Các Cơ Sở Dịch Vụ Mua Sắm, Bán Hàng Lưu Niệm Và Dịch Vụ Liên Quan


- Khoảng 14.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.


Hàng năm Du lịch Hà Nội đều có từ 2-3 Công ty lữ hành quốc tế đạt danh hiệu Topten lữ hành.

Bảng 2.3: Thống kê các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội


ST

T

Lĩnh vực kinh doanh

Số lượng

1

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế

380

2

Doanh nghiệp lữ hành nội địa

360

3

Văn phòng đại diện

21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 9

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

2.2.4.2.Vận chuyển khách du lịch

Các doanh nghiệp vận chuyển trong thời gian qua tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.

- Về ô tô chuyên dụng: Hiện các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển của Hà Nội có khoảng 1100 đầu xe từ 4 đến 45 chỗ ngồi đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ khách.

- Phương tiện xích lô du lịch: Hiện trên địa bàn có khoảng 300 xe xích lô đủ điều kiện hoạt động vận chuyển khách du lịch.

- Phương tiện vận tải thủy: Hiện có 2 doanh nghiệp chuyên kinh doanh vận chuyển khách du lịch đường thủy.

- Phương tiện đường sắt: Bên cạnh hệ thống vận tải của ngành đường sắt Việt Nam đều có các toa chất lượng cao phục vụ khách du lịch, hiện nay Công ty CP vận tải và TM đường sắt và Công ty TNHH Liên Việt chuyên vận chuyển khách du lịch chất lượng cao chặng Hà Nội - Lào Cai, phục vụ khách du lịch Sapa.

- Hướng dẫn viên du lịch: Tính đến nay Hà Nội đã cấp 1.535 thẻ Hướng dẫn viên du lịch, trong đó có: 995 thẻ không thời hạn và 540 thẻ tạm thời (55% Tiếng Anh, 12% Tiếng Pháp, 11% Tiếng Trung…)

2.2.4.3. Cơ sở lưu trú du lịch


Tính đến hết năm 2009 trên địa bàn Hà Nội có 797 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 213 khách sạn đã xếp hạng, với 9 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 21 khách sạn 3 sao, 99 khách sạn 2 sao, 66 khách sạn 1 sao và 12 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Khối khách sạn liên doanh có 14 đơn vị, khối khách sạn 100% vốn đầu tư nước ngoài có 05 đơn vị. Địa bàn tập trung nhiều khách sạn nhất là quận Hoàn Kiếm chiếm 33%.

Bảng 2.4: Thống kê cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội


Đơn vị tính: Cơ sở lưu trú


STT

HẠNG

SAO

SỐ

KS

% KS

%

CSLT

SỐ

PHÒNG

% KS

%

CSLT

1

5 sao

9

4,23%

1,13%

2830

28,39%

17,61%

2

4 sao

6

2,82%

0,75%

1141

11,45%

7,10%

3

3 sao

21

9,86%

2,63%

1820

18,26%

11,33%

4

2 sao

100

46,95%

12,55%

3013

30,23%

18,75%

5

1 sao

65

30,52%

8,16%

1023

10,26%

6,37%

6

TCTT

12

5,63%

1,51%

141

1,41%

0,88%

7

Tổng số KS

213

100%


9.968

100%



CSLT

chưa xếp hạng


584



73,27%


6102



37,97%


Tổng số

CSLT

797


100%

16.070


100%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú những năm qua tăng trưởng không ổn định. Năm 2007 và đầu năm 2008 tình hình kinh tế thuận lợi, khách quốc tế tăng mạnh, công suất sử dụng buồng phòng đặc biệt là tại khách sạn cao sao ở Hà Nội rất cao, năm 2007 đạt 75,6%, trong đó khối khách sạn cao sao đạt 80%.


Tuy nhiên từ cuối năm 2008 và sang năm 2009, tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội nhất là năm 2009 gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch cúm A/H1N1, công xuất buồng phòng và giá dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm 2008.

Trong năm 2009, tình hình kinh tế toàn cầu chưa thật sự hồi phục nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội vẫn thấp. Theo số liệu thống kế lượng khách du lịch quốc tế tới Hà Nội đạt 1.050.000 lượt khách giảm trên 20% so với năm 2008.

2.2.4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá

Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều khu điểm du lịch đặc sắc phục vụ khách. Hà Nội hiện có 3 khu du lịch sinh thái chất lượng phục vụ tương đối tốt là Tản Đà, Thiên Sơn - Suối Ngà và Thác Đa. Trong năm 2009, có thêm 01 khu du lịch có quy mô khá lớn đi vào hoạt động là Thiên đường Bảo Sơn (Hoài Đức), điện tích 20 ha.

Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Thư viện Quốc gia, các bảo tàng lớn như: Bảo tàng lịch sử, Cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân Đội, bảo tàng địa chất, Phụ nữ, Dân tộc học; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.

Một số khu vui chơi giải trí như công viên nước Hồ Tây, hệ thống công viên cây xanh như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công viên Đống Đa… có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí song chủ yếu phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân thành phố.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí Hà Nội còn chưa nhiều, phân bố chưa hợp lý trên địa bàn, quy mô nhỏ lẻ, loại hình hoạt động và sản phẩm vui chơi giải trí đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa cao. Các khu du lịch vui chơi giải trí tổng hợp quy mô lớn phần lớn đang ở trong giai đoạn đầu tư, xây dựng. Những bất cập trên là một trong những lý do khiến số ngày lưu trú khách du lịch còn thấp.

2.2.4.5. Về cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực


Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực phát triển phong phú và ngày càng tiện nghi như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar và các cơ sở dịch vụ khác được xây dựng riêng. Các đối tượng du khách đến từ các quốc gia trên thế giới, các địa phương trong cả nước với thị hiếu và khẩu vị ăn khác nhau đều được phục vụ với nhiều loại sản phẩm ẩm thực dân tộc và quốc tế. Bên cạnh đó các loại hình cơ sở ăn uống mới như nhà hàng ăn nhanh bắt đầu hoạt động tại các trung tâm dịch vụ, thương mại, tăng tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ ẩm thực Hà Nội. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội.

Hoạt động du lịch ẩm thực của Hà Nội đã được phát triển khá mạnh, tính xã hội hoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực thế giới và khu vực.

Tuy nhiên hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu quy hoạch, vị trí phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

2.2.4.6. Các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan

Mua sắm là hoạt động quan trọng của du lịch đô thị, mục tiêu quan trọng của du khách hiện nay đi du lịch đến các Thành phố. Hà Nội có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động dịch vụ mua sắm với hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị đang hình thành; một số đường phố thuộc khu phố cổ Hà Nội được cải tạo, nâng cấp thành các tuyến đi bộ, mua sắm đang là những điểm đến du lịch hấp dẫn, tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho du lịch Thủ đô.

Hà Nội còn có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thông như đồ gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức các dịch vụ bán đồ lưu niệm, mua sắm hàng lưu niệm được quan tâm triển khai đầu tư gắn với việc bảo tồn nâng cấp các


làng nghề truyền thống như làng gốm, làng dệt và các làng nghề khác thành những điểm du lịch thu hút khách tham quan mua sắm.

Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, thiếu quy hoạch, nhiều tuyến phố mua sắm các hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, có quy mô nhỏ, nội dung dịch vụ, hàng hoá chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm.

2.2.5. Các loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu du lịch của Hà Nội

2.2.5.1. Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng

Hà Nội là địa phương có số lượng di tích, lịch sử danh thắng lớn nhất cả nước. Toàn thành phố có khoảng 5.100 di tích các loại gắn liền với nhiều lễ hội và các hoạt động văn hóa dân gian mang đậm chất truyền thống dân tộc. Do đó du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng là loại hình du lịch được tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển và được khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế ưa chuộng khi đến Hà Nội.

2.2.5.2. Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực

Hà Nội có lợi thế so sánh rất rõ rệt để tổ chức loại hình du lịch này. Hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội có 1.264 làng có nghề, trong đó có 285 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống. Bước đầu đã hình thành một số tour du lịch để giới thiệu cho du khách những sản phẩm hấp dẫn, độc đáo.

2.2.5.3. Du lịch MICE

Với cơ sở vật chất hiện có, với kinh nghiệm tổ chức các hội nghị Quốc tế lớn như Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC…, Hà Nội là thành phố hàng đầu Việt Nam để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Các tiện nghi hội nghị, hội thảo của Hà Nội hiện nay có sức chứa tổng cộng khoảng trên 14.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các sự kiện từ vài trăm đến cả ngàn người/địa điểm. Tổng số phòng họp hội nghị trong các khách sạn là 97 phòng/6939 chỗ ngồi. Việc tổ chức các hội nghị với phòng họp có trang bị kỹ thuật, máy móc hiện đại, đồng bộ kết hợp với các tour du lịch ngắn ngày giúp khách dự hội nghị có thời gian thư giãn đang được các khách


sạn từ 3 sao trở lên, các hãng lữ hành quốc tế và Tổng công ty hàng không Việt Nam phối hợp xây dựng và quảng bá.

2.2.5.4. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần

Đây là loại hình du lịch phát triển khá mạnh ở địa bàn Hà Tây (cũ) do điều kiện tự nhiên thuận lợi. Những lợi thế phát triển du lịch của hệ thống núi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn… trong những năm qua nhiều khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và phát triển như: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long - Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà; Asean; Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà... góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách du lịch.

2.2.5.5. Du lịch tàu biển

Thời gian qua những hãng tàu biển du lịch nổi tiếng thế giới, trang bị rất hiện đại chuyên chở khách du lịch cao cấp vào các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Khách tàu biển vào Hạ Long hoặc Hải Phòng đều được bố trí đi thăm Hà Nội. Nếu làm tốt các chương trình du lịch ngắn ngày với dịch vụ phục vụ phong phú, đa dạng thì đây cũng là lượng khách du l ịch quốc tế đáng kể cho Hà Nội khi chiều hướng du lịch tàu biển vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

2.2.5.6. Du lịch mạo hiểm

Chương trình du lịch mạo hiểm khám phá núi rừng miền Bắc (vùng Đông Bắc, Tây Bắc), kết hợp thể thao bằng nhiều phương tiện (như Red Gouloa), leo đỉnh Phanxipăng (Lào Cai), chèo thuyền Kayak khám phá các hang động (Hạ Long), lặn biển, nhảy dù, bơi đường dài trên biển, mô tô - xe đạp xuyên Việt… đang được khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng; để xây dựng các chương trình này, đòi hỏi trang thiết bị hỗ trợ cần thiết, đội ngũ ứng cứu cơ động với những hướng dẫn viên giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, các thiết bị y tế, tin học hiện đại. Các công ty du lịch ở Hà Nội đã đầu tư từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để khảo sát,


nghiên cứu thị trường, mua sắm thuê mướn thiết bị... Toàn bộ vốn đầu tư là vốn tự có của doanh nghiệp, kết hợp với vốn của đối tác liên doanh nước ngoài.

2.2.6. Về nguồn nhân lực du lịch

Lực lượng tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng đông đảo. Tính đến hết năm 2009, lực lượng trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch có khoảng hơn 44.450 người, tập trung vào các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ phục vụ khách du lịch khác. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch có khoảng 90 người. Số lượng lao động xã hội của các ngành nghề khác sẽ gấp khoảng 2,5 lần số người trực tiếp nêu trên đang phục vụ trong các ngành dịch vụ liên quan đến khách du lịch như: hàng không, thương mại, giao thông, vận tải, bưu chính, viễn thông...

Phần lớn nhân viên các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và khách sạn lớn có trình độ đại học, sử dụng được ngoại ngữ và các thiết bị thông tin hiện đại như máy tính, kết nối Internet, trao đổi qua thư điện tử, trang Web... Đặc biệt các liên doanh có đội ngũ cán bộ trình độ cao, các doanh nghiệp nhà nước có tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lực lượng cán bộ ít và không ổn định. Có 1.535 hướng dẫn viên được cấp thẻ có thể sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ.

Bảng 2.5: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Hà Nội


Đơn vị: Người



STT


Chỉ tiêu

Số liệu

2005

2006

2007

2008

2009

1

Tổng số lao động du lịch

28370

32700

37450

42900

44.450


Phân theo trình độ đào tạo






2

Trình độ trên đại học

397

458

524

601

610

3

Trình độ đại học, cao đẳng

5958

6868

7866

9020

9050

4

Trình độ trung cấp

7945

9157

10487

12026

12.100

5

Trình độ sơ cấp

2979

3434

3933

4510

4.600

6

Trình độ dưới sơ cấp (qua

2582

2976

3408

3908





đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn)






4.000


Phân theo loại lao động







7

Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch


70


73


77


80


80


8

Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp

trưởng, phó phòng trở lên)


8512


9811


11236


12885


12.900


9

Lao động nghiệp vụ






1- Lễ tân

1419

1635

1873

2148


2-Phục vụ buồng

4256

4905

5618

6443


3-Phục vụ bàn, bar

5675

6541

7491

8590


4-Đầu bếp

3405

3924

4495

5154



5-Hướng dẫn viên

Thẻ HDV quốc tế

1191

1286

1389


1500

1.535

Thẻ HDV nội địa






Thẻ Thuyết minh

viên






6-Nhân viên lữ hành

2526

3061

3457

3950


7-Nhân viên khác

5037

5813

6665

7651



Phân theo ngành nghề kinh doanh






10

Khách sạn, nhà hàng

15123

17391

20000

23000

23450

11

Lữ hành, vận chuyển du lịch

3717

4347

4846

5450

6000

12

Dịch vụ khác

9534

10964

12609

14500

15.000

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

2.2.7. Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch

2.2.7.1. Tuyên truyền quốc tế

Xác định rõ thị trường mục tiêu là Tây Âu, Nhật, Trung Quốc, Bắc Mỹ và ASEAN, ngành du lịch đã tích cực in ấn các ấn phẩm, chương trình du lịch, tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế ở Đức, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022