Quá Trinh Sá Ng Tá C Củ A Cao Duy Sơn

NÔI DUNG


Chương 1

KHÁI NIỆM PHONG CÁ CH NGHỆ THUẬT VÀ CÁ C YẾ U TỐ TAO PHONG CÁ CH CAO DUY SƠN

1.1. Lý luận về phong cá ch

1.1.1. Khái niệm phong cách

Phong cách là một thuật ngữ không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã hội. Trong sáng tác và nghiên cứu văn học, thuật ngữ phong cách được sử dụng rộng rãi và ngày càng có ý thức. Xung quanh thuật ngữ này, lâu nay có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết phong phú, đa dạng.

Viên

sĩ Nga D.X Likhachev trong cuốn Thi phá p văn hoc

Nga cổ định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

nghiã : phong cách “là môt

hệ thống hình thứ c và nôi

Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 3

dung nhất đinh”, là “nguyên

tắc thẩm mỹ để cấu trú c toà n bộ nôi dung và toà n bộ hình thứ c” [10, tr.32]. Tác

giả đăc

biệt nhấn mạnh đến sự hài hòa giữa hai yếu tố nôi

dung và hình thứ c

của tác phẩm nghệ thuât.

Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (NXB Tác phẩm mới, H. 1978) B. Khrapchenco đã đưa ra nhiều ý kiến nhận định về phong cách tiêu biểu của nhà văn. Chẳng hạn D. Likhachev, A. Grogorian, V. Turbin, V. Jirmunsky, V. Kôvalev, L. Novichenco, V. Dneprov, Ya. Elsberg,

R. Yakobson... Khrapchenco viết: “Hiện đang tồn tại một số lượng rất lớn những định nghĩa khác nhau về phong cách văn học. Những định nghĩa này xoè ra như cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát nhất và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm văn học riêng lẻ. Nếu như chỉ giới hạn ở những ý kiến về vấn đề đó, những ý kiến chủ yếu được nêu lên vào thời gian gần đây thì phải thừa nhận rằng có rất nhiều sắc thái trong sự bất đồng ý kiến” [39, tr.152]. Cuối

cùng, Khrapchenco cũng nêu lên định nghĩa khái quát, đưa ra ý kiến riêng của mình: “phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc

giả” [39, tr.152]. Như vâỵ , cùng với viêc quan tâm đến yếu tố hinh̀ thứ c có tiń h

nôi

dung, tác giả còn đăc

biêṭ coi troṇ g sư ̣ thu hút đôc

giả.

Đó là khái niệm của một số nhà lý luận, nghiên cứu văn học nổi tiếng trên

thế giới. Ở trong nước, các nhà lý luận, nghiên cứ u văn hoc cuñ g dành nhiều

thời gian, công sứ c để nghiên cứ u khái niêm

nôi

hàm phong cách.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992) các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên đã định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ,

trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc”. Và khẳng điṇ h “Trong chỉnh thể

nhà văn (hiểu theo nghia

là các sá ng tác của môt

nhà văn), cái riêng tao

nên sư

thống nhất lăp

lai

ấy biểu hiên

tâp

trung ở cá ch cảm nhân

đôc

đá o về thế giớ i va

ở hệ thống bút phá p nghê ̣thuât

phù hơp

́ i cá ch cảm nhân

ấy” [18, tr.170 - 171].

Thống nhất với quan điểm đó, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà trong cuốn Lý luận văn học cũng nhận định về phong cách như

sau: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghê ̣ thuât có phâm̉ chất

thẩm mĩ thể hiên trong sáng tá c của những nhà văn ưu tú [38].

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Từ điển Văn học (Bộ mới) (NXB Thế giới, HN, 2005) định nghĩa: "Khái niệm chỉ những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó." [3, tr.1472].

Phan Ngọc trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều (NXB Thanh niên tái bản, 2003) đã khẳng định: “Phong cách là một cấu

trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm, hay một tác giả” [43].

Như vậy, đã có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về phong cách. Mỗi định nghĩa, mỗi nhận định lại chỉ ra một nét độc đáo mà phong cách đem lại. Đó chính là những tài liệu quý giá làm điểm tựa lí luận cho chúng tôi tiếp

cân

và đưa ra quan niệm riêng của mình:

Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, một chỉnh thể nghệ

thuật, mang đậm tính sáng tạo của nhà văn. Nó bao gồm đặc điểm cả về nội dung và hình thức, thể hiện sự độc đá, đặc trưng mang tính thống nhất, ổn định, xuyên suốt các sáng tác của nhà văn.

1.1.2. Các bình diện của phong cách

Có bốn kiểu quan niệm khác nhau về các bình diện của phong cách nghệ thuật:

(1) Phong cách chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật hay cách thức biểu đạt, biểu hiện ở hình thức của tác phẩm.

(2) Phong cách chủ yếu và trước hết biểu hiện qua ý thức nghệ thuật, qua cái nhìn, qua cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn (phong cách chỉ biểu hiện ở nội dung).

(3) Phong cách biểu hiện cả ở nội dung, cả ở hình thức của tác phẩm.

(4) Phong cách biểu hiện thành những đặc điểm hình thức nhưng những đặc điểm này có nguồn gốc trong ý thức nghệ thuật của nhà văn, tức là hình thức có tính nội dung.

Chúng tôi nghiêng theo quan niệm thứ (4): “Tổng thể thẩm mỹ của tất cả các phương diện và các yếu tố của tác phẩm làm nên một sự đặc sắc nhất

định”. Phong cách không phải là một yếu tố mà là một đặc tính của hình thức nghệ thuật, nên nó không bị định vị (chẳng hạn như các yếu tố cốt truyện hay

chi tiết nghệ thuật), nó dường như tán phát trong toàn bộ cấu trúc hình thức. Do vậy, nguyên tắc tổ chức của phong cách được thể hiện trong mọi khúc đoạn văn bản, mỗi “điểm” văn bản đều mang trên mình dấu ấn của toàn thể. Nhờ đó, ta nhận ra phong cách qua các khúc đoạn riêng lẻ: người đọc thành thạo chỉ cần đọc một đoạn văn nhỏ trong tác phẩm của một nhà văn cũng đủ tự tin gọi tên tác giả của nó” [Bản dịch của Trịnh Bá Đĩnh, từ cuốn Bách khoa toàn thư văn học: các khái niệm và thuật ngữ, Viện Thông tin các khoa học xã hội

- Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moskva, 2001, tr 1031]. Theo đó, phong cách chủ yếu được nhận diện qua các yếu tố hình thức mang tính nội dung. Tuy nhiên, phong cách không chỉ là hình thức, nó còn bắt rễ sang bình diện nội dung.

Trong luận văn này của mình, chúng tôi tập trung vào những nguyên tắc nghệ thuật, những kiểu lựa chọn riêng trong các yếu tố cấu trúc phong cách (cách xử lí, thế giới hình tượng, cốt truyện và ngôn ngữ…) để gọi tên các phương diện nội dung của phong cách (quan niệm nghệ thuật về con người, xã hội, tư tưởng nghệ thuật ...). Chúng tôi cũng luôn ý thức làm rõ sự gắn bó của các thành tố cấu trúc phong cách, các phương diện phong cách với nhau và với chỉnh thể phong cách tác giả.

1.2. Quá trinh sá ng tá c củ a Cao Duy Sơn

1.2.1. Tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn

Nhà văn Cao Duy Sơn tên thât là Nguyễn Cao Sơn, sinh năm 1956, trong

môt

gia đình cha là ngườ i Kinh, me ̣ngườ i Tày. Ngoài sư ̣ thừ a hưở ng hai dòng

văn hoá của hai dân tôc

Kinh - Tày, Cao Duy Sơn còn đươc

nuôi dưỡng bởi

nguồn mach trầm tích văn hoá lic̣ h sử lâu đờ i của vùng đất “dồi dào sứ c sống bền lâu” - đó chính là thị trấn Cô Sầu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhà văn đã từng tâm sự rằng ông và những con người Cô Sầu luôn tự hào mình

được sinh ra ở một vùng quê nổi tiếng không chỉ với núi sông mộng mơ, những ngọn thác hùng vĩ tung bọt như bầy ngựa trắng bay ngang lưng núi, mà còn là

vùng đất sinh ra những người con trai khôi ngô, vóc dáng vạm vỡ, những cô gái đẹp như tiên từ trong tranh cổ bước ra. Chính mảnh đất đầy quyến rũ ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn, khơi nguồn cảm xúc trong sáng tác của Cao Duy Sơn.

Cao Duy Sơn theo học tại mái trường thị trấn Trùng Khánh - đây cũng là

nơi các nhà thơ Bế Thành Long, Y Phương từng theo học. Tháng 8 năm 1973, sau khi học hết phổ thông, đi theo tiếng gọi của tổ quốc, của tình yêu nước tha thiết Cao Duy Sơn cũng xách ba lô lên đường nhập ngũ như bao chàng trai khác. Chính những năm tháng đứng trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam đã tôi luyện cho nhà văn có một bản chất vững vàng, mạnh mẽ đồng thời cũng giúp cho nhà văn hiểu hơn về chiến tranh, về những số phận, những hoàn cảnh trong chiến tranh.

Hoạt động trong quân đội được bảy năm, đến tháng 8 năm 1980, nhà văn trở về làm phóng viên đài phát thanh truyền hình tỉnh Cao Bằng.

Năm 1984, Cao Duy Sơn tham dự hội nghị sáng tác văn học dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang. Chính trong dịp này, ông đã sáng tác truyện ngắnDưới chân núi Nục Vèn. Tác phẩm đã được chọn đăng trên tạp chí văn nghệ quân

đội. Dưới chân núi Nục Vèn chính là truyện ngắn đã đưa Cao Duy Sơn đến và gắn bó lâu dài với sự nghiệp văn chương.

Tháng 10 năm 1989, ông thi đỗ vào trường viết văn Nguyễn Du. Đến năm 1992, Cao Duy Sơn ra trường cùng với sự ra đời của tiểu thuyết Người lang thang. Thời gian sau đó, ông trở về tiếp tục công tác tại đài phát thanh truyền hình tỉnh Cao Bằng.

Hiện nay, Cao Duy Sơn là hội viên hội Nhà văn Việt Nam, hội viên hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa các dân tộc.

1.2.2. Sự nghiêp

sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn

Cao Duy Sơn là một cây bút trẻ, số lượng tác phẩm của ông chưa thực sự nhiều nhưng tác phẩm nào cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn độc giả.

Tác phẩm đầu tay, đánh dấu bắt đầu sự nghiệp văn chương của Cao Duy Sơn là truyện ngắn Dưới chân núi Nục Vèn, được viết năm 1984 trong một lần đi dự hội trại sáng tác. Sau Dưới chân núi Nục Vèn là sự ra đời của một loạt những truyện ngắn, tiểu thuyết như: Người lang thang (1992), Cực lạc (1995), Hoa mận đỏ (1999), Những đám mây hình người (2002), Đàn trời (2007), Hoa bay cuối trời (2008), Ngôi nhà xưa bên suối (2009), Chòm ba nhà (2009)... Điểm đặc biệt là tất cả các tác phẩm của ông đều tập trung vào khai thác đề tài miền núi với nguồn cảm hứng vô tận xuất phát từ nơi chôn rau cắt rốn của nhà văn.

Với lối viết đậm chất miền núi, giàu bản sắc dân tộc Tày, các tác phẩm của Cao Duy Sơn đã nhận được nhiều giải thưởng lớn:

Giải A Văn học dân tộc thiểu số của Hội Nhà văn Việt Nam (1993). Giải

nhì Hội Hữu nghị văn hóa Việt - Nhật (1993) với tiểu thuyết Người lang thang. Hai giải thưởng to lớn này là minh chứng rõ nét nhất cho tài năng của ngòi bút Cao Duy Sơn đồng thời nó cũng có vai trò như một ngọn lửa âm ỉ cháy mãi, nuôi dưỡng lòng đam mê văn chương trong lòng người con của đất Cô Sầu. Có thể đánh giá như vậy sở dĩ là do, sau khi tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, Cao Duy Sơn đã rơi vào tình trạng thất nghiệp, ông phải gồng mình lên để lo gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền. Thậm chí có những lúc, tưởng chừng như ông phải từ bỏ giấc mộng văn chương của mình nhưng rồi chữ nghĩa vẫn đeo bám lấy ông như một cái nghiệp, khiến ông không thể bỏ được. Do vậy mà chỉ hai năm sau, dù cuộc sống có nhiều khó khăn, nhà văn vẫn cho ra đời cuốn tiểu thuyết Cực lạc. Thông qua những số phận, những cảnh đời khác nhau trong tiểu thuyết, Cao Duy Sơn đã bộc lộ niềm tin của bản thân vào cuộc sống và con người.

Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (1997) với tập truyện Những chuyện ở Lũng Cô Sầu. Tác phẩm được đánh giá là "mang một hương vị riêng biệt của vùng rừng xanh núi đỏ với những số phận vừa bi thương vừa hào hùng nhưng lại thấm đẫm chất nhân văn cao cả" (Trích lời tựa của tác phẩm).

Giải B Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003) với tập truyện Những đám mây hình người.

Giải B Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2006) với tiểu thuyết Đàn trời.

Đặc biệt, tác phẩm Ngôi nhà xưa bên suối đã vinh dự được nhận hai giải thưởng lớn mang tầm quốc tế: giải thưởng của hội Nhà văn Việt Nam (2008) và giải thưởng văn học Asean của Hoàng gia Thái Lan (2009). Cao Duy Sơn đã từng chia sẻ cảm xúc trong thời khắc nhận giải thưởng danh giá này, ông vô cùng xúc động, hạnh phúc khi vinh dự và may mắn ghi lại những cảm xúc ấy để đánh dấu một mốc son tươi rói trong sự nghiệp sáng tác văn chương, cho dù đó không phải tiêu chí đầu tiên mỗi khi Cao Duy Sơn chắp bút. Đây chính là tác phẩm đánh dấu, khẳng định vị trí, tên tuổi của nhà văn trong nền văn học Việt Nam nói chung, trong nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng.

Trên đà những thành tựu đã đạt được ấy, Cao Duy Sơn vẫn tiếp tục miệt mài sáng tác. Theo như nhà văn chia sẻ thì tác phẩm gần đây nhất của ông là tiểu thuyết Chòm ba nhà được viết trong suốt ba năm, cùng thời gian với Ngôi nhà xưa bên suối. Tác phẩm tập trung viết về đề tài chiến tranh, về những con người lớn lên ở xóm chòm ba nhà, với tuổi thơ non nớt phải chứng kiến sự tàn khốc của cuộc chiến, về những con người sinh ra mà chưa kịp lớn... Thông qua tiểu thuyết, nhà văn muốn nói: sự tham lam của chiến tranh sẽ chỉ mang lại sự tàn khốc và bất hạnh do vậy hãy biết quý trọng từng ngày khi còn được sống trên trái đất này.

Chưa dừng lại ở đấy, cuối năm 2010, nhà văn đã cho ra mắt tập truyện ngắn Người chợ. Vẫn theo mạch nguồn của những tác phẩm đi trước, Người

chợ cũng viết về những con người ở mảnh đất Cô Sầu nhưng lai

có cách khám

phá, thể hiên mớ i, có chiều sâu hơn, sắc caṇ h hơn.

Như vậy, mặc dù thuộc thế hệ thứ hai trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại và từ năm 1984 đến nay, Cao Duy Sơn mới chỉ trình

làng bốn tập truyện ngắn và bốn tiểu thuyết nhưng các tác phẩm của ông lại đạt được nhiều thành tựu, nhận được nhiều giải thưởng có giá trị. Chính điều đó đã góp phần đưa Cao Duy Sơn trở thành cây bút tiêu biểu nhất của nền văn học dân tộc thiểu số hiện nay.

1.3. Các yếu tố tao

nên phong cá ch truyên

ngắ n Cao Duy Sơn

1.3.1. Yếu tố quê hương và gia đình

Cao Duy Sơn là nhà văn được thừa hưởng hai dòng máu Kinh - Tày, ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại - thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng Khánh - Cao Bằng). Đó là một thị trấn cổ rất nổi tiếng - nơi tồn tại sự giao thoa văn hóa của ba tộc người Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống - nơi mà tình người và lòng nhân ái luôn luôn dồi dào, song hành với nhau. Cô Sầu - một vùng đất xa ngái nhưng với tần số xuất hiện liên tục, nhà văn đã khiến cho vùng đất đó trở lên gần gũi, quen thuộc với tất cả mọi người "những tường nhà không trát áo lộ đá hộc nâu xám, mái ngói âm dương nối nhau như những toa tàu bị bỏ quên giữa thung lũng hoang lạnh" [55, tr.90] nhưng vào mùa xuân "những bông hoa mận nở như tuyết trắng bên những cành đào rực đỏ". Xuân đem theo "mưa như bụi rắc xuống từ đỉnh núi len khắp khe ngách, lối mòn, ken sươn sướt qua những gốc lê già trổ bông như tuyết" [55, tr.45]. Đêm mùa hạ thì "đầy sao đan nhau nhấp nháy", "gió thổi nhẹ mang theo hương vị nồng của đất" (Dưới chân núi Nục Vèn)... Tất cả đã làm nên một vẻ đẹp vừa hoang sơ, cổ kính vừa huyền ảo, nên thơ của mảnh đất Cô Sầu.

Bản thân nhà văn cũng có một ngôi nhà bên suối ở thị xã Cao Bằng. Ngôi nhà ấy đã gắn bó với gia đình ông trong suốt giai đoạn khốn khó. Sau khi tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, ông đi xin việc ở rất nhiều nơi nhưng không nơi nào nhận. Không cam tâm, ông đã bàn với vợ đi buôn. Ông buôn xăng với vốn khởi điểm chỉ vẻn vẹn có 45 nghìn. Cứ thế, dần dần từ một can xăng đã trở thành đại lý xăng dầu khá lớn của thị trấn Cô Sầu. Nhờ tiền bán xăng mà ông đã xây dựng được ngôi nhà này. Ngôi nhà của ông có một ô cửa

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí