Sự Giao Thoa Giữa Ngôn Ngữ Truyện Ngắn Và Ngôn Ngữ Thơ


Mình nói: Em làm ơn quên đi cái lai biu ti phùn1 của em được không.

Anh đang trong giai đoạn thật sự khó khăn.


Có một ông già ngồi cái bàn sau lưng mình nhìn sang nói: Lai biu ti phùn là cái gì vậy con?

Mình bảo: Là cuộc sống điên khùng đó ông. Ông già gật gù nói: Ừ, đúng rồi, phải quên ngay cái lai biu ti phùn thì mới có thể sống được.

Trên phương diện từ ngữ, sự gắn bó với đời sống thông tục của ngôn ngữ truyện ngắn còn được thể hiện ở những lớp từ ngữ thể hiện tính chất vùng miền hoặc thế hệ của nhân vật. Các nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ thường mang ngôn ngữ của những người phụ nữ sắc sảo, nhiều trăn trở và khát vọng của đô thị miền Bắc; người nông dân trong truyện Nguyễn Minh Châu có lối diễn đạt chất phác nhưng quyết liệt của những vùng nông thôn miền Trung; nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, Vò Diệu Thanh, Trần Nhã Thuỵ phát ngôn đậm đặc màu sắc Nam Bộ; Đỗ Bích Thúy thường để cho nhân vật cất lên những suy tư và tâm trạng của người dân miền núi phía Bắc hồn hậu, trong trẻo nhưng u buồn, còn những người trẻ trong truyện ngắn DiLi thường giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ hiện đại thế hệ @… Những chân dung được miêu tả cụ thể đi cùng với ngôn ngữ mang đậm bản sắc cá nhân, thế hệ, vùng miền đó cho thấy tính chất sống động của hình tượng và khả năng bám sát đời sống của ngôn ngữ văn học, khiến nền văn học vừa vươn tới cái chung của thời đại, vừa gìn giữ được bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.

Có thể nói, với truyện ngắn sau năm 1975, ngôn ngữ đời sống thâm nhập vào văn chương một cách hết sức sinh động, hay nói cách khác, ngôn ngữ văn chương đã bám sát sự vận động của hiện thực và tư duy, tinh thần của con người thời đại mới.


1 Life is beautiful: cuộc sống tươi đẹp (Chú thích của tác giả truyện ngắn)


4.1.2. Trên phương diện cú pháp

Trên phương diện thứ hai: phương diện cú pháp, có thể quan sát thấy trong truyện ngắn đương đại sự đa dạng hóa các kiểu cấu trúc câu. Bên cạnh những câu văn có cấu trúc ngữ pháp chuẩn mực, xuất hiện rất nhiều kiểu câu với cấu trúc linh hoạt, không tuân theo quy luật ngữ pháp thông thường mà logic của chúng chính là bối cảnh đời sống trong truyện và diễn biến tâm trạng, tính cách, thói quen sử dụng ngôn ngữ của nhân vật. Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh gồm chín phần ngắn được đánh số thứ tự từ 1 đến 9, mỗi phần lại được cấu trúc bởi các đoạn văn ngắn, trong đó một nửa số đoạn (9 trong số18 đoạn) được cấu trúc theo hình thức: câu đầu là câu ngắn, gọn, câu tỉnh lược hoặc câu đặc biệt, tiếp theo là những câu dài hơn như để minh hoạ, diễn giải cho câu ngắn đầu đoạn. Chẳng hạn, phần 1 (mở đầu) và phần 9 (kết thúc) là những minh chứng rò nét:

1: Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rò ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...

Cô tự tử bằng thuốc ngủ. Không ai cứu được vì cô là sinh viên y và lại hay đọc tiểu thuyết, nên cô dùng thuốc với liều chết thật chắc chắn, ở một nơi không ai có thể can thiệp được. Còn lại mình bà sống trong căn nhà rộng, hằng ngày đốt nhang cho hai bàn thờ của ông và của cô.

9: Đáng lắm chứ. Tôi bám vào cánh cửa, ngoài vườn mưa như giông. Nếu mẹ tôi hiểu, ở cái tuổi này người ta điên đến mức nào, ngông cuồng đến mức nào và cần có bạn bè để an ủi biết bao nhiêu, người ta lại thích trả thù nữa chứ ! Khi chết, hẳn cô đã tưởng tượng ra mọi người khóc lóc, Vỹ hoảng sợ, hối hận, ôm lấy quan tài như muống xuống mồ theo... Than ôi, ngày đám tang cô, Vỹ ta tắm biển.

Vui lắm và nắng lắm!


Những câu ngắn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược ở đầu các đoạn đã tóm lược nội dung chính hoặc đánh giá, bình luận, quan điểm của nhân vật tôi được thể hiện


trong đoạn. Trong một cảm giác về tính chất ngắn gọn chung của cả đoạn, sự kết hợp của câu cực ngắn đầu đoạn với những câu dài hơn sau đó đã khiến cho mỗi đoạn mang dáng dấp của một mẩu chuyện nhỏ vừa đưa ra một thông báo hoặc thông điệp, vừa chứng minh, diễn giải cụ thể hoặc phát triển thông báo, thông điệp đó.

Những đoạn văn với nhiều câu ngắn, câu tỉnh lược thường được dùng để diễn tả nhịp sống bận rộn, hối hả, gấp gáp và tốc độ nhanh của diễn biến câu chuyện cũng như lối tư duy mạch lạc và cách thức giao tiếp, diễn tả cảm xúc của con người đương đại. Cùng là đối thoại của các nhân vật trong một lần gặp gỡ chóng vánh, nhưng cách sử dụng ngôn ngữ trong Huyền thoại của Nguyễn Thị Thu Huệ rất khác so với Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long – một truyện ngắn nổi tiếng được viết năm 1970:


Lặng lẽ Sa Pa


(Nguyễn Thành Long)

Huyền thoại


(Nguyễn Thị Thu Huệ)

- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy,

Mỗi năm tôi gặp anh vài lần. Mỗi lần thường hai ba tiếng. Tôi ở Hà Nội. Anh ở Sài Gòn. Chẳng bao giờ thư từ, đánh điện cho nhau. Nhưng cứ mỗi lần gặp lại, y như chúng tôi chẳng hề xa nhau. Lại xa lắc xa lơ nữa(...)

Anh đến. Đúng hẹn. Mặt mũi anh có vẻ mệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại - 18



mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. Anh thanh niên đang nói, dừng lại (…).

- Anh nói nữa đi - Ông giục.


- Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

hơn hôm đón tôi ngoài phi trường. “Đi. Ăn gì hả em. Anh đói mấy ngày”. “Toàn nhậu sao anh”. “Toàn nhậu. Rồi xỉn. Rồi ký. Rồi nhậu. Anh không có hột cơm nào vào bụng suốt mấy ngày xa em”.


Nếu cảm giác “thèm người” đã khiến anh thanh niên khí tượng trong Lặng lẽ Sa Pa hào hứng, sôi nổi trong một đoạn đối thoại đầy tính tự sự, tràn trề thông tin và cảm xúc thông qua những câu văn tường thuật đầy đủ thành phần không ngừng nối tiếp nhau khiến các nhân vật khác như nín thở để lắng nghe, đồng cảm với sự giãi bày của anh; thì người đàn ông trong Huyền thoại chia sẻ về cuộc sống của mình với người phụ nữ bằng những câu nói không thể ngắn gọn hơn: tối thiểu về thông tin, cảm xúc và tối giản về cú pháp. Một bên là khát vọng được giao tiếp, được bày tỏ, tranh thủ thời gian hối hả tâm sự để giải toả cô độc trong một hội thoại tuôn dài như vô tận; một bên là sự kiệm lời, vội vã tận dụng thời gian bởi hai nhân vật đã đủ hiểu, đủ đồng cảm để không cần mượn đến độ dài của ngôn từ trong sự ngắn ngủi của cuộc hò hẹn. Toàn bộ câu chuyện Huyền thoại khoảng 5 trang giấy xâu chuỗi bằng những đoạn văn hầu hết được tạo nên bởi những câu ngắn ngủi như những cuộc chuyện trò, gặp gỡ giữa hai nhân vật, để rồi kết thúc truyện, khi chia tay “anh”, ngồi trên máy bay trở về Hà Nội, cô gái ngẫm nghĩ về tình yêu huyền thoại của mình. Khoảng cách địa lý và nhịp sống bận rộn khiến họ không thể đến với nhau, mỗi người lại bị cuốn vào một chân trời riêng, những mối quan hệ riêng của mình, nhưng họ vẫn dành cho nhau những cuộc hẹn hò ngắn ngủi và một góc trong trái tim, như một huyền thoại khó tin nhưng có thật trong cuộc đời.

Các câu ngắn cũng được vận dụng với tỉ lệ lớn trong những truyện ngắn mang đậm kịch tính, ở đó tác giả chú trọng thuật lại diễn biến các sự kiện, hành động, ít bình luận, đánh giá, ít để cho nhân vật bộc lộ, giãi bày tâm tư một cách dàn trải. Phan Thị Vàng Anh là nhà văn ưa chuộng lối viết ngắn, cả ở cấp độ văn bản truyện cũng như cấp độ câu, và truyện của tác giả này thường tiết kiệm tối đa những bình luận, lý giải không cần thiết. Khi người ta trẻ, Kịch câm, Yêu, Hoa muộn, Cha tôi… đều là những tác phẩm như vậy. Và đặc biệt, với kiểu truyện cực ngắn – nơi mà yêu cầu về sự ngắn gọn được đặt ra một cách hết sức khắt khe thì mật độ của câu ngắn càng trở nên dày đặc.

Không chỉ thể hiện tính chất ngắn gọn, súc tích của tác phẩm và tốc độ của việc kể chuyện, những câu văn ngắn, câu tỉnh lược còn cho thấy không khí truyện


và tâm lý, tính cách của các nhân vật. Trong Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp, cuộc họp gia đình khi lão Kiền mắc trọng bệnh diễn ra rất khẩn trương với những tính toán lạnh lùng, được kể lại một cách ngắn gọn, đặc biệt là đoạn: “Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế nào?” Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”. Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao im thế?” Khiêm hỏi: “Anh định thế nào?” Cấn bảo: “Tôi đang nghĩ”. Đoài bảo: “Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. Trước tính mạng của người cha, cuộc đối thoại của những người con trai diễn ra cộc lốc. Ngoại trừ cậu bé Tốn thần kinh, dị dạng (khóc hu hu), không một ai bày tỏ tình cảm, thái độ gì, chỉ là những câu hỏi và câu trả lời lạnh tanh, cụt lủn, cho thấy sự xuống cấp về đạo đức, tình người và luân lý, cũng như sự rời rạc, lỏng lẻo trong quan hệ giữa các thành viên của gia đình “không có vua” ấy.

Ở chiều hướng ngược lại, những câu văn dài thường được dùng để diễn tả những suy tư phức tạp hay dòng chảy miên man của tâm lý nhân vật với những hồi ức, liên tưởng phi tuyến tính, phi lôgic. Nỗi nhớ khắc khoải của Nương về em trai gắn liền với trạng thái cô độc trong Cánh đồng bất tận được bày tỏ trong một câu dài, nhiều vế, nhiều chú thích, diễn giải: “Tôi nhớ Điền, bao gồm nhớ một đồng – loại (và tôi là đồng – loại còn lại), nhớ một cách trò chuyện (đọc thấu lòng nhau), nhớ một người nghe được tiếng tim mình (điều nầy thì con vịt mù làm được, nhưng nó đã chết rồi), và nhớ một người che chở (công việc nầy, đáng lẽ là của cha, má tôi”. Chỉ trong một câu nhưng đã hiện lên không chỉ là triền miên nỗi nhớ nhung mà còn là một ý thức về lẽ sinh tồn, một niềm khát khao cháy bỏng được sẻ chia, được thấu hiểu, được giao tiếp, được yêu thương và che chở, và tất cả bị chuyển hóa thành nỗi thất vọng ê chề, cảm giác cô đơn, trống vắng, hoang hoải đến tột độ. Với chỉ một câu, người đọc cảm nhận được tất cả những trạng thái cảm xúc đó của Nương đã hòa lẫn vào nhau trong một phức cảm chống chếnh, một hoài niệm khôn nguôi về cậu em, cũng là người bạn đồng hành duy nhất trên hành trình qua những cánh đồng bất tận.


Với những câu dài hơi, trật tự ngữ pháp thông thường có thể bị phá vỡ, người đọc phải thật chăm chú để có thể theo sát được mạch tư duy của chủ thể phát ngôn. Trong Cuối chiều, một truyện ngắn mới của Lê Minh Khuê in trong tuyển tập Văn mới 2013 – 2014, tình thế của ông Vích qua quan sát của Trọng – con trai ông, được diễn tả trong một đoạn dài không dấu câu:

Ngày nào bọn trẻ chả nghĩ ra trò mới khi thấy ông Vích thỉnh thoảng mặc áo đại cán quân đội đeo huân chương chi chít trên ngực đi loanh quanh ra chỗ mấy ông ủy ban góp ý hăng say trong khi cánh ủy ban nó đầy việc phải lo đầu óc nó còn chứa đủ thứ phần trăm dự án này phần trăm cổ phần kia còn liên kết xã với huyện huyện với tỉnh gài thằng nào vào vòng trong có lợi sau vụ bầu cử… chứ đâu phải cái ủy ban chỉ có mỗi việc thóc không thiếu một cân quân không thiếu một người như thời ông Vích tuổi trên hai mươi cầm súng dọc ngang chiến địa truyền thống cha ông.

Sự “lệch pha” giữa tâm huyết của ông Vích với những mối quan tâm, lo lắng mới của “cánh ủy ban” trong hình dung của Trọng bao gồm nhiều mối liên hệ xuyên không gian, xuyên thời gian nhưng được đặt cạnh nhau trong một liên kết ngôn từ mang tính lắp ghép nhưng vẫn đảm bảo lôgic của mạch tư duy để người đọc có thể thông tỏ được.

Theo quan sát của chúng tôi, về mặt ngữ pháp, trong truyện ngắn đương đại, xu hướng rút gọn, tỉnh lược diễn ra thường xuyên hơn so với xu hướng kéo dài, giãn nở câu. Điều này là phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người đọc đương đại – những con người có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin với tốc độ nhanh nhạy và luôn sống trong một nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, nhiều lo toan của đời sống thường nhật.

Như vậy, trên cả hai phương diện từ vựng và ngữ pháp, ngôn ngữ truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 đã vận động theo xu hướng ngày càng gắn bó chặt chẽ với đời thường, với lời ăn tiếng nói dân dã hàng ngày, với cách tư duy và nhịp điệu cuộc sống của con người đương đại. Sự thông tục hóa đó phần nào phản ánh


quan niệm về xã hội, đạo đức, thẩm mỹ, quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và đời sống và ý thức về cách sử dụng những giá trị ngôn ngữ của dân tộc trong bối cảnh mới của các nhà văn giai đoạn này.

4.2. TÍNH CHẤT GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG NGÔN NGỮ


Như chúng tôi đã trình bày trong chương 1, trong văn học đương đại, các thể loại có xu hướng xích lại gần nhau trong nhiều tác phẩm, tạo ra những vùng giao thoa trên nhiều phương diện. Bên cạnh đó, trong văn học cũng diễn ra quá trình ảnh hưởng, thâm nhập của một số loại hình nghệ thuật cận kề như điện ảnh, hội họa, âm nhạc. Điều này được thể hiện khá rò nét trên chất liệu biểu hiện của văn học là ngôn ngữ. Tính chất giao thoa là một đặc điểm quan trọng và thú vị của ngôn ngữ truyện ngắn đương đại sẽ được chúng tôi khảo sát qua ba biểu hiện: sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn với ngôn ngữ thơ, với ngôn ngữ kịch và ngôn ngữ báo chí.

4.2.1. Sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ thơ


Sự thâm nhập, giao thoa với nhau giữa các thể loại là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình vận động và phát triển của văn học. Mỗi thể loại không thể tồn tại, phát triển một cách cực đoan mà luôn nới rộng biên độ, kiếm tìm những chân trời, những biên độ mới cho quá trình sáng tạo của nhà văn, và nhờ đó tìm thấy những điểm gặp gỡ với các thể loại khác. Điều này càng được thể hiện rò nét trong thời đương đại, với tư duy cởi mở, linh hoạt, dân chủ của cả chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận văn học. Với truyện ngắn đương đại Việt Nam, sự tác động, giao thoa mạnh mẽ nhất của thể loại này là với thơ. Về mặt kiểu loại, mối quan hệ này tạo ra kiểu truyện ngắn trữ tình; về tình huống, nó thường gắn với tình huống tâm trạng; và trên bề mặt ngôn ngữ, nó thể hiện qua thứ ngôn ngữ giàu chất thơ trong rất nhiều tác phẩm. Ngôn ngữ giàu chất thơ là ngôn ngữ có tính tạo hình cao, thường chứa đựng các biện pháp chuyển nghĩa (so sánh, nhân hóa, tượng trưng), tự do trong cấu trúc và mạch liên tưởng, thường hướng tới biểu đạt cái đẹp và những rung động, những ấn tượng của nhân vật về thế giới nên mang tính chủ quan. Ngôn ngữ giàu chất thơ trong truyện ngắn đương đại thường thể hiện trong hai trường hợp: do

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí