Hạn Chế Trong Công Tác Tổ Chức Và Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu


2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN‌

2.4.1. Kết quả đạt được


Cùng với sự đi lên của ngành rau quả Việt Nam, TCT Rau quả, nông sản đã dần dần từng bước đi lên và ngày càng lớn mạnh. TCT đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả.

Kim ngạch xuất khẩu qua các năm đều tăng cả về số lượng và giá trị, đặc biệt là trong 5 năm gần đây 2002-2006, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 24,5 triệu USD lên 75,3 triệu USD. Đáng chú ý là năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của TCT đạt 76,1 triệu USD, chiếm tới 32,3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Để có được sự tăng trưởng trên về kim ngạch xuất khẩu, sản xuất rau quả đã phát triển cả về diện tích và năng suất. Nhiều giống cây trồng có năng suất chất lượng cao đã được trồng đại trà. Công nghệ chế biến đã có bước tiến toàn diện cả về thiết bị quy trình công nghệ, quản lý kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng trong nước và quốc tế.

Về thị trường xuất khẩu, TCT không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, TCT đã có quan hệ thương mại với 58 thị trường trên thế giới, bước đầu thâm nhập được vào những thị trường khó tình như Mỹ, Nhật, EU. Bên cạnh đó, TCT đã có những chiến lược đúng đắn phù hợp với yêu cầu của thị trường để giữ vững những thị trường truyền thống như Nga, Trung Quốc…

Về nguồn hàng cho xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu: Là một TCT đầu ngành của cả nước về xuất khẩu rau quả với quy mô lớn, TCT Rau quả, nông sản có các đơn vị trực thuộc trải đều trên cả nước. TCT đã quan tâm đúng mức tới việc xây dựng nguồn hàng, chủ động kết hợp với các địa phương để có được nguồn hàng ổn định. Do đó, nguồn hàng của TCT rất phong phú, đa


dạng, đáp ứng được nhu cầu về chủng loại, số lượng hàng hoá cho xuất khẩu. TCT đã duy trì và phát triển mạnh ngành hàng truyền thống là rau quả, đa dạng hoá mặt hàng, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Một số mặt hàng đã tạo uy tín và khả năng duy trì để trở thành mặt hàng chủ lực như: Vải hộp, măng hộp xuất khẩu sang Nhật; Hồi xuất khẩu sang Singapore; Dứa hộp các loại xuất khẩu sang Mỹ, EU. Mặt khác, chất lượng mặt hàng rau quả xuất khẩu cũng từng bước được nâng cao do TCT đã chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm, thực hiện theo tiêu chuẩn ISO, HACCP. Năm 2006, TCT đã nâng số đơn vị thực hiện theo đúng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và hệ thống HACCP lên 15 đơn vị. TCT đã hỗ trợ việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp đỡ kỹ thuật tại các đơn vị. Nhờ vậy, chất lượng rau quả xuất khẩu đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Với kết quả đạt được, TCT chứng tỏ vai trò chủ đạo trong ngành rau quả Việt Nam, không những thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến phát triển mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Có được những thành tựu như trên là nhờ TCT không ngừng nỗ lực, cố gắng trong sản xuất, kinh doanh mà quan trọng nhất là sự đoàn kết, nhất trí cao của đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao từ cấp lãnh đạo đến từng nhân viên. Điều đó đã khích lệ tinh thần, lòng nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu trong công việc vì sự phát triển của TCT. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của Nhà nước trong việc định hướng và đầu tư vốn cho TCT.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 8

2.4.2.1. Sức cạnh tranh của rau quả xuất khẩu còn yếu


Về sản phẩm xuất khẩu, sức cạnh tranh của rau quả xuất khẩu của TCT còn yếu. Hiện tại đây là hạn chế lớn nhất của rau quả xuất khẩu của nước ta.


Sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu về chất lượng, số lượng, giá cả. Trên thực tế rau quả của ta kém khả năng cạnh tranh về các mặt trên thị trường quốc tế. Về chất lượng, một số sản phẩm rau quả xuất khẩu không đạt yêu cầu về độ đồng đều của sản phẩm, về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với rau xuất khẩu chất độc hại tồn đọng trong rau vượt quá tỷ lệ cho phép, mẫu mã bao bì sản phẩm không đáp ứng kịp thị hiếu khách hàng. Các lô hàng xuất thường nhỏ lẻ. Giá rau quả xuất khẩu của ta đôi khi lại cao. So sánh giá dứa xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan cho thấy, giá dứa của Thái Lan thấp hơn nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của nước ta.

Nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh về chất lượng, số lượng, giá cả rau quả xuất khẩu của TCT là do những tồn tại ngay từ trong khâu sản xuất:

Trước hết về sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu, vùng nguyên liệu chưa thực sự ổn định như kế hoạch xây dựng nguồn hàng của TCT, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Tốc độ phát triển vùng nguyên liệu chưa tương xứng với yêu cầu của các dây chuyền chế biến, thậm chí còn nhiều chồng chéo trong khâu xây dựng và tạo vùng nguyên liệu. Trong khi TCT Rau quả Nông sản đã phải tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu và tạo vùng nguyên liệu, đến khi vùng nguyên liệu đã tạm đi vào ổn định thì ngay lập tức chính địa phương đó lại xây dựng thêm nhà máy chế biến rau quả. Tình trạng này dẫn đến nhiều nhà máy chế biến luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu, do đó công suất chế biến thấp, chỉ đạt 30-40%, cá biệt như nhà máy cà chua Hải Phòng chỉ đạt 10-12% công suất. Mặt khác, tốc độ đổi mới cơ cấu giống còn chậm, giống cũ thoái hoá nhiều, công tác nghiên cứu khoa học còn chưa được chú ý, chưa có hệ thống sản xuất giống rau quả chất lượng tốt để cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Hơn nữa, các vùng sản xuất rau quả chưa đi vào chuyên canh và sản xuất một cách quy mô, đó cũng là một


nguyên nhân khiến chất lượng sản phẩm không đồng đều, sản lượng chưa ổn định, gây khó khăn cho quá trình chế biến tiếp theo.

Về sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu hiệu quả còn rất thấp. Các trang thiết bị tuy đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, vẫn còn rất nhiều máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu; một số nhà máy sản xuất chế biến chưa kịp đổi mới; đồng thời sự đầu tư trong công tác bảo quản hàng rau quả xuất khẩu còn yếu kém nên chất lượng sản phẩm sản xuất ra chưa cao, mẫu mã chưa phù hợp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. Đồng thời, do giá cả nguyên liệu quá cao nên giá bán của sản phẩm trên thị trường kém sức cạnh tranh. Hơn nữa, do đặc điểm của ngành hàng nông nghiệp nói chung và ngành kinh doanh rau quả nói riêng là rất phức tạp, thời gian tạo ra sản phẩm lâu, lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, mùa vụ, vì thế chi phí chế biến tăng lên và đẩy mạnh giá thành sản phẩm lên cao.

2.4.2.2. Hạn chế trong công tác tổ chức và phát triển thị trường xuất khẩu


Tuy công tác nghiên cứu, dự báo tìm kiếm thị trường được Tổng công ty quan tâm, song vẫn còn hạn chế. Hoạt động thăm dò, tìm kiếm, nghiên cứu thị trường còn nhiều kẽ hở, yếu kém, chưa được chú ý khắc phục nên đã gây một số khó khăn khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Cụ thể là TCT đã quan tâm tới công tác xúc tiến bán hàng nhưng lại chưa chú ý nhiều đến hiệu quả của các phương thức mà mình sử dụng. Chính bởi còn yếu kém trong công tác nghiên cứu, dự báo, xúc tiến thương mại nên TCT đã thiếu thông tin về thị trường, các quyết định đưa ra liên quan đến sản xuất, xuất khẩu còn nhiều lúng túng.

Các hoạt động giao tiếp khuyếch trương chưa được đầu tư một cách thích đáng, hoạt động marketing còn diễn ra rời rạc, chưa đúng mức; sự vận dụng các công cụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng còn diễn


ra đơn điệu, do đó hiệu quả của việc tuyên truyền chưa cao, dẫn tới ảnh hưởng gần đến kết quả kinh doanh, kế hoạch marketing của TCT.

Việc mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế cũng do thiếu người, thiếu vốn, mặt khác TCT còn rất ít kinh nghiệm trên thị trường quốc tế và còn phải cạnh tranh gay gắt với hàng của nhiều quốc gia khác. Nhìn chung thị trường xuất khẩu rau quả của TCT thường tập trung phần lớn ở Châu Á và rất bấp bênh, do tình hình kinh tế khu vực và thế giới không ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xuất khẩu của nước ta nói chung và của TCT nói riêng; giá cả mặt hàng rau quả trên thế giới giảm, sức mua của các thị trường đối với mặt hàng này cũng giảm. Thêm vào đó, thị trường rau quả lớn nhất của TCT là Liên Xô cũ đã tan rã, thị trường Nga nay chưa thể khôi phục ngay được. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thị trường mới mẻ đối với TCT, thậm chí có những thị trường còn trong giai đoạn khám phá, vừa nghiên cứu, vừa xuất khẩu.

2.4.2.3. Hạn chế về năng lực tài chính và trình độ đội ngũ cán bộ


Sự hạn chế về tài chính, nghiệp vụ, tổ chức của đội ngũ cán bộ trong các đơn vị thành viên cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Các doanh nghiệp thành viên đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính nhỏ bé, thiếu vốn để thay đổi giống cây trồng, thiếu vốn để đầu tư mua mới trang thiết bị. Thông thường vốn lưu động của TCT chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu kinh doanh, phải vay ngân hàng với lãi suất cao, do đó đẩy chi phí tăng lên, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cấp vốn và cho vay vốn của Nhà nước còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian của chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

Năng lực lao động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả còn hạn chế cả về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế và kiến thức hội nhập.


Bên cạnh đó, năng lực tổ chức sản xuất và kinh doanh xuất khẩu rau quả còn yếu kém. Các doanh nghiệp thành viên của TCT phân tán khắp nơi trong cả nước song vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên để phát huy sức mạnh chung. Hơn nữa, việc liên doanh liên kết với nước ngoài cũng không thể giải quyết được hết các vấn đề vì đó không phải là nội lực của công ty. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Tóm lại, trong công tác kinh doanh xuất khẩu rau quả, Tổng công ty Rau quả, nông sản đã đạt được một số thành tựu đáng kể, song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế . Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đồng thời đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả, TCT nhất thiết cần phải có những giải pháp cụ thể.


CHƯƠNG 3‌


PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ


Kinh doanh rau quả xuất khẩu cần xuất phát từ nhu cầu của thị trường, lấy thị trường làm một trong những căn cứ chủ yếu xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh.

Quán triệt quan điểm này, cần làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu khách hàng, từ đó xác định được thị trường trọng điểm, ổn định với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Từ đó quay trở lại định hướng quy hoạch sản xuất, xây dựng các vùng rau quả chuyên canh XK, gắn với công nghệ sau thu hoạch.

Thúc đẩy xuất rau quả trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu.

Quán triệt quan điểm này cần phải phân tích và tìm ra những sản phẩm rau quả có lợi thế trong lĩnh vực xuất khẩu, trên cơ sở vận dụng lý thuyết về lợi thế so sánh tìm ra sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả cao, có chi phí và giá thành thấp so với thế giới. Đồng thời, tập trung đầu tư cho các công đoạn của quá trình kinh doanh rau quả thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển xuất khẩu rau quả trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Quan điểm này đòi hỏi quá trình sản xuất - chế biến - tổ chức xuất khẩu rau quả cần chú ý ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học (ví dụ trong lĩnh vực tạo giống tốt), đồng thời đổi mới công nghệ và thiết bị công nghiệp chế biến,


bảo quản rau quả theo hướng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các loại rau quả xuất khẩu của nước ta trên thị trường thế giới.

Thúc đẩy xuất khẩu rau quả cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan.

Kinh doanh trong môi trường kinh tế thị trường, để thúc đẩy xuất khẩu rau quả đòi hỏi phải xuất phát từ động lực trực tiếp của người kinh doanh. Mặt kkác, nó cũng phụ thuộc vào sự tác động từ các cơ quan quản lý vĩ mô thông qua hệ thống cơ chế - chính sách khuyến khích cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.‌

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ ĐẾN 2010 CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

3.2.1. Định hướng xuất khẩu rau quả


Quan điểm kinh doanh của Tổng công ty rau quả, nông sản là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2007- 2010. TCT đã đưa ra các định hướng:

Đối với nông nghiệp và công nghiệp: Đẩy mạnh tốc độ phát triển vùng nguyên liệu, từng bước khắc phục những mặt mất cân đối như vốn, trình độ quản lý… để nhanh chóng đạt được công suất tối đa của các dây chuyền công nghiệp.

Đẩy mạnh đầu tư mới theo nguyên tắc đảm bảo cân đối đồng bộ các điều kiện tối thiểu (về nguyên liệu, vốn, cán bộ…) trên cơ sở xác định, định hướng lâu dài để tiến hành đầu tư đến đâu phát huy hiệu quả đến đấy, đầu tư bước trước phải làm nền và tạo đà cho đầu tư bước sau thuận lợi và hiệu quả hơn. Từ nay đến năm 2010 lấy quy mô vừa và nhỏ là chính.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí