Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––––––


ĐÀ O QUỲ NH ANH


PHONG CÁ CH TRUYÊN

NGẮ N CAO DUY SƠN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

--------------------


ĐÀ O QUỲ NH ANH


PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã sỗ: 60.22.01.21


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Trọng Thưởng

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn “Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác.

Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017

Tác giả luận văn


Đào Quỳnh Anh

LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Trọng Thưởng về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của thầy trong toàn bộ quá trình em hoàn thành luận văn.

Em xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện đề tài luận văn này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn.


Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017

Tác giả luận văn


Đào Quỳnh Anh

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5. Phương pháp nghiên cứu 9

6. Đóng góp của luận văn 9

7. Bố cục của Luận văn 10

NỘI DUNG 11

Chương 1: KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC YẾU

TỐ TẠO PHONG CÁCH CAO DUY SƠN 11

1.1. Lý luận về phong cách 11

1.1.1. Khái niệm phong cách 11

1.1.2. Các bình diện của phong cách 13

1.2. Quá trình sáng tác của Cao Duy Sơn 14

1.2.1. Tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn 14

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn 15

1.3. Các yếu tố tạo nên phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn 18

1.3.1. Yếu tố quê hương và gia đình 18

1.3.2. Vốn sống, vốn văn hóa 21

1.3.3. Quan niệm nghệ thuật của Cao Duy Sơn 24

Tiểu kết chương 1 27

Chương 2: PHONG CÁCH CAO DUY SƠN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT 28

2.1. Nhân vật văn học 28

2.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 28

2.1.2. Vai trò của nhân vật văn học trong tác phẩm văn học 29

2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 30

2.2.1. Người miền núi thuần phác 31

2.2.2. Người miền núi với số phận không may mắn 36

2.2.3. Người miền núi với thế giới nội tâm đa chiều 44

2.3. Các biện pháp xây dựng nhân vật 50

2.3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung, ngoại hình 51

2.3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhiều chiều 54

Tiểu kết chương 2 60

Chương 3: PHONG CÁCH CAO DUY SƠN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT

KỂ CHUYỆN VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 61

3.1. Xử lý cốt truyện 61

3.1.1. Cốt truyện đơn tuyến 61

3.1.2. Cốt truyện trong mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa các nhân vật 64

3.2. Kết cấu 68

3.2.1. Kết cấu truyện lồng truyện 69

3.2.2. Kết cấu mở 72

3.2.3. Kết cấu chứa nhiều tình tiết bất ngờ 74

3.3. Đặc sắc ngôn ngữ 78

3.3.1. Lối diễn đạt hồn nhiên hay ví von của người miền núi 78

3.3.2. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ miền núi 81

3.3.3. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tày 83

Tiểu kết chương 3 85

KẾT LUẬN 87

iv

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

1.1. Tìm hiểu phong cách của một tác giả là một hướng tiếp cận vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính liên ngành, từ xưa tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Phong cách là sự phù hợp, ổn định, thống nhất giữa các thủ pháp nghệ thuật với một cái nhìn độc đáo về đời sống của tác giả mang tính riêng biệt và có giá trị thẩm mỹ cao. Đó là những yếu tố “lặp đi lặp lại” một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn của nhà văn. Phong cách nghệ thuật là phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống, là phương thức thuyết phục và thu hút độc giả. Nghiên cứu phong cách giúp ta thấy được mối quan hệ giữa văn bản với cá tính sáng tạo của nhà văn làm nên dấu ấn cá nhân với những yếu tố đặc trưng mang tính bản sắc của nhà văn đó.

Phong cách nghệ thuật của một nhà văn có thể được thể hiện qua nhiều thể loại, song ở đây chúng tôi đi sâu vào thể loại truyện ngắn. Nếu ở tác phẩm thơ, hiện thực được tái hiện qua những cảm xúc thì ở truyện ngắn, đối tượng phản ánh chính là bức tranh hiện thực đậm tính khách quan. Sự lựa chọn đề tài nghiên cứu của chúng tôi xuất phát từ định hướng khoa học đó.

1.2. Cao Duy Sơn là một trong số những cây bút tiêu biểu của mảng văn học dân tộc thiểu số đương đại thể hiện được phong cách của mình trong cả đời sống và văn học nghệ thuật. Ông là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài miền núi và ít nhiều đã có thành công khi tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.

Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng Cao Duy Sơn đã thực sự cho thấy thiên tư văn chương và sự lao động nghiêm túc của mình trên cánh đồng nghệ thuật. Nhà văn đã khẳng định vị trí của mình trong lòng độc giả cùng với nhiều giải thưởng cao và có giá trị như: Giải A giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1993 với tiểu thuyết Người lang thang; giải

thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997 với tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu; giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2002 với tập truyện ngắn Những đám mây hình người; giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2007 với tiểu thuyết Đàn trời; giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008, được đề cử giải thưởng Văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 2009 và đạt giải thưởng Đông Nam Á năm 2009 với tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối.

Trong các tác phẩm của Cao Duy Sơn, thành công nhất là các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của ông đưa lại một nguồn mạch không mới song độc đáo cho nền văn học nước nhà - đó là mạch nguồn về bản sắc dân tộc thiểu số. Những tác phẩm đều được đánh giá cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại và thể hiện sự chuyển mình, tìm tòi những hình thức nghệ thuật mới của tác giả. Chính nguồn mạch này là một trong những lí do thu hút chúng tôi tìm hiểu đề tài này. Đồng thời đây cũng là một thử thách và động lực hấp dẫn người viết tìm hiểu đề tài này.

1.3. Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu truyện ngắn Cao Duy Sơn trên các phương diện thi pháp học, tự sự học, ngôn ngữ, văn hóa... nhưng nghiên cứu phong cách thì hầu như chưa có. Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật truyện ngắn Cao Duy Sơn giúp ta tìm hiểu những nét riêng mới mẻ mang tính đặc trưng trong sáng tác của nhà văn. Từ đó, không chỉ cho ta thấy vẻ đẹp của truyện ngắn mà còn góp phần tìm hiểu những nỗ lực cách tân của tác giả Cao Duy Sơn trong một thể loại quan trọng của nền văn học.

Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn” để phân tích, đánh giá nhằm đưa ra một cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về nhà văn Cao Duy Sơn cùng với hành trình sáng tác của mình.

2. Lịch sử vấn đề

Dựa theo kết quả thống kê và phân loại, chúng tôi nhận thấy vấn đề phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn được nghiên cứu ở hai phương diện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024