Cơ Sở Hạ Tầng, Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Phẩm Du Lịch Đường Sông Tp. Hồ Chí Minh

hoang sơ. Ven bờ sông có các cảnh quan tự nhiên rất hấp dẫn du khách để nghỉ ngơi và tham gia Picnic cuối tuần. Điều kiện phát triền loại hình này là phải giữ bằng được cảnh quan tự nhiên ven sông. Tuyến sông này tạo cho du khách cảm giác giống như các con sông vùng đồng bằng sông Cửu Long với những rặng dừa nước và bờ sông xanh mát. Tuy nhiên trên đoạn sông này còn hạn chế về cơ sở phục vụ du lịch và chưa có bến tàu chắc chắn nào để cho tàu du lịch neo đậu cho du khách tham quan.

Trong tuyến này du khách có thể tham quan làng Nghệ Nhân Hàm Long: nằm ở quận 2 rộng 0,5ha, làng hình thành cách nay trên 10 năm, do một nhóm các nghệ nhân điêu khắc hội hoạ, sơn mài thuộc Hội Mỹ thuật Thành Phố sáng lập. Nằm trên bờ sông Sài Gòn có tầm nhìn rộng và thoáng ra cầu Phú Mỹ. Các nghệ nhân tụ về đây và mong muốn phát triển nó thành một làng nghệ sĩ. Mỗi ngôi nhà ở đây được xây dựng theo kiểu nhà Việt nằm trong bóng cây xanh làm liên tưởng tới một ngôi làng nào đó ở miền Bắc và miền Trung tạo ra môi trường sáng tác nghệ thuật truyền thống. Đây là một điểm đến thú vị dành cho du khách khi tiếp cận bằng đường sông, với hệ thống cầu tàu đón khách khá tốt thuận tiện cho du khách khi tham gia tuyến du lịch này. Với phong cách kiến trúc độc đáo, Làng Họa Sỹ giúp cho du khách có cái nhìn mới về một Thành Phố năng động mà cổ kính.

+ Chương trình tour từ bến Bạch Đằng đi khu du lịch Bình Quới

Du khách khởi hành tại bến Bạch Đằng đi trên cano du lịch qua các địa danh: nhà máy Ba Son, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn, bán đảo Thanh Đa điểm đến là khu du lịch Bình Quới. Du khách sẽ được tham quan và dùng cơm trưa hoặc tối tại Khu Du lịch Bình Quới 1 hoặc Khu Du lịch Bình Quới 2. Làng Du lịch Bình Quới nằm trên bán đảo Thanh Đa bên bờ sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 8km. Bình Quới có tổng diện tích 34.635 m2, tiếp giáp với sông Sài Gòn về phía Tây Bắc nên có khí hậu thoáng mát trong lành với cảnh quan sông nước độc đáo, đây là khu du lịch tổng hợp lớn

nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Với mặt bằng rộng, thoáng mát bên bờ sông Sài Gòn, khu du lịch Bình Quới được nhiều người biết đến như một khu thư giãn và ăn uống theo phong cách Nam Bộ dân dã, mộc mạc. Với khoảng không gian xanh tươi, tĩnh lặng của những thảm cỏ non mượt mà, cùng bóng mát của những hàng dừa nước nghiêng mình bên dòng kênh Sở Nhật đã tạo nên một nét riêng cho Bình Quới.

* Chương trình tour du lịch đường sông tầm trung: gồm 2 tuyến với phương tiện cano cao tốc, thời gian tour 1-2 ngày, khoảng cách từ 50-70km.

+ Chương trình tour đi khu vực công viên văn hóa lịch sử, chùa Hội Sơn (quận 9), dài 50 km, đi theo sông Sài Gòn và sông Đồng Nai: Tuyến du lịch đường sông tầm trung Sài Gòn - Đồng Nai bao gồm tuyến tầm ngắn Bến Bạch Đằng - Làng nghệ nhân Hàm Long - Ngã 3 Nhà Bè và các điểm Công Viên Văn hóa lịch sử Dân tộc, chùa Hội Sơn, chùa Châu Đốc 3 (thuộc TP. Hồ Chí Minh), Cù lao Ba Xê, chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, bảo tàng Đồng Nai, Văn Miếu Trấn Biên, nhà cổ của Ông Trần Ngọc Du, làng bưởi Tân Triều, làng Cá Bè (thuộc tỉnh Đồng Nai). Tuy nhiên hiện nay tuyến này khai thác chưa được hiệu quả vì sự phân bố các điểm đến không đồng đều (tập trung ở 2 đầu, nhưng đoạn giữa tuyến thì chưa có), thời gian di chuyển quá lâu, đơn điệu từ Ngã 3 Nhà Bè đến Chùa Hội Sơn (hơn 1 giờ nếu đi ca nô hoặc tàu cao tốc mất nhiều thời gian và chi phí cao). Hiện nay có rất ít đơn vị khai thác trọn tuyến, đa số chỉ chọn khai thác tuyến tầm ngắn Bến Bạch Đằng - Làng nghệ nhân Hàm Long - Ngã 3 Nhà Bè (thuộc địa phận Thành Phố) và một số điểm tham quan tại Biên Hòa (thuộc tỉnh Đồng Nai). Du lịch đường sông tại Đồng Nai cũng khá phát triển nhưng để nối tuyến với du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh thì cần nghiên cứu lại lộ trình liên kết, vì đây là tuyến với khoảng cách khá xa, thời gian di chuyển khá lâu gây cảm giác mệt mỏi cho du khách nên cần có điểm đừng để du khách nghỉ ngơi, tham quan. Tuyến đường sông này có mật độ tàu thuyền lưu thông

tương đối nhiều, tại những ngã ba sông có lực nước xoáy rất mạnh, vì vậy cần chọn tàu có độ an toàn cao. Vấn đề về thực vật thủy sinh phát triển nhiều cũng gây cản trở lưu thông đối với các phương tiện đường thủy.

+ Chương trình tour Sài Gòn - Bình Dương - Củ Chi: điểm đến là địa đạo Bến Dược, dài khoảng 70 km, di chuyển trên sông Sài Gòn.

Trong tour du lịch đường sông tầm trung Sài Gòn - Bình Dương - Củ Chi có rất nhiều điểm đến ven sông như: khu du lịch Thanh Đa - Bình Quới, nhà hàng Dìn Ký ( Bình Nhâm - Bình Dương ), Thị Xã Thủ Dầu Một, nhà cổ Trần Công Vàng, chùa Hậu Khánh, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, khu du lịch Đại Nam, khu địa đạo Bến Đình, khu du lịch Một thoáng Việt Nam, khu địa đạo Bến Dược, sự phân bố các điểm đến tương đối hợp lý. Việc triển khai xây dựng sản phẩm tour DLĐS theo hướng tuyến trên có rất nhiều thuận lợi với sự đa dạng các điểm đến, đa dạng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo cũng như với loại hình du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống (làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, cây cảnh hoa lan Củ Chi, sơn mài Tương Bình Hiệp, gốm sứ Bình Dương...).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Hiện nay có 2 công ty khai thác thường xuyên trên tuyến này là doanh nghiệp tư nhân Ngọc Phong và Saigon River Express (công ty cổ phần đầu tư Hoàng Triều), không thường xuyên (làng du lịch Thanh Đa – Bình Quới). Trong năm 2011 số lượng khách du lịch theo tuyến này đạt 6255 khách (khách du lịch nước ngoài chiếm đa số).

• Khu du lịch Một Thoáng Việt Nam: điểm du lịch này tiếp cận bằng đường sông rất khó khăn do cầu nối bờ bao chỉ có ghe nhỏ 4-5 người qua được. Hệ thống bảng chỉ dẫn còn hạn chế; một số công trình xây dựng có màu sắc không phù hợp, phương pháp tiếp thị, quảng bá chưa đúng mức và hiệu quả.

Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 7

• Khu du lịch Bình Mỹ: chương trình xây dựng bờ bao chống ngập của Thành Phố đã ảnh hưởng lớn đến các điểm đến ven sông và gần sông như khu

du lịch Bình Mỹ. Bờ bao, cũng là đường ven sông cắt ngang khu du lịch gây trở ngại cho khách khi di chuyển và chia cắt các dịch vụ (trong khi bến tàu đạt yêu cầu).

• Nhà cổ Trần Công Vàng: tọa lạc tại Thành Phố Thủ Dầu Một, được du khách chú ý nhất đó là nét chạm khắc công phu, tinh xảo. Tuy nhiên nơi đây còn thiếu các bảng chỉ dẫn và giới thiệu về lịch sử, kến trúc,văn hóa của ngôi nhà. Bến đậu dành cho tàu thuyền còn chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu cầu tham quan bằng đường sông của du khách.

• Chùa Hậu Khánh: đây là ngôi chùa có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, tuy nhiên chưa có nhiều tuyến xe buýt tạo điều kiện cho du khách từ bến tàu đến chùa và ngược lại.

• Khu du lịch Dìn Ký 2 (Bình Nhâm - Lái Thiêu): vị trí nằm liền kề bờ sông rất thuận lợi cho tàu du lịch đến tham quan. Điểm du lịch này được đầu tư khá đồng bộ về cơ sở hạ tầng nhưng một số hạng mục chưa có giấy phép kinh doanh (nhà hàng trên sông, bến tàu, nhà hàng nổi).

• Địa đạo Củ Chi: là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200km…đây là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch bằng đường bộ, đặc biệt là những vị khách nước ngoài từng tham gia chiến đấu tại đây. Đối với du lịch đường sông gặp một số khó khăn do khoảng cách khá xa (70km), thời gian di chuyển 1giờ 45 phút đối với canô, với tàu khoảng 2 giờ 50 phút tạo chi phí lớn (tàu lớn chở nhiều khách không qua cầu được, tàu nhỏ qua được thì chở ít khách chi phí lớn) cho nên chỉ tập trung những đoàn khách nhỏ và có khả năng chi trả tương đối cao.

Lượng khách du lịch đường sông theo tuyến Sài Gòn - Bình Dương - Củ Chi tăng mạnh trong năm là yếu tố hết sức tích cực, tuy nhiên lượng khách cũng theo tuyến này nhưng ghé đến các điểm thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương thì quá ít. Trong khi Bình Dương đã có những điểm đến hấp dẫn như: khu du

lịch Đại Nam, Làng Tre, chùa Hậu Khánh… Nguyên nhân: đa số khách du lịch đường sông theo tuyến Sài Gòn - Bình Dương - Củ Chi là người nước ngoài nên Củ Chi là điểm đến điển hình; chương trình thường đi về trong ngày, giá tour tương đối cao, thời gian đi và về bằng canô hết 3 đến 3 giờ 30 phút còn lại là tham quan địa đạo Củ Chi (không còn nhiều thời gian nên hạn chế tham quan các điểm đến ở Bình Dương). Qua những hạn chế trên cần nghiên cứu lại chương trình tour với thời gian hợp lý để thuận lợi cho du khách tham quan đủ các điểm du lịch của cả tuyến, xem xét vấn đề về cơ sở lưu trú dành cho du khách nếu thực hiện tour vài ngày.

* Chương trình tour du lịch đường sông tầm xa: gồm 2 tour, dùng tàu thuyền loại lớn với tour 2-4 ngày, với khoảng cách từ 75km trở lên.

+ Tour từ bến Bạch Đằng hướng về Nhà Bè, Cần Giờ và có thể nối ra Vũng Tàu, dài hơn 75 km, đi theo các sông Sài Gòn, Nhà Bè và Lòng Tàu (hoặc Soài Rạp). Trong tuyến này du khách xuất phát từ Bến Bạch Đằng di chuyển theo sông Sài Gòn và ra sông Nhà Bè để đến với Cần Giờ. Du khách sẽ được tham quan cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn và đến với các điểm tham quan lý tưởng tại Cần Giờ.

• Tam Thôn Hiệp: đây là một xã nằm giữa rừng ngập mặn có nhiều làng nghề trong đó có làng lâm nghiệp (nhiều hộ dân sinh sống bằng nghề giữ rừng và thu lượm các sản phẩm từ rừng); có nhiều mô hình sản xuất mang lại lợi nhuận cao cho người dân như nuôi chim yến và nuôi tôm công nghiệp, rừng dừa lá thuần loại, sản xuất các sản phẩm từ cây dừa lá.Trong tương lai sẽ hình thành trung tâm khai thác các tour du lịch khám phá du lịch sinh thái, du thuyền dành cho các cặp vợ chồng mới cưới, tham quan các khu chăm sóc chim yến, nhà hàng và xưởng chế biến các sản phẩm từ yến rất hấp dẫn, các bến du thuyền, bến thuyền du lịch câu cá giải trí, và khu đặc sản Cần Giờ, chợ truyền thống bán nông sản, thủy sản của địa phương...và các dịch vụ du lịch khác do các công ty đầu tư. Tuy nhiên bến tàu hiện tại chưa an toàn nếu dùng

cho khai thác khách du lịch, cần phải cải tạo, nâng cấp thêm như các tay vịn, lan can, mái che và khu vực vê sinh công cộng.


Hình 2.4: Sông Nhà Bè hướng đi Cần Giờ

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả (ngày 9/5/2015)

• Phân khu 2: đây là nơi có sự đa dạng sinh học, có chuyển tiếp loài cây vùng cao và rừng ngập mặn, có truyền thuyết bàn chân tiên trên núi. Du khách được tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển một số loài cây quý hiếm rừng ngập mặn nằm trong sách đỏ Việt Nam như cóc đỏ. Ngoài ra có thể phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc giao lưu với các cư dân, hộ sản xuất, có thể tìm hiểu thêm đời sống văn hóa đặc trưng của người dân Cần Giờ qua các hoạt động như đàn ca tài tử, đánh bắt thuỷ sản trên sông (lưới, đóng đáy…), thưởng thức các món ăn đặc sản từ những sản phẩm đánh bắt được từ rừng ngập mặn. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của điểm dừng chân (nhà văn phòng phân khu 2) cũng như nhà vệ sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

+ Tour từ bến Bạch Đằng hướng đi Bình Chánh, Long An về các tỉnh miền Tây nối sang Campuchia: du khách lên tàu cao tốc khởi hành từ bến Bạch Đằng theo hướng kênh Tẻ đi về Bình Chánh, chợ Bình Điền, sông Vàm Cỏ Đông điểm đến là các tỉnh miền Tây như: Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, An

Giang và có thể nối tuyến sang Phnom Penh - Campuchia. Các tỉnh miền Tây có mạng lưới sông ngòi dày đặc và có sự phát triển về du lịch đường sông rất phù hợp để nối tuyến với TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trên các hệ thống cù lao cũng như những vùng ven bờ, tập trung nhiều nhà vườn, vườn cây ăn trái gắn liền với cuộc sống hiền hòa hiếu khách của người dân Nam Bộ. Ngoài ra, tài nguyên sinh vật ở các tỉnh miền Tây cũng vô cùng phong phú với những loài đặc hữu tập trung tại các vườn quốc gia, các sân chim, tràm chim, những vùng đất ngập mặn ven biển cũng như trong vùng bưng trũng Đồng Tháp Mười và lung Ngọc Hoàng đã tạo nên sự đa dạng sinh học có sức hấp dẫn cao cho vùng sông nước miệt vườn này. Các tỉnh miền Tây còn là nơi tập trung khá nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, các di chỉ khảo cổ, những lễ hội phản ánh sinh động nét đa văn hóa của cộng đồng người Việt, Hoa, Khơme, Chăm… Hơn nữa, so với các quốc gia có dòng Mêkông chảy qua, các tỉnh miền Tây là nơi có mật độ dân cư sinh sống ven bờ đông đúc nhất, so với cả nước, hoạt động giao thông đường thủy ở đây sầm uất hơn hẳn. Đặc biệt ở TP. Hồ Chí Minh, việc giao lưu hàng hóa với với các tỉnh miền Tây bằng đường thủy chiếm đến 82%, trong đó du lịch đường sông giữa hai bên khá thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó, với một vùng sông nước được phù sa bồi đắp quanh năm thì những hoa trái và sản vật dồi dào đã trở thành nguồn nguyên liệu đặc sắc tại chỗ để chế biến những món ăn đậm chất của phương Nam như: cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù, lẩu mắm…ăn kèm với các loại rau vườn như: kèo nèo, lá cách, bông sua đũa, bông bí, bông điên điển…rất hấp dẫn. Cùng với những đặc sản nổi tiếng lâu đời gắn liền với các địa danh như: kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vung Đồng Tháp, bưởi Năm Roi Bình Minh, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, bánh pía Sóc Trăng, mắm thái Châu Đốc… Tất cả đã tạo nên một hương vị khó phai trong lòng du khách khi đến với các tỉnh miền Tây. Tiếp tục theo dòng MêKông du khách sẽ đến với đất nước bạn Campuchia để tham quan và tìm hiểu những nét đặc trưng về văn

hóa ẩm thực và tập tục sinh hoạt của người dân địa phương hai bên bờ sông. Tuy nhiên vấn đề an toàn trên sông cũng chưa đảm bảo, tình trạng nhà cửa, nuôi trồng thủy sản, lấn chiếm mặt sông vẫn còn khá phổ biến. Những vấn đề trên đã làm cho giao thông đường thủy ở các tỉnh miền Tây nói chung và hoạt động du lịch sông nước nói riêng vẫn chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Hệ thống bến đậu dành cho tàu du lịch chưa được đầu tư đúng mức, mặc dù các tỉnh miền Tây đã phát triển DLĐS từ lâu. Cơ sở lưu trú, ăn uống tại các điểm du lịch chưa thể đáp ứng được nhu cầu của du khách theo tuyến du lịch này.

Trước kia khi mức độ ô nhiễm của của Kênh Đôi, kênh Tàu Hũ và mật độ lưu thông của các tàu bè chưa nhiều thì các tuyến du lịch đường sông xuất phát từ Thành Phố vẫn còn hạn chế. Hiện nay sau khi Cảng sông Phú Định hoàn thành và UBND Thành Phố đã có chủ trương sử dụng một phần cảng này làm cảng du lịch đường sông, sẽ là điểm xuất phát tốt và thuận lợi cho các tuyến đi các tỉnh miền Tây và Campuchia.

2.3.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh

Để có thể phát triển đồng bộ SPDLĐS với cơ sở hạ tầng, Thành Phố đã và đang xây dựng 5 luồng tuyến chính trong quy hoạch giao thông đường thủy trong giai đoạn 2010 - 2020. Đó là tuyến nội đô từ Bạch Đằng đi các hướng trong nội thành, tuyến phía Tây từ Bạch Đằng đến Củ Chi, tuyến phía Bắc từ Bạch Đằng đến Hội Sơn (quận 9), tuyến phía Đông từ Bạch Đằng đến Cần Giờ và tuyến phía Nam từ Bạch Đằng đến cảng Phú Định. Trên địa bàn Thành Phố có nhiều cây cầu bắc qua các sông, kênh rạch thì trong đó nhiều cầu có độ tĩnh không không đạt chuẩn, thậm chí có cầu chỉ cao 1m (yêu cầu là 6m) gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại, nhất là tàu hoạt động du lịch. Cụ thể, độ tĩnh không của các cầu Bình Lợi (quận Bình Thạnh), Rạch Cát (Đồng Nai), hoặc các cầu thuộc đoạn sông Lôi Giang đến Vàm Sát (Cần Giờ) quá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023