Ta cũng bắt gặp không khí nhộn nhịp vào buổi sáng gặt lúa của người nông dân trong thơ Đoàn Văn Cừ:
"Người làng nhộn nhịp ra đồng sớm Tiếng nói cười trong ánh nắng hồng".
(Làng - Đoàn Văn Cừ)
hay cảnh lao động hăng say miệt mài của người nông dân, họ không chỉ làm sáng mà còn tranh thủ làm cả ban đêm dưới ánh trăng sáng song họ không cảm thấy mệt mỏi mà ngược lại họ vui phơi phới bởi một mùa bội thu:
"Bóng người đập lúa dưới trăng thanh Tay đập đều như máy rất nhanh
Thóc rụng vun đầy bên cối đá Tiếng gà cuối xóm gáy tàn canh".
(Lúa về - Đoàn Văn Cừ)
Thi sĩ Anh Thơ cũng đưa độc giả về một đêm trăng tát nước của những cô gái quê:
"Ngoài đồng lúa một vài cô tát nước Múc trăng lên theo tiếng hát mơ màng
Thấp thoáng bóng trên sông đào trước mặt Bọn trai làng bơi tắm nói cười vang".
Có thể bạn quan tâm!
- Cảnh Quê, Tình Quê Trong Thơ Anh Thơ Trước Cách Mạng.
- Phong cách thơ Anh Thơ - 6
- Cảnh Sinh Hoạt Lao Động Nơi Làng Quê.
- Cảnh Quê, Tình Quê Trong Thơ Anh Thơ Sau Cách Mạng Tháng Tám.
- Phong cách thơ Anh Thơ - 10
- Hình Ảnh Con Người Trong Bức Tranh Quê.
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
(Đêm hè - Anh Thơ)
Tứ thơ gợi ta nhớ tới hai câu thơ rất hay của Bàng Bá Lân:
"Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi".
Hình ảnh đêm hè trong thơ Anh Thơ gợi cho ta cảm giác thơ mộng, thi vị của công việc đồng áng trong đêm trăng kỳ diệu: niềm vui, niềm hạnh phúc, nụ cười lấp lánh trên khuôn mặt của cô gái, chàng trai bởi đó là cuộc sống, là công việc thường ngày mà họ vẫn làm. Cảnh đẹp, người trong cảnh cũng đẹp cho nên
tiếng hát của các cô gái quê như càng mơ màng hơn, ngân vang hơn trong đêm trăng sáng.
1.1.3. Những lễ hội, phong tục mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Xã hội Việt Nam cổ truyền là xã hội nông nghiệp. Chính đời sống nông nghiệp đã chi phối rất lớn đến những nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của những cư dân nông nghiệp và nhu cầu về đời sống tâm linh trở thành nhu cầu lớn nhất đối với họ. Lễ hội được hình thành. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Chính vì vậy lễ hội có một vị trí vô cùng quan trọng "trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Nếu cây đa, giếng nước, sân đình là những thành tố gắn bó thân thiết với mỗi người từ thuở thiếu thời cho đến lúc giã biệt cõi đời thì lễ hội lại là thành tố văn hoá gắn bó không những thân thiết mà vừa thiêng liêng, lại vừa mãnh liệt gần gũi". [14, tr112]. Lễ hội đã trở thành một hoạt động sinh hoạt văn hoá tinh thần, một biểu hiện văn hoá đặc biệt nhất ở làng quê Việt Nam.
Thơ Anh Thơ đã tái hiện lại nhiều lễ hội dân gian truyền thống, đó là những hội Rằm tháng giêng, Tết mồng năm, Rằm tháng bảy, Rằm tháng tám; hay Chiều 30 Tết, Đêm 30 Tết… tất cả đã được làm sống lại trên những trang thơ.
Nếu lễ hội trong thơ Đoàn Văn Cừ là nơi tụ họp đông vui, có cả trai lẫn gái, các cụ già lẫn em bé còn đòi chị ẵm, là nơi mà mọi người đều quên đi cái vất vả nhọc nhằn thường ngày để cùng xem "hát bội", cùng "uống rượu", cùng chơi "tổ tôm"… cùng hoà mình vào "đám rước":
"Suốt ngày đêm chiêng trống đánh vang rền Người lớn bé mê man về hát bội
Những thằng cu tha hồ khoe áo mới Và tha hồ nô nức kéo đi xem
Tổ tôm điếm chơi đều không biết chán".
(Đám hội - Đoàn Văn Cừ)
thì nữ sĩ Anh Thơ lại chú ý đến cả những khoảnh khắc lễ hội trong các tháng như Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy, Rằm tháng tám.
Toàn cảnh náo nức của ngày hội làng đã được tái hiện sắc nét qua Đêm rằm tháng giêng của Anh Thơ, Anh Thơ như thổi hơi xuân tươi trẻ của lòng người, cảnh vật vào lễ hội chùa:
"Chùa mở hội người làng nô nức tới, Trong khói trầm trong ánh nến xôn xao. Các bà lão yếm hồng tươi khoe mới Các cô nàng khuyên bạc sáng như sao".
(Đêm rằm tháng giêng - Anh Thơ)
Ở đây, luôn hiện hữu những khuôn mặt rạng rỡ, vui tươi từ cô nàng "khuyên bạc sáng như sao" cho đến những bà lão "yếm hồng" tâm hồn ai cũng trẻ trung, tràn đầy sức xuân.
Vẻ đẹp của con người như lấn át vẻ trang nghiêm của không khí chùa:
"Họ hớn hở người thì quỳ xuống lễ Sau lưng sư trước mặt phật từ bi"
không gian không hề có sự lạnh lẽo thoát tục mà ngược lại rất ấm áp, thân tình. Hình ảnh bà đồng là cốt yếu trong lễ hội chùa, bà đồng được xem là hiện thân của phán truyền phước lộc. Nhưng bà đồng trong mắt Anh Thơ thì đầy thân thiện không hề hư ảo:
"Bên bà đồng trùm chăn ngồi đảo vội, Những con hương xoa xuýt xúm kêu van"
(Đêm rằm tháng giêng - Anh Thơ)
Ở Việt Nam, ứng với mỗi mùa vụ, thời tiết khác nhau lại có những ngày tết khác nhau. Mùng 5 tháng năm có tết Đoan Ngọ, rằm tháng bảy có tết Trung Nguyên, rằm tháng Tám có Tết trung thu…
Ngày tết Đoan ngọ, người Việt Nam có tục ăn tết giết sâu bọ. Theo quan niệm của ông cha, ngày mùng năm tháng năm vào giữa mùa hè, thời tiết oi bức, nóng nực đến mức hoa trái chín đỏ nhưng cũng là thời điểm sâu bệnh sinh sôi nảy nở, lan truyền phát triển. Chính vì vậy vào những ngày này, nhuộm móng chân móng tay, đeo bùa tai, bùa túi; tắm cho rôm lặn hết, khảo cây lấy thuốc; hay ăn rượu nếp là những cách để nhằm diệt trừ sâu bọ, bệnh tật:
"Gà mới gáy, trời còn chưa sáng rõ
Tiếng người rao rượu nếp đã vang đường. Chợt thức giấc gọi nhau trừ sâu bọ
…
Các cô gái mừng móng tay đỏ nước
Những anh chàng xuống giếng tắm rôm nhanh
…
Cùng trong lúc giắt nhau cười hỉ hả Đĩ con mừng được mẹ sắm bùa tua".
(Tết mồng năm - Anh Thơ)
Chỉ bằng một vài nét phác thảo Anh Thơ đã làm sống dậy cả một tín ngưỡng văn hoá của những cư dân nông nghiệp. Trong tâm thức, họ luôn tin tưởng rằng buổi sáng sớm ăn rượu nếp sẽ trừ được sâu bọ; nhuộm móng tay sẽ phòng được bệnh tật; tắm nước giếng thì rôm sẽ lặn hết và đeo bùa tua thì bình an vô sự.
Không chỉ quan tâm tới cuộc sống hiện tại mà người dân quê còn luôn nhớ về quá khứ, không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà họ còn lo cho những người sa cơ lỡ vận, những người chết và những linh hồn bơ vơ không nơi nương tựa do đó ngày rằm tháng bảy là tết Trung Nguyên còn được gọi là ngày xá tội vong nhân hay ngày cúng cô hồn.
Trong ngày này, người Việt Nam có tục đốt vàng mã; cúng cháo hoa, bỏng nổ cho những người chết, những linh hồn lang thang, không nhà không cửa:
"Làng xóm ngập nhà nhà trong khói toả, Vẳng đưa lời khóc mã lạnh hiu hiu.
…
Ngoài đê rộng bồ dài nghiêng đổ cháo, Lễ chúng sinh từng bọn một ăn mày".
(Rằm tháng bảy - Anh Thơ)
Có thể thấy cúng rằm tháng bảy là biểu hiện của tấm lòng nhân đạo, tấm lòng thương yêu con người của người dân quê. Họ thương xót, tha thứ, xá tội cho những người có tội đã mất; họ thương cho những kẻ xấu số không may chết không nhà không cửa, không nơi nương tựa không người cúng giỗ. Đây cũng chính là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam.
Sang tháng tám là thời điểm trăng tròn nhất - đây là dịp vui chơi của cả cộng đồng làng xã, là giờ khắc thăng hoa của những con người quanh năm chân lấm tay bùn, từ tiếng reo hò náo nức của trẻ con, tiếng cười nói của trai gái rủ nhau hát trống quân:
"Trẻ con theo sư tử rước vang ầm
Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói Gái trai làng ra họp hát trống quân…".
(Rằm tháng tám - Anh Thơ) cho đến: "Trong khi ấy phất phơ khăn với áo,
Các bà đồng ra điện lễ, cười vui Nghiêm lặng nhất có vài ba ông lão,
Thả con thuyền uống rượu với trăng trôi".
(Rằm tháng tám - Anh Thơ)
Có thể thấy không khí lễ hội bảng lảng khắp nơi trong những thi phẩm của Anh Thơ. Ở đây, người đọc như được chứng kiến toàn cảnh một hội làng, ở kia người đọc được hiểu về tín ngưỡng và những sinh hoạt rộn ràng dưới vầng
trăng tròn giữa tháng. Và nếu lễ hội là nơi để con người "trở về với cội nguồn văn hoá cổ truyền" thì lễ hội trong thơ Anh Thơ chính là nơi bảo lưu và trao truyền các giá trị văn hoá đó cho muôn đời sau.
Một trong những lễ hội cổ truyền có sức sống mãnh liệt nhất từ xưa đến nay trong đời sống dân tộc, đó là tết Nguyên Đán: "Tết là một lễ hội tưng bừng náo nức, say sưa như một thứ bùa mê, nó cuốn hút hàng chục triệu người vào lòng nó một cách vui vẻ, tự nguyện êm ái" [40, tr95-96).
Thật vậy, sau một năm làm việc vất vả, Tết đến. Ngày Tết đến mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc không chỉ cho một cá nhân riêng lẻ nào đó mà còn cho cả một gia đình, một dòng họ, một làng và cả một dân tộc. Đây là thời điểm con người giao hoà với thiên nhiên, với đất trời và con người như càng gắn bó với nhau hơn trong một niềm cộng hưởng lớn lao. Hơn nữa, Tết là thời gian mà những phong tục tập quán được thể hiện rõ nét nhất, đó là những nét đẹp của đời sống tâm linh, của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Trong thơ Anh Thơ, Tết đã trở thành biểu tượng văn hoá đặc sắc rất dân tộc, mọi sinh hoạt phong tục ngày Tết xưa đều được tác giả đưa vào thơ:
"Trước cổng làng chòm nêu vừa thức gió
…
Tràng pháo chuột đua nhau đì đạch nổ Xác giấy hồng bắn cả cánh hoa rơi".
(Ngày Tết - Anh Thơ)
Nói đến Tết cổ truyền của dân tộc không thể không nhắc đến hình ảnh cây nêu. Cứ mỗi độ đông tàn, Tết đến, cây nêu lại xuất hiện. Cây nêu gắn liền với sự tích kỳ lạ, sự tích về cuộc đấu tranh giữa quỷ và người - một cuộc đấu tranh giành quyền sống, quyền tự do và chiến thắng cuối cùng đã thuộc về cái thiện - thuộc về con người do đó trồng cây nêu đã trở thành một tục lễ tết phổ biến ở nhiều dân tộc của nước Việt Nam. Hình ảnh cây nêu trong thơ Anh Thơ
đã mang theo một ít sắc xuân, một góc hồn dân tộc: "Những cây nêu tiếng khách khẽ khua thầm".
Ngay trong trang phục Tết cũng đã thể hiện sự tưng bừng nô nức của mùa xuân, phản ánh văn hoá ngàn đời của dân tộc. Màu đỏ là màu được ưa chuộng trong sắc màu ngày Tết. Do vậy mà nó đã trở thành đặc trưng trong sắc màu của áo quần ngày Tết: "Thằng cu con quần đỏ cưỡi lưng bà" hay trong Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ "Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon". Từ cụ già đến em bé, từ trai đến gái, ai cũng thích chọn màu đỏ cho trang phục Tết của mình. Màu đỏ rực rỡ thắm tươi của trang phục thấp thoáng đâu đó làm cho không khí tết ngày càng tưng bừng hơn trên những trang thơ của Anh Thơ.
Tục thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện văn hoá xuyên suốt trong đời sống dân tộc. Đến ngày Tết công việc đó càng trở nên ý nghĩa và thiêng liêng hơn. Theo TS Trần Ngọc Thêm, Tết Nguyên Đán: "là dịp duy nhất trong năm có sự sum họp đầy đủ của tập thể gia đình, gia tiên và gia thần" [45, tr151]. Và chiều 30 Tết nhà nhà lại nhộn nhịp chuẩn bị sửa sang bàn thờ để đón rước ông bà về ăn tết:
"Và rất nhiều ông già ngồi lau quét
Trước bàn thờ thành kính thắp tuần nhang"
(Chiều ba mươi tết - Anh Thơ)
Còn đêm 30 tết là một đêm thật đáng nhớ. Đó là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ đầy thiêng liêng mà chúng ta gọi là đêm giao thừa. Anh Thơ thật tinh tế khi phát hiện ra những tâm trạng, tình cảm rất khác nhau song cũng rất điển hình của người dân Việt Nam trong đêm giao thừa thiêng liêng:
"Quanh bếp ấm, nồi bánh chưng sùng sục Thằng cu con rụi mắt cố chờ ăn,
Đĩ nhớn mơ chiếc váy sồi đen nhức, Bà lão tính tuổi sắp thêm năm".
(Đêm ba mươi Tết - Anh Thơ)
Nói đến Tết Việt Nam là phải nói đến nồi bánh chưng. Vào đêm 30 tết, nồi bánh chưng sôi sùng sục trên bếp trong mỗi nhà: mùi thơm của gạo nếp quyện vào đỗ xanh, với vị béo ngậy ngậy của thịt lợn thì chỉ có vào ngày Tết và cũng chỉ ở Việt Nam mới có. Những đứa trẻ con chỉ ngửi thôi cũng thèm nên mặc dù đã buồn ngủ song chúng vẫn "rụi mắt cố chờ ăn"; còn các cô gái mới lớn thì mơ mãi "chiếc váy sồi đen nhức", các bà lão thì lẩm nhẩm tính tuổi tác… đó là những tâm trạng rất thật, rất điển hình của mọi thế hệ trong một gia đình vào thời điểm năm cũ qua đi, năm mới đang đến. Ta cũng bắt gặp những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết trong thơ Đoàn Văn Cừ:
"Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng Cả đêm cuối chạp nướng than hồng Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông”.
(Tết quê bà - Đoàn Văn Cừ)
Có thể thấy dấu ấn văn hóa dân gian qua lễ tết khá đậm nét trong thơ Anh Thơ. Nếu như nói đến Tết trong thơ Đoàn Văn Cừ là nói đến màu bánh chưng, mùi pháo, vị mứt gừng thì với Anh Thơ lễ tết được nhìn dưới một cảm xúc mềm mại rất nữ tính, nữ sĩ ít viết về du xuân mà chủ yếu nói đến quá trình chuẩn bị đón Tết, không khí rộn ràng chào đón mùa xuân.
Bên cạnh việc ghi lại những hình ảnh sinh động của ngày Tết thì Anh Thơ còn nói đến những phong tục tập quán mang giá trị văn hóa vững bền của dân tộc. Phong tục tập quán “là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội lâu đời, được đại đa số người thừa nhận và làm theo” [45, tr143]. Một trong những phong tục đẹp được Anh Thơ chú ý ghi lại là tục cưới xin. Trong tâm thức người Việt Nam “dựng vợ gả chồng” là việc hệ trọng của cả một đời người. Ở làng quê, phong tục cưới xin được lưu giữ như một nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản