Số Lượng Các Vụ Án, Bị Can Được Đem Ra Truy Tố, Xét Xử


đã chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành xây dựng dự án Luật phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đã giải quyết những thiếu hụt liên quan đến phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; khái niệm về rửa tiền, tài sản; cấm mở và duy trì các tài khoản vô danh và các tài khoản sử dụng tên giả; cấm thiết lập và quan hệ với ngân hàng vỏ bọc; các vấn đề liên quan đến nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng; chủ sở hữu hưởng lợi; báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử...

Luật phòng, chống rửa tiền bao gồm 5 chương và 50 điều với các nội dung cơ bản như sau:

Chương I - Những quy định chung. Chương này gồm 7 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật phòng, chống rửa tiền, các luật có liên quan và điều ước quốc tế; giải thích từ ngữ; nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền; chính sách của Nhà nước trong phòng, chống rửa tiền; các hành vi bị cấm. Theo đó, Luật đã mở rộng tới một số đối tượng là các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan và hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.

Chương II - Biện pháp phòng, chống rửa tiền. Chương này gồm 28 điều (từ Điều 8 đến Điều 35) được chia thành 4 mục với các nội dung: Nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin khách hàng; trách nhiệm báo cáo, cung cấp và lưu giữ thông tin; thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền; áp dụng các biện pháp tạm thời và xử lý vi phạm.

Các quy định cụ thể bao gồm: Nhận biết khách hàng; thông tin nhận biết khách hàng; cập nhật thông tin nhận biết khách hàng; biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng; phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro; khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị; quan hệ ngân hàng đại lý; các giao dịch liên quan tới công nghệ mới; giám sát đặc biệt một số


giao dịch; hoạt động kinh doanh qua giới thiệu; bảo đảm tính minh bạch của pháp nhân và thỏa thuận ủy quyền; bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận; xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; báo cáo giao dịch có giá trị lớn; báo cáo giao dịch đáng ngờ; báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới; hình thức báo cáo; thời hạn báo cáo; thời hạn lưu giữ hồ sơ, báo cáo; trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin; bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu báo cáo; báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; thu thập, xử lý thông tin; chuyển giao, trao đổi thông tin; trì hoãn giao dịch; phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản; xử lý vi phạm.

Chương III - Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền. Chương này có 10 điều (từ Điều 36 đến Điều 45), nêu rò trách nhiệm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, các cơ quan khác của Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và quy định về bảo mật thông tin.

Chương IV - Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Chương này có 3 điều (từ Điều 46 đến Điều 48) quy định về: nguyên tắc về hợp tác quốc tế, nội dung hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Chương V - Điều khoản thi hành. Chương này gồm 2 điều (Điều 49 và Điều 50) quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và thi hành Luật.

Triển khai quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật phòng, chống rửa tiền, ngày 18/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Theo đó, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là


300.000.000 (Ba trăm triệu) đồng mức giá trị này phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu về công tác phòng, chống rửa của Việt Nam cũng như của quốc tế.

Ngày 04/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2013/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền (Nghị định 116); Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2013 và thay thế Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền. Nghị định 116 được kết cấu gồm 5 Chương và 31 Điều.

Thực hiện trách nhiệm được giao trong Luật phòng, chống rửa tiền và Nghị định 116, ngày 31/12/2013, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền. Thông tư này quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; nội dung, hình thức các báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; mức giá trị của kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan.

Ngày 11/11/2014, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền.

Ngày 17/10/2014, Chính phủ đã ký Nghị định số 96/2014/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong đó Mục 12 có quy định mức phạt về vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền.

3.3. Khái quát hoạt động rửa tiền ở Việt Nam

Theo Lãnh đạo Cục Phòng, chống rửa tiền: Việt Nam chưa có đánh giá chính thức của cơ quan có thẩm quyền về tình hình tội phạm rửa tiền. Nguyên nhân là cần chờ hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền: Năm 2009, Quốc hội mới thông qua Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 1999, sửa


đổi điều 251 thành tội rửa tiền. Luật sửa đổi bổ sung này có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Mặt khác, Luật phòng, chống rửa tiền mới có hiệu lực năm 2013. Đến cuối năm 2013, Nghị định hướng dẫn Luật PCRT mới có hiệu lực. Năm 2014, các thông tư hướng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền mới có hiệu lực.

Trên thực tế, các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử chủ yếu tập trung vào các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

Theo thông lệ quốc tế, các loại tội phạm tạo ra nguồn thu bất hợp pháp thường là tội phạm nguồn của tội rửa tiền. Tại Việt Nam, để thuận tiện cho việc thống kê, một số Bộ, ngành, gồm: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước đã lập danh sách 69 loại tội phạm tạo ra nguồn tiền bất hợp pháp và được coi là tội phạm nguồn của tội rửa tiền. Theo số liệu thống kê từ ngày 01/10/2013 đến ngày 01/10/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao số lượng các vụ án, bị can được đem ra truy tố, xét xử như sau:


Bảng 3.1. Số lượng các vụ án, bị can được đem ra truy tố, xét xử



Khởi tố

Truy tố

Xét xử

Vụ việc

Bị can

Vụ việc

Bị can

Vụ việc

Bị cáo

Tội phạm nguồn của tội rửa tiền (69

tội danh)

52.249

156.750

78.891

86.828

75.118

142.796

Trong đó, tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 - Bộ luật

Hình sự)

223

836

223

739

220

715

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 7

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Các con số thống kê cho thấy, số bị can, bị cáo liên quan đến rửa tiền là không ít. Một câu hỏi được đặt ra là số tiền mà bọn tội phạm có được từ hoạt động bất hợp pháp thực tế sẽ lớn hơn số tiền bị tịch thu, thu hồi rất nhiều, nhưng chính xác số tiền đó là bao nhiêu, ở đâu hoặc được sử dụng vào việc gì thì không ai biết. Điều này minh chứng cho nguy cơ rủi ro rửa tiền của Việt Nam và là một thách thức không chỉ đối với cơ quan thực thi pháp luật, mà còn đối với giới kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng,

chứng khoán, bảo hiểm, casino…

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin tại Việt Nam vừa được coi là một nhân tố quan trọng góp phần


phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền, nhưng cũng là nhân tố tạo ra những rủi ro tiềm ẩn về rửa tiền.

Trong những năm gần đây, số lượng các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng tăng mạnh. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế của Việt Nam lên đến con số hàng nghìn tỷ đồng. Theo thống kê của Cục Phòng, chống rửa tiền về giao dịch chuyển tiền quốc tế thông qua SWIFT và một số kênh chuyển tiền chính thức khác, chỉ trong năm 2013 giá trị chuyển tiền điện tử quốc tế vào Việt Nam đã lên đến 9.017,2 nghìn tỷ đồng (1.417.868 giao dịch) và giá trị chuyển tiền điện tử quốc tế ra Việt Nam là 7.830 nghìn tỷ đồng (871.430 giao dịch).

Song song với sự phát triển về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, số lượng khách hàng quốc tế giao dịch qua hệ thống ngân hàng nhiều hơn, giá trị lớn hơn và rủi ro rửa tiền cũng cao hơn. Phương thức, thủ đoạn rửa tiền qua hệ thống tài chính ngân hàng cũng có sự thay đổi, xuất hiện những khách hàng có kỹ năng che dấu, sử dụng những phương pháp kỹ thuật tinh vi, giao dịch nhiều tầng, phức tạp, nhằm tránh sự nghi ngờ của các nhân viên ngân hàng. Điều này dẫn đến việc kiểm soát, ngăn chặn và phát hiện các hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua việc đánh giá, nhận biết khách hàng và kiểm soát giao dịch là cần thiết. Những hệ thống quản lý khách hàng và kiểm soát giao dịch thủ công không thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi cần phải có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ thu thập, phân tích, sàng lọc và trợ giúp đưa ra quyết định chính xác khi khách hàng thực hiện giao dịch.

3.4. Thực tế công tác phòng, chống rửa tiền tại NHTM ở Việt Nam

3.4.1. Nghĩa vụ của các NHTM theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền

3.4.1.1. Nhóm các biện pháp phòng ngừa hoạt động rửa tiền


Đây là nhóm các biện pháp mà đối tượng báo cáo phải thực hiện để có thể ngăn ngừa, phát hiện được những dấu hiệu rửa tiền, trên cơ sở đó kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng.

Nhóm biện pháp phòng ngừa hoạt động rửa tiền bao gồm: Nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền và báo cáo giao dịch.

a) Nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng

Theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và Nghị định 116 hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo phải thực hiện nhận biết thông tin khách hàng trong các trường hợp: (i) khách hàng mở tài khoản hoặc khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp; (ii) khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn (giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày) hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo; (iii) có nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền; (iv) có nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

Nội dung thông tin nhận biết khách hàng bao gồm thông tin nhận dạng khách hàng, thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi và mục đích của khách hàng trong mối quan hệ với đối tượng báo cáo. Thông tin nhận dạng khách hàng bao gồm: (i) Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại; (ii) đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số


hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam; (iii) đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch, thông tin nhận dạng bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; số thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và ở Việt Nam; (iii) đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên, đối tượng báo cáo phải thu thập bổ sung thông tin về các quốc tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch; (iv) đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông tin về người thành lập, đại diện cho tổ chức. Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm các thông tin như đối với khách hàng cá nhân. Chủ sở hữu hưởng lợi được xác định dựa trên các tiêu chí: (i) cá nhân sở hữu thực tế đối với một tài khoản hoặc một giao dịch (chủ tài khoản, đồng chủ tài khoản hoặc bất kỳ người nào chi phối hoạt động, thụ hưởng của tài khoản, giao dịch đó); (ii) cá nhân có quyền chi phối pháp nhân (cá nhân nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân đó; cá nhân nắm giữ từ 20% trở lên vốn điều lệ của các tổ chức góp trên 10% vốn của pháp nhân đó); (iii) chủ doanh nghiệp tư nhân; (iv) cá nhân khác thực tế chi phối pháp nhân đó; (v) cá nhân có quyền chi phối một ủy thác đầu tư, thỏa thuận ủy quyền (cá nhân ủy thác, ủy quyền); (vi) cá nhân có quyền chi phối cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức ủy thác, ủy quyền.

b) Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền

Theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và Nghị định 116 hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền với những nội dung: có chính sách chấp nhận khách hàng: theo mức độ rủi ro, cấp phê duyệt, yêu cầu về hồ sơ mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch; có quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng; hướng dẫn quy trình báo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022