc độ lý luận, để tìm hiểu quy định về kết hôn, kết hôn trái pháp luật thì cần xem xét trong sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của mỗi thời kỳ. Thông qua Nhà nước, bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác động vào các quan hệ HN&GĐ làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp đó. Trong bất cứ xã hội nào việc vi phạm các điều kiện kết hôn cũng gây ra những bất lợi cho các bên (người kết hôn, gia đình, Nhà nước và xã hội), vì vậy pháp luật luôn quy định việc xử lý các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn.

"Kết hôn trái pháp luật chính là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định" [42, Điều 8]. Theo định nghĩa này thì việc kết hôn bị coi là trái pháp luật khi có điều kiện cần là việc đăng ký kết hôn đúng với trình tự, thủ tục, thẩm quyền và điều kiện đủ là một trong hai bên vi phạm một trong những điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì không được coi là kết hôn trái pháp luật. Ví dụ hai trường hợp sau sẽ không được coi là kết hôn trái pháp luật: trường hợp hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn và một trong hai bên nam nữ vi phạm một trong những điều kiện kết hôn hoặc trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng với trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các bên không vi phạm điều kiện kết hôn.

Như vậy, có thể hiểu: Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng trong đó thực hiện đầy đủ nghi thức kết hôn và thẩm quyền đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật nhưng có sự vi phạm một trong những điều kiện kết hôn của một trong hai bên nam nữ kết hôn.

* Khái niệm hủy kết hôn trái pháp luật

Xét dưới góc độ pháp lý, hành vi kết hôn trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Những cuộc hôn nhân không hợp pháp, kết hôn không có đăng ký kết hôn khiến cho các cơ quan nhà nước khó có thể nắm bắt và quản lý được các vấn đề liên quan đến hộ tịch, khai sinh hay giải quyết những tranh chấp khác. Bên cạnh đó, việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của đời sống xã hội như vi phạm nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách, lối sống của gia đình Việt Nam, phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc duy trì nòi giống của dân tộc. Do đó, Nhà nước ta đã thể hiện thái độ nghiêm khắc thông qua hủy kết hôn trái pháp luật.

Về bản chất pháp lý thì hủy kết hôn trái pháp luật là một chế tài vì nó thể hiện ý chí của Nhà nước, buộc các bên kết hôn phải tuân theo mà không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

phụ thuộc ý chí của họ và hủy kết hôn trái pháp luật đưa lại sự bất lợi cho các bên. Hủy kết hôn trái pháp luật đồng nghĩa với việc không công nhận việc kết hôn có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam nữ kể từ thời điểm kết hôn. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì buộc phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng giữa hai bên...Như vậy, hủy kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài của Nhà nước thể hiện sự không công nhận của Nhà nước giữa hai bên nam nữ có quan hệ vợ chồng kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.

1.1.3. Chế định kết hôn

Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 3

Hệ thống pháp luật Việt Nam phân chia thành các ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Mỗi ngành luật được tập hợp bởi nhiều chế định khác nhau, mỗi chế định bao gồm nhiều quy phạm pháp luật giống nhau điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội cùng loại.

Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng [62]. Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học, chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội giống nhau trong phạm vi một ngành luật. Theo đó, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì chế định pháp luật được coi là các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật. Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý.

Luật HN&GĐ là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được tạo thành bởi nhiều chế định pháp luật khác nhau như chế định kết hôn, chế định quan hệ giữa vợ và chồng, chế định ly hôn…Các chế định đều điều chỉnh chung cho nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, là sự tổng hợp của nhiều quy phạm pháp luật HN&GĐ. Như vậy, chế định kết hôn là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến kết hôn bao gồm: điều kiện kết hôn, thẩm quyền, thủ tục đăng ký

kết hôn, các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn và vấn đề xử lý vi phạm điều kiện kết hôn.

Chế định kết hôn là hệ thống các quy phạm pháp luật về kết hôn. Các quy phạm pháp luật của chế định kết hôn có đặc điểm là:

- Các quy phạm điều chỉnh về kết hôn là những quy tắc xử sự chung. Có nghĩa là những quy tắc này không phải dành cho một cá nhân đơn lẻ nào mà phải dành cho mọi cá nhân tham gia vào việc kết hôn. Các cá nhân khi tham gia vào quan hệ này sẽ có những quyền, nghĩa vụ pháp lý nhất định. Nhà nước bảo đảm cho những quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.

- Chế định kết hôn điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội tương đối giống nhau liên quan đến việc kết hôn như điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn, các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn và xử lý đối với những trường hợp vi phạm đó. Chế định kết hôn mang tính chất nhóm, tuy có những đặc điểm riêng nhưng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất và chịu sự ảnh hưởng, tác động của chế định khác trong Luật HN&GĐ. Chế định kết hôn phải tuân theo các quy luật vận động khách quan và chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Chế định kết hôn thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc xác lập và xây dựng gia đình phù hợp với lợi ích của Nhà nước.

Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng, nền tảng cơ bản quan trọng để tạo dựng gia đình. Vì vậy, ở bất cứ xã hội nào, vấn đề kết hôn cũng được coi trọng. Khi nhà nước xuất hiện, các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, vấn đề kết hôn được pháp luật điều chỉnh và trở thành những quy tắc xử sự chung, buộc mọi người phải tuân thủ. Nhờ đó, quyền và nghĩa vụ của người kết hôn được pháp luật bảo vệ, trật tự gia đình được gìn giữ, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

1.2. CƠ SỞ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN

Nhiệm vụ quan trọng nhất của pháp luật là điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo lợi ích và trật tự chung mà Nhà nước đã đặt ra. Vì vậy, Luật HN&GĐ, với tư cách là tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là cơ sở pháp lý vững chắc góp phần xây dựng, duy trì, phát triển và bảo vệ chế độ HN&GĐ tiến bộ phù hợp với điều kiện và bản chất của xã hội Việt Nam. Chế định kết hôn là một chế định rất quan trọng của Luật HN&GĐ Việt Nam. Chế định này được quy định trên cơ sở các yếu tố sau:

1.2.1. Kinh tế - xã hội

Pháp luật là thượng tầng kiến trúc luôn bị chi phối bởi hạ tầng cơ sở. Nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế - xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật. Kinh tế, xã hội mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử chi phối đến việc xây dựng pháp luật, trong đó có chế định kết hôn. Chế định kết hôn cũng biến đổi theo sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội.

Ở nước ta dưới chế độ phong kiến, thực dân trước năm 1945, kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, 90% dân số mù chữ. Giai cấp phong kiến quan niệm hôn nhân là một loại quan hệ xuất phát từ quyền lợi gia đình, dòng họ. Mục đích của hôn nhân là nhằm duy trì sự giao kết giữa hai dòng họ, nhằm thờ phụng tổ tiên và kế tục dòng dõi tông tộc. Vì vậy, các quy định về kết hôn thời kì này thể hiện rõ sự trọng nam khinh nữ, bảo vệ chế độ gia trưởng của người đàn ông. Các quy định kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ hay quan niệm "gái chính chuyên chỉ có một chồng" còn đàn ông được phép lấy nhiều vợ... thể hiện rõ sự bất bình đẳng nam - nữ nhưng phản ánh đúng thực trạng kinh tế, xã hội thời bấy giờ. Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế đó là do tiếp thu triết lý nho giáo từ Trung Quốc với tư tưởng gia đình gia trưởng. Bên cạnh những hạn chế nhất định, các quy định về kết hôn của pháp

luật Việt Nam vẫn có những đóng góp nhất định nhằm củng cố trật tự gia đình phong kiến.

Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để phù hợp với nhiệm vụ kinh tế, chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luật HN&GĐ năm 1959 đã ra đời, đây là luật HN&GĐ đầu tiên của nước ta, một trong những đạo luật được ban hành sớm nhất và là công cụ pháp lý để Nhà nước ta xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ HN&GĐ kiểu mới, dân chủ và tiến bộ. Bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 80, nền kinh tế của đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới với cơ chế kinh tế hàng hóa thị trường thay cho cơ chế kinh tế kế hoạch hóa bao cấp. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quan hệ HN&GĐ cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, đòi hỏi phải có sự thay đổi thích hợp trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, kế thừa những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ của chế độ HN&GĐ trong Luật HN&GĐ năm 1959 và những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, góp phần xóa bỏ những tập tục lạc hậu, tàn dư của chế độ HN&GĐ tư sản, phong kiến.

Sau gần 14 năm thi hành Luật HN&GĐ năm 1986, văn bản này cũng đã bộc lộ những điểm không còn phù hợp. Luật HN&GĐ năm 1986 được ban hành trong thời kì đầu đổi mới chưa có điều kiện thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng trong Hiến pháp năm 1992 nên nhiều quy định của Luật chưa phù hợp với sự vận động của các quan hệ HN&GĐ trong cơ chế kinh tế thị trường và sự giao lưu kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời, đã có những sửa đổi, bổ sung đáng kể. Như quy định: cấm người chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ tại Khoản 2 Điều 4 Luật HN&GĐ năm 2000 là rất cụ thể so với Luật HN&GĐ năm 1986; bổ sung quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính...

Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thì chất lượng cuộc sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt tại các đô thị đã được cải thiện một cách đáng kể so với thời điểm ban hành Luật HN&GĐ năm 2000. Theo đó, thực trạng về thể chất cũng như về tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên hiện nay phát triển rất sớm, điều này là một trong những cơ sở để quy định về độ tuổi kết hôn. Sự phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến một bộ phận giới trẻ, tình trạng chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn xảy ra phổ biến, phát sinh nhiều tranh chấp về tài sản, con cái. Vì vậy, Luật HN&GĐ cần bổ sung những quy định mới điều chỉnh hậu quả pháp lý phát sinh từ các quan hệ này.

1.2.2. Văn hóa truyền thống, phong tục tập quán

Quan hệ HN&GĐ, đặc biệt là việc lấy vợ lấy chồng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, phong tục tập quán. Vì vậy, các quy định về điều kiện kết hôn, công nhận việc kết hôn không đăng ký hay xử lý kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn đều ít nhiều chịu sự chi phối của văn hóa, phong tục tập quán. Trong xã hội phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ, bổn phận tam tòng của người phụ nữ chi phối các quy định về điều kiện kết hôn như: kết hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng hay người đàn ông được phép lấy nhiều vợ, khuyến khích người vợ góa thủ tiết thờ chồng nuôi con... Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học, xã hội, văn hóa Việt Nam cũng đã có những biến chuyển sâu sắc, ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, cách sống của những cá nhân trong xã hội. Sự suy thoái về lối sống với cách sống "thoáng" hơn nên những mối quan hệ ngoài giá thú, quan hệ ngoại tình ngày một gia tăng. Những hiện tượng chưa từng xuất hiện, hay trước kia chỉ dám lén lút, thì nay đang có xu hướng công khai và gia tăng như việc chung sống giữa những người đồng giới, việc sống "thử", ngoại tình… Điều đó đòi hỏi phải có những quy định pháp luật điều chỉnh những hậu quả phát sinh từ những quan hệ này.

Ngoài ra, văn hóa truyền thống dân tộc còn ảnh hưởng nhiều đến nhận thức và hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Truyền thống của người Việt Nam luôn mang nặng đạo lý: tôn trọng tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới, vợ chồng, con cái yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. Những truyền thống, đạo đức này tác động đến tư duy của các nhà làm luật khi xây dựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật về cấm kết hôn đối với những người có quan hệ thích thuộc về trực hệ hay giữa những người cùng giới tính.

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phong tục, tập quán không chỉ là yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mà còn là một trong những yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng và tác động to lớn, chi phối cách ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng đối với những quan hệ phát sinh trong đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực HN&GĐ. Dưới thời phong biến, người dân thường có câu "phép vua thua lệ làng" với hàm ý những quy định của triều đình nếu không phù hợp với cuộc sống sẽ không thể phát huy tác dụng và thực thi trong thực tiễn. Có những phong tục đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng dân cư từ đời này qua đời khác, chi phối cách sống, ứng xử của con người và khó có thể thay đổi được. Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, ở các địa phương Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Ninh hiện nay vẫn còn tồn tại một số phong tục ở những thôn bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa như: hiện tượng đặt dâu trước, tục ở rể (mặc dù các phong tục này chỉ mang tính hình thức); tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; việc đăng ký kết hôn không do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thực hiện; cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên; bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ... [64]. Đối với các đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập quán, tức là tổ chức hôn lễ có sự chứng kiến của gia đình, cộng đồng dân cư và được những người này thừa nhận, việc đăng ký

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí