Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Luận Án 44098

trường mới, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế v.v. (Bộ Xây dựng, 2020b; Chính phủ, 2018). Chính phủ lãnh đạo các khoản đầu tư dẫn dắt ngành công nghiệp vật liệu phát triển nhất quán và ổn định nhưng đôi khi trở thành một yếu tố cản trở việc áp dụng công nghệ và làm trì hoãn những thay đổi cần thiết theo nhu cầu thị trường. Hơn nữa, các nhà sản xuất VLXKN Việt Nam thiếu khả năng đổi mới để có thể phản ứng linh hoạt với những thay đổi trong môi trường (Bộ Xây dựng, 2020b). Đặc biệt, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường có đặc điểm gây khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường là yếu tố cơ bản cho các dự báo trong tương lai, trong đó người bán (nhà sản xuất), người mua (công ty xây dựng) và người sử dụng (người dân) là khác nhau (Shim và cộng sự, 2019). Vì vậy, bối cảnh thực tiễn cho thấy, đặc biệt ĐBSCL là vùng cần được chú trọng nhiều hơn nữa để giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đế khả năng sản xuất gắn với thị trường, năng lực đổi mới của nhà sản xuất và các nhà thi công cũng như các chính sách của chính phủ cần được nghiên cứu để cải thiện việc phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN. Điều này giúp ĐBSCL đạt mục tiêu chương trình phát triển sản xuất và tiêu thụ VLXKN đến năm 2030 và định hướng 2050 (Thủ tướng Chính phủ, 2020).

Bên cạnh đó, định hướng thị trường, năng lực đổi mới và hỗ trợ của chính phủ cũng là những vấn đề nghiên cứu được các học giả và các nhà nghiên cứu trong nước thế giới quan tâm đang rất quan tâm. Bằng chứng là trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lực đổi mới trong nhiều lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing. Mặc dù giá trị học thuật mang lại rất nhiều nhưng các nghiên cứu này cũng tồn tại nhiều khe hổng lý thuyết cần được khai thác. Các khe hổng liên quan đến việc khai thác vai trò định hướng thị trường, năng lực đổi mới trong kênh tiêu thụ, những tranh luận về cách tiếp cận kết hợp nhiều góc nhìn của các lý thuyết lại với nhau nhằm giải thích kết quả mối quan hệ trong kinh doanh, tìm ra vấn đề nghiên cứu đang được chú trọng và phát huy sức mạnh của các lý thuyết chưa hoàn chỉnh… tất cả đều tạo nên sự đa dạng nhưng còn nhiều bỏ ngõ trong lý thuyết khoa học. Cụ thể như sau:

Các nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi thường có đặc trưng là thể chế chưa đầy đủ trong hỗ trợ thị trường kinh doanh (Ahlstrom & Ding, 2014; Mair & Marti, 2009) nên chính phủ thường muốn khởi xướng và hỗ trợ các nổ lực kinh doanh cho những doanh nghiệp tại quốc gia của mình (Eijdenberg và cộng sự, 2019). Chính phủ cung cấp cho các doanh nghiệp các chương trình, chính sách và kế hoạch khuyến khích để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của thể chế không đầy đủ hoặc việc thực thi không hiệu quả trong quá trình chuyển đổi chính trị, kinh tế và xã hội (H. Li & Atuahene-Gima, 2001; Shu và cộng sự, 2019; Shu và cộng sự, 2015). Hiện nay, đối với VLXKN, cách thức hỗ trợ của chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến việc định hướng sản xuất và các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp sản xuất VLXKN đã giúp doanh nghiệp phát triển thị trường hay không?

Ngoài ra, để duy trì và phát triển thị trường, các doanh nghiệp cần sử dụng nổ lực marketing nhằm tăng doanh thu bằng cách khai thác nguồn lực của chính mình (Cottam và cộng sự, 2001; Kotler & Armstrong, 2018) như định hướng thị trường (W. Baker & Sinkula, 1999b; Kohli & Jaworski, 1990; Narver & Slater, 1990), và đổi mới (Hardaker và cộng sự, 1998). Ngoài ra, doanh nghiệp có định hướng thị trường tạo lập và lưu trữ


3

thông tin thị trường cần thiết để xây dựng, duy trì và nâng cao cách tiếp cận hệ thống trong hợp tác với các công ty khác (Min & Mentzer, 2000). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đã chưa khai thác hết tác động tiềm tàng của định hướng thị trường của nhà sản xuất với đối tác trong kênh tiêu thụ. Ngoài ra, nghiên cứu về năng lực đổi mới được cho rằng đổi mới là nguồn chính của tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thị trường (Damanpour và cộng sự, 2009; Tidd, 2001) nhưng rất đa dạng, còn nhiều tranh luận (Uyên, 2019). Ở góc độ doanh nghiệp, thông tin là cần thiết cho dự án đổi mới trong hợp tác với nhà cung cấp (M. Song & Thieme, 2009), với chính phủ và chính quyền địa phương hay viện / trường (Najib & Kiminami, 2011). Đặc biệt, vai trò của năng lực đổi mới trong mối quan hệ kênh tiêu thụ còn nhiều bỏ ngõ giai đoạn 2000 – 2019 (Oanh và cộng sự, 2020; Saunila, 2020).

Hiện tại, cách tiếp cận kết hợp nhiều góc nhìn của các lý thuyết lại với nhau nhằm giải thích kết quả mối quan hệ trong kinh doanh, tìm ra vấn đề nghiên cứu đang được chú trọng và phát huy sức mạnh của các lý thuyết (Han và cộng sự, 1998; Siguaw và cộng sự, 1998; Langerik, 2001; Kirca và cộng sự, 2005; Yang & Su, 2014; Shu và cộng sự (2015). Langerik (2001) kết hợp lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết dựa vào nguồn lực và marketing mối quan hệ để nghiên cứu mối quan hệ với nhà cung cấp để xem xét mối quan hệ định hướng thị trường của doanh nghiệp sản xuất với định hướng khách hàng của nhà cung cấp và định hướng khách hàng của khách hàng cuối cùng trong kênh phân phối nhằm khám phá định hướng dài hạn trong mối quan hệ người bán – người mua. Shu và cộng sự (2012) và Shu và cộng sự (2015) tích hợp lý thuyết thể chế và lý thuyết đổi mới để xem xét chuyển đổi ngành.

Như vậy, kết quả tổng kết lý thuyết cho thấy rằng chưa tìm thấy nghiên cứu nào về tác động định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong ngành xây dựng, đặc biệt có xem xét thêm yếu tố hỗ trợ của chính phủ trong mối quan hệ này càng chưa tìm thấy. Doanh nghiệp có định hướng thị trường, có khả năng sử dụng các nguồn lực tạo ra đổi mới mang đến giá trị, đáp ứng nhu cầu khách hàng để phát triển thị trường. Doanh nghiệp phải nhận ra rằng một số hoạt động tạo ra giá trị này được thực hiện trong trong mối quan hệ kênh tiêu thụ (Langerak, 2001; Min và cộng sự, 2007). Nghiên cứu trước đây còn nhấn mạnh rằng các nghiên cứu tương lai có thể tích hợp nhiều lý thuyết hơn nữa để hiểu biết đầy đủ hơn về cách thức chính sách hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng đến mối quan hệ định hướng thị trường và đổi mới (Cai và cộng sự, 2015). Luận án này tiếp cận theo cách kết hợp các lý thuyết khác nhau gồm lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết dựa vào nguồn lực, marketing B2B và lý thuyết thể chế. Lý thuyết các bên liên quan giúp xem xét mối quan hệ với bên liên quan chính yếu - khách hàng doanh nghiệp trong mối quan hệ đối tác phát triển thị trường. Dưới góc nhìn từ lý thuyết dựa vào nguồn lực, nhà sản xuất đầu mối xem xét hành vi chiến lược của chính mình (định hướng thị trường, năng lực đổi mới) với hành vi của đối tác khách hàng doanh nghiệp như thế nào trong phát triển thị trường doanh nghiệp ở một lĩnh vực nhất định. Rất cần thiết để xem xét hoạt động định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp, năng lực đổi mới của khách hàng doanh nghiệp và các hành vi này ảnh hưởng đến phát triển thị trường như thế nào. Đối với sự chuyển đổi ngành hàng, phát triển sản phẩm mới do chính phủ khởi xướng trong nền kinh tế đang phát triển thì không thể không tích hợp lý

thuyết thể chế vào mối quan hệ trên. Từ đó, xem xét tác động của các thể chế chính thức (hỗ trợ của chính phủ) đến hành vi chiến lược của doanh nghiệp và khách hàng doanh nghiệp đến phát triển thị trường ra sao. Do đó, kết hợp nhiều lý thuyết lại với nhau là rất cần thiết để phát triển mô hình lý thuyết phát triển thị trường thông qua định hướng thị trường, năng lực đổi mới tập trung vào doanh nghiệp sản xuất đầu mối, định hướng thị trường khách hàng doanh nghiệp trong mối quan hệ kinh doanh, dưới hỗ trợ của chính phủ trong phát triển ngành hàng mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Thêm vào đó, ở Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu định lượng xem xét sự kết hợp của hỗ trợ của chính phủ, định hướng thị trường, năng lực đổi mới đến phát triển thị trường ở góc độ doanh nghiệp, đa phần là nghiên cứu định tính dưới dạng phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp, các bài báo cáo và bài viết về kinh nghiệm xây dựng năng lực đổi mới, định hướng thị trường sản phẩm, hoặc cách thức hỗ trợ của chính phủ từ các quốc gia khác… Do đó, điều này đã tạo cho tác giả cơ hội để khám phá tính mới và động lực để tiến hành nghiên cứu và kiểm định mô hình phát triển thị trường sản phẩm ở cấp công ty dưới cách tiếp cận kết hợp các lý thuyết để xem xét tác động của các yếu tố gồm hỗ trợ của chính phủ, định hướng thị trường, năng lực đổi mới trong kênh tiêu thụ đề xuất tại thị trường ĐBSCL. Luận án tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp đầu mối sản xuất và đối tác tiêu thụ của họ và xem xét tác động của mối quan hệ này đến kết quả hoạt động – phát triển thị trường trong một lĩnh vực nhất định. Nghiên cứu tích hợp các cách tiếp cận từ lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết dựa vào nguồn lực trong lĩnh vực quản trị chiến lược để mở rộng khái niệm định hướng thị trường, năng lực đổi mới ở đối tác chính của doanh nghiệp đầu mối trong mối quan hệ kinh doanh chính giúp phát triển thị trường.

Từ những lập luận cả về thực tiễn lẫn lý thuyết như trên, việc nghiên cứu về “Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm đề xuất một số hàm ý quản trị để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL, khuyến nghị với Chính phủ có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất VLXKN xác thực là rất cần thiết trong yêu cầu hiện nay vì tầm quan trọng và những đóng góp của nó cho cả khoa học lẫn thực tiễn.

Phát triển thị trường vật liệu xây không nung đồng bằng sông Cửu Long - 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp; đánh giá hỗ trợ của chính phủ tác động đến năng lực đổi mới, định hướng thị trường của nhà sản xuất trong phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL. Từ đó, luận án đề xuất một số hàm ý quản trị để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VLXKN ĐBSCL phát triển thị trường.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể được đề ra như sau:

(1) Phân tích tác động hỗ trợ của chính phủ đến định hướng thị trường, năng lực đổi mới và phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL.

(2) Phân tích tác động của định hướng thị trường đến phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL và tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất đến định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp.

(3) Phân tích tác động định hướng thị trường của nhà sản xuất và định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp đến năng lực đổi mới của nhà sản xuất VLXKN ĐBSCL.

(4) Kiểm định vai trò trung gian của định hướng thị trường của nhà sản xuất, định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp và năng lực đổi mới của nhà sản xuất.

(5) Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất thực hiện phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL thành công.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Với các mục tiêu như trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

(1) Vai trò hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng đến định hướng thị trường và năng lực đổi mới của nhà sản xuất như thế nào? Có tác động đến định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp VLXKN không? Và có giúp nhà sản xuất phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL hay không?

(2) Định hướng thị trường của nhà sản xuất có thật sự ảnh hưởng đến định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp của mình hay không? Và định hướng thị trường của nhà sản xuất có giúp phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL thật sự hay không?

(3) Năng lực đổi mới của nhà sản xuất VLXKN có dựa vào định hướng thị trường của mình hoặc dựa vào khách hàng doanh nghiệp hay không? Nếu có, nó giúp phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL như thế nào?

(4) Định hướng thị trường của nhà sản xuất, định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp và năng lực đổi mới của nhà sản xuất có gián tiếp giúp phát triển thị trường hay không?

(5) Các hàm ý quản trị nào cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất VLXKN phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL?

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Để phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL, đối tượng nghiên cứu bao gồm định hướng thị trường của nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp của nhà sản xuất, năng lực đổi mới và phát triển thị trường VLXKN của nhà sản xuất. VLXKN là sản phẩm đầu vào của ngành xây dựng thuộc ngành công nghiệp, thuộc đầu vào của thi công xây dựng nên đặc trưng kênh tiêu thụ chủ yếu là kênh công nghiệp – doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B). Do vậy, đối tượng khảo sát là:

Nhà sản xuất là công ty sản xuất VLXKN ĐSBCL hoạt động từ 2 năm trở lên.

Khách hàng doanh nghiệp là người mua chủ yếu của các sản phẩm VLXKN của nhà sản xuất VLXKN ĐBSCL bao gồm công ty thầu thi công xây dựng, công ty kinh doanh. Khách hàng doanh nghiệp được nhà sản xuất VLXKN ĐBSCL được giới thiệu để khảo sát. Khách hàng tiêu dùng cuối cùng không phải là đối tượng khảo sát của luận án.

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Có nhiều cách tiếp cận lý thuyết khác nhau để thực hiện phát triển thị trường sản phẩm nhưng giới hạn nghiên cứu của đề tài tập trung vào lĩnh vực quản trị chiến lược và marketing, mô hình nghiên cứu đề tài tập trung kết hợp lý thuyết dựa vào nguồn lực (định hướng thị trường, năng lực đổi mới), lý thuyết các bên có liên quan (doanh nghiệp sản xuất và khách hàng), marketing B2B (hai đối tác là nhà sản xuất và khách hàng doanh nghiệp trong kênh tiêu thụ) và lý thuyết thể chế (hỗ trợ của chính phủ). Trong đó, lý thuyết dựa vào nguồn lực là cốt lõi kết hợp với các lý thuyết khác đã nêu để đưa ra mô hình nghiên cứu phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL. Nghĩa là đề tài thiên về nghiên cứu hướng cung VLXKN.

Do vật liệu xây không nung, lĩnh vực ngành xây dựng thuộc ngành công nghiệp thuộc thị trường doanh nghiệp/kinh doanh (Kotler & Keller, 2016 trang 211). Doanh nghiệp sản xuất VLXKN là doanh nghiệp công nghiệp nên VLXKN chủ yếu được tiêu thụ qua thị trường kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, kênh tiêu dùng giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu dùng là không xảy ra. Do vậy, nghiên cứu giữa người mua và người bán trong luận án này tập trung vào marketing B2B, không nghiên cứu về B2C (không khảo sát đối tượng người tiêu dùng cuối là chủ đầu tư và người dân mua lẻ VLXKN).

Năng lực đổi mới là một khái niệm rộng và được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ quốc gia, ngành, doanh nghiệp và dự án. Năng lực đổi mới được đo lường thông qua các thành phần như đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và đổi mới marketing, đổi mới hành chính v.v. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong luận án này đã được thu hẹp và chỉ tập trung nghiên cứu năng lực đổi mới ở cấp độ công ty và được đo lường thông qua năng lực đổi mới sản phẩm, năng lực đổi mới quy trình, năng lực đổi mới marketing.

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số vật liệu xây không nung phổ biến, được sản xuất trong nước và ĐBSCL.

1.5.2 Phạm vi không gian nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về không gian của luận án và thực hiện kiểm định mô hình lý thuyết bao gồm 13 tỉnh, thành tại ĐBSCL. Lý do lựa chọn khu vực kiểm định mô hình nghiên cứu như trên là vì trong thời gian qua, các chương trình, kế hoạch thực hiện triển khai tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL khá tuân thủ theo chương trình của chính phủ. ĐSBCL là nơi định hướng phát triển đô thị, đô thị hóa vùng ĐBSCL gắn với thích ứng biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc định hướng thị trường, năng lực đổi mới VLXKN trở nên rất hữu ích cho doanh nghiệp tại ĐBSCL.

1.5.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu

Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án tập trung vào:

- Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm VLXKN của các doanh nghiệp tại vùng ĐBSCL trong 5 năm gần nhất, tức là từ năm 2016 đến năm 2020.

- Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: tiến hành khảo sát từ tháng 8/2019 đến tháng 6/2020.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Đây là phương pháp hỗn hợp trong nghiên cứu cả hàn lâm và thực tiễn.

Trong nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện nhằm đánh giá sự hợp lý của các giả thuyết, mô hình nghiên cứu, hoàn thiện các thang đo để xây dựng bảng khảo sát phù hợp với điều kiện và bối cảnh nghiên cứu các doanh nghiệp tại Việt Nam. Phỏng vấn chuyên gia được thực hiện 2 lần. Lần phỏng vấn thứ nhất được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu với từng chuyên gia trong lĩnh vực quản trị và marketing, các chuyên gia trong quản lý xây dựng ở cơ quan nhà nước, quản lý công trình sử dụng VLXKN, giám đốc tại doanh nghiệp sản xuất VLXKN nhằm thu thập các đánh giá của các chuyên gia về tình hình sản xuất và sử dụng VLXKN ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Ý kiến của các chuyên gia về ý nghĩa, sự phù hợp, tính đầy đủ của các nội dung liên quan đến thang đo nghiên cứu được tổng hợp, đúc kết từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn. Phỏng vấn lần 2 được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn nhóm với các chuyên gia về kết quả phân tích định lượng sơ bộ các khái niệm nghiên cứu nhằm điều chỉnh các thang đo khái niệm, hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát để hình thành bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng chính thức của đề tài.

Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành khảo sát hai giai đoạn gồm định lượng sơ bộ và định lượng chính thức.

- Khảo sát định lượng sơ bộ được được tiến hành sau khi hoàn chỉnh bảng câu hỏi sơ khởi, khảo sát định lượng sơ bộ được tiến hành với 50 doanh nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài kiểm định sơ bộ các thang đo khái niệm của đề tài. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ là tài liệu để nhóm các chuyên gia đánh giá, có ý kiến về câu từ của các thang đo, từ đó hoàn chỉnh bảng câu hỏi chính thức cho đề tài.

- Khảo sát, thu thập dữ liệu định lượng chính thức được thực hiện tại các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm kiểm định mô hình đo lường và mô hình lý thuyết của nghiên cứu. Khảo sát và thu thập dữ liệu của 236 doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ VLXKN ở ĐBSCL.

Về kỹ thuật và công cụ phân tích trong nghiên cứu định lượng, dữ liệu được làm sạch và xử lý trên phần mềm SPSS 22 với kỹ thuật phân tích mô tả, phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, sau đó phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong nghiên cứu định lượng sơ bộ và phân tích mô tả dữ liệu của nghiên cứu chính thức. Đối với nghiên cứu định lượng chính thức, đánh giá mô hình đo lường, mô hình cấu trúc được kiểm định bằng công cụ PLS SEM qua phần mềm Smartpls 3.3.3.

1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.7.1 Ý nghĩa khoa học của luận án

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt học thuật như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm dồi dào thêm nguồn kiến thức khoa học trong lĩnh vực marketing và quản trị. Điều này thể hiện qua việc đóng góp mới của luận án về hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý thuyết về các bên có liên quan, lý thuyết dựa vào nguồn lực, marketing B2B, lý thuyết thể chế trên thế giới giúp các nhà nghiên cứu hàn lâm và nhà quản lý nắm rõ các khái niệm, các kết quả nghiên cứu liên quan đến định hướng thị trường, năng lực đổi mới, hỗ trợ của chính phủ, phát triển thị trường mặc dù tên đề tài là không mới. Việc tổng kết cơ sở lý thuyết giúp xác định khoảng trống cần nghiên cứu và tìm ra những vấn đề chưa được khai thác đầy đủ của các nghiên cứu trước đây là một đóng góp tích cực về mặt khoa học của luận án.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần mở rộng khái niệm định hướng thị trường trong mối quan hệ kênh tiêu thụ, đáp ứng những kêu gọi định hướng từ các nghiên cứu trước đây cần kiểm tra sức mạnh định hướng thị trường ở bên ngoài phạm vi công ty (Min và cộng sự, 2007). Do đó, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp để mở rộng tầm nhìn định hướng thị trường từ cấp độ công ty trong việc hiểu cách định hướng thị trường của khách hàng doanh nghiệp. Ở đây còn hàm ý rằng tầm quan trọng của định hướng thị trường trong kênh tiêu thụ đối với khách hàng doanh nghiệp phải được tăng cường áp dụng khi các công ty ngày càng dựa vào các khách hàng doanh nghiệp của họ và thay mặt họ để trực tiếp sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Thứ ba, nghiên cứu góp phần điều chỉnh thang đo của định hướng thị trường và năng lực đổi mới, phát triển thị trường phù hợp với bối cảnh kiểm định (vật liệu xây không nung). Với đóng góp này, nghiên cứu đã hoàn thiện phương pháp luận trong các khái niệm đó cũng như khai thác sức mạnh định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong tích hợp nhiều lý thuyết trong nghiên cứu này như các bên có liên quan, lý thuyết dựa vào nguồn lực, marketing B2B, lý thuyết thể chế. Ngoài ra, quy trình và phương pháp nghiên cứu được xem là nguồn tham khảo tin cậy cho những người quan tâm đến chủ đề này.

Thứ tư, những phát hiện của luận án cho thấy rằng định hướng thị trường tốt giúp phát hiện nhu cầu của khách hàng trong tương lai cần thiết từng hoạt động đổi mới sản phẩm, quy trình và marketing phù hợp giúp gia tăng thị trường sản phẩm. Kết quả này khẳng định chính bản thân công ty phải thiết lập năng lực bên trong về định hướng thị trường, năng lực đổi mới để tạo ra kết quả phát triển thị trường tốt hơn.

Thứ năm, kết quả của nghiên cứu cũng đóng góp hữu ích trong nghiên cứu vai trò hỗ trợ của chính phủ tác động đến MO và năng lực đổi mới vẫn còn thưa thớt. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu xác nhận rằng hỗ trợ của chính phủ không chỉ có tác động tích cực đến MO, IC một cách riêng lẻ mà còn tác động gián tiếp đến phát triển thị trường thông qua MO và IC. Điều này ở một mức độ nào đó hỗ trợ lập luận hỗ trợ của chính phủ là một đặc điểm mạnh mẽ là cần thiết định hướng thị trườmg, hành động đổi mới để phát triển thị trường sản phẩm trong chuyển đổi ngành Việt Nam, đặc biệt là trong tình huống công ty còn yếu định hướng thị trường chủ động.

Thứ sáu, kết quả nghiên cứu đóng góp giá trị học thuật nhất định và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa định hướng thị trường và năng lực đổi mới tại Việt Nam trong những năm tới. Có thể thấy rõ là mô hình nghiên cứu về hỗ trợ của chính phủ tác động đến định hướng thị trường, năng lực đổi mới trong mối quan

hệ kênh tiêu thụ định hướng phát triển thị trường sản phẩm là công trình nghiên cứu hàn lâm kế thừa, có bổ sung, đầu tiên kiểm định trong bối cảnh trong ngành xây dựng tại Việt Nam.

1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thực tiễn như sau:

Thứ nhất, kết quả của nghiên cứu giúp hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách cũng như những nhà quản trị doanh nghiệp sản xuất và thi công có sử dụng VLXKN Việt Nam nói chung có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về phát triển thị trường VLXKN dựa vào định hướng thị trường, năng lực đổi mới và hỗ trợ của chính phủ. Các nhà làm chính sách từ trung ương đến địa phương có cơ sở điều chỉnh chính sách khoa học hơn, sát thực tiễn khi muốn chuyển đổi ngành VLXKN.

Khi ĐBSCL nói riêng theo định hướng chung của quốc gia, tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp VLXKN đầu tư sản xuất, phát triển đổi mới, hỗ trợ của chính phủ có thể là một công cụ hiệu quả để tạo điều kiện ban đầu cho công ty chuyển đổi đầu tư sản xuất và đổi mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và kinh doanh liên quan đến VLXKN thực sự có thể là một phần quan trọng của một nền kinh tế các hoạt động đổi mới, chuyển đổi ngành mới. Tuy nhiên, chính phủ cần kiểm tra, đánh giá cẩn thận những loại chính sách hỗ trợ của chính phủ, xem xét đánh giá chính sách nào có hiệu quả đối với cả sản xuất và thúc đẩy sử dụng VLXKN. Chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển VLXKN nhằm chuyển đổi việc sản xuất và sử dụng VLXKN trong từng vùng và huy động các nguồn lực ở từng tỉnh, thành, các DNVVN vẫn có thể đầu tư ban đầu cho sản xuất và dịch vụ về VLXKN chưa hiệu quả do nguồn lực hạn chế của họ. Chính quyền địa phương từng tỉnh, thành ĐBSCL có thể giúp các DNVVN vượt qua những thách thức này bằng cách ban hành các chính sách thuận lợi và truyền tiền để khuyến khích và hỗ trợ các đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và thi công VLXKN. Chính phủ hay chính quyền địa phương có thể đóng nhiều vai trò để hỗ trợ chương trình chuyển đổi đầu tư vào VLXKN. Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp có thể đóng một vai trò quan trọng không kém trong phát triển thị trường VLXKN ĐBSCL.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đưa ra căn cứ khoa học để các nhà quản trị công ty sản xuất VLXKN quyết định nên sử dụng chiến lược và thực thi định hướng thị trường trong chiến lược marketing như thế nào, vận hành đổi mới phù hợp để phát triển thị trường VLXKN. Nghĩa là công ty sản xuất VLXKN vận dụng sức mạnh định hướng thị trường và năng lực đổi mới trong việc tận dụng hỗ trợ chính sách của chính phủ để phát triển mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp (nhà thầu thi công xây dựng, các công ty kinh doanh VLXKN) một cách thành công tạo ra sự phát triển thị trường VLXKN thành công.

Thứ ba, các nhà đầu tư tiềm năng cũng sẽ được hưởng lợi từ những phát hiện thông qua thông tin mối quan hệ kênh tiêu thụ trong sản xuất và kinh doanh VLXKN. Nghiên cứu này cũng sẽ đóng góp cho các tài liệu hiện có trong lĩnh vực tổ chức quản lý VLXKN ở ĐBSCL bằng cách phổ biến mô hình phát triển thị trường VLXKN ở ĐBSCL.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2022