Tạo Lập Và Thúc Đẩy Nhu Cầu Sản Phẩm, Dịch Vụ Hàng Hóa Công Nghệ Cao Trên Thị Trường Công Nghệ Cao


quản lý nhân lực KHCN từ mô hình quản lý hành chính sang mô hình quản lý theo sản phẩm đầu ra. Phương thức quản lý theo sản phẩm đầu ra dựa trên các tiêu chí định lượng rò ràng về sản phẩm đầu ra và trên sự tự giác, tự chịu trách nhiệm. Lương và lợi ích của nhà khoa học được xác định trên cơ sở kết quả của sản phẩm đầu ra, tránh được tình trạng cào bằng trong nghiên cứu khoa học.

Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho nghiên cứu của các nhà khoa học. Môi trường này phải đảm bảo nguyên tắc tự do tư tưởng, tự do sáng tạo và phát triển.

Xây dựng văn hoá nghiên cứu, sáng tạo trong các tổ chức KHCN. Để xây dựng được văn hoá này, bản thân các nhà lãnh đạo tổ chức KHCN là tấm gương sáng về tinh thần nghiên cứu, sáng tạo, luôn tôn trọng và khích lệ kết quả nghiên cứu, sáng tạo của các nhà khoa học, đồng thời lãnh đạo các tổ chức KHCN đưa ra được tầm nhìn và tư duy chiến lược phát triển đơn vị mình là phải dựa trên nghiên cứu, sáng tạo và làm cho mọi cán bộ trong tổ chức hiểu và cam kết thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của tổ chức KHCN.

Bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KHCN cũng cần phải bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ này để tiếp cận tới trình độ quốc tế theo các nội dung cụ thể sau đây:

Có chính sách đào tạo mới, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực tiễn đối với đội ngũ cán bộ là chuyên gia, kỹ thuật viên; từ đó hình thành được đội ngũ cán bộ nòng cốt có trình độ cao; các chuyên gia, nhà khoa học giỏi và chính đội ngũ này sẽ là đầu tàu dẫn dắt, định hướng phát triển lĩnh vực thị trường công nghệ theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thị trường công nghệ cần có tác phong làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và trách nhiệm cao với nghê. Nêu các nhà khoa học được quan tâm, đầu tư đào tạo bôi dưỡng và được trả lương tương xứng với sự đóng góp sẽ là cơ sở quan trọng trong việc tạo nguồn cung công nghệ cho thị trường công nghệ. Mặt khác, khi trình độ chuyên môn cao, họ sẽ đóng góp đáng kể vào việc thâm định, đánh giá chât lượng và giá cả các sản


phẩm công nghệ trong quá trình CGCN vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài.

Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo lại cán bộ KHCN ở nước ngoài, trong đó chú trọng việc đi đào tạo ở các nước có tiềm lực CNC mạnh. Hình thức đào tạo là cử đi nghiên cứu, học tập hoặc là hợp tác nghiên cứu với các viện, các trung tâm nghiên cứu quốc tế. Việc này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ CNC của Việt Nam tiếp thu được những tri thức, công nghệ của nước ngoài, làm quen với môi trường quốc tế và cải thiện trình độ ngoại ngữ. Đối tượng đào tạo tập trung vào đội ngũ cán bộ KHCN đầu ngành, nhất là đội ngũ cán bộ KHCN thuộc các lĩnh vực CNC và đội ngũ cán bộ trẻ có tiềm năng.

Thứ hai, nâng cao năng lực ứng dụng thực tiễn thông qua việc giao cho các tổ chức KHCN quyền khai thác thương mại các sản phẩm CNC được nhà nước tài trợ kinh phí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đối với những đề tài, dự án KHCN do nhà nước tài trợ kinh phí, thu nhập được tạo ra từ việc chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ giao cho đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đê tài, dự án đó quản lý và tự phân phối theo một tỷ lệ nhất định nhằm khuyến khích chuyển hoá kết quả nghiên cứu CNC vào thực tiễn. Đối với những công nghệ do các nhà khoa học tự thực hiện nhưng có sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm của tổ chức KHCN thì toàn bộ thu nhập thu dược từ việc CGCN sẽ thuộc về nhà khoa học và nhà khoa học sẽ trả phí sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm của tổ chức KHCN.

Hiện nay, các tổ chức CNC ở Việt Nam chủ yếu là các tổ chức KHCN công lập với bất cập lớn nhất là năng lực nghiên cứu KHCN còn có điểm hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu HNKTQT, do vậy, để phát triển các tổ chức KHCN nhà nước không nên đầu tư dàn trải mà tập trung đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp một số tổ chức KHCN hiện có thành những tổ chức nghiên cứu trọng điểm, đạt trình độ quốc tế để làm đầu tàu trong việc HNKTQT. Tổ chức KHCN trình độ quốc tế được xây dựng trên các nội dung như sau:

Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam - 19


Một là, nguồn đầu tư và kinh phí xây dựng. Vì tổ chức KHCN đạt trình độ quốc tế cần có yêu cầu cao về nhân lực, cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm nên kinh phí dầu tư cho các tổ chức này là rất lớn, lâu dài và có độ rủi ro nhất định. Do vậy, nguồn kinh phí để đầu tư cho các tổ chức này nên được đa dạng hoá, trước mắt là từ nguồn ngân sách nhà nước và các khoản vay do nhà nước bảo lãnh. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho đầu tư từ khu vực doanh nghiệp và khu vực tư nhân, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Hai là, hướng và lĩnh vực nghiên cứu các tổ chức KHCN tập trung vào các ngành CNC, công nghệ mũi nhọn được nhà nước ưu tiên phát triển. Việc lựa chọn hướng nghiên cứu sẽ căn cứ vào thế mạnh của tổ chức như về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị,... trong đó, quan trọng nhất là đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, đạt chuẩn trình độ quốc tế.

Ba là, cơ cấu tổ chức, từng bước điều chỉnh cơ cấu tổ chức KHCN theo hướng nhỏ gọn, trong đó nòng cốt là các nhóm nghiên cứu trình độ quốc tế. Trưởng nhóm nghiên cứu được toàn quyền trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và thành viên của nhóm. Các nhà khoa học gắn kết với tổ chức thông qua các hợp đồng lao động có thời hạn nhất định.

4.2.3. Tạo lập và thúc đẩy nhu cầu sản phẩm, dịch vụ hàng hóa công nghệ cao trên thị trường công nghệ cao

Cầu về sản phẩm, dịch vụ hàng hóa CNC là toàn bộ nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ CNC của các chủ thể trong nền kinh tế. Trên TTCN, người có nhu cầu sử dụng công nghệ cũng hết sức phong phú, đa dạng. Họ có thể là Nhà nước, các cá nhân, DN hoặc các tổ chức KHCN hoặc các tổ chức tư nhân trong nước và nước ngoài. Nhu cầu này được biểu hiện bao gồm cả số lượng và chất lượng, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ CNC. Để phát triển TTCNC thì một trong những giải pháp cơ bản là thực hiện tốt việc tạo lập và thúc đẩy nhu cầu sản phẩm, dịch vụ CNC trên thị trường. Trong thời gian qua, nguồn cung trên TTCNC ở nước ta đang có xu hướng tăng đều qua các năm, góp phần nâng cao chất lượng phát triển sản phẩm và dịch vụ sản phẩm, dịch vụ CNC trên thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ CNC của các chủ thể như


Nhà nước, các tổ chức KHCN và các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được mức tăng nhanh chóng của nguồn cung hàng hóa này. Do vậy, thúc đẩy nhu cầu sản phẩm, dịch vụ CNC trên thị trường là một trong những giải pháp cơ bản, quan trọng để phát triển TTCNC ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện tốt các nội dung cơ bản như sau:

4.2.3.1. Nâng cao khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, xây dựng mục tiêu phát triển và chiến lược kinh doanh dài hạn dựa trên đổi mới công nghệ.

Trong xu thế cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa mục tiêu đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tham gia chuỗi giá trị của mạng lưới sản xuất quốc tế vào chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.

Để chiến lược này mang tính khả thi, doanh nghiệp phải nắm bắt được các xu hướng phát triển CNC liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình, hiểu kỹ môi trường kinh doanh và nắm bắt được xu thế vận động của TTCNC trong nước cũng như quốc tế, đồng thời phải nắm rò thực trạng năng lực cạnh tranh của mình như năng lực vốn, năng lực công nghệ, đội ngũ nhân lực...

Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế

Đối với Việt Nam, nguồn lực KH&CN nói chung và thị trường công nghệ nói riêng vừa yếu vừa thiếu, thực sự chưa quan tâm cho nhân tố con người: Vì thế, trong thời gian tới cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực cho thị trường công nghệ theo hướng đảm bảo cả vê chât và về lượng ở các vị trí công tác đảm nhiệm, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thị trường công nghệ cần có am hiểu sâu về KH&CN.

Để phát huy lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh HNKTQT, trước hết doanh nghiệp cần nhận thức rò vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực theo chuẩn quốc tế để từ đó có biện pháp về đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Để thực hiện việc này, doanh nghiệp cần phải:


Có chiến lược và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật và quản lý cho doanh nghiệp trong bối cảnh HNKTQT. Chiến lược và kế hoạch này phải gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Có khoản đầu tư thích đáng cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực.

Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo để đặt hàng và chủ động xây dựng các chương trình đào tạo về quản lý công nghệ, về HNKTQT cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Tranh thủ các khoản hỗ trợ của nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của doanh nghiệp. Thông báo sớm về nhu cầu nhân lực cần được đào tạo, nhu cầu tuyển dụng cho các cơ sở đào tạo để họ có kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Có chính sách giữ chân và thu hút đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi một cách hợp lý thông qua chính sách lương, thưởng, đãi ngộ và chính sách phát triển. Để thu hút và giữ chân đội ngũ này, doanh nghiệp nên chú trọng việc tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo ra môi trường cho đội ngũ này ứng dụng những điều đã học vào nơi làm việc và tạo con đường phát triển nghề nghiệp cho họ lâu dài. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên có chính sách thoả đáng trong việc thưởng về vật chất và tinh thần để khuyến khích và thu hút đội ngũ nhân lực giỏi về làm việc cho doanh nghiệp.

Thứ ba, thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường KHCN khu vực và thế giới, chú trọng việc sử dụng công tác tư vấn CGCN từ bên ngoài

Trong bối cảnh HNKTQT, doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để lựa chọn công nghệ từ bên ngoài, đặc biệt là từ các đổi tác nước ngoài. Do vậy, để tận dụng những cơ hội tốt do quá trình HNKTQT mang lại, doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt thông tin về công nghệ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình trong khu vực và trên thế giới. Việc nắm bắt này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nắm được tình hình phát triển công nghệ để nhận biết, đánh giá, lựa chọn công nghệ phù hợp nhằm đầu tư có hiệu quả, đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu của doanh nghiệp khi có nhu cầu đổi mới công nghệ.


Việc nắm bắt các thông tin sẽ do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian, môi giới, các trung tâm thông tin công nghệ, trung tâm xúc tiến thương mại của nhà nước như các hình thức tham gia hội chợ, triển lãm công nghệ, thiết bị, cử đoàn cán bộ đi khảo sát, nghiên cứu ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, do hạn chế về năng lực, đặc biệt là do sự biến động khó lường của thị trường KHCN khu vực và thế giới nên doanh nghiệp rất khó có khả năng lựa chọn được phương án CGCN tối ưu. Do vậy, doanh nghiệp không nên tự mình lựa chọn mà nên sử dụng các tổ chức trung gian, môi giới hoặc là chuyên gia tư vấn CGCN, các tổ chức này sẽ giúp doanh nghiệp theo dòi xu hướng phát triển và tình hình liên quan đến công nghệ để giúp doanh nghiệp tìm được công nghệ thích hợp và hiệu quả nhất, tránh được các rủi ro có thể gặp phải.

Thứ tư, nâng cao khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn đổi mới công nghệ của các tổ chức tín dụng.

Để đổi mới công nghệ doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

Tăng cường tính khả thi, hiệu quả của dự án đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ xây dựng dự án. Chú trọng các hoạt động dịch vụ tư vấn xây dựng dự án, đặc biệt là tư vấn của ngân hàng. Các dự án và phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là cơ sở quan trọng cho quyết định vay vốn của ngân hàng, đồng thời, doanh nghiệp nên sử dụng tư vấn của ngân hàng, vì điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng tìm hiểu các nguồn thông tin thực tế của doanh nghiệp, từ đó dễ đưa ra các quyết định cho vay vốn.

Nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ hiệu quả, tổ chức hệ thống thông tin trung thực, khách quan và minh bạch, từ đó giúp cho các tổ chức tín dụng dễ dàng thẩm định năng lực của doanh nghiệp để cho vay vốn.


Sử dụng vốn vay ngân hàng hiệu quả, đúng mục đích, đối tượng, phối hợp với các tổ chức tín dụng để tuân thủ nghiêm ngặt các chế tài về tín dụng trước, trong và sau khi vay vốn.

4.2.3.2. Thúc đẩy nhu cầu và nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp

Triển khai thực hiện cơ chế đối tác công tư, liên kết tổ chức KHCN với doanh nghiệp để thúc đẩy CGCN và thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các các doanh nghiệp có điều kiện thành lập tổ chức R&D.

Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên kết với doanh nghiệp trong nước trong chuỗi cung ứng sản phẩm và các tổ chức KHCN công lập thực hiện việc tìm kiếm, lựa chọn và khai thác công nghệ khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ nhập khẩu li xăng và bí quyết công nghệ để nhanh chóng nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.

Lồng ghép các nhu cầu của thị trường KHCN trong việc triển khai thực hiện các chương trình KHCN quốc gia để tăng nhanh số lượng sản phẩm, sản phẩm, dịch vụ CNC sản xuất trong nước được giao dịch trên TTCNC.

Tăng cường các dịch vụ tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu, tìm kiếm, lựa chọn, thương thảo, ký kết hợp đồng CGCN từ các nguồn trong nước và nước ngoài.

Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về các rào cản kỹ thuật và chính sách bảo hộ thương mại tại các thị trường có liên quan đến hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam.

4.2.3.3. Tăng cường nhu cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao từ phía Nhà nước và nhu cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao từ phía cá nhân

Để thực hiện chức năng của mình, nhà nước sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để trực tiếp triển khai hoặc là tài trợ cho các chủ thể khác triển khai thực hiện các hoạt động KHCN

Nhà nước cần hàng hóa công nghệ để vận hành bộ máy Nhà nước được hiệu quả; cung cấp ưu đãi hoặc miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng chính sách, hoặc cho toàn bộ cộng đồng; giải quyết những vấn đề công ích phát sinh từ đời


sống, có ý nghĩa chiến lược, xã hội quan trọng. Cũng như doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu đối với hàng hóa KHCN của mình, Nhà nước có thể chọn giải pháp thị trường, tức là mua sản phẩm KHCN có sẵn, hoặc thuê dịch vụ KHCN để có được kết quả mong muốn. Mặc khác, Nhà nước có thể chọn giải pháp phi thị trường như tự tổ chức nghiên cứu để cung cấp hàng hóa KHCN mong muốn, cho tới nay tự làm vẫn là chủ yếu, nhưng xu thế chuyển sang thị trường đã bắt đầu xuất hiện, đây là yếu tố quan trọng để phát triển thị trường KHCN.

Việc sử dụng nguồn kinh phí này trên cơ sở các mục tiêu, định hướng và quy hoạch chiến lược của Nhà nước. Do vậy, việc đánh giá cầu sản phẩm, dịch vụ CNC của nhà nước được đánh giá thông qua tính hiệu quả trong đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho hoạt động KHCN

Nhu cầu của cá nhân đối với tri thức KHCN cũng rất lớn. Cá nhân có thể thỏa mãn nhu cầu này thông qua việc đọc, nghe, hoặc xem các ấn phẩm KHCN thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Cá nhân cũng có thể tham gia các lớp học bồi dưỡng kiến thức chính thức cũng như không chính thức, hoặc tìm kiếm tư vấn từ các tổ chức, cá nhân thích hợp. Có thể nói thị trường hàng hóa công nghệ phục vụ nhu cầu cá nhân là rất lớn và ngày càng phát triển. Khác với doanh nghiệp và Nhà nước, việc đáp ứng nhu cầu tri thức KHCN của cá nhân thông qua đọc, nghe, hoặc xem các ấn phẩm KHCN thường phải thông qua các trung gian, do đó vấn đề bản quyền tác giả là quan trọng để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa KHCN từ phía cá nhân.

4.2.4. Đẩy mạnh phát triển các tổ chức trung gian môi giới trên thị trường công nghệ cao

Hình thành và phát triển tổ chức trung gian của TTCNC có vai trò đầu mối trong mạng lưới và cung cấp các dịch vụ công có tính hệ thống, hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian thực hiện các dịch vụ môi giới có giá trị gia tăng cao cho các doanh nghiệp. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của tổ chức trung gian của TTCNC đang hoạt động, nâng cao hiệu quả của các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, kết nối cung - cầu công nghệ, đáp ứng yêu cầu giảm thiểu chi phí giao dịch và minh bạch các thông tin về hàng hóa và dịch vụ

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí