Thực Trạng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Hà Nội.


Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32 đi Phú Thọ... Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại. Tuy nhiên mạng lưới giao thông trong nội đô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy – và ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trên những đường phố Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy. Đây là một điểm yếu khiến hoạt động du lịch của thành phố gặp không ít khó khăn.

Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại. Dự báo tới năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ hết tình trạng ùn tắc giao thông, và sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển thị trường du lịch.‌


2.2. Thực trạng phát triển thị trường du lịch Hà Nội.

2.2.1. Thực trạng thị trường khách du lịch Hà Nội.


2.2.1.1. Kết quả đón khách du lịch trong 3 năm (2008-2010) Bảng 2.1: Thống kê kết quả hoạt động du lịch Hà Nội


Chỉ tiêu

ĐV

tính

Thực hiện 2008

Thực hiện 2009

Thực hiện 2010

So sánh (%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 8



1. Tổng lượng

khách du lịch

Lượt

8.970.000

10.250.000

12.300.000

14,7

- Khách quốc tế

1. 300.000

1.050.000

1.700.000

15,2

- Khách nội địa

7.670.000

9.200.000

10.600.000

14,5

2. Thu nhập xã

hội từ du lịch

Tỷ

đồng

20.000

24.000

27.000

14,5

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)


Trong giai đoạn 2008 - 2011, do tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như suy thoái kinh tế - tài chính, lạm phát tăng cao, bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Du lịch nói riêng.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng trưởng không ổn định theo từng năm nhưng tính chung tốc độ tăng là khá cao. Theo số liệu thống kê, lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng bình quân 15,2%/năm và đến từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào một số thị trường trọng điểm gồm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Asean... Lượng khách nội địa đến Hà Nội tăng 14,5%/năm. Thu nhập xã hội từ du lịch tăng bình quân 14,5%/năm.

2.2.1.2. Kết quả hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2011


Bảng 2. 2: Thống kê kết quả hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2011 so sánh với 9 tháng đầu năm 2010

Chỉ tiêu

ĐV tính

TH 9 tháng

năm 2011

TH 9 tháng

năm 2010

So sánh 9 tháng

2011/2010 (%)

Tổng số:

Lượt khách

10.650.000

9.215.000

115,00

- Khách quốc tế

Lượt khách

1.350.000

1.215.000

111,00

Trong đó: Khách

lưu trú

Lượt khách

965.000


814.390


118,00



- Khách nội địa

Lượt khách

9.300.000

8.000.000

116,00

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)


- Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2011 số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 1.350.000 lượt, trong đó khách có lưu trú đạt: 965.000 lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2010. Một số thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể như khách Trung Quốc đạt 200.160 lượt khách, tăng 36% so với cùng kỳ, khách Úc đạt 85.107 lượt khách, tăng 26% so với cùng kỳ, khách Nhật Bản đạt 85.208 lượt khách, tăng 4% so với cùng kỳ. Khách nội địa đến Hà Nội đạt

9.300.000 lượt khách (xem phụ lục kèm theo).


- Về hoạt động kinh doanh khách sạn: Công suất sử dụng phòng trung bình toàn khối 9 tháng đầu năm 2011 đạt 55,69%, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân là do sự ra đời của nhiều khách sạn mới vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là khối khách sạn cao cấp, cùng với sự suy giảm của nền kinh tế thế giới và lạm phát trong nước tăng cao là nguyên nhân chính khiến cho công suất sử dụng phòng trung bình toàn khối khách sạn giảm so với cùng kỳ năm 2010 (xem phục lục kèm theo).

2.2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm hàng hoá dịch vụ và hệ thống kinh doanh du lịch ở Hà Nội.

2.2.2.1. Thực trạng phát triển sản phẩm hàng hoá, dịch vụ du lịch.


- Sản phẩm du lịch ở một số điểm tham quan di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, làng cổ, phố cổ đã được nâng cấp. Đặc biệt là khu di tích Hoàng Thành - Thăng Long, lễ hội Gióng, 82 bia đá tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là di sản văn hóa thế giới mở ra điều kiện rất thuận lợi để du lịch Thủ đô phát triển.

- Các tour du lịch như “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ”, một chương trình du lịch đặc biệt chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Tour du lịch võ thuật gắn kết giữa du lịch với thưởng thức võ thuật cổ truyền dân tộc


được đầu tư, khai thác; những hình thức du lịch mới như “home stay” mang đến cho du khách những trải nghiệm khác lạ; chuỗi sản phẩm du lịch: Bảo tàng, du lịch nội đô, du lịch bằng phương tiện sạch, du lịch sông Hồng, du lịch văn hóa cộng đồng với làng Việt cổ ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) và làng họa sĩ Cổ Đô (huyện Ba Vì) đã khai thác tốt hơn các giá trị văn hóa lịch sử của Hà Nội. Thành phố đã cho hoạt động thử nghiệm 12 xe điện tham quan qua 28 tuyến phố cổ được đông đảo người dân cũng như khách du lịch ưa thích.

- Các sản phẩm du lịch ẩm thực, văn hoá dân gian (rối nước, ca trù, hát chèo…) được chú ý khai thác phục vụ khách du lịch. Nhiều món ăn truyền thống đã được đưa vào thực đơn của một số khách sạn, một số nhà hàng đã đăng ký và được gắn biển dịch vụ đạt chuẩn phục vụ du lịch. Nhà hát Chèo Hà Nội xây dựng điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách… Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh đã được tăng cường điều kiện phục vụ khách du lịch. Nhận thức về văn hoá du lịch của các làng nghề đã được nâng lên.

2.2.2.2 Thực trạng phát triển hệ thống kinh doanh du lịch.


- Hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội của Thủ đô đã được nâng cao, việc thu hút nguồn vốn ở trong và ngoài nước xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp đạt hiệu quả, do vậy hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch Thủ đô đã được tăng cường, đủ điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nhất là du lịch MICE (hội nghị, hội thảo) ở tầm khu vực và thế giới.

+ Về cơ sở lưu trú: Sau khi rà soát, thống kê trên địa bàn 29 quận huyện, thị xã kết quả, Hà Nội hiện có 1.751 cơ sở lưu trú với 50.444 buồng, tăng so với thời điểm 01/8/2008 là 972 cơ sở. Số lượng cơ sở lưu trú đã được xếp hạng từ 1 - 5 sao và cao cấp là 230 cơ sở, trong đó có 11 khách sạn 5 sao, 9 khách sạn 4 sao, 25 khách sạn 3 sao, 01 khu căn hộ cao cấp...

Trong 2 năm 2009 - 2010, Hà Nội đã có 01 khu du lịch quy mô lớn khai trương là Thiên Đường Bảo Sơn và 10 khách sạn cao cấp đi vào hoạt động như: Grand Plaza HaNoi; Crowne Plaza Tây Hà Nội, Prestiger, Silk Path, Mường Thanh


- Xa La… bổ sung thêm cho quỹ buồng phòng lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố khoảng 2.000 phòng, trong đó khách sạn Mường Thanh - Xa La, khách sạn Grand Plaza và khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn được gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

+ Hiện nay Hà Nội có khoảng 1.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế, trong đó có trên 420 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, chiếm gần 50 % tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế được cấp phép của cả nước. Doanh nghiệp lữ hành nội địa đăng ký hàng chục nghìn đơn vị và triển khai hoạt động khoảng 500 đơn vị.

+ Vận chuyển khách du lịch: Trên địa bàn Hà Nội có gần 100 doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch với những phương tiện chủ yếu gồm: ô tô (trên 1.200 đầu xe), tàu hỏa chất lượng cao, tàu thủy, các phương tiện thô sơ như: xích lô (hiện có trên 1.000 xe hoạt động, trong đó đã được cấp phép đăng ký 264 xe), thuyền, xe trâu...

Hàng năm, ngành Du lịch Hà Nội đều có khoảng 10 khách sạn và doanh nghiệp lữ hành được bình chọn và trao giải thưởng topten du lịch Việt Nam. Khách sạn Sofitel Legend Metropole đã vinh dự được Tạp chí Travel+Leisure của Mỹ bình chọn vào top 500 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2010.

Bên cạnh đó 71 công trình trọng điểm được hoàn thành chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Đại lộ Thăng Long, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, Bảo tàng Hà Nội trên đường Phạm Hùng; Tượng đài Thánh Gióng ở Sóc Sơn; Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất; Trung tâm văn hóa Kim Đồng, Nhà hát Công Nhân, Rạp Đại Nam tạo ra các điểm tham quan du lịch mới cho du khách đến Thủ đô.

2.2.3. Về công tác quy hoạch và đầu tư phát triển:

2.2.3.1 Về quy hoạch:

Giai đoạn 2005-2009, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Hà Nội (cũ) giai đoạn 1997 - 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây (cũ)


đến năm 2010 đã được phê duyệt; ngành du lịch đã triển khai lập nhiều quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết của các khu điểm du lịch trọng điểm như: Quy hoạch chung và chi tiết khu du lịch hồ Suối Hai; quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Sóc Sơn; quy hoạch chi tiết khu du lịch hồ Quan Sơn; quy hoạch chi tiết khu du lịch hồ Tuy Lai; quy hoạch chi tiết du lịch hồ Xuân Khanh; quy hoạch chi tiết du lịch hồ Cẩm Quỳ và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sườn tây núi Ba Vì.

Tính đến nay, ngành Du lịch đã xây dựng và phê duyệt được 20 quy hoạch. Bốn khu du lịch là: Khu di tích lịch sử Cổ Loa; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sóc Sơn; hồ Suối Hai - núi Ba Vì và Hương Sơn được Chính phủ công nhận là khu du lịch chuyên đề quốc gia. Những kết quả trên trong công tác quy hoạch đã xác định rõ định hướng phát triển du lịch Hà Nội và góp phần tạo cơ sở quản lý đúng hướng.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, hiện nay ngành du lịch Thủ đô đang tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể du lịch Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

2.2.3.2. Về đầu tư phát triển:

- Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: Đã thực hiện từ năm 2001 ở cả khu vực Hà Nội cũ, Hà Tây cũ, chủ yếu thực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nước, tập trung các khu du lịch chuyên đề quốc gia: Sóc Sơn, Cổ Loa (Đông Anh), Ba Vì, chùa Hương (Mỹ Đức). Các dự án đã hoàn thành là: đường vào khu di tích lịch sử du lịch Cổ Loa; Cải tạo suối Yến (chùa Hương); đường nối Vườn Quốc gia Ba Vì - Ao Vua; đường vào khu du lịch chùa Thầy; đường vào khu du lịch chùa Tây Phương… Kết quả đầu tư hạ tầng đã góp phần gia tăng lượng khách du lịch và huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, các đầu tư dự án cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch tiếp tục được đẩy mạnh. Hiện nay ngành Du lịch đang triển khai thực hiện 09 dự án, trong đó 05 dự án đang triển khai thi công là xây dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hóa nghỉ cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn;


dự án xây dựng cầu Suối Bơn (Ba Vì); hạ tầng du lịch khu vực đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ); Cảng du lịch Bát Tràng và dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường quốc lộ 35 - đền Sóc. Các dự án đang chuẩn bị đấu thầu gồm có 04 dự án là đường nối khu du lịch Hương Sơn đến khu du lịch Tam Chúc - Khả Phong; mở rộng và hoàn thiện bến Trò (chùa Hương), dự án cải tạo đường từ chợ Sa (Cổ Loa) đi chợ Tó và dự án đường nối từ cửa Tây sang cửa Nam khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh với tổng số vốn gần 500 tỷ đồng.

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Ngành du lịch đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch, lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới trên địa bàn Thành phố; tổ chức hội nghị với các nhà đầu tư dự án các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần; tổng hợp danh mục trình UBND Thành phố quyết định; giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới trên địa bàn.

Về cơ sở lưu trú, trong những năm qua cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản và xu hướng tăng trưởng của khách du lịch (đặc biệt giai đoạn 2005- 2007), kéo theo đó là sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã quan tâm đặc biệt đến đầu tư xây dựng khách sạn chất lượng lượng cao tại Hà Nội cũ và khu nghỉ dưỡng cuối tuần tại khu vực Hà Tây cũ.

Giai đoạn này đã ra đời các khu nghỉ dưỡng như Tản Đà, Thiên Sơn - Suối Ngà ở Ba Vì và khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn ở Hoài Đức; các khách sạn chất lượng cao có thêm là 01 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 3 sao. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lưu trú cũ được cải tạo nâng cấp hoặc chuyển giao cho các tập đoàn quản lý chuyên nghiệp đầu tư và nâng cấp với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, nâng cao chất lượng cho các cơ sở lưu trú trước đây.

Các đơn vị lữ hành đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới: Sinh thái, MICE, tham quan làng nghề, làng cổ. Ngoài ra là các chương trình du lịch liên tỉnh, liên quốc gia. Các đơn vị vận chuyển khách du lịch đầu tư vào phương tiện chất lượng cao như ô tô có nhà vệ sinh, xích lô du lịch, toa tàu hỏa tiện nghi phục vụ du khách


tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Huế - Đà Nẵng. Hàng trăm di tích văn hóa lịch sử đã và đang được ngành văn hóa và các quận huyện, các tổ chức quản lý thực hiện trùng tu bằng nhiều nguồn vốn để trở thành những điểm đến cho khách du lịch, như chùa Hương, chùa Thầy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám... đặc biệt khi nhu cầu du lịch tâm linh ngày càng phát triển.

Về thu hút đầu tư: Trong những năm qua trên địa bàn thành phố các doanh nghiệp du lịch và các nhà đầu tư khác đã tập trung thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp cơ sở lưu trú, trong đó tập trung xây dựng khách sạn cao cấp, các khu du lịch sinh thái, văn hóa, khu vui chơi giải trí, sân golf... gồm:

- 23 dự án đầu tư xây dựng khách sạn từ 3 - 5 sao đến năm 2010 với tổng số vốn đầu tư 3.010 tỷ đồng và 1.292 triệu USD.

- Trên 20 dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng.

2.2.4. Về lực lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, tổng số doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn hiện nay khoảng: 1.500 (Lữ hành: 740 DN, Lưu trú: 781, sinh thái, nghỉ đưỡng cuối tuần: 24 DN). Bên cạnh đó còn có khoảng

14.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác có đăng ký kinh doanh du lịch.

2.2.4.1. Doanh nghiệp lữ hành

- Tính đến nay, Hà Nội có 740 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 380 Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chiếm hơn 47% của cả nước, trong đó có: 199 Công trách nhiệm hữu hạn (TNHH), 139 Công ty cổ phần, 38 chi nhánh (trong đó có 4 chi nhánh công ty liên doanh), 3 công ty liên doanh, 1 doanh nghiệp tư nhân.

- 21 Văn phòng đại diện của các Doanh nghiệp Lữ hành quốc tế trong và ngoài nước, gồm: 13 văn phòng đại diện trong nước và 11 văn phòng đại diện nước ngoài.

- 360 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa (không bao gồm 380 doanh nghiệp lữ hành quốc tế)

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí