Về phương diện nội dung:
Nhà văn Lê Văn Thảo nhận xét: “Cao Duy Sơn kể về cuộc sống của con người miền núi, nhưng tác phẩm đã vượt ra khỏi ranh giới địa phận người dân tộc mà đạt đến một ý nghĩa sâu xa hơn - nỗi đau chung vẫn hằn trong tâm thức con người”. Những vấn đề Cao Duy Sơn đặt ra trong tác phẩm vì vậy không chỉ ở phạm vi của dân tộc mình, mà đó còn là những vấn đề mang tính phổ quát của toàn dân tộc Việt Nam và nhân loại. Sức hút của các tác phẩm của Cao Duy Sơn chính là cách nhà văn chuyển tải nét văn hóa của đồng bào miền núi, khai thác tận vào những điều sâu thẳm và cả những bi kịch phận người. Chính vì vậy, câu chuyện của ông không chỉ đơn thuần là chuyện kể mà còn là một sự khám phá về đất và người.
Trong Lời giới thiệu tập tiểu luận phê bình Những người tự đục đá kê cao
quê hương của Lê Thị Bích Hồng, Bùi Việt Thắng đã nhân
đinh:“Một Cao Duy
Sơn thâm trầm, sâu sắc trong văn xuôi, một lối văn xuôi không tự đóng khung trong giới hạn không gian - thời gian chật hẹp của "thung thổ văn hóa". Trái lại rất "mở" trong chủ đề, phong cách và bút pháp. Truyền thống và hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn khiến cho văn xuôi Cao Duy Sơn đi ra được biển lớn, hòa nhập được với khu vực” [27].
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét rất đúng khi cho rằng tác phẩm của Cao Duy Sơn đã “đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi sáng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại mộc mạc, chân chất. Không để đánh mất mình trong hoàn cảnh éo le, đau đớn. Với bút pháp không khoa trương, không màu mè, Cao Duy Sơn đã dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên, dung dị, tạo nên sức hút với người đọc” [75].
Nhà văn Trung Trung Đỉnh đã bày tỏ cảm xúc của mình khi đọc những truyện ngắn đầu tiên của Cao Duy Sơn trong bài Cao Duy Sơn - từ chú cầy hương đến chàng săn gấu rừng già. Điều khiến ông nhớ mãi trong những sáng
tác ấy chính là “cái không khí miền núi vừa mơ mơ màng màng lại vừa sâu hun hút bởi vẻ đẹp của thiên nhiên quyến rũ con người ta, lôi kéo con người ta, nâng đỡ con người ta từ chốn thâm nghiêm huyền bí của rừng già, hang thẳm, đến khi trở về với cuộc sống tự nhiên, hồn nhiên của cộng đồng...Văn Cao Duy Sơn giàu hình ảnh, giàu chất say của người say thiên nhiên” [12, tr.486-487]. Đó là một vùng biên ải xa xôi với bạt ngàn núi sông bồng bềnh, huyền ảo, với
tình người tha thiết, nghĩa tình.
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 1
- Quá Trinh Sá Ng Tá C Củ A Cao Duy Sơn
- Quan Niệm Nghệ Thuật Của Cao Duy Sơn
- Vai Trò Của Nhân Vật Văn Học Trong Tác Phẩm Văn Học
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Ngôi nhà xưa bên suối là tập truyện ngắn thành công của Cao Duy Sơn, xứng đáng được nhận liên tiếp hai giải thưởng lớn của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 và Giải thưởng Văn học ASEAN của Hoàng Gia Thái Lan năm 2009. Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận tinh thần trách nhiệm, trái tim nhân ái trong quá trình sáng tác, mà còn động viên, kích lệ để nhà văn họ Cao tiếp
tục cặm cụi trên cánh đồng chữ nghĩa. Xung quanh truyên
ngắn này cũng có rất
nhiều bài báo cũng như nhân định của các nhà nghiên cứ u.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đề cập tới cái “chất” làm nên bản sắc dân tộc trong tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối: “Tá c phẩm đã đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất, không để đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn” [75].
Bài Ngôi nhà xưa bên suối - bức tranh sinh động về cuộc sống của con người miền núi của tác giả T.Luyến cũng đã đề cập tới những nét bản sắc dân tộc ở phương diện nội dung của tập truyện ngắn. Tác giả khẳng định: Đây là “tập truyện viết về cuộc sống của những con người miền núi chân chất, mộc mạc, với những nét văn hóa đặc trưng... Đọc tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối độc giả sẽ có dịp tìm hiểu thêm về những phong tục độc đáo của người dân ở thị trấn Cô Sầu” [74].
Phan Chinh An trong bài viết “Đi tìm vẻ đẹp hoài niệm” cho rằng, tác giả của Ngôi nhà xưa bên suối đã làm “một cuộc hành hương tinh thần tìm về
những vẻ đẹp xưa của núi Phja Phủ, của lũng Cô Sầu với ước mơ cháy bỏng, giới thiệu được vùng quê nghèo khó ấy, ghi danh nó trong văn học”. Đến với Ngôi nhà xưa bên suối, người đọc sẽ được “làm quen với những địa danh xa lạ như suối Cun, Páo Lò, Âu Lâm, bản Niểng, Nhòm Nhèm, Háng Vài, Pác Gà, Cổ Lâu… cảm nhận không khí, hương vị miền núi “rất Tày”. Cái không khí, hương vị rất riêng ấy trước tiên lan tỏa trong nhiều tập tục tôt đẹp”, sau đó là ở “vẻ đẹp tâm hồn và tính cách con người dân tộc Tày” [2].
Nói về mảnh đất Cô Sầu - mac̣ h ngầm sáng tác trong truyên
ngắn Cao Duy
Sơn, Mai Hoàng trong bài viết Ngườ i đà n ông ở thung lũng Cô Sầu đã suy ngẫm “Tôi nhận ra một điều, Cao Duy Sơn có thể chậm, có thể rề rà trong nhiều thứ, nhưng khi nói về mảnh đất Cô Sầu của mình, ông nói say sưa và đầy ắp chuyện. Đã rời Cô Sầu gần 40 năm, nhưng Cao Duy Sơn rất chăm về thăm quê. Ở đó, có gia đình, có bạn bè. Và về đó, ông lại được nghe những câu chuyện sống động của
người dân quê ông. Cao Duy Sơn đã viết hàng ngàn trang sách về vùng đất này. Nhưng ông bảo, lịch sử vùng đất cả ngàn năm, mình chỉ hiểu được một phần rất nhỏ trong cái quá khứ chất chồng ấy. Vì vậy, viết mãi vẫn chưa thể chạm sâu vào Cô Sầu. Có lẽ đến chết vẫn chưa thể khai thác hết được. Ông cũng nhận, có thể đó là do ông chưa đủ tài năng để thể hiện” [26].
Tác giả Võ Thị Thuý vớ i bài viết Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn của đã ghi lại cảm xúc của Cao Duy Sơn khi nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và suy nghĩ của nhà văn về đề tài sáng tác: "Cái để tạo nên trong tôi cảm xúc là quãng đời ấu thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên.(...) Viết văn nhất định phải có sự ám ảnh..."; "... với tôi viết văn giống như một cuộc viễn du về cội nguồn, cuộc viễn du về xứ sở mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành” [65].
Về phương diện nghê ̣thuật:
Trong bài Ban mai có một giọt sương, tác giả Đỗ Đức đã tập trung nói về tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. Và ngôn ngữ của tác phẩm được chú ý
hơn cả. Đỗ Đức nhận xét: “Văn trong tập này của Cao Duy Sơn... không cầu kì, thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình”. Tác giả đánh giá “những câu văn đó là những hạt ngọc lấp lánh” [14].
Nhà phê bình Lâm Tiến trong bài viết Cách thể hiện con người, cuộc sống miền núi trong tác phẩm Cao Duy Sơn cũng rất quan tâm đến nghê ̣thuâṭ ngôn từ trong sáng tác của Cao Duy Sơn. Ông cho rằng: “Chính ngôn ngữ tự
nhiên, dung dị, giàu hình ảnh so sánh, liên tưởng đã khiến lối “dẫn truyện quềnh quàng không trau chuốt bộc lộ đúng như lối sống mộc mạc của người Tày, trở thành thủ pháp văn chương khá hấp dẫn”, qua đó góp phần làm cho “ngôn ngữ văn xuôi Tày trở nên phong phú, sinh động, trong sáng hơn, những câu chuyện không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc” [67, tr.10].
Phạm Duy Nghĩa trong Luận án tiến sĩ Ngữ văn Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi đã đề cập tới nghệ thuật xây dựng nhân vật của Cao Duy Sơn. Anh cho rằng, so với nhân vật của Vi Hồng thì các nhân vật của Cao Duy Sơn “phức tạp và đa diện hơn”. Nhiều nhân vật trong sáng tác của ông “đều là những mảnh vụn đời tư với tất cả cái dở dang, bề bộn, phồn tạp của cuộc đời”.“Với những thăng trầm ở mọi thân phận, các nhân vật của Cao Duy
Sơn thiên về loại nhân vật số phận hơn là nhân vật tính cách, tuy là nhà văn vẫn có ý thức tạo cho mỗi nhân vật một nét cá tính và ngôn ngữ riêng” [42, tr.115].
PGS. TS Đào Thủy Nguyên trong bài Cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn đã rất quan tâm đến những dấu hiệu của bản sắc văn hóa dân tộc trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Đó là giọng văn, là ngôn ngữ, là hình ảnh con người và cuộc sống được phản ánh trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn.
Bàn về ngôn ngữ nghê ̣thuâṭ, TS. Cao Thị Hảo trong bài viết Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã khẳng đinh: “Truyện ngắn của Cao
Duy Sơn đã mang một “thương hiệu” riêng, in đậm dấu ấn văn hoá Tày và soi bóng tâm hồn con người miền núi đặc sắc, sinh động. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của tác giả chính là ngôn ngữ nghệ thuật... Có thể nói, trong sáng tác của Cao Duy Sơn, chính ngôn ngữ ảnh hưởng dân gian đã đem lại sắc thái dân dã, mộc mạc nhưng lại rất tươi mới và độc đáo biểu hiện
môi trường sinh hoạt còn đậm nét dân gian của con người miền núi”[20].
Ngoài ra, hiện đã có một số luận văn nghiên cứu về tác giả Cao Duy Sơn, song tất cả chưa đề cập tới mảng phong cách của tác giả:
- Luận văn thạc sĩThi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn, tác giả Đặng Thùy An (Trườ ng Đaị
hoc
Sư pham
Hà Nội - 2007).
- Luận văn thạc sĩ Đăc
điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả Đinh Thị
Minh Hảo (Trường Đaị hoc
Sư pham
Thái Nguyên - 2009).
- Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp), tác giả
Nguyễn Minh Trường, (Trườ ng Đaị hoc
Khoa hoc
xã hôi
và nhân văn - 2009).
- Luân
văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuât
trong truyên
ngắn Cao Duy Sơn,
tác giả Lý Thị Thu Phương (Trường Đaị hoc
Sư pham
Thái Nguyên - 2010).
- Luân
văn thạc sĩBản sắc văn hóa dân tôc
trong sá ng tá c của Cao Duy
Sơn, tác giả La Thúy Vân (Trườ ng Đaị hoc
Sư pham
Thái Nguyên - 2011).
- Luân
văn thac
sĩ Con người trong văn xuôi về miền núi của các tá c gia
trẻ đương đai
(Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thú y, Pham
Duy Nghia
), tác giả Cao Thi
Hồng Vân, (Trường Đại hoc
Sư pham
Thái Nguyên - 2012).
- Luân
văn thac
si ̃Tiểu thuyết Đà n trờ i của Cao Duy Sơn nhìn từ gó c
độ văn hó a, tác giả Cao Thành Dũng, (Trườ ng Đai Nguyên - 2013).
hoc
Sư pham
Thái
- Luân
văn thac
si ̃Truyên
ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình
sinh thá i, tác giả Triṇ h Thù y Dương, (Trườ ng Đai Nguyên - 2016).
hoc
Sư pham
Thái
Tóm lại, từ việc điểm qua một số ý kiến trên đây, chúng tôi nhận thấy tình hình nghiên cứu Cao Duy Sơn ở nước ta hiện nay nói chung là chưa nhiều và ít có cái nhìn hệ thống mang tính học thuật. Chưa có tác giả, công trình nào đặt ra và giải quyết trực tiếp vấn đề phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn một cách thấu đáo. Phần lớn tài liệu liên quan đến đề tài mà chúng tôi bao quát được mới chỉ là những ý kiến nhỏ lẻ trong những bài báo, tham luận, một mục trong chuyên luận… Còn khi bàn về truyện ngắn Cao Duy Sơn hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phương diện lời văn, phương diện ngôn từ,… chứ chưa đi vào phong cách. Tuy nhiên, chúng tôi rất coi trọng những ý kiến đánh giá nghiêm túc và đúng đắn của các nhà văn và nhà phê bình như Lê
Văn Thảo, Hữu Thỉnh, Trung Trung Đỉnh, Cao Thi ̣Hảo, Lâm Tiến,… những ý kiến này đã cho chúng tôi nhiều gợi ý để có thế mạnh dạn đi vào triển khai nghiên cứ u truyện ngắn Cao Duy Sơn. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi quyết định đi vào tìm hiểu Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn để bổ sung thêm cái nhìn mới mẻ về đặc điểm truyện ngắn của ông.
3. Đố i tương, pham
vi nghiên cứ u
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích những đặc điểm phong cách nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.
3.2. Pham
vi nghiên cứ u
Các tác phẩm truyên ngắn đã xuất bản, gồm:
- Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB Quân đôi dân (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997).
nhân
Nôi
- Tập truyện ngắn Những đám mây hình người - NXB Văn hóa dân tôc̣ Ha (giải B của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003).
- Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối - NXB Văn hóa dân tôc (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 2008).
Hà Nôi
- Tâp
truyện ngắn Ngườ i chợ (2010) - NXB Văn hóa dân tôc
Hà Nôi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm về phong cách của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đã bước đầu đưa ra khái niệm phong cách làm điểm tựa cho việc nghiên cứu đề tài.
Dựa trên khái niệm phong cách, chúng tôi tiến hành tìm hiểu phong cách truyện ngắn của Cao Duy Sơn; nhận xét về đặc điểm phong cách của ông. Trên cơ sở đó, đánh giá những đóng góp của Cao Duy Sơn trong truyện ngắn, góp phần thúc đẩy sự phong phú của thể loại này trong văn học Việt Nam đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung ở một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Vận dụng một số thao tác nghiên cứu của thi pháp học
6. Đó ng gó p củ a luân
văn
6.1. Về măt
Luâṇ
lý luâṇ
văn là công trình nghiên cứ u có hê ̣ thống, đầy đủ về phong cách
truyên ngắn Cao Duy Sơn, qua đó góp phần hoàn chỉnh bức tranh toàn cảnh về
truyện ngắn của Cao Duy Sơn.
Kết quả nghiên cứu làm rõ phong cách riêng và đóng góp to lớn của Cao
Duy Sơn trong bô ̣ phân nói chung.
văn học miền núi nói riêng và nền văn hoc
Viêt
Nam
6.2. Về măt
thưc
tiễn
Luận văn sẽ là tài liệu cần thiết và bổ ích góp phần vào viêc tìm hiêủ ,
nghiên cứu sâu hơn về truyên
ngắn Cao Duy Sơn. Ngoài ra còn có ý nghia
điṇ h
hướng, gơi
mở cho viêc
tìm hiểu, nghiên cứ u về phương diên
nôi
dung và nghê
thuâṭ trong các thể loaị sáng tác khác nhau của Cao Duy Sơn.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và thư mục TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Khái niêm phong cá ch nghệ thuật và cá c yếu tố tao cá ch Cao Duy Sơn.
phong
Chương 2. Phong cá ch Cao Duy Sơn nhìn từ nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Chương 3. Phong cá ch Cao Duy Sơn nhìn từ nghê ̣ thuât dụng ngôn ngữ.
kể chuyện và sử