Hạn Chế Sản Xuất, Phân Phối Hàng Hoá, Dịch Vụ, Giới Hạn Thị Trường, Cản Trở Sự Phát Triển Kỹ Thuật, Công Nghệ Gây Thiệt Hại Cho Khách Hàng

Thứ nhất, hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng: Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ- CP, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường liên quan khi mua hàng hóa, dịch vụ đã áp đặt giá mua tại cùng thị trường liên quan thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ không kém hơn trước; và không có khủng hoảng kinh tế, thiên tại, địch họa [9]. Trong hành vi này, doanh nghiệp là người mua trong giao dịch với khách hàng. Doanh nghiệp thống lĩnh đã lợi dụng tình trạng bên cung cấp sản phẩm có vị thế yếu hơn để áp đặt giá mua thấp hơn giá thành. Theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, chỉ cần xác định được rằng đã có hiện tượng giá của sản phẩm bị người mua (vốn là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường) áp đặt thấp hơn giá thành sản xuất là có thể kết luận về hành vi vi phạm.

Thứ hai, hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hây thiệt hại cho khách hàng: Doanh nghiệp đã có hành vi tăng giá bán lẻ trung bình của hàng hóa trên thị trường liên quan đã tăng trong ít nhất 60 ngày liên tiếp quá 5% so với giá bán trước thời thời điểm tối thiểu đó. Sự tăng giá này có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần, nếu là nhiều lần thì mức tăng giá được xác định là tổng các mức giá vượt quá ngưỡng tối thiểu nói trên. Dựa vào khoản 2 Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì việc tăng giá bị coi là vi phạm khi mức cầu của hàng hóa, dịch vụ “không tăng đột biến vượt quá năng lực sản xuất hoặc công suất thiết kế của doanh nghiệp” [9]; hoặc “có biến động thị trường làm cho giá thành sản xuất của hàng hóa dịch vụ tăng quá 5% trong thời hạn 60 ngày liên tiếp” [9]. Đôi khi thị trường có những biến đổi phức tạp khiến giá cả các doanh nghiệp đưa ra buộc phải tăng, ví dụ giá xăng dầu tăng giá do biến động của thị trường thế giới... thì những trường hợp này doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh không bị xử lý hành vi tăng giá. Khi xác định việc tăng giá của doanh nghiệp thống lĩnh, cơ quan chức năng cần xác định lý do

giá tăng là do hành vi lạm dụng của doanh nghiệp thống lĩnh hay do điều kiện của thị trường. Nếu xác định được việc tăng giá là do hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thì doanh nghiệp sẽ bị áp dụng chế tài bởi với sức mạnh thị trường của mình, doanh nghiệp không còn bị chi phối bởi các quy luật của thị trường, và việc doanh nghiệp áp dụng các điều kiện bất lợi về giá như vậy cho khách hàng cần phải bị xử lý một cách nghiêm khắc.

Thứ ba, hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng: Đây là việc một nhà sản xuất (hay một nhà cung cấp) thỏa thuận với các nhà phân phối (hay các nhà bán lẻ) nhằm kiểm soát mức giá của sản phẩm mà các nhà phân phối-bán lẻ bán lại cho khách hàng sau khi mua sản phẩm đó từ nhà sản xuất (cung cấp). Theo Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì: “Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước” [9, Điều 27, Khoản 3]. Ấn định giá bán lại liên quan đến hai nhóm chủ thể kinh doanh hoạt động trên hai giai đoạn khác nhau của một chu trình kinh doanh: Giai đoạn sản xuất – cung cấp và giai đoạn phân phối – bán lẻ. Trong mối quan hệ giữa hai chủ thể này, nhà sản xuất – cung cấp đã có sự áp đặt về giá đối với người phân phối – bán lẻ, và cũng nhận được sự đồng ý của nhà phân phối – bán lẻ. Việc ấn định giá bán lại có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất vì họ có thể đảm bảo được sự ổn định về giá, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các nhà phân phối sản phẩm, ngăn chặn hành vi hạ giá bán để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh giữa các nhà phân phối. Chính vì vậy, hành vi này không phải vi phạm pháp luật cạnh tranh, mà chỉ khi nó thuộc về trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì mới bị xử lý.

Có nhiều cách thức ấn định giá bán lại, thường được xem xét dưới ba dạng chính: Ấn định giá bán lại tối thiểu, ấn định giá bán lại tối đa, và đưa ra

một mức giá cố định, mức giá gợi ý. Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, chỉ hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu mới bị coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, bởi trong việc đưa ra mức giá tối đa, thì các nhà phân phối vẫn có thể lựa chọn mức giá thấp hơn để tăng tính cạnh tranh đối với các đối thủ. Còn nếu doanh nghiệp đưa ra mức giá bán lại cụ thể mà bất hợp lý, thì sẽ bị xem xét về hành vi ấn định giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng. Khi thực hiện hành vi ấn định mức giá bán lại tối thiểu, doanh nghiệp thống lĩnh (nhà sản xuất – cung cấp) đã ép các nhà phân phối chỉ được lựa chọn mức giá cao hơn mức giá đã được ấn định khi bán sản phẩm cho khách hàng mà không còn cơ hội để hạ giá sản phẩm. Điều này sẽ gây hại cho những khách hàng trong các giao dịch với nhà phân phối nếu mức giá tối thiểu được ấn định cao hơn một cách bất hợp lý so với giá thành, bởi trong mối quan hệ mà một bên là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì khách hàng ít có cơ hội lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất – cung cấp khác. Về vấn đề này, Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP chưa quy định rõ là việc gây thiệt hại cho khách hàng là dấu hiệu cần có hay chỉ cần có khả năng gây thiệt hại là đã xuất hiện hành vi vi phạm. Do đó, cần có những quy định cụ thể của pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng.

2.1.2.3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng

Đây là một nhóm bao gồm các hành vi khác nhau mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã thực hiện, tuy nhiên chúng có chung bản chất là việc doanh nghiệp đã tự hạn chế khả năng kinh doanh của mình so với nhu cầu của thị trường hoặc hạn chế khả năng phát triển của thị trường, do đó, thị trường trực tiếp của doanh nghiệp vi phạm đã bị tự họ thu hẹp lại. Các doanh nghiệp này đã hạn chế khả năng kinh doanh về số lượng hàng

hóa, dịch vụ được cung ứng, các khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang cung ứng hoặc tiêu thụ; trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật của thị trường, từ đó tác động vào quan hệ cung cầu trên thị trường theo hướng có lợi cho mình. Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, nhóm hành vi này được phân thành ba loại hành vi chính:

+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho khách hàng: Đây là hành vi làm giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả tạo để lũng đoạn thị trường, làm biến động quan hệ cung – cầu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp trong giao dịch với khách hàng [42, tr.108]. Doanh nghiệp có hành vi vi phạm đã tiến hành cắt giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong khi không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về mặt kĩ thuật, không có tình trạng khẩn cấp. Doanh nghiệp cũng có thể ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để tạo khan hiếm trên thị trường hoặc găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

+ Giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng: Đây là việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã tự giới hạn khu vực bán hoặc giới hạn nguồn mua sản phẩm mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng [42, tr.120]. Trong hành vi này, doanh nghiệp đã tự thu hẹp phần thị trường của họ lại một cách bất hợp lý khiến khách hàng không được đáp ứng nhu cầu. Hai hành vi chính bị xử lý theo pháp luật cạnh tranh về hành vi giới hạn này bao gồm giới hạn khu vực địa lý nơi cung ứng sản phẩm hoặc doanh nghiệp đóng vai trò là người mua đã từ chối một số nguồn cung nhất định mà không có lý do chính đáng. Theo điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, doanh nghiệp được quyền từ chối mua hàng hóa, dịch vụ từ các nguồn khác nếu các nguồn này không đáp ứng được nhưng điều kiện hợp lý và không phù hợp

với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra [9]. Đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm cho các doanh nghiệp khi việc từ chối nguồn cung của doanh nghiệp là phù hợp với chất lượng hàng hóa và các quy luật của thị trường. Nếu các cơ quan chức năng chứng minh được việc giới hạn này là bất hợp lý, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu - 6

+ Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng: Đây là việc doanh nghiệp thực hiện những hành vi nhằm cản trở việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc ngăn cản việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình để ngăn cản sự phát triển kỹ thuật công nghệ này để tiết kiệm chi phí đầu tư thông qua các hành vi mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng và đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kĩ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó. Khi xác định hành vi này, cơ quan chức năng cần chứng minh doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã sử dụng các thủ đoạn để ngăn cản việc nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật, xâm hại đến lợi ích của các chủ thể có thể được hưởng lợi từ những nghiên cứu, sáng chế.

2.1.2.4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh

Theo pháp luật Cạnh tranh, hành vi áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là:

Hành vi phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hoá, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác [9].

Hành vi này bao gồm hai thành tố cấu thành gồm: Sự phân biệt về các điều kiện thương mại theo khách hàng trong các giao dịch như nhau và sự phân biệt đối xử nói trên tạo ra sự bất bình đẳng giữa các khách hàng. Việc xác định hành vi vi phạm cần phải dựa vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã áp dụng các điều kiện mua bán, giá cả, thanh toán, số lượng khác nhau trong những giao dịch như nhau

Điều kiện cấu thành hành vi này là khi thực hiện hành vi, doanh nghiệp đang có giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ với nhiều khách hàng là những doanh nghiệp khác. Như vậy chỉ những giao dịch mua bán mà khách hàng là các doanh nghiệp thì mới áp dụng các quy định liên quan đến hành vi này. Mặt khác, các giao dịch bị phân biệt đối xử phải là những giao dịch như nhau. Theo Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì các giao dịch được coi là như nhau khi chúng tương tự nhau về tính chất hoặc giá trị của hàng hóa, dịch vụ [9]. Nói cách khác, khi đối tượng của giao dịch tương tự nhau thì chúng phải được coi là như nhau. Việc quy định như thế này còn thể hiện nhiều điều bất cập và chưa chặt chẽ bao gồm: Một là, việc có sự phân biệt giữa các giao dịch tương tự nhau về giá trị sản phẩm vẫn xảy ra thường xuyên khi mà các doanh nghiệp có những ưu đãi cho các khách hàng lâu năm hoặc mua hàng với giá trị lớn, nên cần có những quy định thêm về giá trị của toàn bộ giao dịch, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp; Hai là, cần phải xem xét thời điểm thiết lập và thực hiện các giao dịch là hợp lý bởi cùng với thời gian và các biến động của tình hình thị trường, các doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến lược kinh doanh, trong đó tập trung vào các mặt hàng, các khách hàng khác nhau.

Trong các giao dịch như nhau mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường tham gia, doanh nghiệp đã áp dụng những điều kiện thương mại khác

nhau về giá, về điều kiện mua bán, thời hạn thanh toán, số lượng,... cho những giao dịch như nhau. Pháp luật cạnh tranh không quy định riêng về cấu thành pháp lý của hành vi này mà gọi chung là hành vi áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh. Để xác định yếu tố này, các cơ quan có thẩm quyền thường dựa vào nội dung hợp đồng, nội dung giao dịch giữa các bên để xem xét đánh giá sự phân biệt.

Thứ hai, hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các khách hàng

Về lý thuyết, giữa các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường luôn có sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn cung. Tuy nhiên, do sự phân biệt đối xử của doanh nghiệp thống lĩnh (doanh nghiệp sản xuất – cung cấp) mà đã có những khách hàng được hưởng các điều kiện thuận lợi hơn, hoặc lại có những khách hàng phải chịu các điều kiện bất lợi hơn các khách hàng còn lại. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng trong số khách hàng, gây ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng và các khách hàng có thể sử dụng nhiều thủ đoạn để triệt tiêu điều kiện thuận lợi của nhau nhằm mục đích cạnh tranh.

2.1.2.5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

Luật Cạnh tranh Việt Nam cũng giống như pháp luật hầu hết các nước trên thế giới không đưa ra một khái niệm chung nào về hành vi áp đặt cho các doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng, mà tiếp cận theo hướng liệt kê các hành vi. Theo Điều 30 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP thì nhóm hành vi này bao gồm các loại hành vi sau:

Thứ nhất, hành vi áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ [9]

Đây là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh lợi dụng vị thế của mình trong các giao dịch với các doanh nghiệp khác để buộc các doanh nghiệp yếu thế hơn phải chấp nhận các điều kiện của hợp đồng. Các điều kiện này thường là những điều kiện có lợi cho các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Để xác định hành vi này, cần xem xét các yếu tố sau:

+ Doanh nghiệp đã buộc khách hàng phải chấp nhận các điều kiện do doanh nghiệp đưa ra. Những điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra có thể là một điều khoản cơ bản của hợp đồng hoặc là một nghĩa vụ độc lập mà doanh nghiệp thống lĩnh yêu cầu khách hàng phải thực hiện. Khách hàng của doanh nghiệp trong trường hợp này thường là các đại lý phân phối hoặc cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp vốn là những chủ thể phải lệ thuộc vào doanh nghiệp thống lĩnh về nguồn cung. Nếu khách hàng chỉ là người tiêu dùng đơn thuần hoặc các chủ thể tham gia giao dịch không phải với mục đích kinh doanh thì sẽ không cấu thành hành vi này.

+ Các điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra thường có nội dung nhằm cạnh tranh một cách bất hợp lý. Với dấu hiệu này, pháp luật đã đặt ra ranh giới giữa hành vi áp đặt điều kiện được pháp luật chấp nhận và hành vi áp đặt điều kiện bị cấm theo pháp luật Cạnh tranh. Bởi trong thực tế, có những doanh nghiệp có uy tín, có sản phẩm đặc biệt, có danh tiếng trên thị trường thì họ có quyền đưa ra các điều kiện cần thiết để bảo vệ danh tiếng và sản phẩm của mình, những điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra này sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ. Chỉ khi nào doanh nghiệp áp dụng một hoặc một số điều kiện trong bốn điều kiện được quy định cụ thể ở trên thì doanh nghiệp thống lĩnh mới bị điều tra xử lý.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí