Lý Thuyết Dựa Vào Nguồn Lực (Resource Based Theory)

chiến lược thị trường và sản phẩm dịch vụ của mình thông qua quản lý thông tin khách hàng và quản lý mối quan hệ khách hàng (Shao‐Chang & Hsu, 2004). Cụ thể hơn, phát triển thị trường là doanh nghiệp liên tục đề nghị khách hàng phản hồi về sản phẩm và dịch vụ để doanh nghiệp cải thiện sự hài lòng khách hàng. Thêm vào đó, thông tin quan trọng khác doanh nghiệp cũng phải thu thập là từ đối thủ cạnh tranh và các chi nhánh để hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng (Shao‐Chang & Hsu, 2004). Shao‐Chang và Hsu (2004) cho rằng phát triển thị trường là cách doanh nghiệp thiết lập hệ thống phản hồi cho thông tin khách hàng thông qua phân tích thông tin phản hồi từ khách hàng, giải quyết các phàn nàn từ khách hàng thông qua bộ phận quản lý chất lượng, bộ phận nghiên cứu và phát triển, v.v. để giữ được khách hàng và thu hút khách hàng mới. Dựa trên các quan điểm liên quan lý thuyết dựa vào nguồn lực (Acosta và cộng sự, 2018; Barney, 1986b), để tồn tại và tăng trưởng nhà quản trị rà soát xây dựng và triển khai các mục tiêu chiến lược, định hướng thị trường, khách hàng, liên kết các đối tác, tiếp cận công nghệ, xây dựng mạng lưới ở các cấp độ khác nhau hỗ trợ phát triển tập trung và liên tục sản phẩm và thị trường (Bessant và cộng sự, 2000). Bên cạnh đó, các nguồn lực và khả năng quản lý nguồn lực là nguồn bổ sung của năng lực cốt lõi cho phép công ty kết hợp các nguồn lực có giá trị chiến lược lớn nhất và tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh làm tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường (Dodgson & Bessant, 1996; Marino, 1996). Các nhà nghiên cứu về quản trị chiến lược như Dobni và Luffman (2003), G. T.

M. Hult và Ketchen Jr (2001), Nishiguchi (1994) và Jaworski & Kohli (1993) cho rằng định hướng thị trường (MO) cung cấp cho các công ty nguồn lợi thế cạnh tranh đạt được hiệu quả thị trường. Bên cạnh đó, theo quan điểm của Porter (1980b) thì cả định hướng thị trường và năng lực đổi mới là tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp hiệu quả tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường để phát triển hiệu quả thị trường doanh nghiệp (Lynch và cộng sự, 2012; Nurhilalia và cộng sự, 2019). Đồng thời, theo lý thuyết các bên có liên quan, doanh nghiệp có được các nguồn lực này thực hiện phù hợp chiến lược để phát triển mối quan hệ với các đối tác trong thị trường có khả năng dự đoán sự thay đổi môi trường thông qua sự đổi mới, để nhận diện và tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hiệu quả thị trường (Kibbeling và cộng sự, 2013). Một số tác giả cũng đề xuất cách đánh giá, đo lường phát triển thị trường. Tellis & Crawford (1981) đưa ra cách đánh giá tăng trưởng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp qua sử dụng các yếu tố như sản lượng bán sản phẩm, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bán, và thị phần. Hơn nữa, tăng tổng thị trường hoạt động của công ty là tìm cách tăng doanh số, tăng doanh thu, tăng thị phần thông qua việc cải tiến, đổi mới phù hợp các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này (Slatter, 1992). Các tác giả khác nhìn nhận phát triển thị trường là đạt kết quả kinh doanh tốt, kết quả marketing hiệu quả hay kết quả thị trường tăng lên. Doanh nghiệp phải có khả năng tăng thị phần của doanh nghiệp (phát triển và giữ chân khách hàng mới / hiện tại), đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh và xây dựng danh tiếng theo thời gian (Dang và cộng sự, 2019; Görög, 2016). Theo đó trong lĩnh vực quản trị xây dựng, phát triển thị trường được đo lường với 4 mục đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ gồm (1) việc giữ chân khách hàng hiện tại,

(2) tăng khách hàng mới, (3) tăng thị phần và (4) tăng uy tín của doanh nghiệp (Dang và cộng sự, 2019).

27

Qua tổng hợp khái niệm về phát triển thị trường về mặt lý thuyết và đo lường thực nghiệm cho thấy dù là phương diện nào thì mục tiêu cuối cùng của phát triển thị trường là phải đảm bảo và giữ chân khách hàng hiện tại, tìm kiếm khách hàng mới phụ thuộc nhiều vào khả năng của doanh nghiệp trong việc tận dụng năng lực và nguồn lực của doanh nghiệp mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu và phát triển danh tiếng của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của mình (Navarro và cộng sự, 2015). Phát triển thị trường là một trong những kết quả hoạt động doanh nghiệp (Dang và cộng sự, 2019) phải đạt được bằng cách quản lý và sử dụng nguồn lực, năng lực ở nhiều góc độ khác nhau. Tất cả các công ty trong ngành có kết quả phát triển thị trường tốt hơn sẽ thúc đẩy ngành hàng tồn tại và phát triển. Kết quả tổng hợp cũng có thể nói rằng phát triển thị trường là một dạng chiến lược tăng trưởng trong kể cả ngành sản xuất hay ngành dịch vụ nên cách thức phát triển thị trường ở một ngành hàng hay doanh nghiệp là khác nhau. Trong phạm vi luận án này, tác giả tập trung khám phá, tiếp cận các khái niệm liên quan đến định hướng thị trường, năng lực đổi mới để xây dựng mô hình phát triển thị trường sản phẩm doanh nghiệp ở cấp công ty. Trong phạm vi nghiên cứu thực nghiệm của luận án thuộc ngành xây dựng, tác giả lựa chọn và kế thừa khái niệm phát triển thị trường theo quan điểm của Kotler và Armstrong (2018) và đo lường phát triển thị trường theo Dang và cộng sự (2019). Với cách tiếp cận này, phát triển thị trường được đo lường dựa vào nhận thức của ban lãnh đạo cấp cao. Đây là cách tiếp cận chủ quan là dựa vào đánh giá cảm nhận chủ quan của người trả lời - những nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp nghiên cứu. Thêm vào đó, Dess và Robinson Jr (1984) cho rằng việc sử dụng các biện pháp chủ quan rất hữu ích trong trường hợp khó thu thập dữ liệu chính xác và hoàn toàn phù hợp với kết quả khách quan bên trong và ngay cả với dữ liệu thứ cấp bên ngoài (Curkovic và cộng sự, 2000, tr. 395). Tác giả kế thừa quan điểm Kotler và Armstrong (2018) cho rằng “Phát triển thị trường được định nghĩa là sự tăng trưởng của doanh nghiệp bằng cách xác định và phát triển các phân khúc thị trường mới cho các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp”. Quan điểm này được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của (Dang và cộng sự, 2019) trong lĩnh vực xây dựng, sử dụng thang phát triển thị trường với 4 yếu tố gồm (1) việc giữ chân khách hàng hiện tại, (2) tăng khách hàng mới, (3) tăng thị phần và (4) tăng uy tín của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động. Luận án này sẽ kế thừa thang đo phát triển thị trường của Dang và cộng sự (2019).

2.2 Các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu

2.2.1 Lý thuyết cung cầu (Supply Demand Theory)

Lý thuyết cung cầu là một dạng lý thuyết kinh tế. Hầu hết các mô hình kinh tế thể hiện dưới dạng cấu trúc toán học hoặc biến (variables) (Nicholson & Snyder ,2017). Các nhà kinh tế có xu hướng sử dụng tên các biến nằm ngoài sự kiểm soát của người ra quyết định được gọi là các biến ngoại sinh - là đầu vào vào mô hình kinh tế. Các giá trị cho các biến ngoại sinh là đầu vào vào hầu hết các mô hình kinh tế. Đầu ra mô hình (kết quả) là giá trị cho các biến nội sinh (Hình 2.1). Giả thuyết tối đa hóa lợi nhuận cung cấp một minh họa tốt về cách thức các giả định tối ưu hóa có thể được sử dụng để tạo ra các đề xuất có thể kiểm chứng thực nghiệm về hành vi kinh tế.

Sự phát triển của lý thuyết kinh tế được đánh dấu bằng sự ra đời của lý thuyết giá trị vào thế kỷ thứ 18. Sự phát triễn này bao gồm các quan điểm lý thuyết kinh tế hiện đại gồm Lý thuyết lao động về giá trị trao đổi (Labor theory of exchange value) của Smith và Ricardo được biết đến là quy luật cung cầu, lý thuyết cung cầu Marshallian.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Biến ngoại sinh (EXOGENOUS VARIABLES)

Công ty: Yếu tố đầu vào


Mô hình kinh tế

Công ty: Tối đa hóa lợi nhuận



Biến nội sinh (ENDOGENOUS VARIABLES)

Công ty: Đầu ra được sản xuất

Hình 2.1: Cấu trúc của mô hình kinh tế

Nguồn. Nicholson và Snyder (2017, tr. 7)

Thuật ngữ cung và cầu đề cập đến hành vi người của con người khi họ tương tác với nhau trong thị trường cạnh. Lượng cầu của một loại hàng hóa là lượng hàng mà người mua có thể và sẵn lòng mua. Các nhà kinh tế học gọi mối quan hệ giữa giá và lượng cầu thể hiện qua Quy luật cầu. Quy luật cầu cho rằng “Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lượng cầu của một hàng hóa giảm khi giá tăng lên.” (Mankiw, 2019). Lượng cung của bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ là lượng hàng mà người bán có thể và sẵn lòng bán. Có nhiều yếu tố quyết định lượng cung, các nhà kinh tế học gọi mối quan hệ giữa giá và lượng cung là quy luật cung. Quy luật cung cho rằng “Với các yếu tố khác không đổi, lượng cung của một hàng hóa tăng lên khi giá nó tăng lên” (Mankiw, 2019)

Nhà kinh tế người Anh Alfred Marshall (1842-1924) tuyên bố rõ ràng nhất của các nguyên tắc cận biên trong các nguyên tắc kinh tế được xuất bản vào năm 1890. Marshall chỉ ra cung và cầu cùng đồng thời hoạt động để xác định giá. Phân tích được minh họa trong Hình 2.2.

Hình 2 2 Mô hình lý thuyết cung cầu của Marshall Nguồn Nicholson và Snyder 2017 1

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết cung cầu của Marshall

Nguồn. Nicholson và Snyder (2017 trang 11)

Hình 2.2 cho thấy điểm cân bằng là chỗ cả người mua và người bán đều thực hiện được giao dịch tại số lượng và giá được xác nhận. Nếu một trong những đường cong nên thay đổi, điểm cân bằng sẽ chuyển sang một vị trí mới. Do đó, giá và số lượng được xác định đồng thời bởi hoạt động chung của cung (Nicholson & Snyder, 2017 trang 12).

Hàm cầu của một loại hàng hóa thể hiện cách thức sản lượng cầu phụ thuộc vào giá (Px, Py), thu nhập (I)và sở thích (Nicholson & Snyder, 2017 trang 12), thể hiện như sau:

Sản lượng cầu của hàng hóa X = dx (Px, Py, I, sở thích)

Vì các nhà kinh tế quan tâm đến những lựa chọn mà các công ty thực hiện để hoàn thành mục tiêu của họ nên mô hình sản xuất khá trừu tượng. Với lý thuyết cung cầu, mối quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra được chính thức hóa theo Hàm sản xuất của một hàng hóa. Hàm cung của một loại hàng hóa hay hàm sản xuất của công ty thể hiện số lượng hàng hóa tối đa được sản xuất ra sau một thời gian (q) bằng cách sử dụng kết hợp các yếu tố gồm vốn (k), lao động (l), yếu tố nguyên vật liệu đầu vào (m) (Nicholson & Snyder, 2017 trang 197), thể hiện như sau:

q = f (k, l, m …)

2.2.2 Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource based theory)

Xuất phát từ lý thuyết phát triển doanh nghiệp, Penrose (1959) cho rằng các nguồn lực của tổ chức rất quan trọng cho sự thành công của công ty. Đến những năm 1980, quan điểm dựa vào nguồn lực của công ty bắt đầu hình thành. Công trình nghiên cứu khơi nguồn đầu tiên cho lý thuyết này là từ Wernerfelt (1984). Ông cho rằng nguồn lực và khả năng của công ty thực sự quyết định khả năng sinh lời, lợi thế cạnh tranh và sự phát triển của công ty (Wernerfelt, 1984). Lập luận nền tảng của lý thuyết dựa vào nguồn lực đã đưa ra hai giả định gồm (1) những công ty trong ngành có và kiểm soát nguồn lực chiến lược không đồng nhất; (2) vì các nguồn lực này không dễ dàng di động giữa các công ty với nhau nên sự không đồng nhất có thể kéo dài (Wernerfelt, 1984). Kế đó là những nỗ lực của Lippman và Rumelt (1982) và Barney (1986a) đã giúp nâng cao lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource Based Theory - RBT). Đồng thời, Barney (1991) phác thảo các nguyên lý cốt lõi và xác định các đặc điểm của nguồn lực và lợi thế cạnh tranh tạo thành một điểm nhận biết quan trọng của lý thuyết này. Khung lý

thuyết dựa trên nguồn lực của công ty (RBV) là một trong những khái niệm quản trị chiến lược mới nhất được các học giả marketing nhiệt tình áp dụng (Hình 2.3).


Hình 2 3 Khung lý thuyết dựa vào nguồn lực Nguồn Fahy và Smithee 1999 tr 10 2


Hình 2.3: Khung lý thuyết dựa vào nguồn lực Nguồn. Fahy và Smithee (1999), tr. 10

Các nguồn lực trong lý thuyết dựa vào nguồn lực bao gồm “tài sản hữu hình, vô hình các công ty sử dụng để xây dựng và thực hiện các chiến lược của mình” (Barney & Arikan, 2001, p. 138). Thêm vào đó, lý thuyết RBT lập luận rằng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và kết quả hoạt động phụ thuộc vào năng lực, khả năng phát huy và đảm bảo các nguồn lực chính (vật chất, tài chính, con người, tổ chức, mối quan hệ và thông tin) để tạo ra, phân phối và marketing sản phẩm cũng như hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp mình (Barney & Hesterly, 2012, 2019).

Các nguồn lực - đặc biệt thuộc loại vô hình (Amit & Schoemaker, 1993) - tập trung vào thị trường bao gồm định hướng thị trường, danh tiếng, đổi mới là một trong những nguồn có ảnh hưởng nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Campbell‐Hunt, 2000). Nguồn lực dựa vào thị trường (thuộc lý thuyết dựa vào nguồn lực) gồm tài sản và khả năng của công ty xây dựng thương hiệu, mối quan hệ, đổi mới hoặc kiến thức (Kozlenkova và cộng sự, 2014). Nguồn lực hỗ trợ thị trường gồm định hướng thị trường và năng lực quản lý (Hooley và cộng sự, 2005). Đây là các nguồn lực có hai đặc điểm nổi bật là tính vô hình của nguồn lực và tính bổ sung tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và nâng cao hiệu quả hoạt động công ty (Kozlenkova và cộng sự, 2014). Các nguồn lực marketing tạo ra giá trị trên thị trường (Hooley và cộng sự, 2005; Srivastava và cộng sự, 1998). Thông thường, các nguồn lực này mang phong cách riêng của doanh nghiệp, được xây dựng theo thời gian với sự phụ thuộc nhiều vào kiến thức và kỹ năng ngầm, và liên quan đến mối quan hệ phức tạp giữa các nguồn lực khác (Hooley và cộng sự, 1998). Doanh nghiệp có định hướng thị trường tăng cường mối quan hệ với khách hàng thông qua cải tiến dịch vụ, khuyến khích và các tương tác phù hợp phản ánh sự khác biệt về giá trị lâu dài tiềm năng của mỗi khách hàng như một cách để xây dựng lòng trung thành của khách hàng (Day, 1994, 1999). Doanh nghiệp có định hướng thị trường được thông báo tốt hơn về thị trường của họ và có nhiều khả năng hình thành mối quan hệ gắn bó với các khách hàng có giá trị, sử dụng quy trình lập kế hoạch thích ứng dựa trên các vấn đề thời gian thực và quan sát thị trường mạnh mẽ hơn trong quá trình lập kế hoạch (Day, 1999). Christmann (2000, p. 656) cho rằng năng lực đổi mới như nguồn

lực và năng lực bổ sung vào vốn của tổ chức làm tăng ảnh hưởng tích cực đến vận hành và kết quả hoạt động của tổ chức. Còn Munodawafa và Johl (2019) thì cho rằng các bên liên quan, nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp được xác định là các yếu tố quan trọng quyết định đến sự đổi mới của doanh nghiệp (Munodawafa & Johl, 2019). Trước đó, các nghiên cứu nền tảng của lý thuyết dựa vào nguồn lực đã khẳng định đổi mới thành công có thể mang lại hiệu quả vượt trội vì sự đổi mới mang lại giá trị cho khách hàng (Valuable), khác biệt với đối thủ cạnh tranh (Hiếm - Rare) và khó bị bắt chước (Inimitable), và không thể thay thế (Non-substitutable) (Barney, 1991; Wernerfelt, 1984). Nhiều nghiên cứu đã sử dụng RBT chỉ ra giá trị cạnh tranh của năng lực đổi mới giúp đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (C. C. Cheng và cộng sự, 2014; Prajogo, 2016; C.-H. Wang, 2014). Năng lực đổi mới dẫn dắt tổ chức phát triển các đổi mới liên tục để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh (Prajogo, 2006, 2016).

Trong tài liệu marketing, RBT được áp dụng để tìm hiểu anh hưởng của chiến lược tăng trưởng đến kết quả công ty (Dutta và cộng sự, 1999). Theo RBT, công ty sử dụng chiến lược tăng trưởng để mở rộng nguồn lực của công ty vào thị trường mới và sản phẩm mới. Làm được như vậy, công ty phải sẽ có được lợi thế kinh tế về quy mô thông qua 1) giảm chi phí vận hành và 2) tận dụng hiệu quả kinh doanh thông qua các tài sản hữu hình được chia sẻ như cơ sở sản phẩm và kênh phân phối, và tài sản vô hình như thương hiệu (Hitt và cộng sự, 1997).

Đến đầu thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu sử dụng lý thuyết RBT để khám phá sự phù hợp của lý thuyết này với mối quan hệ trong kinh doanh (Hogan & Armstrong, 2001; R. M. Morgan & Hunt, 1999). Hogan và Armstrong (2001) lập luận rằng những công ty trong thị trường kinh doanh tìm cách để tăng khả năng cạnh tranh bằng cách hình thành các mối quan hệ với khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, nhà bán lẻ có thêm giá trị vào sản phẩm, những công ty cần nhìn nhận mối quan hệ như tài sản, nguồn lực tạo ra giá trị cho cho các bên có liên quan, đặc biệt là cổ đông. Dyer và Singh (1998, tr.660–661) cho rằng “lý thuyết dựa vào nguồn lực giúp công ty nâng cao hiệu quả trong phân tích, sử dụng nguồn lực ở cấp công ty mà còn xem xét nguồn lực rộng hơn ở “các kết nối liên doanh nghiệp” bao gồm các quy trình/ thủ tục giữa các doanh nghiệp, các mối quan hệ cũng là nguồn lực quan trọng được xem là lợi thế cạnh tranh.” Các nghiên cứu của Jap (1999); Samaha và cộng sự (2011) và Robert W Palmatier và cộng sự (2013) đã vận dụng lý thuyết này chứng minh rằng các mối quan hệ theo cặp giữa người bán – người mua và mối quan hệ liên doanh nghiệp sử dụng, trao đổi nguồn lực và các nhân tố tiềm ẩn khác có liên quan đến mối liên kết của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh. Robert W. Palmatier và cộng sự (2007) tranh luận lý thuyết RBT mở rộng mối quan hệ liên doanh nghiệp giúp tạo ra hiệu quả vượt trội hơn khi kết hợp, trao đổi giữa các đối tác, hoặc đầu tư tài sản, kiến thức, nguồn lực/năng lực đặc trưng hoặc khai thác hệ thống quản trị hiệu quả. Vì vậy, những nghiên cứu phân tích về sử dụng những kỹ năng, quy trình, chính sách trao đổi trong mối liên kết giữa các doanh nghiệp là cần thiết (Kozlenkova và cộng sự, 2014) tạo ra lợi thế cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp và ngành.

Tóm lại, lý thuyết dựa vào nguồn lực là lý thuyết trọng tâm, khung lý thuyết dựa vào nguồn lực (Hình 2.3) là nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án này, áp dụng nguồn lực vô hình bao gồm định hướng thị trường và năng lực đổi mới để phát triển thị trường sản phẩm VLXKN nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu không những xem xét nguồn lực trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp mà còn xem xét đối tác bên ngoài (khách hàng). Do vậy, luận án kết hợp lý thuyết dựa vào nguồn lực và lý thuyết các bên có liên quan.

2.2.3 Lý thuyết các bên có liên quan (Stakeholders theory)

2.2.3.1 Khái niệm các bên có liên quan

Thuật ngữ các bên liên quan được đặt ra bởi Viện Nghiên cứu Stanford vào năm 1963. Năm 1984, Freeman là người đầu tiên đưa khái niệm các bên liên quan thành một nguyên tắc chiến lược, không chỉ phân biệt các bên liên quan với các cổ đông trong tập đoàn mà còn cho thấy tác động của các bên liên quan khác nhau đối với quá trình ra quyết định của công ty (Donaldson & Preston, 1995; Mitchell và cộng sự, 1997). Các bên có liên quan là “những nhóm mà không có sự hỗ trợ của họ thì tổ chức sẽ ngừng tồn tại” (Friedman & Miles, 2006).

Các công trình của Bryson (2004), Friedman và Miles (2006) và Beach (2008) chứa tổng cộng 66 khái niệm khác nhau cho thuật ngữ “bên liên quan”. Mặc dù mỗi nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm các bên liên quan khác nhau, nhưng họ xây dựng khái niệm dựa trên cùng một nguyên tắc ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn là doanh nghiệp xem xét nhu cầu, lợi ích và ảnh hưởng của những người và nhóm người tác động đến hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách và hoạt động của doanh nghiệp (Frederick, 1992). Do đó, theo Clarkson (1995), khái niệm các bên liên quan bao gồm ba yếu tố cơ bản: (1) Doanh nghiệp; (2) Các tác nhân khác; và (3) Bản chất của các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và tác nhân.

Hình 2 4 Mô hình lý thuyết các bên có liên quan của Freeman cập nhật 2003 3

Hình 2.4: Mô hình lý thuyết các bên có liên quan của Freeman cập nhật (2003)

Nguồn. Fassin (2009), tr. 39.

2.2.3.2 Đặc điểm các bên có liên quan

Trong quan điểm của Freeman, doanh nghiệp là trung tâm của mạng lưới các bên liên quan, một hệ thống phức tạp để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin, công nghệ, tài

năng, ảnh hưởng, tiền bạc và các nguồn lực khác nên việc ra quyết định của doanh nghiệp là đầu mối (Donaldson & Preston, 1995). Xét về mặt lý thuyết xây dựng chiến lược và tổ chức, các doanh nghiệp có mối quan hệ với một số nhóm bên liên quan, tất cả đều ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các quyết định của doanh nghiệp (Barro, 2009; R Edward Freeman, 2010; Laplume và cộng sự, 2008). Do vậy, doanh nghiệp nên quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan khác khi đưa ra các quyết định chiến lược. Lợi ích của các bên liên quan có giá trị nội tại và lợi ích của mỗi bên liên quan không được phép làm giảm lợi ích của các bên liên quan khác (Barro, 2009; Donaldson & Preston, 1995). Nghĩa là mối quan hệ với các bên liên quan khác nhau với mục tiêu cùng có lợi (Bhattacharya và cộng sự, 2009).

2.3.3.3 Vai trò của các bên có liên quan

Các bên liên quan đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của hành động của các bên có liên quan đến doanh nghiệp cũng như hành động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến các bên có liên quan nên sức mạnh tổng hợp của các bên có liên quan có vai trò then chốt đối với các lĩnh vực chính của doanh nghiệp, cụ thể là kết quả hoạt động. Một trong những khía cạnh tổ chức quan trọng gắn bó chặt chẽ với kết quả hoạt động là chiến lược (Peteraf, 1993). Chiến lược, yếu tố quyết định giá trị của một doanh nghiệp là sức mạnh tổng hợp cao nhất của các bên liên quan. Kết quả hoạt động không chỉ là yếu tố quan trọng đối với sự thành công chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nên cũng được nhiều bên liên quan quan tâm. Do đó, việc thực hiện định hướng chiến lược của doanh nghiệp là một chức năng của các bên liên quan khác nhau, vì doanh nghiệp dựa vào các bên có liên quan để thực hiện. Đổi lại, các bên liên quan cũng phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp để trích rút nguồn lực và chi phối sức mạnh của mình (Freeman, 2015).

2.3.3.4 Phân loại các bên có liên quan

Theo Clarkson (1995), các bên có liên quan theo mô hình Freeman được chia thành hai nhóm (Hình 2.1). Nhóm thứ nhất gọi là nhóm chính bao gồm những người có quan hệ hợp đồng chính thức hoặc chính thức với công ty, chẳng hạn như khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông. Nhóm thứ hai là nhóm thứ cấp gồm những người không có hợp đồng như vậy, chẳng hạn như cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ.

Các bên liên quan có thể được phân loại theo các khả năng khác nhau của họ trong việc sử dụng ảnh hưởng. Các đối tượng cụ thể của các bên có liên quan được phân loại theo 3 mức ảnh hưởng của họ gồm (1) ảnh hưởng chính (chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên); mức ảnh hưởng thứ cấp (chính phủ, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương); và mức ảnh hưởng bên ngoài (lực lượng thị trường, xu hướng xã hội) (Waddock và cộng sự, 2002).

Gần đây, các nhóm của các bên liên quan đã được phân loại theo chức năng (Hitt và cộng sự, 2016), gồm (1) Các bên liên quan đến thị trường vốn; (2) các bên liên quan đến thị trường sản phẩm; (3) các bên liên quan đến doanh nghiệp. Cụ thể là:

+ Nhóm các bên liên quan trên thị trường vốn - bao gồm các cổ đông (tổ chức hoặc cá nhân) - là một trong những nhóm bên liên quan quan trọng nhất, vì họ chấp nhận rủi ro và cung cấp tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời mong đợi tạo ra lợi nhuận từ

34

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí