Người Miền Nú I Vớ I Số Phân

những con người nơi đây vẫn luôn giữ một tấm lòng tràn đầy yêu thương, trọn nghĩa vẹn tình.

Một điểm khá đặc biệt trong sáng tác của Cao Duy Sơn là ông thường để nhân vật của mình đối diện với những thử thách nghiệt ngã. Đó có thể là những nguy hiểm hữu hình khi nhân vật đối mặt với một con ác thú, hay có thể là những nguy hiểm vô hình đòi hỏi con người phải vượt qua để chiến thắng những hận thù và ích kỉ trong chính bản thân mình. Trong những hoàn cảnh đó, những phẩm chất tốt đẹp như lòng dũng cảm, sự cao thượng, vị tha của con người được bộc lộ rõ ràng và chân thực. Cảnh nhân vật Thim một mình đối mặt với con gấu (Người săn gấu) hay cảnh lão Vược quần nhau với chúa sơn lâm (Cuộc báo thù cuối cùng) đã gây trong lòng người đọc một ấn tượng sâu đậm, một sự cảm phục sâu sắc đối với những con người có sức khỏe và lòng dũng cảm phi thường.

Người ta vẫn nói thời gian có thể làm thay đổi tất cả nhưng dù tất cả có thay đổi thì riêng sự cao thượng và lòng vị tha vẫn luôn được coi là những giá trị tinh thần cao đẹp trong đời sống. Viết về những con người "đồng bào mình", Cao Duy Sơn luôn khắc sâu tâm hồn phóng khoáng, yêu ghét phân minh, giàu lòng vị tha và vô cùng cao thượng của họ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những con người miền núi cũng sẵn sàng mở rộng lòng mình để cưu mang, giúp đỡ, sẻ chia với những cố phận kém may mắn hơn mà không hề tính toán. Trước những sai lầm của người bên cạnh, họ không nghiệt ngã mà độ lượng thứ tha. Tấm lòng của những người như bà đỡ, Ò Lình (Nơi đây không một bóng người), Hoán (Thằng Hoán), Dình (Hoa bay cuối trời), lão Sấm (Người ở muôn nơi)... khiến cho con người vững tin hơn vào cuộc sống, giúp cho những con người lầm đường lạc lối có thể trở về.

Lão Sấm (Người ở muôn nơi) là một kẻ ăn mày thiếu thốn. Mặc dù hàng ngày để duy trì sự sống của mình, lão phải đi ăn xin khắp nơi nhưng không vì thế mà lão thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với sự đói khổ của người khác. Nhìn những

đứa trẻ mồ côi, sắp chết vì đói, lão không cầm lòng được. Hàng ngày, đều đặn, lão đều âm thầm để trước cửa hiên - nơi bọn trẻ ở một giỏ đồ ăn - những thứ mà lão phải rất vất vả mới xin được. Để rồi đến một ngày, người ta phát hiện ra lão Sấm đã chết, lão chết vì đói. Hóa ra lão đã chấp nhận hi sinh, đánh đổi sự sống của bản thân lấy sự sống của những đứa trẻ kia mà không cần một ai biết đến.

Trong cuộc sống, sự cao thượng và lòng vị tha không chỉ được thể hiện khi một người mắc sai lầm mà nó còn là biểu hiện của tình yêu đích thực, của những nhân cách cao cả. Chính sự cao thượng và lòng vị tha đã mang lại chất thơ cũng như giá trị nhân văn cho tác phẩm.

2.2.2. Người miền nú i vớ i số phân

không may mắn

Trong các sáng tác của mình, Cao Duy Sơn không đề cập nhiều đến những hủ tục, những ràng buộc nặng nề thắt chặt con người vào bể khổ trần ai như nhiều nhà văn khác nhưng ít chứ không phải là không có. Điều này có lẽ là do đời sống vùng cao hiện nay đã có nhiều thay đổi: văn minh hơn, tiến bộ hơn, hiện đại hơn nên những hủ tục cũng được loại bỏ bớt đi. Hay cũng có thể là do chính ý đồ sáng tác của nhà văn: chỉ phác họa qua những hủ tục mà chủ yếu tập trung nhấn mạnh vào vẻ đẹp của đất và người nơi quê hương xứ sở với hi vọng sẽ đưa được vẻ đẹp thuần phác ấy đến với nhiều người hơn. Vấn đề này chúng tôi sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong những lần nghiên cứu sau. Còn trong luận văn này chúng tôi chỉ khai thác, làm sáng tỏ cái "ít chứ không phải không có" ấy của nhà văn.

Với cái nhìn đầy tính nhân văn, Cao Duy Sơn vẫn xót xa, đau đớn trước những lề thói khắt khe, những hủ tục xưa vẫn còn tồn tại, chi phối cuộc sống của con người. Trước những hủ tục tồn tại từ bao đời ấy, con người trở thành nạn nhân, phải gánh chịu những nỗi đau, những bất hạnh cả đời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, con người trước hết là nạn nhân của một số định kiến xã hội nặng nề và sự thiếu hiểu biết của cộng đồng xã hội. Chính những định kiến và sự thiếu hiểu biết ấy đã đẩy nhiều số phận bất hạnh

vào con đường cùng, không lối thoát. Do cuộc sống thiếu thốn nhiều mặt mà người dân miền núi hay mắc phải bệnh hủi, mà đã mắc bệnh hủi thì không còn được xem là con người nữa. Những con người ấy không chỉ phải chịu nỗi đau về thể xác do căn bệnh quái đản gây ra mà quan trọng hơn, nặng nề hơn, đau đớn hơn, họ phải chịu những tổn thương sâu sắc về tinh thần do sự hắt hủi, chối bỏ của xã hội. Còn gì đau đớn hơn khi sinh ra là người mà lại không có quyền làm người?

Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 6

Những người không may mắc bệnh hủi trong truyện ngắn Tượng trắng đã bị xua đuổi ra khỏi xã hội loài người, sống một cuộc sống vất vả thiếu thốn, cô đơn, tủi hờn nơi rừng thiêng nước độc. Định kiến xã hội cổ hủ đã khiến cho những con người miền núi không chấp nhận những gì không giống họ. Điển hình cho nạn nhân của sự thiếu hiểu biết này là Ò Lình (Nơi đây không một bóng người). Vừa chào đời, cậu bé đã phải đối diện ngay với một án tử hình mà lỗi không phải do cậu của tục Phly Piài: "Đứa con sẽ bị quệt chàm lên mặt, đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và một quả trứng luộc, tất cả những thứ trong đó được rắc lên một nắm gạo trộn muối, rồi bị treo tít lên một ngọn cây, phơi nắng phới sương cho chết thối, chết mục. Gió sẽ đưa mùi hôi thối của xương thịt mời lũ trẻ về rỉa róc" [54, tr.74]. Chỉ mới nghe thôi, người đọc đã rụng rời chân thay, khiếp đảm trước sự tàn ác, lạnh lùng của tục lệ ấy vậy mà tại sao người dân miền núi lại có thể chấp nhận và thực hiện được? Điều này chỉ có thể giải thích bằng lí do rằng tục lệ ấy đã ăn quá sâu, chi phối quá nhiều và tồn tại quá lâu trong cuộc sống của họ, khiến tâm hồn họ dần dần quen, chai sạm và dần dần trở lên lạnh lùng, coi đó như một việc làm bình thường. Nhưng dù là lí do gì thì hủ tục, định kiến này cũng nên được xóa bỏ hoàn toàn.

Cũng chính vì sự nhẹ dạ, cả tin và sự thiếu hiểu biết của người dân xung quanh mà Dồ - người kéo nhị tài hoa trong Hòn bi đá màu trắng đã phải chịu nỗi oan ức, phải đi cải tạo hoàn lương để rồi ngày trở về Dồ đã mất tất cả, với anh chỉ còn một con số 0 tròn trĩnh.

Trong bất kì xã hội nào cũng tồn tại quan niệm phân biệt giàu - nghèo, môn đăng hộ đối, chỉ là mức độ thể hiện của nó có sự khác nhau mà thôi. Ở miền núi, quan niệm này vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Nó là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ, lỡ dở của nhiều đôi lứa yêu nhau. Ông Thim, bà Phón (Người săn gấu); lão Sinh, bà Ếm (Chợ Tình)... chính là những nạn nhân không may của hủ tục này. Những đôi lứa yêu nhau thắm thiết, khao khát được thành vợ thành chồng, được cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà nhưng lại vấp phải sự cản trở gay gắt của gia đình (thường là gia đình giàu có), không thể vượt qua, họ đã phải ngậm ngùi sống cả đời trong sự nuối tiếc khôn nguôi.

Từ khi đất nước hòa bình, bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và nhà nước ta vẫn luôn kêu gọi toàn dân thực hiện chính sách tiết kiệm, giảm thiểu tối đa những gì rườm rà, tốn kém trong các lễ, hội... đồng thời cũng tăng cường động viên, tuyên truyền để loại bỏ dần dần những hủ tục lạc hậu ra khỏi cuộc sống. Tuy nhiên cho đến nay, do nhiều lí do mà vấn đề này vẫn chưa đạt được kết quả triệt để như mong đợi. Ở các tỉnh miền núi, cụ thể hơn trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn là phố huyện Cô Sầu vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Con người vì tuân theo những hủ tục ấy mà bị vướng vào biết bao nhiêu hệ lụy, nhiều người đã rơi vào những hoàn cảnh oan trái, dở khóc dở cười. Chẳng hạn như đồng bào Tày ở Cô Sầu có quy định: vợ chồng lấy nhau, dù có được cả hai bên gia đình và buôn làng chấp nhận mà chưa có con cũng chưa được về sống với nhau dưới cùng một mái nhà. Chỉ khi nào người con gái đó có con, cô ấy mới thực sự được nhà trai coi là con dâu - là con cái trong nhà, mới được đón về ở cùng chồng. Đây là một tục lệ vô cùng vô lý. Chính vì tục lệ này mà "vợ chồng" mới phải ái ân vụng trộm ở ngoài rừng, phải thậm thà thậm thụt với nhau từ đó mà dẫn đến những sự việc đau lòng, những bi kịch trái ngang. Du, Lu và Sìu trong Song Sinh là ba nạn nhân điển hình của hủ tục này.

Từ xưa đến nay, ở bất kỳ đâu, phụ nữ luôn là những con người phải chịu nhiều bất hạnh, nhiều quy định nặng nề trong xã hội. Những bất hạnh, những

ngang trái ấy đã đi vào trong những trang văn, trang thơ của nhiều nhà văn, nhà thơ mọi thế hệ. Cao Duy Sơn cũng không phải là ngoại lệ. Viết về người phụ nữ, nhà văn luôn dành cho họ một sự quan tâm đặc biệt, sự quan tâm ấy không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi vẻ đẹp như hoa như ngọc hay những phẩm chất đáng quý của họ mà ông còn không cho phép ngòi bút của mình được phép bỏ qua bất kì một nỗi đau, một niềm bất hạnh nào của thân phận phụ nữ.

Cũng giống như quan niệm khắt khe của người Kinh thời trung đại, người Tày cũng có quy định: phụ nữ khi đã lấy chồng thì phải hoàn toàn sống phụ thuộc, toàn tâm toàn ý với chồng, với nhà chồng; tuyệt đối không được phép "đi bước nữa" khi mà chồng chẳng may qua đời. Làm được như thế mới được nhà chồng và cả xã hội coi trọng. Bà mẹ chồng của Líu trong truyện ngắn Góc trời tây có cơn mưa đá mất chồng giữa cái lúc mà tuổi xuân đang phơi phới. Để giữ tiếng thơm cho gia đình, dòng họ; bà đã phải tự kiềm chế những khao khát trong lòng mình. Cả quãng đời sau đó, bà sống trong sự đau đớn, vật vã, quằn quại mong mỏi hạnh phúc ái ân. Mong mỏi, khao khát mà không thực hiện được đã khiến bà trở thành một người phụ nữ khó tính, một bà mẹ chồng cay nghiệt. Bà rình rập, tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho Líu - cô con dâu có số phận giống bà gặp người yêu mặc dù con trai bà đã qua đời một thời gian và con dâu bà vẫn còn rất trẻ. Lời văn trở lên nặng trĩu, đầy xót thương: "Dường như không thể quay lại mà cũng không thể bước qua chiếc cổng đá kia". Những rào cản của gia đình và xã hội đã đẩy những người phụ nữ vào hoàn cảnh bế tắc, không biết lựa chọn con đường nào.

Thông qua những số phận là nạn nhân của những ràng buộc của gia đình và xã hội, Cao Duy Sơn đã phản ánh một hiện thực: xã hội miền núi dù đã có những biến đổi theo chiều hướng đi lên nhưng vẫn còn tồn tại trong đó những hủ tục, những luật lệ hà khắc trói buộc hạnh phúc con người: "Háng Vài giờ vẫn nguyên sơ như hồi người Pháp sang áp đảo thế kỷ mười chín. Vẫn những tường nhà không trát áo lộ đá hộc, mái ngói âm dương nối nhau như những toa

tàu bị bỏ quên giữa núi hoang. Cái cũ kỹ của Háng Vài không do ý thức bảo tồn của dân bản mà do nền kinh tế yếu kém mọi bề, khiến người ta không có cơ hội làm thay đổi nó" [55, tr.90]. Vậy đến bao giờ quê hương miền núi mới thực sự thay đổi? Mới có thể loại bỏ được những hủ tục, những quy định, những ràng buộc khắt khe...? Đó là điều nhà văn luôn luôn trăn trở trong các sáng tác của mình.

Trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, hầu hết các nhân vật trung tâm đều là những con người nhỏ bé, bình dị - những con người không quyền quý cao sang, cũng không có tài năng xuất chúng. Đó là lão Khuề, bà Ban (Âm vang vong hồn), lão Phủ (Hoa bay cuối trời), lão Sấm (Người ở muôn nơi)... Với việc lựa chọn những con người nhỏ bé, bất hạnh làm nhân vật trung tâm để đi sâu khám phá, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ; nhà văn không chỉ thể hiện sự am hiểu sâu sắc của bản thân về đồng bào mình mà còn bộc lộ một trái tim tràn ngập yêu thương, sự cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người khác nhau trong xã hội.

Một đặc điểm nổi bật mà độc giả có thể dễ dàng nhận thấy qua các trang văn của Cao Duy Sơn đó là ông đề cập đến rất nhiều mảnh đời khác nhau nhưng lại chỉ tập trung khắc họa nỗi buồn, niềm bất hạnh hơn là niềm vui, niềm hạnh phúc. Đưa những số phận nhỏ bé, bất hạnh ấy vào trong các trang viết của mình, Cao Duy Sơn đã đưa đến cho người đọc một cái nhìn chân thật, toàn vẹn, không phô trương, cách điệu về cuộc sống của những người dân miền núi. Đồng thời qua đó thể hiện được tình yêu thương, sự cảm thông và niềm trân trọng của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong cuộc đời.

Mỗi người chúng ta trong cuộc sống, ở từng mức độ khác nhau đều phải chịu cả những nỗi đau về vật chất và những nỗi đau về tinh thần. Là một người từng trải và thuộc lối sống (trọng tình trọng nghĩa, xem nhẹ của cải vật chất) của đồng bào mình, Cao Duy Sơn đã tạm thời bỏ qua hoặc lướt nhẹ những nỗi khổ về vật chất mà chủ yếu đi sâu khai thác triệt để những nỗi khổ

về tinh thần. Đó là lí do mà người đọc bắt gặp trong các truyện ngắn của ông rất nhiều những số phận nhỏ bé nhưng lại mang trong mình những nỗi đau tinh thần quá lớn.

Mặc dù thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn vô cùng phong phú, đa dạng nhưng chúng ta tuyệt nhiên không thấy có sự lặp lại, mỗi nhân vật mang một nỗi đau riêng, một bi kịch riêng không giống nhau. Chúng ta cũng không thể đem so sánh xem nỗi đau nào, bi kịch nào sâu hơn, ám ảnh hơn được bởi mọi sự so sánh đều trở lên khập khiễng, không cân xứng.

Có những nỗi đau vì tình yêu bị lỡ dở, vì tình người li tan, vì nợ nghĩa nợ tình... Mối tình của Khơ và Dình trong Hoa bay cuối trời đã lấy đi nước mắt của biết bao nhiêu người. Cả đời họ đã phải sống trong niềm ân hận giày vò, trong sự nuối tiếc khôn nguôi. Nghe Khơ bày tỏ niềm yêu thương, Dình đã vui mừng biết bao, cô cảm thấy bản thân như được hưởng niềm hạnh phúc nhất trên đời. Vậy mà, niềm vui, niềm hạnh phúc ấy chỉ kéo dài trong gang tấc rồi vụt tắt như chưa từng tồn tại. Dình mắc phải một căn bệnh khiến cho đôi chân nàng không còn có thể hoạt động được nữa, hạnh phúc về một tổ ấm gia đình theo đó mà cũng vụt bay. Nàng đau đớn quằn quại khi phải dứt lòng nói dối người yêu rằng mình là kẻ phụ tình để một mình ôm trọn nỗi đau.

Những nỗi đau, niềm bất hạnh như một sự ám ảnh theo suốt cuộc đời của những con người nhỏ bé; thời gian cũng trở lên bất lực, không thể chữa lành. Cùng chung niềm bất hạnh với Khơ và Dình là Sinh và Ếm trong Chợ tình. Đối với những con người miền núi chân chất, thật thà, tình yêu đầu vô cùng thiêng liêng, bền vững; dù không thể đến được với nhau thì ở họ vẫn luôn luôn tồn tại một lòng chung thủy khôn nguôi. Lão Sinh dù đã ngoài tám mươi nhưng nỗi "thương nhớ vẫn hằn sâu trong ngực".

Bên cạnh sự bất hạnh trong tình yêu, ngòi bút của Cao Duy Sơn còn thể hiện sự nhân đạo sâu sắc khi đề cập đến những con người phải chịu nỗi bất hạnh do sự ghẻ lạnh, xa lánh, hắt hủi của người đời. Điển hình cho những con

người này chính là Ò Lình trong Nơi đây không một bóng người. Ò Lình được tạo hóa ban cho sự sống nhưng lại không ban cho một thân thể bình thường: "Cái thân thể trần truồng đỏ hỏn đó phủ một lớp lông màu vàng, ướt nhớp nháp". Dưới con mắt của tất cả mọi người lúc đó thì Ò Lình đã "mang hình hài của một con khỉ" chứ không phải một con người nữa. Không những thế, em lại còn bị câm ngay khi mới lọt lòng mẹ. Chính cái hình hài khác thường ấy mà em đã không thể nhận được sự yêu thương, chiều chuộng của mọi người xung quanh. Họ sợ. Từ nỗi sợ họ trở lên tàn nhẫn, lạnh lùng với em. Cay đắng nhất là sự chối bỏ đến tàn nhẫn của chính người cha đã sinh ra Ò Lình, ông ta chỉ nhìn Ò Lình có duy nhất một lần rồi nhờ bà đỡ làm Phly Piài (chôn sống đứa trẻ sinh ra không bình thường). Liệu còn gì đau đớn hơn khi bị chính người thân nhất của mình ruồng bỏ? Người ta nói: hổ dữ còn không ăn thịt con, vậy hành động của người cha Ò Lình ở đây là gì? Vì Ò Lình còn quá nhỏ nên em không thể nhận biết được sự tàn ác đó nhưng nó tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc, khiến bất kì độc giả nào cũng phải rùng mình run sợ. Ngay cả cha đẻ cũng ruồng bỏ thì tất nhiên sự ruồng bỏ của cả buôn làng là điều không thể tránh khỏi. Để bảo vệ con, người mẹ bất hạnh của Ò Lình đã phải ôm em chạy trốn vào rừng. Thế rồi mười bốn năm sau bi kịch ấy lại một lần nữa lặp lại. Vô tình bắt gặp một lũ trẻ đang nô đùa quanh một ngôi nhà, khao khát được hòa mình vào cuộc sống của con người trỗi dậy mạnh mẽ trong Ò Lình. Em đã quên mất lời mẹ dặn để bước qua ranh giới giữa rừng hủi với xã hội loài người. Đến đây, nhà văn đã đẩy nỗi bất hạnh, bi kịch lên đến đỉnh điểm. Chính sự vô tình, lạnh lùng đến tàn ác của những người xung quanh là nguyên nhân đẩy số phận Ò Lình đến một kết cục thương tâm. Khi tiếng nói đầu tiên được cất lên thì cũng là lúc cuộc đời lắm bất hạnh và trái ngang của Ò Lình chấm dứt.

Không chỉ chịu một nỗi đau, một niềm bất hạnh trong cuộc sống, những số phận nhỏ bé trong truyện ngắn Cao Duy Sơn thường phải gồng mình lên hứng chịu nhiều nỗi đau liên tiếp, hết lớp này đến lớp khác như thể tạo hóa,

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí