biện pháp giải quyết khó khăn cua nhà nước mới ? Tác dụng ?
3. Luyện tập – vận dụng
- Đảng ta đã giải quyết những khó khăn về đối nội sau cách mạng tháng Tám như thế nào?
- Trả lời câu hỏi 1 trong SGK và chuẩn bị bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC III
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Đáp án | D | A | B | D | C | B | B | C | D | C |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết Kế Tiến Trình Dạy Học Theo Chuyên Đề
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 16
- Kỹ Năng: Rèn Luyện Kĩ Năng Phân Tích, Nhận Định, Đánh Giá Tình Hình Đất Nước Sau Cách Mạng Tháng Tám Và Nhiệm Vụ Cấp Bách Của Nước Việt Nam Dân Chủ
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 19
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | |
Đáp án | A | B | C | B | D | C | D | C | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | |
Đáp án | C | A | D | D | B | D | A | B | B | B |
31 | 32 | 33 | 3 | 435 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | |
Đáp án | C | A | C | C | B | A | C | A | B | D |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : LỊCH SỬ - Lớp 12 THPT
Nội dung | Điểm | |
PHẦN I . LỊCH SỬ VIỆT NAM : (14,0 điểm) | ||
Câu 1 | Tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng do Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6-1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc) là tổ chức nào? Trình bày sự ra đời, hoạt động và vai trò của tổ chức đó đối với cách mạng Việt Nam. | 4,0 |
Tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6-1925 tại Trung Quốc: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên | 0,5 | |
Sự ra đời | 1,0 | |
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã mở các lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ… | 0,5 | |
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2/1925). | 0,25 | |
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc Pháp và | 0,25 |
tay sai… | |
Hoạt động | 1,5 |
Mở lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ: Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Sau khi học xong các lớp huấn luyện này, một số học viên được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc), còn phần lớn bí mật trở về nước hoạt động… | 0,5 |
Tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản thông qua báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa” (cuối năm 1928), đưa hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền…cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tự rèn luyện và tổ chức, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân… | 0,75 |
Xây dựng tổ chức, phát triển hội viên: Hội đã xây dựng được các tổ chức cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước. . Ngoài ra Hội còn xây dựng được cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm | 0,25 |
Vai trò | 1,0 |
Thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển, làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong cách mạng Việt Nam… | 0,25 |
Đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng, truyền bá lí luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin về Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, | 0,5 |
chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam | ||
Là tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này | 0,25 | |
Câu 2 | 1. Đoạn thơ trên đề cập đến tên gọi Khu giải phóng từng là căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tên gọi Khu giải phóng ấy là gì? Đó là căn cứ địa cách mạng của cả nước trong khoảng thời gian nào? Hãy nêu quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa đó. 2. “Mười lăm năm ấy ai quên” trong đoạn thơ trên là khoảng thời gian từ khi kháng Nhật đến hết chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong khoảng thời gian đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có những công lao gì đối với lịch sử dân tộc? 3. Nếu là một người dân Việt Bắc sống trong khoảng thời gian “mười lăm năm ấy”, em sẽ làm gì để góp phần giúp lực lượng cách mạng nước ta chiến đấu chống lại kẻ thù? | 5,0 |
Đó là Khu giải phóng Việt Bắc- căn cứ địa CM của cả nước trong cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp | 0,5 | |
Quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa Việt Bắc | 1,0 | |
Vùng Bắc Sơn-Võ Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1940 chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng | 0,25 | |
Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao | 0,25 |
Bằng để xây dựng căn cứ địa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. Bác Sơn- Võ Nhai và Cao bằng là hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta. | |
Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập, gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận. | 0,25 |
Tân Trào được chọn làm thủ đô của Khu giải phóng. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới | 0,25 |
Công lao của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh: | 3,0 |
Đối với Cách mạng tháng Tám | |
Chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941), xác định đường lối giải phóng dân tộc và chủ trương khởi nghĩa vũ trang. | 0,5 |
Sáng lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng chính trị | 0,25 |
Chuẩn bị lực lượng vũ trang | 0,25 |
Xây dựng căn cứ địa cách mạng | 0,25 |
Xác định đúng thời cơ, kiên quyết phát động tổng khởi nghĩa… | 0,25 |
Soạn thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | 0,25 |
Đối với kháng chiến chống Pháp | |
Cùng với Đảng, Chính phủ giải quyết những khó khăn | 0,25 |
của nước ta trong năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám thành công… | ||
Cùng với Trung ương Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến, ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… | 0,25 | |
Cùng với Trung ương Đảng đề ra những chủ trương đúng đắn trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến… | 0,25 | |
Cùng với Trung ương Đảng đề ra nhũng biện pháp thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên: Đại hội đại biểu toàn quốc lần II ( 2-1951), xây dựng hậu phương vững mạnh… | 0,25 | |
Cùng với Đảng đề ra các chủ trương, biện pháp, đặc biệt về quân sự, ngoại giao đưa đến thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ và việc kí Hiệp định Giơ-ne- vơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp | 0,25 | |
Nếu là một người dân Việt Bắc sống trong khoảng thời gian “mười lăm năm ấy”, em sẽ làm gì để góp phần giúp lực lượng cách mạng nước ta chiến đấu chống lại kẻ thù | 0,5 | |
Học sinh hướng vào các biện pháp để giúp đỡ quân đội cách mạng như: Góp gạo nuôi quân, làm liên lạc , cho các chiến sĩ bộ đội ẩn náu, góp công đào hào, chở bộ đội qua song, vót chông, làm bẫy tiêu diệt địch….Học sinh trả lời được 3 ý trở lên thì cho 0,5 điểm, được 2 ý thì cho 0,25 điểm | ||
Câu 3 | Tóm tắt điều kiện bùng nổ, diễn biến chính của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam | 5,0 |
Việt Nam. Vì sao phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam? | ||
Điều kiện bùng nổ | 1,25 | |
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, cách mạng miền Nam đã chuyển sang đấu tranh chính trị giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, qua đó có tác dụng chuẩn bị cho cách mạng. | 0,25 | |
Trong những năm 1957-1959, đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5/1959, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra luật 10/59, công khai chém giết…Cách mạng miền Nam gặp muôn và khó khăn, tổn thất. Sự đàn áp của kẻ thù đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên. | 0,5 | |
Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Phương hướng cơ bản là giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm. | 0,5 | |
Diễn biến | 1,25 | |
Phong trào từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959…, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu | 0,25 |
biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. | ||
Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre… | 0,75 | |
Phong trào “Đồng khởi” lan nhanh ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Đến năm 1960, ta đã làm chủ được nhiều thôn xã ở Nam Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên… | 0,25 | |
Phong trào “Đồng khởi” là mốc đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam | 2,5 | |
Phong trào “Đồng khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. | 0,75 | |
Từ phong trào “Đồng khởi”, các Ủy ban nhân dân tự quản được thành lập ở các thôn, xã; lực lượng cách mạng miền Nam trưởng thành nhanh chóng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.Ngày 20-12-1960, Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời tập hợp rộng rãi nhân dân miền Nam vào cuộc đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn. | 0,75 | |
Phong trào “Đồng khởi” đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công… | 0,75 | |
Đưa cách mạng miền Nam phát triển từ đấu tranh chính trị là chủ yếu tiến lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng. | 0,25 | |
PHẦN II . LỊCH SỬ THẾ GIỚI : (6,0 điểm) |