Vai Trò Của Nhân Vật Văn Học Trong Tác Phẩm Văn Học

hơn, gây được ấn tượng hơn, các giá trị được truyền tải tốt hơn. Chính vì sự dày công tìm tòi, chọn lọc ấy mà việc ra đời một tác phẩm không hề đơn giản, Cao Duy Sơn từng tâm sự: "Tôi viết khó nhọc lắm, một năm chỉ viết được 1-2 tác phẩm" [22].

Tiểu kết chương 1


Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ là một hướng đi không mới nhưng cho đến nay đó vẫn là một hướng nghiên cứu mang đầy triển vọng. Bởi trong nền văn học Việt Nam hiện đại có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã hình thành cho mình một phong cách riêng, độc đáo, không lẫn với ai. Họ đều có những thành tựu và vị trí nhất định trên văn đàn.

Cao Duy Sơn là cây bút trẻ, có sức sáng tạo dồi dào ở mảng đề tài viết về dân tộc và miền núi. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng tên tuổi Cao Duy Sơn đã dần trở lên quen thuộc với độc giả, tác phẩm của ông cũng tạo được tiếng vang lớn và đạt được nhiều giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam. Trong dòng chảy văn học dân tộc thiểu số, Cao Duy Sơn đã khẳng định được phong cách riêng, độc đáo. Góp phần không nhỏ hình thành nên nét phong cách trong truyện ngắn Cao Duy Sơn đó là những yếu tố quê hương, gia đình, vốn sống, vốn văn hóa và quan niệm nghệ thuật. Chính “vùng thẩm mỹ” – quê hương Trùng Khánh - Cao Bằng và “đối tượng thẩm mỹ” (thiên nhiên, văn hóa, con người) nơi ấy là nguồn mạch cảm xúc chính làm nên phong cách riêng biệt trong những sáng tác truyện ngắn của ông.

Nghiên cứu phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn sẽ giúp ta khám phá được những nét riêng mang tính độc đáo trong các tác phẩm của ông. Đồng thời qua đó góp phần khẳng định vị trí, vai trò, đóng góp của ông cho nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, cho văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

Chương 2

PHONG CÁ CH CAO DUY SƠN NHÌN TỪ NGHỆ THUÂT XÂY DỰNG NHÂN VÂṬ‌


2.1. Nhân vât văn hoc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2.1.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật là một phương thức nghệ thuật. Một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật bởi nó là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hoặc một dòng phong cách nào đó. Tùy vào ý đồ nghệ thuật của từng nhà văn mà nhân vật có thể có tên hoặc không có tên; có thể là những người được miêu tả đầy đặn về ngoại hình, nội tâm, tính cách nhưng cũng có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, ngược lại họ có tiếng nói, giọng điệu, cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ.

Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 5

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha...), cũng có thể không có tên riêng như "thằng bán tơ", "một mụ nào" trong Truyện Kiều" [18, tr.162]. Cuốn Từ điển Tiếng Việt lại cho rằng: Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật.

Các tác giả Giáo trình lí luận văn học lại đưa ra một khái niệm có phần rộng hơn: nhân vật văn học "đó không chỉ là con người có tên hoặc không có tên, mà có thể là những sự vật, loài vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật Dế mèn, võ sĩ Bọ ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng, là bông hoa hồng trong thơ Hồ Chí Minh... Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm." [15, tr.126]

Nhưng dù định nghĩa như thế nào thì nhân vật văn học vẫn là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là kết quả của của một quá trình khám phá và chiêm nghiệm. Vì là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nên nhân vật văn học mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó. Dấu ấn ấy được lặp đi lặp lại đến một lúc nào đó sẽ hình thành nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đúng như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng khẳng định: Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn thường có một hình tượng tâm huyết cứ trở đi trở lại nhiều lần như là một "ám ảnh" đối với nhà văn. Những hình tượng như thế càng có tính phổ biến bao nhiêu, càng có ý nghĩa tư tưởng cơ bản và sâu sắc bấy nhiêu. Nói như vậy có nghĩa là căn cứ vào nhân vật chúng ta đã có thể hiểu được phong cách và tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn. Đây là một điều quan trọng mà bất kì người nghiên cứu nào cũng cần phải biết khi tiến hành nghiên cứu tác phẩm cũng như tác gia văn học.

Các nhà văn có tên tuổi bao giờ cũng tạo ra cho mình một thế giới nhân vật mang đậm dấu ấn cá nhân. Là một nhà văn có tên tuổi viết về đề tài miền núi, Cao Duy Sơn đã chọn cho mình một nghệ thuật xây dựng nhân vật riêng vừa làm nổi bật những nét cơ bản của con người miền núi đồng thời qua đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của bản thân.

2.1.2. Vai trò của nhân vật văn học trong tác phẩm văn học

Đối với một tác phẩm văn học, nhân vật chính là linh hồn, là một trong những phương tiện cơ bản giúp nhà văn khái quát hiện thực. Hay nói cách khác một tác phẩm văn học không thể không có nhân vật. Nhân vật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn mà thông qua đó nhà văn có thể thể hiện nhận thức, sự đánh giá của bản thân trước những biểu hiện của con người cũng như những quy luật của cuộc sống. Nhân vật cũng là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá, tìm hiểu một tác phẩm có giá trị: một tác phẩm được đánh giá là có giá trị, có chiều sâu, có sức sống bền bỉ khi tác phẩm ấy khắc họa được rõ nét, chân thực và sinh động hình tượng nhân vật. Điều này giải thích cho việc không phải

ngẫu nhiên mà một Xuân Tóc Đỏ, một Chí Phèo, một Chị Dậu... đã đi vào trong tâm chí người đọc như một tượng đài bất hủ của một thời.

Nhân vật văn học thể hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định, đó cũng là nơi mà nhà văn có thể tự do gửi gắm, kí thác tâm sự, bộc lộ nỗi lòng với những vấn đề của cuộc sống. Đồng thời, thông qua hệ thống nhân vật, người đọc có thể thấy được cách nhìn, cách thể hiện thế giới hay nói khái quát hơn là phong cách nghệ thuật của nhà văn. Mỗi nhà văn, với sở trường và cách nhìn riêng lại tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật không lẫn với ai. Chẳng hạn như cùng viết về con người trong xã hội hiện đại nhưng nhà văn Phan Thị Vàng Anh phơi bày những bất ổn trong lối sống và chỉ ra những mâu thuẫn trong cuộc đời, Nguyễn Thị Thu Huệ khai thác những mặt trái của con người trong đời sống xã hội phức tạp, Ma Trường Nguyên đi sâu vào những biến động trong đời sống nội tâm của con người trước sự thay đổi nhiều chiều của cuộc sống, còn Cao Duy Sơn với thế mạnh riêng của mình lại đi sâu khai thác bản chất thuần phác với thế giới nội tâm đa chiều và nghị lực phi thường trước hoàn cảnh không nhiều may mắn của những con người miền núi.

Có thể nói, nhân vật văn học gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người và phương thức xây dựng hình tượng văn học của nhà văn. Khảo sát phong cách nhà văn không thể nào bỏ qua quan niệm về con người và cách thức riêng xây dựng nhân vật của nhà văn.

2.2. Thế giới nhân vật trong truyên ngắ n Cao Duy Sơn

Theo Bêlinxki "Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó". Thế giới nghệ thuật không chỉ tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật mà còn tồn tại trong trí tưởng tượng, sự hình dung của độc giả. Nó thống nhất nhưng không đồng nhất với thế giới thực tại. Trong thế giới nghệ thuật ấy, thế giới nhân vật chính là hạt nhân đồng thời cũng là phương tiện quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nó có vai trò quyết định đến các yếu

tố khác như cốt truyện, sự lựa chọn chi tiết, phương tiện ngôn ngữ và cả kết cấu truyện. Chính vì vậy mà khám phá thế giới nhân vật được xem là chặng đường đầu tiên không thể thiếu của hành trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật hay phong cách nghệ thuật của một nhà văn.

2.2.1. Người miền nú i thuần phá c

Khảo sát truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy trong các tác phẩm của mình nhà văn quan tâm, chú ý đến vẻ đẹp tâm hồn hơn là vẻ đẹp hình thức. Chính những vẻ đẹp tâm hồn ấy đã bộc lộ bản chất thuần phác, bình dị của con người miền núi. Đồng thời qua đó cũng làm nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Dù trong hoàn cảnh nào, những con người nhỏ bé, bình dị, chất phác ấy vẫn luôn tràn ngập trong khát vọng tình yêu và niềm tin vào cuộc sống, vẫn rất mực nhân hậu, thủy chung, nghĩa tình và dũng cảm, cao thượng, vị tha.

Con người miền núi trước hết nổi lên với khát vọng tha thiết về tình yêu mà một niềm lạc quan vào cuộc sống. "Tình yêu là hành vi cao cả nhất của tâm hồn và là kiệt tác của con người" (Gac xông). Ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ trong hoàn cảnh nào con người cũng luôn khao khát có được tình yêu. Bằng cái nhìn nhân đạo của mình, Cao Duy Sơn không chỉ khắc họa những con người miền cao chân chất, mộc mạc mà còn bộc lộ được những ước muốn, những khát vọng thầm kín trong tâm hồn họ. Một tình yêu vẹn tròn, một hạnh phúc lứa đôi, một cuộc sống tốt đẹp không phải là một khát vọng cao xa, ngược lại nó chỉ là một khát vọng đời thường như bao khát vọng khác.

Không bóng bẩy, phô trương, chỉ bằng những câu chuyện giản dị và cảm động, nhà văn đã có thể đưa người đọc đến với những mối tình sâu nặng và lãng mạn của những chàng trai, cô gái thủy chung, sâu nặng nghĩa tình. Dù trong cuộc sống có gặp những trở ngại cách ngăn, nhân vật của Cao Duy Sơn vẫn không nguôi khát vọng về tình yêu, vẫn luôn sắt son tin tưởng vào một ngày mai tươi đẹp. Sinh và Ếm (Chợ tình) yêu nhau nhiều lắm, họ "tưởng sẽ chết

nếu không lấy được nhau". Nhưng Ếm lại bị gia đình ép gả cho một người khác, tình yêu của họ tan vỡ. Theo thời gian, nỗi buồn nguôi ngoai dần nhưng "thương nhớ vẫn hằn sâu trong ngực". Đến tận khi về già, hai người mới có cơ hội gặp lại nhau trong phiên chợ tình "Một năm một phiên chợ tình tìm đến nhau để ngồi thầm thì bao chuyện xưa và cả chuyện nay". "Niềm vui trong ngày cưới không phù dâu không phù rể sóng bước hai bên chiếc xe ngựa" của nhân vật Dình (Hoa bay cuối trời) khiến cho tất cả chúng ta đều cảm thấy nghẹn ngào, xúc động. Khơ và Dình khi yêu nhau đã từng hẹn hò "Nếu không lấy được nhau cả hai sẽ cùng chết". Tình yêu của họ sẽ thật đẹp, thật viên mãn nếu không xảy ra trận sốt tai quái kia. Sau trận sốt, Dình không thể đi lại được nữa. Không muốn người yêu phải chịu khổ cùng mình, Dình đã nói dối Khơ để Khơ có thể dứt lòng đi lấy người khác. Suốt cả cuộc đời, Dình đã phải sống trong sự cô đơn ngậm ngùi nhưng thẳm sâu trong tâm hồn nàng tình yêu ấy vẫn luôn vẹn nguyên không đổi, vẫn luôn khao khát thực hiện được ước mơ về một đám cưới với người yêu.

Hay nhân vật chàng trai trong truyện ngắn Tượng trắng cũng là điển hình cho một tình yêu vĩnh cửu. Vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi bên đường, được những người bệnh hủi đem về nuôi dưỡng. Kể từ đó, chàng trở thành cái phao cho họ bởi chàng là người duy nhất còn lành lặn, còn được coi là con người đúng nghĩa. Chàng yêu một cô gái nhưng vì không vượt qua được những định kiến của xã hội mà cha của cô gái đã đem cô rời xa làng hủi. Luôn khắc sâu trong tim hình ảnh người thương và khao khát một ngày cô sẽ trở lại, chàng đã tạc một khối đá trắng thành "bức tượng thiếu nữ hiển hiện như một con chim trắng với đôi mắt mơ màng thoáng ngơ ngác buồn". Đến khi người con gái ấy trở lại với mái tóc trên đầu đã bạc trắng, "chỉ còn lại một bộ xương người đã khô trắng, nằm rải rác trên thảm cỏ xanh mượt" dưới bức tượng đá. Kiếp người hữu hạn nhưng chàng trai đã tạc vào thời gian khát vọng vĩnh hằng và niềm tin bất diệt vào tình yêu.

Với cái nhìn tinh tế và sâu sắc, Cao Duy Sơn đã nhận ra những khát khao mãnh liệt của con người miền núi với tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Cho dù kết thúc truyện của ông thường buồn với những chuyện tình dở dang nhưng người đọc lại không hề cảm thấy bi quan, mệt mỏi. Bởi sau tất cả những mất mát, đắng cay con người vẫn không ngừng nghĩ tới những điều tốt đẹp, vẫn kiên chung về một tình yêu chung thủy; hi vọng vẫn luôn lan tỏa, dâng trào.

Hướng tới giá trị nhân văn truyền thống, Cao Duy Sơn còn khắc họa trong các tác phẩm của mình hình tượng những con người nhân hậu, chung thủy, tình nghĩa.

Thầy giáo Hạc trong Ngôi nhà xưa bên suối, vốn là một chàng trai Hà Thành nhưng thầy đã tình nguyện rời xa Hà Nội để đến với Mục Mã xa xôi với mong muốn dạy học cho lũ trẻ ở đây. Cả cuộc đời thầy đã xảy ra vô số những chuyện buồn chuyện vui. Thầy bị kỉ luật, phải luân chuyển trường chỉ vì có một học trò đẹp đem lòng yêu thầy. Đến trường mới một thời gian, thầy lại gặp lại người con gái ấy, rồi lại vô tình vướng vào những rắc rối, thầy bị nghi ngờ, bị cho nghỉ dạy tạm thời, phải chịu những ánh mắt nhìn thầy như tội phạm của đồng nghiệp và học trò. Để quên đi phiền muội, thầy làm một khu vườn thực nghiệm với mục đích giúp ích cho những lứa học trò. Nhưng éo le thay, đến khi khu vườn ấy được công nhận lại không ai nhắc đến tên thầy. Vì danh dự và thành tích tập thể, người ta mặc nhiên cho phép mình chà đạp lên danh dự của cá nhân và tàn nhẫn với đồng nghiệp. Tiếng tăm không quan trọng với thầy Hạc, quan trọng là khu vườn ấy có ích cho mọi người là thầy thấy vui: "thỉnh thoảng từ căn phòng nhìn ra, thấy những đoàn khách hay học sinh các lớp bước vào khu vườn, thầy mỉm cười"

Thầy Hạc chính là điển hình cho những con người nhân hậu, sống có nghĩa có tình. Khi thầy đã có gia đình, cô Bền - nàng tiên năm xưa khiến thầy bị kỉ luật tìm đến thầy với đứa con gái nhờ vợ chồng thầy cưu mang, nuôi dưỡng. Càng éo le hơn, người vợ hiền lành của thầy đã qua đời không lâu sau đó vì

khối u ác tính. Gà trống nuôi con, thầy Hạc một mình chống đỡ tất cả những sóng gió của cuộc đời, hết lòng yêu thương hai cô con gái, chưa một lần thầy có ý nghĩ phân biệt con đẻ, con nuôi. Mười mấy năm trôi qua, cô Bền lại bất ngờ quay lại xin đón con. Nén niềm đau xót vào trong, thầy lại một lần nữa khuyên Lữ hãy tha thứ cho người mẹ ruột đầy bất hạnh này. Có thể nói chính tấm lòng người thầy - người cha với trái tim nhân hậu đã làm người đọc xúc động nghẹn ngào, thôi thúc con người ta vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

Nếu cái tâm của người thầy giáo làm người đọc xúc động và cảm phục thì tình yêu thương của lão Sấm ăn mày (Người ở muôn nơi) với những đứa trẻ đói khát lại làm người đọc sững sờ cảm động.

Bên cạnh những nhân vật có tên như thầy Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối), lão Sấm (Người ở muôn nơi), Ò Lình (Nơi đây không một bóng người)... thì những nhân vật không tên xuất hiện với tư cách cá nhân hay tập thể như những người bị bệnh hủi, chàng trai (Tượng trắng), bà đỡ (Nơi đây không một bóng người)... cũng hiện lên với bản chất chất phác, nhân hậu, giàu tình yêu thương.

Khác với các truyện ngắn khác, trong truyện ngắn Tượng trắng chỉ có địa danh chứ không có tên nhân vật. Các nhân vật trong truyện được hiện diện chủ yếu qua những mối quan hệ và qua tính cách cuả từng nhân vật. Những người bệnh hủi "bị con người xua đuổi trôi dạt lang thang" đã nhặt được "một đứa trẻ bị bỏ rơi bên mé đường lầm lụi", họ đã nuôi nó lớn "bằng tất cả tình thương của những số phận đau khổ". Đứa bé ấy lớn lên, trở thành người duy nhất không mang bệnh hủi. Chàng trai chỉ biết trả ơn những người cứu mình bằng cách tạc vào từng mỏm đá khuôn mặt của những người đã khuất. Không chỉ vậy, chàng còn từ chối tiếng gọi của tình yêu để ở lại cùng những người "bất hạnh nhưng có tấm lòng lành hơn khí trời" ấy.

Đọc truyện ngắn Cao Duy Sơn, độc giả có thể dễ dàng xúc động nhận ra rằng dù trong cuộc sống nơi đại ngàn còn tồn tại nhiều vất vả, đắng cay nhưng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024