DANH MỤC HÌNH
Hình | Nội dung | Trang | |
1 | Hình 1.1 | Quy trình rửa tiền | 11 |
2 | Hình 3.1 | Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam | 36 |
3 | Hình 3.2 | Sơ đồ dòng tiền | 59 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 1
- Tác Động Của Việc Rửa Tiền Đối Với Nền Kinh Tế Xã Hội
- Các Hình Thức, Thủ Đoạn Rửa Tiền Qua Ngân Hàng
- Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 5
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều quốc gia trên thế giới và là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, tự do hóa, toàn cầu hóa và khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phương thức, thủ đoạn rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp và hoạt động rửa tiền được mở rộng ở quy mô toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế ước tính tổng số tiền được rửa trên thế giới dao động ở mức 2% tới 5% GDP toàn cầu. Nếu sử dụng số liệu thống kê năm 1996 thì con số phần trăm đó tương đương khoảng 590 tỷ đến 1500 tỷ USD, trong đó 70% là tiền mặt. (Vito Tanzi, 2006)
Hoạt động rửa tiền có ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng... của tất cả các quốc gia. Là hành vi tội phạm về tài chính, hoạt động rửa tiền làm tăng tội phạm buôn lậu và trốn thuế, tham nhũng, tài trợ cho các hoạt động khủng bố, làm méo mó các hoạt động thương mại quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm hệ thống tài chính và nền kinh tế quốc gia hoạt động thiếu lành mạnh, nhất là những quốc gia đang phát triển có sức đề kháng yếu, dễ bị tổn thương trước những tác động của hoạt động rửa tiền.
Đặc biệt, hoạt động rửa tiền gây thiệt hại và rủi ro cho các định chế tài chính về uy tín, nghiệp vụ, pháp lý, mất khách hàng và mất hoạt động kinh doanh sinh lời, ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh khoản, bị cắt đứt các cơ sở ngân hàng đại lý, phát sinh các chi phí điều tra và tiền phạt, bị thu giữ tài sản và giảm giá trị cổ phiếu của các tổ chức tài chính này, do đó dẫn tới suy yếu cả một hệ thống tài chính.
Nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế và cũng đối diện với các nguy cơ và thách thức ngày càng cao của hoạt động rửa tiền.
Việc nghiên cứu thực trạng, triển vọng và một số giải pháp chủ yếu phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam là một việc cần thiết, cấp bách theo nhu cầu hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, cũng như yêu cầu quản lý nhà nước về ổn định vĩ mô, phòng chống tội phạm trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, vấn đề này còn ít được đề cập trong nghiên cứu; đặc biệt, cho đến nay chưa có luận án, luận văn nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về chủ đề này. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”.
2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
- Vì sao cần phải chống rửa tiền?
- Các biểu hiện, thủ đoạn rửa tiền và kinh nghiệm quốc tế về chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng?
- Thực trạng hoạt động rửa tiền ở Việt Nam hiện nay?
- Các quan điểm, công cụ chủ yếu phòng, chống rửa tiền hiệu quả trong công tác phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng ở Việt Nam hiện nay và thời gian tới?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Thông qua nghiên cứu, nhận diện hoạt động rửa tiền, luận văn đề xuất một số giải pháp cấp thiết, khả thi nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống rửa tiền qua hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ:
+ Góp phần hệ thống hóa và luận giải một số vấn đề lý thuyết về rửa tiền; công tác phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng quốc tế;
+ Khái quát thực trạng, nhận thức và khuôn khổ pháp lý của Việt Nam trong xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền;
+ Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường năng lực phòng, chống rửa tiền qua ngân hàng, bảo vệ uy tín, lợi ích, cũng như đảm bảo sự
phát triển lành mạnh của ngân hàng nói riêng, hệ thống tài chính quốc gia nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền;
- Việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền của các tổ chức tín dụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tác động, các biểu hiện, thủ đoạn thực tế và công cụ thể chế phòng, chống rửa tiền;
- Thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam về cơ chế, chính sách, tổ chức triển khai các quy định về phòng, chống rửa tiền, trong lĩnh vực ngân hàng năm từ 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu truyền thống cần thiết như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, kế thừa khoa học; phương pháp diễn giải-quy nạp, phương pháp đối chiếu-so sánh, phương pháp mô tả, khái quát, phương pháp Thống kê.
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về chống rửa tiền.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
Chương 4: Một số giải pháp về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỐNG RỬA TIỀN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các luận văn, luận án tiến sĩ, thạc sĩ
- Đề tài cấp bộ của TS.Nguyễn Đắc Hoan năm 2007 nghiên cứu về “Hoạt động rửa tiền ở Việt Nam - Giải pháp phòng ngừa” là đề tài cấp bộ đầu tiên nghiên cứu về hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Mục đích của đề tài là làm rò về rửa tiền và phòng, chống rửa tiền; Làm rò một số phương thức, thủ đoạn rửa tiền ở Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa đối với hoạt động rửa tiền. Đề tài đã phân tích làm rò một số quan điểm về rửa tiền của một số nước trên thế giới và đối chiếu so sánh với quan điểm của các nhà khoa học, pháp luật Việt Nam về khái niệm rửa tiền và hoạt động phòng ngừa rửa tiền. Trong chương II, đề tài tiến hành khảo sát hoạt động rửa tiền ở Việt Nam và các hoạt động rửa tiền đã được áp dụng trong thời gian vừa qua. Đánh giá một cách khái quát những mặt đạt được và chưa đạt được của hoạt động phòng, chống rửa tiền. Trên cơ sở dự báo tình hình, TS. Nguyễn Đắc Hoan đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa hoạt động rửa tiền ở Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề mà tác giả đưa ra ở đây, mới chỉ tập trung vào hoạt động của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế (Nguyễn Đắc Hoan, 2007).
- Luận án tiến sĩ Luật học “Phòng ngừa tội phạm rửa tiền ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Hiền năm 2011 (Học Viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu lý luận về tội phạm rửa tiền và tình trạng tội phạm rửa tiền ở Việt Nam và các hoạt động phòng ngừa tội phạm này của lực lượng cảnh sát nhân dân. Đề tài đã chỉ ra được nguyên nhân, điều kiện của việc phát sinh, phát triển tội phạm rửa tiền ở Việt Nam, mối quan hệ giữa tội phạm rửa tiền với các tội
phạm nguồn như tội phạm về ma túy, tham nhũng… Luận án cũng tập hợp các quy định của pháp luật trên quốc tế cũng như của các quốc gia về hoạt động phòng, chống rửa tiền. Đặc biệt, Luận án đã phân tích khá kỹ về thực trạng hoạt động rửa tiền của tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng rửa tiền (Nguyễn Minh Hiền, 2011).
- Luận văn “Rủi ro về rửa tiền và tài trợ cho khủng bố đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh Thơ, 2010, Học viện Tài Chính. Luận văn đã nghiên cứu lý luận về rửa tiền và tài trợ khủng bố, vấn đề chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố đối với thế giới, với Việt Nam. Trong chương II, luận văn đã phân tích thực trạng rủi ro rửa tiền và tài trợ cho khủng bố đối với thế giới, với Việt Nam. Luận văn cũng đã chỉ được một số tồn tại chủ yếu ảnh hưởng tới công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Nguyễn Thị Minh Thơ, 2010).
- Trong lĩnh vực ngân hàng: năm 2009, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đã có nghiên cứu đề tài về giải pháp phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài này được coi là đề tài đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam từ trước đến nay nghiên cứu về vấn đề rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và đã có nhiều ứng dụng quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, do nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 2009 nên các giải pháp đưa ra không còn phù hợp với tình hình hiện tại.
Trong lĩnh vực tư pháp: trong khuôn khổ Dự án VNMS65 “Tăng cường năng lực của các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam” , Bộ Tư pháp đã chủ trì biên soạn Báo cáo so sánh hệ thống pháp luật Việt Nam với 40+9 Khuyến nghị của FATF. Báo cáo này đã đưa ra những đánh giá tương đồng và khác biệt giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Việt Nam với 40+9 Khuyến nghị
của FATF và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, báo cáo này mới thuần tuý đánh giá trên khía cạnh pháp lý và theo quan điểm của các chuyên gia pháp luật của Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính của Bộ Tư pháp.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về rửa tiền đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học
Đặc san tuyên truyền về pháp luật với chủ đề pháp luật về phòng, chống rửa tiền do Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương phát hành đã trình bày về thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trước và sau khi ban hành Luật phòng, chống, rửa tiền. Nội dung chính của đặc san này là phân tích nội dung Luật phòng, chống rửa tiền, các nghị định có liên quan. Bên cạnh đó, đặc san cũng đưa ra nội dung Luật phòng, chống rửa tiền của Thái Lan.
Ngoài các công trình khoa học nghiên cứu trên phạm vi rộng liên quan đến rửa tiền thì trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề cụ thể dưới dạng các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, có thể kể đến như công trình nghiên cứu của TS. Trần Quang Hiệp với đề tài: “Công tác đấu tranh phòng chống rửa tiền ở Việt Nam”, Tạp chí Công An nhân dân số 07/2009. Bài viết xoay quanh những khía cạnh quan trọng của công tác phòng, chống rửa tiền và tội phạm rửa tiền. Ngoài ra, bài viết cũng đã tập trung nghiên cứu những biện pháp, bài học kinh nghiệm của các quốc gia có hệ thống pháp luật về rửa tiền khá hoàn thiện. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận, pháp luật và các biện pháp phòng chống rửa tiền một cách hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy hoạt động rửa tiền đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, song với những phân tích trên có thể
khẳng định chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013.
Như vậy, đề tài “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống các ngân hàng Việt Nam” là độc lập và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề phòng, chống rửa tiền, điển hình có thể kể đến như:
- Cuốn sách Council of Euro (1999). Dirty money: The evolution of money laundering countermeasure, Council of Euro Publishing, Belgium 1999. Nội dung trọng tâm của cuốn sách này đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản về tội phạm rửa tiền: Lợi nhuận lớn thường được tạo ra bởi một số hoạt động tội phạm có tổ chức như buôn bán ma túy, buôn bán người … các hoạt động phạm tội này tạo ra mối đe dọa không chỉ đối với trật tự an toàn xã hội mà còn gây nguy hại cho bản thân các hệ thống tài chính và sự phát triển của nền kinh tế. Tình hình tội phạm có tổ chức quốc tế gần đây cho thấy các tổ chức khủng bố có xu hướng xây dựng nên những đế chế tài chính với tiềm lực kinh tế rất mạnh… Vì lẽ đó có thể thấy rửa tiền và tài trợ khủng bố chính là biểu hiện của hoạt động phạm tội có tổ chức.
- Cuốn sách Paul Allan Schott (2006), Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financing of Terrorism, The World Bank. Sách nêu rò trong những năm gần đây, các nỗ lực rửa tiền và tài trợ khủng bố đang mở ra nhanh chóng nhằm đối phó với những biện pháp đối kháng đang được tăng cường mạnh mẽ. Cộng đồng quốc tế đang chứng kiến việc sử dụng những phương pháp ngày càng tinh vi để di chuyển các quỹ bất hợp pháp qua hệ thống tài chính trên toàn cầu và thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường hợp tác đa phương trong cuộc chiến chống loại hoạt động phạm tội này. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế tái bản lần thứ hai cuốn sách này để